Thứ Ba, 30 tháng 3, 2021

Viếng Vương cung thánh đường Thánh Cecilia ở Trastevere, được xây bên trên nhà của vị tử đạo

Viếng Vương cung thánh đường Thánh Cecilia ở Trastevere, được xây bên trên nhà của vị tử đạo

Viếng Vương cung thánh đường Thánh Cecilia ở Trastevere, được xây bên trên nhà của vị tử đạo

Antoine Mekary | ALETEIA

Marinella Bandini

03/03/21


Nhà thờ Chặng đàng Ngày 15: Họ đã cố làm Thánh Cecilia ngạt thở ở đây, nhốt thánh nữ trong khu vực các nhà tắm hơi.


Aleteia mời bạn thực hiện một chuyến hành hương Mùa Chay trên internet đi qua 42 nhà thờ chặng đàng của Roma: mỗi ngày một nhà thờ, từ 17 tháng Hai đến 11 tháng Tư.


Ngày 15

Thánh Cecilia được bất tử trong bức tượng của kiến trúc sư Maderno, đặt dưới bàn thờ của vương cung thánh đường cung hiến cho vị thánh trẻ tử đạo của thế kỷ thứ 3 này. Thánh nữ được mô tả ở tư thế được tìm thấy khi mộ của ngài được mở vào năm 1599: thi thể của ngài gần như còn nguyên vẹn, đầu của thánh nữ xoay đi vì bị chặt đầu, với những vết thương trên cổ, đưa ba ngón tay của bàn tay phải để biểu thị Chúa Ba Ngôi, và một ngón của bàn tay trái thánh nữ chỉ về Một Thiên Chúa.

Cecilia đã bị giết tại nhà riêng, hài cốt của thánh nữ nằm dưới vương cung thánh đường. Thánh nữ bị nhốt ba ngày trong phòng tắm nước nóng, khu vực của các phòng tắm hơi, để ngài bị ngạt thở. Thánh nữ vẫn sống, vì vậy họ cố gắng chặt đầu ngài, nhưng ba nhát kiếm không thể thực hiện được việc đó, và ngài đã chết sau ba ngày chịu đau đớn.

Vương cung thánh đường hiện nay có từ thế kỷ thứ 9. Nó được xây dựng bởi Đức Giáo hoàng Paschal I trên vị trí nhà thờ trước đó, để thực hiện theo một giấc mơ: Thánh Cecilia hiện ra với ngài và chỉ cho ngài nơi chôn cất của thánh nữ, trong hầm mộ của Thánh Callixtus. Từ đây thi hài được đưa về nhà của thánh nữ và vương cung thánh đường được xây dựng lại. Tên gọi Trastevere chỉ về một góc của thành phố, nằm “bên kia sông Tiber.”

Các nữ tu Dòng Biển Đức đã ở đây từ năm 1527 và tiếp tục một truyền thống cổ xưa: họ dệt các dây pallium với len cừu, là dây các phép mà giáo hoàng trao cho các tổng giám mục chính tòa. Đây là biểu tượng của những con chiên được cứu bởi Người Mục tử Nhân lành và của Chiên Con bị đóng đinh vì ơn cứu rỗi cho trần gian.

Cũng như Con Người đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người. (Mt 20:28)

* Phối hợp với Văn phòng Truyền thông Xã hội của Khu Tông tòa Roma.

Viếng Vương cung thánh đường Thánh Cecilia ở Trastevere, được xây bên trên nhà của vị tử đạo

Vương cung Thánh đường Santa Cecilia ở Trastevere

Viếng Vương cung thánh đường Thánh Cecilia ở Trastevere, được xây bên trên nhà của vị tử đạo

Vương cung Thánh đường Santa Cecilia ở Trastevere (mặt tiền)

Viếng Vương cung thánh đường Thánh Cecilia ở Trastevere, được xây bên trên nhà của vị tử đạo

Bên trong Vương cung Thánh đường Santa Cecilia ở Trastevere

Viếng Vương cung thánh đường Thánh Cecilia ở Trastevere, được xây bên trên nhà của vị tử đạo

Bên trong Vương cung Thánh đường Santa Cecilia ở Trastevere, nhìn từ khu vực ca đoàn của các tu sĩ, chỉ có thể đi vào từ tu viện.

Viếng Vương cung thánh đường Thánh Cecilia ở Trastevere, được xây bên trên nhà của vị tử đạo

Vương cung Thánh đường Santa Cecilia ở Trastevere. Bức tượng thánh Cecilia tử đạo nổi tiếng của kiến trúc sư Maderno. Thánh nữ được mô tả ở tư thế được tìm thấy khi mộ của ngài được mở vào năm 1599.

Viếng Vương cung thánh đường Thánh Cecilia ở Trastevere, được xây bên trên nhà của vị tử đạo

Vương cung Thánh đường Santa Cecilia ở Trastevere. Chi tiết các bàn tay: ba ngón tay chạm vào nhau biểu thị Thiên Chúa Ba Ngôi; một ngón tay mở ra chỉ về Một Thiên Chúa.

Viếng Vương cung thánh đường Thánh Cecilia ở Trastevere, được xây bên trên nhà của vị tử đạo

Vương cung Thánh đường Santa Cecilia ở Trastevere: tượng thánh Cecilia. Chi tiết phần đầu với vết thương cắt đứt lìa cổ.

Viếng Vương cung thánh đường Thánh Cecilia ở Trastevere, được xây bên trên nhà của vị tử đạo

Bức bích họa trên mái vòm của Vương cung Thánh đường Santa Cecilia ở Trastevere: “Vinh quang của Thánh Cecilia”

Viếng Vương cung thánh đường Thánh Cecilia ở Trastevere, được xây bên trên nhà của vị tử đạo

Nhà nguyện Nhà tắm trong Vương cung thánh đường Santa Cecilia ở Trastevere, được xây dựng trên phòng tắm nước nóng, nơi Thánh Cecilia bị nhốt để thánh nữ chết ngạt vì hơi nước.

Viếng Vương cung thánh đường Thánh Cecilia ở Trastevere, được xây bên trên nhà của vị tử đạo

Vương cung thánh đường Santa Cecilia ở Trastevere: tấm vỉ sắt kết nối Nhà nguyện Nhà tắm với các khu vực La Mã bên dưới. Một dòng chữ khắc đề cập đến hơi nước nhằm mục đích làm Thánh Cecilia ngạt thở.

Viếng Vương cung thánh đường Thánh Cecilia ở Trastevere, được xây bên trên nhà của vị tử đạo

Hầm mộ của Vương cung thánh đường Santa Cecilia ở Trastevere

Viếng Vương cung thánh đường Thánh Cecilia ở Trastevere, được xây bên trên nhà của vị tử đạo

Bức bích họa “Ngày Chung Thẩm” của Pietro Cavallini (thế kỷ 13). Chỉ có thể đến xem bức bích họa qua đường tu viện Dòng Biển Đức bên cạnh.

Quý vị đọc về truyền thống của các nhà thờ chặng đàng ở đây. Và xem các nhà thờ trước đây trong cuộc hành hương ở đây.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/3/2021]


Thiếu nhi viết lời nguyện Chặng Đàng Thánh giá để Đức Giáo hoàng cầu nguyện vào Thứ Sáu Tuần Thánh

Thiếu nhi viết lời nguyện Chặng Đàng Thánh giá để Đức Giáo hoàng cầu nguyện vào Thứ Sáu Tuần Thánh

Thiếu nhi viết lời nguyện Chặng Đàng Thánh giá để Đức Giáo hoàng cầu nguyện vào Thứ Sáu Tuần Thánh


HANDOUT / VATICAN MEDIA / AFP

Kathleen N. Hattrup

23/03/21

Nước Ý và Vatican chuẩn bị cho một Tuần Thánh lịch sử khác, được ghi dấu bởi những hạn chế vì Covid.

Khi nước Ý và Vatican đang phải đối mặt với những hạn chế trước sức ép của làn sóng coronavirus mới nhất, Tòa thánh đã công bố lịch phụng vụ Tuần Thánh của Đức Giáo hoàng.

Một nhóm nhỏ các tín hữu sẽ có thể tham dự, nhưng với số lượng hạn chế phù hợp với những quy định giới hạn đặt ra.

Thánh lễ Tiệc Ly vào Thứ Năm Tuần Thánh sẽ do Đức Hồng Y Giovanni Battista Re chủ tế. Đức Thánh Cha Phanxicô thường cử hành thánh lễ này tại một nhà tù; vẫn chưa có công bố ngài sẽ cử hành ở đâu trong năm nay.

Các bài suy niệm về Chặng Đàng Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh đang được soạn bởi các thiếu nhi và thiếu niên trong độ tuổi từ 3 đến 19.

Một thông cáo từ văn phòng báo chí Vatican cho biết những ngôn ngữ “đơn giản và gần gũi”, nhưng “nhận thức đầy đủ ý nghĩa của sự phân biệt đối xử và tình trạng bị hạ nhục, cũng như công lý và tình đoàn kết…

Thông cáo lưu ý: “Những từ ngữ và màu sắc mang đến sự phức tạp của một thế giới được tạo nên bởi những thánh giá nhỏ và lớn, nhưng cũng bởi niềm tin và hy vọng cho tương lai cho những em chứng kiến cha mẹ của mình phải chiến đấu, cho những em không có sức mạnh để bảo vệ bạn bè của mình đang gặp khó khăn, cho những em thất bại trong các bài kiểm tra ở trường, cho những em trải qua sự cô đơn giữa những thời điểm của đại dịch Covid-19, và những em có thể nhìn thấy dung nhan Chúa Giêsu trong người lạ mặt, trong những người khác.”

Năm ngoái, lời nguyện Chặng Đàng được soạn bởi các tù nhân, gia đình của họ và những người tham gia trong thừa tác vụ trong tù.

Lịch phụng vụ

– Ngày 28 tháng Tư, Thánh lễ Chúa nhật Lễ Lá dự kiến lúc 10:30 sáng tại Bàn thờ Ngai Tòa ở Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô;

– Lễ Truyền dầu, vào Thứ Năm, ngày 1 tháng Tư, sẽ diễn ra lúc 10:00 sáng tại Bàn thờ Ngai Tòa ở Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, và sẽ do Đức Giáo hoàng chủ tế. Buổi chiều, Thánh lễ Tiệc Ly Tối sẽ diễn ra lúc 6 giờ chiều. Thánh Lễ sẽ do Đức Hồng Y Giovanni Battista Re là Niên trưởng Hồng y đoàn chủ tế;

– Thứ Sáu Tuần Thánh, ngày 2 tháng Tư, kỷ niệm Cuộc Thương Khó của Chúa sẽ bắt đầu lúc 6 giờ chiều tại Bàn Thờ Ngai Tòa. Sau đó, viếng Chặng Đàng Thánh giá sẽ diễn ra lúc 9:00 tối tại Quảng trường Thánh Phêrô ở Vatican, thay vì tại Đấu trường La Mã Colosseum.

– Lễ Vọng Phục sinh vào Thứ Bảy Tuần Thánh sẽ được tổ chức lúc 7:30 tối tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô.

– Thánh lễ sáng Phục sinh cũng sẽ được cử hành tại Vương cung Thánh đường, lúc 10 giờ sáng Chúa nhật Phục sinh, sau đó sẽ là phép lành Urbi et Orbi truyền thống vào giữa trưa.

Các tác giả nhỏ tuổi

Nhóm Hướng đạo Agesci Foligno I gồm 21 người hướng dẫn và 145 thanh thiếu niên nam nữ từ 8 – 19 tuổi. Với sự hỗ trợ của những người lãnh đạo của mình, các em suy tư về 14 Chặng Đàng và liên hệ chúng với những kinh nghiệm hàng ngày của mình. Để phù hợp với các phương pháp giáo dục của họ, “Foligno I” dùng các hình thức như kịch nghệ, sinh hoạt ngoài trời và phục vụ người khác để đóng góp vào sự phát triển của thiếu nhi và thanh thiếu niên.

Giáo xứ Santi Matiri dell’Uganda nằm ở khu Ardeatino của Roma. Linh mục quản xứ là Cha Luigi d’Errico, phụ trách mục vụ chăm sóc người khuyết tật trong giáo phận. Giáo xứ có nhà “Rifugio per Agar” dành cho phụ nữ và trẻ em là nạn nhân bị lạm dụng và nhà “Casa Betlemme” phục vụ cho các gia đình vô gia cư với sự cộng tác của tám giáo xứ thuộc Hạt Phủ doãn XXII của Giáo phận Roma.

Khoảng 500 thiếu nhi và thanh thiếu niên từ các lớp giáo lý Rước Lễ Lần Đầu và Thêm Sức đã giúp soạn những lời suy niệm. Các em thậm chí có lúc còn họp nhau trên internet do những hạn chế được áp dụng để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19.

Ngôi nhà Gia đình “Mater Divini Amoris” ở Roma được quản lý bởi Tu hội Nữ tử Đức Mẹ Tình yêu Thiên Chúa. Các nữ tu chào đón khách theo tinh thần Tông đồ của Đức Mẹ và theo gương của người sáng lập dòng, Don Umberto Terenzi. Hiện tại, họ chăm sóc trẻ em từ 3 đến 8 tuổi.

Ngôi nhà Gia đình “Tetto Casal Fattoria” ở Roma hoạt động để chống lại những khó khăn mà thanh thiếu niên và trẻ em phải đối mặt từ năm 1984. Họ cung cấp các dự án trợ giúp, hỗ trợ, đào tạo chuyên môn và văn hóa với mục đích đồng hành cùng thiếu nhi và thanh thiếu niên trong bước phát triển.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/3/2021]


Thứ Hai, 29 tháng 3, 2021

Cử hành Chúa Nhật Lễ Lá tưởng niệm cuộc Khổ nạn của Chúa - bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô

Cử hành Chúa Nhật Lễ Lá tưởng nhớ cuộc Khổ nạn của Chúa - bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô

Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô


Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô

Chúa nhật, 28 tháng Ba 2021



Mỗi năm phụng vụ ngày hôm nay đều khiến chúng ta kinh ngạc: chúng ta chuyển từ niềm vui đón mừng Chúa Giêsu khi Ngài vào thành Giêrusalem sang nỗi đau buồn khi chứng kiến Ngài bị kết án tử hình và sau đó bị đóng đinh. Cảm giác kinh ngạc trong lòng đó sẽ vẫn còn đọng lại với chúng ta trong suốt Tuần Thánh. Chúng ta hãy suy niệm sâu hơn về nó.

Ngay từ đầu, Chúa Giêsu khiến chúng ta kinh ngạc. Dân chúng chào đón Ngài một cách long trọng, nhưng Ngài lại tiến vào Giêrusalem trên một con ngựa con thấp hèn. Dân của Ngài mong đợi một người giải phóng dũng mãnh tại Lễ Vượt Qua, nhưng Ngài lại đến để làm cho Lễ Vượt Qua được kiện toàn bằng cách tự hiến thân. Dân của Ngài đang hy vọng chiến thắng người La Mã bằng gươm đao, nhưng Chúa Giêsu đến để mừng chiến thắng của Thiên Chúa qua thập giá. Điều gì đã xảy ra với những người trong khoảng thời gian một vài ngày đã đi từ tiếng hô vang trời “Hosanna” (hoan hô) đến việc hét lên “Hãy đóng đinh nó”? Chuyện gì đã xảy ra? Họ đi theo một ý tưởng về Đấng Mêsia hơn là chính Đấng Mêsia. Họ ngưỡng mộ Chúa Giêsu, nhưng họ không để cho bản thân được kinh ngạc bởi Ngài. Kinh ngạc không giống như ngưỡng mộ. Sự ngưỡng mộ có thể mang tính thế gian, vì nó đi theo những thị hiếu và mong đợi của riêng mình. Mặt khác, ngạc nhiên là mở rộng lòng với người khác và sự mới mẻ họ mang lại. Ngày nay cũng vậy, có rất nhiều người ngưỡng mộ Chúa Giêsu: Ngài nói những điều đẹp đẽ; Ngài đầy lòng yêu thương và tha thứ; tấm gương của Ngài đã thay đổi lịch sử,… vân vân. Họ ngưỡng mộ Ngài, nhưng đời sống của họ không thay đổi. Ngưỡng mộ Chúa Giêsu thôi là chưa đủ. Chúng ta phải đi theo bước chân của Ngài, cho phép bản thân được thử thách bởi Ngài; để chuyển từ ngưỡng mộ sang kinh ngạc.

Cử hành Chúa Nhật Lễ Lá tưởng nhớ cuộc Khổ nạn của Chúa - bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô

Điều gì gây kinh ngạc nhất về Chúa và sự Vượt Qua của Ngài? Đó là sự thật rằng Ngài đã đạt đến vinh quang qua sự nhục nhã. Ngài chiến thắng bằng cách chấp nhận đau khổ và cái chết, những điều mà chúng ta sẽ cố gắng tránh khi tìm kiếm sự ngưỡng mộ và thành công. Như Thánh Phaolô nói với chúng ta, Chúa Giêsu đã “hoàn toàn trút bỏ vinh quang ... Người còn hạ mình xuống” (Pl 2: 7,8). Đây là điều thật kinh ngạc: nhìn thấy Đấng Toàn năng đã hoàn toàn hạ mình. Để nhìn thấy Ngôi Lời là Đấng thấu suốt mọi sự dạy chúng ta trong thinh lặng từ trên cao của thập giá. Để nhìn thấy vua của các vua lên ngôi trên giá treo thập hình. Nhìn thấy Chúa của vũ trụ trút bỏ mọi thứ và đội lên đầu bằng mão gai thay vì vinh quang. Để nhìn thấy Đấng nhân lành hóa thân, bị sỉ nhục và bị đánh đập. Tại sao lại có tất cả những sự nhục nhã này? Lạy Chúa, tại sao Người muốn chịu đựng tất cả những điều này?

Chúa Giêsu đã làm điều đó cho chúng ta, để tìm kiếm trong sâu thẳm kinh nghiệm con người của chúng ta, toàn bộ cuộc sống của chúng ta, tất cả những sự dữ của chúng ta. Đến gần chúng ta và không bỏ rơi chúng ta trong đau khổ và cái chết của mình. Để cứu chuộc chúng ta, để giải thoát chúng ta. Chúa Giêsu đã được nâng lên cao trên thập giá để bước xuống vực thẳm đau khổ của chúng ta. Ngài đã trải qua những nỗi buồn đau đớn nhất của chúng ta: thất bại, mất tất cả, bị người bạn phản bội, thậm chí bị Thiên Chúa bỏ rơi. Bằng cách trải nghiệm trong xác thịt những cuộc chiến đấu và xung đột sâu sắc nhất của chúng ta, Ngài đã đền bù và biến đổi chúng. Tình yêu của Ngài đến gần với sự yếu đuối của chúng ta; nó chạm đến chính những điều mà chúng ta thấy xấu hổ nhất.

Tuy nhiên, bây giờ chúng ta biết rằng chúng ta không đơn độc: Thiên Chúa ở bên cạnh chúng ta trong mọi cơn hoạn nạn, trong mọi nỗi sợ hãi; không có sự dữ nào, không có tội lỗi nào có lời nói cuối cùng. Thiên Chúa chiến thắng, nhưng cành thiên tuế chiến thắng đi qua gỗ của thập giá. Vì cành thiên tuế và cây thập giá không thể tách rời.

Chúng ta hãy cầu xin được ơn biết kinh ngạc. Đời sống người Kitô hữu không biết kinh ngạc sẽ trở nên buồn tẻ và ảm đạm. Làm thế nào chúng ta có thể nói về niềm vui khi gặp Chúa Giêsu, nếu hàng ngày chúng ta không kinh ngạc và sửng sốt trước tình yêu của Ngài, điều mang lại cho chúng ta sự tha thứ và cơ hội có một khởi đầu mới? Khi đức tin không còn cảm nghiệm sự kinh ngạc nữa, thì nó trở nên u ám: nó trở nên mù trước những điều kỳ diệu của ân sủng; nó không còn khả năng nếm được Bánh sự sống và nghe được Lời; nó không còn khả năng cảm nhận được vẻ đẹp của anh chị em chúng ta và món quà của tạo hóa. Nó chẳng còn cách nào khác hơn là nương tựa vào chủ nghĩa trọng luật, chủ nghĩa giáo quyền và vào tất cả những điều mà Chúa Giêsu đã lên án trong chương 23 của Phúc âm theo Thánh Mátthêu.

Cử hành Chúa Nhật Lễ Lá tưởng nhớ cuộc Khổ nạn của Chúa - bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô

Trong Tuần Thánh này, chúng ta hãy ngước mắt nhìn lên thập giá, để nhận được ơn biết kinh ngạc. Khi Thánh Phanxicô Assisi chiêm ngưỡng Chúa bị đóng đinh, ngài thấy ngạc nhiên vì các anh em của ngài không khóc. Còn chúng ta thì sao? Chúng ta có còn rung động trước tình yêu của Thiên Chúa không? Có phải chúng ta đã đánh mất khả năng kinh ngạc trước Ngài không? Tại sao? Có thể đức tin của chúng ta đã trở nên u mê do thói quen. Có thể chúng ta vẫn bị mắc kẹt trong những sự hối tiếc của mình và để cho bản thân bị tê liệt bởi những thất vọng của chúng ta. Có thể chúng ta đã mất hết niềm tin hoặc thậm chí cảm thấy mình vô dụng. Nhưng có lẽ, đằng sau tất cả những điều “có thể” này, là sự thật rằng chúng ta không mở lòng đón nhận ân tứ của Thần Khí là Đấng ban cho chúng ta ơn biết kinh ngạc.

Chúng ta bắt đầu lại từ sự kinh ngạc. Chúng ta hãy nhìn lên Chúa Giêsu trên thập giá và thưa với Ngài: “Lạy Chúa, Chúa yêu con biết bao! Con thật quý giá biết dường nào với Người!” Chúng ta hãy cho phép Chúa Giêsu làm chúng ta kinh ngạc để chúng ta có thể bắt đầu sự sống lại, vì sự vĩ đại của cuộc sống không nằm ở của cải và sự thăng tiến, nhưng ở chỗ nhận ra rằng chúng ta được yêu thương. Đây là sự vĩ đại của cuộc sống: khám phá ra rằng chúng ta được yêu thương. Và sự vĩ đại của cuộc sống nằm chính trong vẻ đẹp của tình yêu. Trong Chúa Giêsu bị đóng đinh, chúng ta nhìn thấy Thiên Chúa bị hạ nhục, Đấng toàn năng bị xua đuổi và loại bỏ. Và với ơn kinh ngạc, chúng ta nhận ra rằng khi chào đón những người bị xua đuổi và bị loại bỏ, khi đến gần những người bị cuộc sống đối xử tệ bạc, là chúng ta đang yêu mến Chúa Giêsu. Vì đó là nơi Ngài ở: trong những anh chị em bé mọn nhất của chúng ta, trong những người bị từ chối và bị loại bỏ, trong những người mà cái văn hóa tự cho mình đúng của chúng ta lên án.

Tin Mừng hôm nay cho chúng ta thấy, ngay sau cái chết của Chúa Giêsu, một biểu tượng tuyệt vời của sự kinh ngạc. Đó là cảnh viên sĩ quan, khi thấy Chúa Giêsu đã chết, liền nói rằng: "Quả thật, người này là Con Thiên Chúa!” (Mc 15:39). Anh ta bị kinh ngạc bởi tình yêu. Anh ta đã nhìn thấy Chúa Giêsu chết cách nào? Anh ta đã thấy Ngài chết vì yêu, và điều này làm anh ta kinh ngạc. Chúa Giêsu đau đớn tột cùng, nhưng Ngài không ngừng yêu thương. Đây là điều thật kinh ngạc trước Thiên Chúa, Đấng có thể lấp đầy cái chết bằng tình yêu. Trong tình yêu nhưng không và chưa từng có ấy, viên sĩ quan ngoại giáo đã tìm thấy Chúa. Lời nói của ông ta – Quả thật, người này là Con Thiên Chúa – “chứng thực” cho câu truyện của Cuộc Khổ nạn. Các sách Tin Mừng cho chúng ta biết rằng trước anh ta đã có nhiều người khác ngưỡng mộ Chúa Giêsu vì những phép lạ và công việc phi thường của Ngài, và đã công nhận rằng Ngài là Con Thiên Chúa. Tuy nhiên, Chúa Giêsu Kitô đã bắt họ im lặng, vì họ có nguy cơ chỉ dừng lại ở mức độ ngưỡng mộ thuần túy của thế gian với ý tưởng về một Thiên Chúa được tôn thờ và kính sợ về quyền năng và sức mạnh của Ngài. Bây giờ không còn như vậy nữa, vì dưới chân thập giá không thể có sai lầm: Thiên Chúa đã mạc khải mình và trị vì bằng sức mạnh của tình yêu.

Thưa anh chị em, hôm nay Thiên Chúa tiếp tục đổ trí óc và tâm hồn chúng ta bằng sự kinh ngạc. Chúng ta hãy để cho mình ngập tràn sự kinh ngạc đó khi chúng ta chiêm ngắm Chúa bị đóng đinh. Ước mong chúng ta cũng có thể nói rằng: “Người thật là Con Thiên Chúa. Người là Chúa của con.”


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/3/2021]


Viếng Vương cung Thánh đường Thánh Balbina, vị tử đạo được chữa lành bệnh bởi những xiềng xích của Thánh Phêrô

Viếng Vương cung Thánh đường Thánh Balbina, vị tử đạo được chữa lành bệnh bởi những xiềng xích của Thánh Phêrô

Viếng Vương cung Thánh đường Thánh Balbina, vị tử đạo được chữa lành bệnh bởi những xiềng xích của Thánh Phêrô

Massimo Salesi | Shutterstock

Marinella Bandini

02/03/21


Nhà thờ Chặng Đàng Ngày 14: Truyền thuyết nói rằng một giáo hoàng đã là tù nhân trong nhà của thánh nữ.


Aleteia mời bạn thực hiện một chuyến hành hương Mùa Chay trên internet đi qua 42 nhà thờ chặng đàng của Roma: mỗi ngày một nhà thờ, từ 17 tháng Hai đến 11 tháng Tư.


Ngày 14

Thông tin lịch sử đầu tiên về Vương cung thánh đường Thánh Balbina có từ thế kỷ thứ 6, khi thánh tích của vị tử đạo được chuyển đến đó và nhà thờ được cung hiến cho thánh nữ, nhưng nhà thờ có lẽ đã tồn tại trong thế kỷ 4-5.

Nhà thờ nằm trên “Đồi Aventine nhỏ”, hầu hết mọi người không để ý. Đó là một không gian duy nhất, có lẽ là đại sảnh của một dinh thự tư nhân lớn, sau này được chuyển thành một nhà thờ. Kể từ đó đã có nhiều cuộc trùng tu, đổi mới, thay đổi quyền sở hữu. Năm 1798, nó thậm chí còn được đưa ra bán đấu giá. Ngày nay nó thuộc về Vatican Chapter, nhưng đã được đóng cửa để trùng tu, và chặng đàng Mùa Chay sẽ được tổ chức tại Vương cung thánh đường Thánh Saba gần đó.

Tu viện liền kề cũng trải qua một số phận tương tự: Nó trở thành trụ sở đầu tiên của Viện Giáo hoàng Agrarian dành cho trẻ em bị bỏ rơi, sau đó là viện giáo dục cho trẻ vị thành niên, rồi tiếp đến là nhà tế bần dành cho những cô gái điếm đã hoàn lương và trở lại đạo. Ngày nay, nó là nhà nghỉ cho người già.

Hầu như không có thông tin gì được biết về Thánh Balbina. Thánh nữ sống ở thế kỷ thứ 2 và là con gái của quan Quirinus người La Mã, người sau đó đã trở lại đạo và chịu tử vì đạo. Người ta tin rằng thánh nữ là người đã khám phá ra những sợi dây xích của Thánh Phêrô.

Theo truyền thuyết, Balbina mắc một căn bệnh về cổ họng. Đức Giáo hoàng Alexander, một tù nhân trong nhà quan Quirinus, đã bảo thánh nữ tìm kiếm những sợi xiềng xích của Thánh Phêrô, và, “khi con tìm được chúng, hãy hôn chúng với lòng thành kính, và con sẽ được chữa lành.” Và chuyện đã xảy ra như vậy!

Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em. Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên. (Mt 23:11-12)

* Phối hợp với Văn phòng Truyền thông Xã hội của Khu Tông tòa Roma.

Viếng Vương cung Thánh đường Thánh Balbina, vị tử đạo được chữa lành bệnh bởi những xiềng xích của Thánh Phêrô

Vương cung Thánh đường Santa Balbina (bên ngoài)

Viếng Vương cung Thánh đường Thánh Balbina, vị tử đạo được chữa lành bệnh bởi những xiềng xích của Thánh Phêrô

Cửa vào Vương cung Thánh đường Santa Balbina

Viếng Vương cung Thánh đường Thánh Balbina, vị tử đạo được chữa lành bệnh bởi những xiềng xích của Thánh Phêrô

Bên trong Vương cung Thánh đường Santa Balbina

Viếng Vương cung Thánh đường Thánh Balbina, vị tử đạo được chữa lành bệnh bởi những xiềng xích của Thánh Phêrô

Vương cung Thánh đường Santa Balbina (cung thánh)

Viếng Vương cung Thánh đường Thánh Balbina, vị tử đạo được chữa lành bệnh bởi những xiềng xích của Thánh Phêrô

Vương cung Thánh đường Santa Balbina. Trong ngách tường thứ ba bên trái có một bức bích họa của thế kỷ 14 mô tả Đức Nữ Đồng Trinh Diễm Phúc ngồi trên ngai với bốn tông đồ đứng xung quanh.

Viếng Vương cung Thánh đường Thánh Balbina, vị tử đạo được chữa lành bệnh bởi những xiềng xích của Thánh Phêrô

Vương cung thánh đường Santa Balbina. Trong ngách thứ tư bên phải, có một bức phù điêu bằng đá cẩm thạch về Khổ hình Thập giá, với Đức Maria Đồng Trinh và Thánh Gioan ở hai bên, được điêu khắc cho mộ của Đức Phaolô II (1460) bởi điêu khắc gia Mino da Fiesole và Giovanni Dalmata.

Viếng Vương cung Thánh đường Thánh Balbina, vị tử đạo được chữa lành bệnh bởi những xiềng xích của Thánh Phêrô

Khu nội vi của tu viện liền kề với Vương cung Thánh đường Santa Balbina.

Quý vị đọc về truyền thống của các nhà thờ chặng đàng ở đây. Và xem các nhà thờ trước đây trong cuộc hành hương ở đây.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 27/3/2021]


Thứ Bảy, 27 tháng 3, 2021

Video Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của Sheikh Mujibur Rahman và kỷ niệm năm mươi năm độc lập của Bangladesh

Video Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của Sheikh Mujibur Rahman và kỷ niệm năm mươi năm độc lập của Bangladesh

Video Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô nhân kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của Sheikh Mujibur Rahman và kỷ niệm năm mươi năm độc lập của Bangladesh




Tôi nhân cơ hội này hân hạnh gửi lời chào thân ái và những lời chúc tốt đẹp nhất tới ngài Tổng thống, ngài Thủ tướng và người dân yêu quý của Bangladesh khi đất nước kỷ niệm một trăm năm ngày sinh của ngài Sheikh Mujibur Rahman và kỷ niệm 50 năm ngày độc lập của Bangladesh. Tôi cùng với các bạn cảm tạ Thiên Chúa vì nhiều ơn lành đã ban cho Bangladesh trong những năm qua.

Bangladesh – “Golden Bengal” (Sonar Bangla) – là một đất nước có vẻ đẹp tự nhiên độc đáo và là một quốc gia hiện đại luôn nỗ lực để hợp nhất ngôn ngữ và văn hóa với sự tôn trọng các truyền thống và cộng đồng khác nhau trong đất nước. Đây là một trong những di sản mà ngài Sheikh Mujibur Rahman để lại cho người dân Bangladesh. Ngài đã thúc đẩy một văn hóa gặp gỡ và đối thoại, được đánh dấu bằng sự khôn ngoan, sáng suốt và tầm nhìn bao quát. Ngài biết rằng chỉ trong một xã hội đa nguyên và hòa nhập như vậy, trong đó mọi người có thể sống trong tự do, hòa bình và an ninh, thì một thế giới công bằng và huynh đệ hơn mới có thể được xây dựng.

Bangladesh là một quốc gia trẻ, và nó luôn có một vị trí đặc biệt trong tim của các Giáo hoàng, những người ngay từ đầu đã bày tỏ tình liên đới với người dân, tìm cách đồng hành với họ để vượt qua những khó khăn ban đầu, và hỗ trợ họ trong nhiệm vụ xây dựng và phát triển quốc gia đầy khó khăn. Tôi hy vọng rằng mối quan hệ tốt đẹp giữa Tòa thánh và Bangladesh sẽ tiếp tục phát triển. Vì vậy, tôi tin tưởng rằng bầu không khí gặp gỡ và đối thoại liên tôn ngày càng lớn mạnh, điều tôi đã chứng kiến trong chuyến thăm của tôi, sẽ tiếp tục cho phép các tín hữu tự do bày tỏ niềm tin sâu sắc nhất của họ về ý nghĩa và mục đích của cuộc sống, và do đó góp phần thúc đẩy các giá trị tinh thần làm cơ sở vững chắc cho một xã hội hòa bình và công bằng.

Anh chị em thân mến, khi anh chị em đánh dấu kỷ niệm một trăm năm độc lập của mình, tôi tái khẳng định chắc chắn rằng tương lai của nền dân chủ và sự khỏe mạnh của đời sống chính trị của Bangladesh về cơ bản gắn liền với tầm nhìn sáng lập và với di sản của sự đối thoại chân thành và tôn trọng sự đa dạng mà anh chị em đã tìm cách đạt được trong những năm qua.

Là một người bạn của Bangladesh, tôi động viên từng người trong anh chị em, đặc biệt là các thế hệ trẻ, hãy cống hiến hết mình để làm việc vì hòa bình và thịnh vượng cho dân tộc cao quý mà anh chị em đại diện. Và tôi kêu gọi anh chị em hãy tiếp tục công việc quảng đại và nhân đạo tiến đến với những người tị nạn, người nghèo, người kém may mắn và những người không có tiếng nói.

Cùng với những lời chúc tốt đẹp chân thành này, tôi khẩn xin muôn phúc lành nước trời đổ xuống trên Golden Bangladesh và tất cả mọi người công dân của đất nước.


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/3/2021]


Viếng Vương cung Thánh đường San Clemente: Hành trình vượt thời gian

Viếng Vương cung Thánh đường San Clemente: Hành trình vượt thời gian

Viếng Vương cung Thánh đường San Clemente: Hành trình vượt thời gian

Stefano_Valeri | Shutterstock

Marinella Bandini

01/03/21


Nhà thờ Chặng đàng Ngày 13: Truyền thuyết về thánh nhân làm say mê lòng người!



Aleteia mời bạn thực hiện một chuyến hành hương Mùa Chay trên internet đi qua 42 nhà thờ chặng đàng của Roma: mỗi ngày một nhà thờ, từ 17 tháng Hai đến 11 tháng Tư.


Ngày 13

Vương cung thánh đường San Clemente là một hành trình quay ngược thời gian. Nó được xây dựng trên ít nhất ba cấp: cấp hiện tại có từ thế kỷ 12, vương cung thánh đường cổ có niên đại từ thế kỷ thứ 4, và rồi chính nó được xây dựng trên tàn tích của các tòa nhà La Mã thuộc thế kỷ thứ nhất.

Vương cung thánh đường lưu giữ hài cốt của vị giáo hoàng thứ tư, Thánh Clêmentê (92-101). Theo truyền thống, Thánh Clêmentê bị kết án lao động khổ sai ở Crimea, nơi ngài chịu tử đạo: Ngài bị ném xuống Biển Azov với một chiếc mỏ neo cột quanh cổ. Chẳng bao lâu sau, nước rút đi một cách thần kỳ, để lộ ra một ngôi mộ được xây dựng bởi các thiên thần là những người đã long trọng chôn cất Thánh Clêmentê.

Kể từ đó, mỗi năm một lần nước biển rút đi, làm lộ ra ngôi mộ. Theo truyền thuyết, vào một trong những dịp này, một đứa trẻ đã bị nước nuốt chửng và sau đó một năm được tìm thấy an toàn trong mộ của Thánh Clêmentê.

Hài cốt của giáo hoàng đã được tìm thấy và đưa về Roma vào thế kỷ thứ 9 bởi các Thánh Cyril và Methodius, hai anh em truyền giáo cho các dân tộc Slav. Người ta cho rằng Thánh Cyril được chôn cất tại đây trong nhà thờ này.

Vương cung thánh đường nổi bật với bức tranh khảm ở cung thánh (thế kỷ 12): Thập giá được mô tả như cây sự sống, từ đó dòng nước ơn cứu độ tuôn chảy và mở rộng các nhánh của nó theo thời gian và không gian.

Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân từ. (Lc 6:36)

* Phối hợp với Văn phòng Truyền thông Xã hội của Khu Tông tòa Roma.

Viếng Vương cung Thánh đường San Clemente: Hành trình vượt thời gian

Vương cung Thánh Đường San Clemente. Sân trước có mái che và mặt tiền.

Viếng Vương cung Thánh đường San Clemente: Hành trình vượt thời gian

Vương cung Thánh Đường San Clemente bên trong).

Viếng Vương cung Thánh đường San Clemente: Hành trình vượt thời gian

Vương cung Thánh Đường San Clemente (cung thánh)

Viếng Vương cung Thánh đường San Clemente: Hành trình vượt thời gian

Vương cung thánh đường San Clemente. Bức tranh khảm cung thánh nổi tiếng: Thánh giá ở trung tâm trở thành cây sự sống.

Viếng Vương cung Thánh đường San Clemente: Hành trình vượt thời gian

Vương cung Thánh Đường San Clemente. Vương cung Thánh Đường hạ (thế kỷ thứ 4).

Viếng Vương cung Thánh đường San Clemente: Hành trình vượt thời gian

Vương cung thánh đường San Clemente. Bức bích họa mô tả phép lạ của Biển Azov: một đứa trẻ bị biển nuốt chửng được tìm thấy còn sống một năm sau đó trong mộ của Thánh Clêmentê.

Viếng Vương cung Thánh đường San Clemente: Hành trình vượt thời gian

Vương cung Thánh Đường San Clemente. Mộ của Thánh Cyril, một trong những thánh bổn mạng của châu Âu.

Viếng Vương cung Thánh đường San Clemente: Hành trình vượt thời gian

Vương cung thánh đường San Clemente. Những cuộc khai quật bên dưới vương cung thánh đường đã phát hiện ra một Mithraeum (một ngôi đền La Mã cổ đại được các thành viên của một giáo phái quân đội ngoại giáo sử dụng) có niên đại từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 3.

Quý vị đọc về truyền thống của các nhà thờ chặng đàng ở đây. Và xem các nhà thờ trước đây trong cuộc hành hương ở đây.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/3/2021]


Thứ Sáu, 26 tháng 3, 2021

Viếng nhà thờ Thánh Mary ở Domnica, con tàu và hòm bia

Viếng nhà thờ Thánh Mary ở Domnica, con tàu và hòm bia

Viếng nhà thờ Thánh Mary ở Domnica, con tàu và hòm bia

Antoine Mekary | ALETEIA

Marinella Bandini

28/02/21


Nhà thờ Chặng đàng Ngày 12: Ở đây chúng ta nhìn thấy một mẫu vầng hào quang vuông. Bạn có biết ý nghĩa nó là gì không?


Aleteia mời bạn thực hiện một chuyến hành hương Mùa Chay trên internet đi qua 42 nhà thờ chặng đàng của Roma: mỗi ngày một nhà thờ, từ 17 tháng Hai đến 11 tháng Tư.


Ngày 12

Vương cung Thánh đường Thánh mary ở Domnica được gọi là “alla Navicella” do một bức điêu khắc cổ của La Mã — hiện giờ được chuyển thành một đài phun nước — với hình dáng của một con tàu nhỏ (“navicella” là từ hậu tố của “navis,” hoặc là “con tàu”) trong quảng trường phía trước nhà thờ. Nó giống như một bia tạ ơn nữ thần Isis, người bảo vệ cho các thủy thủ.

Danh hiệu “Domnica” được cho là chỉ về vùng đất nơi nhà thờ được xây dựng: truyền thống nói rằng nhà thờ được xây dựng trên vị trí nhà của Thánh Cyriaca, tên thánh nhân có nghĩa là “thuộc về Chúa,” và ngài đã làm việc cùng với Thánh Lawrence Phó tế. Nhiều khả năng, nhà thờ được xây dựng trên đất của đế quốc, “praedia dominica.”

Đức Giáo hoàng Paschal I đã cho nhà thờ có diện mạo như hiện nay vào thế kỷ thứ 9. Bức tranh khảm ở cung thánh có niên đại từ thời kỳ này, với Đức Mẹ ngồi trên ngai ở giữa cảnh. Dưới chân Mẹ là Đức Paschal I, với vầng hào quang hình vuông cho biết ngài đang sống vào thời điểm tác phẩm được thực hiện.

Nhà thờ và các công trình phục hồi của thế kỷ 16 được liên kết với tên của gia tộc de’ Medici, với huy hiệu của gia tộc nằm ở trung tâm của trần nhà bằng gỗ. Hai mái vòm lớn nhất nhắc lại chủ đề của con tàu (the Ark), đề cập đến Đức Trinh Nữ Maria là “Hòm Giao Ước”, và Giáo hội, di chuyển trong biển giông bão của các biến cố lịch sử để hoàn thành công cuộc cứu độ chung.

Mọi dân tộc trên mặt đất sẽ cầu chúc cho nhau được phúc như dòng dõi ngươi, chính bởi vì ngươi đã vâng lời Ta.” (St 22:18)

* Phối hợp với Văn phòng Truyền thông Xã hội của Khu Tông tòa Roma.

Viếng nhà thờ Thánh Mary ở Domnica, con tàu và hòm bia

Vương cung Thánh đường Thánh Mary ở Domnica. Theo truyền thống, nhà thờ được xây dựng trên vị trí nhà của Thánh Cyriaca, tên của ngài có nghĩa là “thuộc về Chúa,” và là người làm việc cùng với Thánh Lawrence Phó tế.

Viếng nhà thờ Thánh Mary ở Domnica, con tàu và hòm bia

Vương cung Thánh đường Thánh Mary ở Domnica được đặt tên là “alla Navicella” do một bức điêu khắc cổ của La Mã — hiện giờ được chuyển thành một đài phun nước — với hình dáng của một con tàu nhỏ (“navicella” là từ hậu tố của “navis,” hoặc là “con tàu”) trong quảng trường phía trước nhà thờ.

Viếng nhà thờ Thánh Mary ở Domnica, con tàu và hòm bia

Vương cung Thánh đường Thánh Mary ở Domnica (bên trong)

Viếng nhà thờ Thánh Mary ở Domnica, con tàu và hòm bia

Bức tranh khảm trên cung thánh của Vương cung Thánh đường Thánh Mary ở Domnica (thế kỷ thứ 9)

Viếng nhà thờ Thánh Mary ở Domnica, con tàu và hòm bia

Vương cung Thánh đường Thánh Mary ở Domnica. Tên của gia tộc de’ Medici được gắn liền với nhà thờ này; huy hiệu của họ là phần trang trí trung tâm của trần nhà thờ bằng gỗ.

Viếng nhà thờ Thánh Mary ở Domnica, con tàu và hòm bia

Vương cung Thánh đường Thánh Mary ở Domnica (chi tiết của trần nhà hình vòm). Hai vòm lớn nhất nhắc lại chủ đề con tàu (the Ark), đề cập đến Đức Trinh Nữ Maria Diễm Phúc, “Hòm Bia Giao Ước,” và Giáo hội.

Quý vị đọc về truyền thống của các nhà thờ chặng đàng ở đây. Và xem các nhà thờ trước đây trong cuộc hành hương ở đây.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/3/2021]


Sứ điệp Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Quốc tế Ơn gọi 2021

Sứ điệp Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Quốc tế Ơn gọi 2021

Sứ điệp Đức Thánh Cha Phanxicô nhân Ngày Quốc tế Ơn gọi 2021

25 tháng Tư 2021

Thánh Giuse: Giấc mơ ơn gọi

*****

Anh chị em thân mến,

Ngày 8 tháng Mười Hai vừa qua, kỷ niệm một trăm năm mươi năm ngày tuyên bố Thánh Giuse là Đấng Bảo trợ của Giáo hội Hoàn vũ, đánh dấu khai mạc năm đặc biệt dành cho ngài (xem Decree of the Apostolic Penitentiary, ngày 8 tháng Mười Hai năm 2020). Về phần cha, cha đã viết Tông thư Patris Corde, với mục đích “thúc đẩy lòng yêu mến của chúng ta đối với vị đại thánh này”. Thánh Giuse là một đấng phi thường, nhưng đồng thời cũng là một đấng “rất gần gũi với kinh nghiệm của con người chúng ta”. Ngài đã không làm những điều phi thường, ngài không có đặc sủng đặc biệt, và ngài cũng không xuất hiện đặc biệt trong mắt những người gặp ngài. Ngài không nổi tiếng hoặc thậm chí không đáng chú ý: các sách Tin mừng không tường thuật dù chỉ một lời của ngài. Tuy nhiên, qua cuộc sống bình thường của ngài, ngài đã đạt được một điều phi thường trước mắt Chúa.

Thiên Chúa nhìn vào tâm hồn (xem 1 Sam 16: 7), và nơi Thánh Giuse, Người nhận ra tâm hồn của một người cha, có thể cho đi và tạo nên sự sống ngay giữa những công việc thường nhật. Những ơn gọi có cùng mục tiêu này: tạo nên và đổi mới đời sống mỗi ngày. Thiên Chúa mong muốn uốn nắn tâm hồn của những người cha, người mẹ: trở thành những tâm hồn rộng mở, có khả năng với những sáng kiến tuyệt vời, quảng đại hy sinh, từ bi khi an ủi những lo âu và kiên cường trong việc củng cố hy vọng. Ngày nay, chức tư tế và đời sống thánh hiến rất cần những đức tính này, trong những thời điểm được đánh dấu bởi sự mong manh nhưng cũng bởi những đau khổ do đại dịch, đã tạo ra những bấp bênh và nỗi sợ hãi về tương lai và ý nghĩa của sự sống. Thánh Giuse đến gặp chúng ta theo cách dịu dàng của ngài, giống như một trong những “vị thánh hàng xóm”. Đồng thời, chứng tá mạnh mẽ của ngài có thể hướng dẫn chúng ta trên hành trình.

Thánh Giuse gợi ý cho chúng ta ba từ khóa cho ơn gọi của mỗi cá nhân. Đầu tiên là ước mơ. Mọi người đều mơ ước tìm thấy sự viên mãn trong cuộc sống. Chúng ta thực sự nâng niu những niềm hy vọng lớn lao, những khát vọng cao cả mà các mục tiêu phù du không thể thỏa mãn – như sự thành công, tiền bạc và thú vui. Nếu chúng ta yêu cầu mọi người diễn đạt ước mơ trong đời của họ bằng một từ ngữ, sẽ không khó để hình dung ra câu trả lời: “được yêu”. Chính tình yêu mang lại ý nghĩa cho sự sống, bởi vì nó tỏ lộ sự huyền nhiệm của sự sống. Thật vậy, chúng ta chỉ có được sự sống nếu chúng ta cho đi; chúng ta thực sự sở hữu nó khi chúng ta quảng đại trao tặng nó. Thánh Giuse có nhiều điều để nói với chúng ta về điều này, vì qua những giấc mơ mà Thiên Chúa đã soi dẫn cho ngài, ngài đã biến cuộc đời ngài thành một món quà.

Các Tin Mừng kể cho chúng ta bốn giấc mơ (xem Mt 1:20; 2: 13.19.22). Chúng là những tiếng gọi từ Thiên Chúa, nhưng thật không dễ dàng chấp nhận chúng. Sau mỗi giấc mơ, Thánh Giuse phải thay đổi chương trình của mình và chấp nhận rủi ro, hy sinh những kế hoạch của bản thân để làm theo những ý định huyền nhiệm của Chúa, Đấng mà ngài tuyệt đối tin tưởng. Chúng ta có thể tự hỏi, “Tại sao lại đặt quá nhiều sự tin tưởng vào một giấc mơ trong đêm?” Mặc dù thời xưa giấc mơ rất được coi trọng, nhưng nó vẫn chỉ là một điều nhỏ bé khi đứng trước thực tại cụ thể của cuộc sống. Tuy nhiên, Thánh Giuse đã để cho mình được hướng dẫn bởi những giấc mơ mà không do dự. Tại sao? Vì tâm hồn ngài luôn hướng về Chúa; nó đã nghiêng về Người. Một dấu chỉ nhỏ cũng đủ để “tai trong” của ngài nhận ra tiếng nói của Thiên Chúa. Điều này cũng áp dụng cho tiếng gọi của chúng ta: Thiên Chúa không thích tỏ lộ Người theo cách kỳ vỹ, gây áp lực trên sự tự do của chúng ta. Người truyền đạt chương trình của Người cho chúng ta một cách nhẹ nhàng. Người không làm chúng ta choáng ngợp bằng những thị kiến chói lọi, mà âm thầm nói vào sâu thẳm tâm hồn chúng ta, đến gần chúng ta và nói với chúng ta qua những suy nghĩ và cảm xúc của chúng ta. Bằng cách này, như Người đã làm với Thánh Giuse, Người đặt ra trước mắt chúng ta những chân trời sâu sắc và bất ngờ.

Thật vậy, những giấc mơ của Thánh Giuse đã đưa ngài đến những trải nghiệm mà ngài chưa bao giờ hình dung được. Giấc mơ đầu tiên đảo ngược lại việc hứa hôn của ngài, nhưng làm cho ngài trở thành dưỡng phụ của Đấng Mêsia; giấc mơ thứ hai khiến ngài phải chạy trốn sang Ai Cập, nhưng đã cứu được mạng sống của gia đình. Sau giấc mơ thứ ba, báo trước việc ngài sẽ quay trở về quê hương, giấc mơ thứ tư lại khiến ngài phải thay đổi chương trình một lần nữa, đưa ngài đến Nadarét, nơi Chúa Giêsu sẽ bắt đầu rao giảng về Nước Thiên Chúa. Giữa tất cả những biến động đột ngột này, ngài tìm thấy sự can đảm để làm theo ý định của Thiên Chúa. Trong ơn gọi cũng vậy: tiếng gọi của Chúa luôn thúc giục chúng ta thực hiện bước đi đầu tiên, hiến thân, tiến bước về phía trước. Không thể có niềm tin mà không có phiêu lưu. Chỉ bằng cách vững tin từ bỏ chính mình cho ân sủng, gạt qua một bên những chương trình và sự tiện nghi của bản thân, chúng ta mới có thể thực sự nói lời “xin vâng” với Chúa. Và mọi tiếng “xin vâng” đều mang đến hoa trái vì nó trở thành một phần của một bản thiết kế lớn hơn, trong đó chúng ta chỉ thoáng nhìn thấy những chi tiết, nhưng là bản thiết kế mà Thiên Chúa là người Nghệ sĩ biết rõ và thực hiện, biến mọi cuộc đời trở thành một kiệt tác. Về điểm này, Thánh Giuse là một mẫu gương nổi bật về việc chấp nhận những chương trình của Thiên Chúa. Tuy nhiên, sự chấp nhận của ngài là rất chủ động: không bao giờ miễn cưỡng hay cam chịu. Thánh Giuse “chắc chắn không cam chịu một cách thụ động, nhưng chủ động một cách can đảm và vững vàng” (Tông thư Patris Corde, 4). Xin ngài trợ giúp tất cả mọi người, đặc biệt là những bạn trẻ đang phân định, biến những ước mơ của Thiên Chúa cho họ trở thành hiện thực. Xin ngài khơi dậy trong họ lòng can đảm để nói lời “xin vâng” với Chúa, Đấng luôn làm ngạc nhiên và không bao giờ làm thất vọng.

Từ ngữ thứ hai đánh dấu hành trình của Thánh Giuse và hành trình của ơn gọi: sự phục vụ. Các sách Phúc âm cho thấy Thánh Giuse đã sống hoàn toàn vì người khác chứ không bao giờ vì bản thân. Dân thánh Chúa khẩn cầu ngài là người bạn đời khiết tịnh nhất, dựa trên khả năng yêu thương vô hạn của ngài. Bằng cách giải phóng tình yêu thoát khỏi mọi sự chiếm hữu, ngài trở nên rộng mở cho sự phục vụ hiệu quả hơn. Sự chăm sóc yêu thương của Ngài đã trải dài qua các thế hệ; sự bảo vệ chu đáo của ngài đã khiến ngài trở thành người bảo trợ của Giáo hội. Là một người biết cách thể hiện ý nghĩa của sự tự hiến trong cuộc sống, Thánh Giuse cũng là người bảo trợ cho một cái chết hạnh phúc. Tuy nhiên, sự phục vụ và hy sinh của ngài chỉ có thể thực hiện được, vì chúng được nâng đỡ bởi một tình yêu cao cả hơn: “Mọi ơn gọi đích thực đều được sinh ra từ việc tự hiến, là hoa trái của sự hy sinh chín chắn. Thiên chức linh mục và đời sống thánh hiến cũng đòi hỏi phải có sự chín chắn như vậy. Dù ơn gọi của chúng ta là gì, kết hôn, độc thân hay sống trinh khiết, việc cho đi chính mình sẽ không thành toàn nếu nó chỉ dừng lại ở sự hy sinh; nếu thế, thay vì trở thành một dấu chỉ của vẻ đẹp và niềm vui của tình yêu, việc cho đi chính mình sẽ có nguy cơ trở thành biểu hiện của bất hạnh, buồn bã và thất vọng” (sđd., 7).

Đối với Thánh Giuse, phục vụ – như một biểu hiện cụ thể của ơn tự hiến – không đơn thuần là một lý tưởng cao đẹp, nhưng đã trở thành một quy tắc cho cuộc sống hàng ngày. Ngài cố gắng tìm kiếm và chuẩn bị một nơi để Chúa Giêsu chào đời; ngài đã làm hết sức mình để bảo vệ Hài nhi thoát khỏi cơn thịnh nộ của Hêrôđê bằng cách sắp xếp một chuyến đi vội vã đến Ai Cập; ngài lập tức quay lại Giêrusalem khi Chúa Giêsu bị lạc; ngài hỗ trợ gia đình bằng công việc của mình, ngay cả khi ở trên đất nước xa lạ. Tóm lại, ngài thích ứng với những hoàn cảnh khác nhau bằng thái độ của những người không ngã lòng khi cuộc sống không diễn ra như họ mong muốn; ngài cho thấy sự sẵn lòng là nét điển hình của những người sống để phục vụ. Bằng cách này, Thánh Giuse đón nhận những hành trình thường xuyên và thường là bất ngờ của cuộc sống: từ Nadarét đến Bêlem cho cuộc điều tra dân số, rồi đến Ai Cập và trở lại Nadarét, và hàng năm lên Giêrusalem. Ngài luôn sẵn sàng đối mặt với hoàn cảnh mới mà không phàn nàn, luôn sẵn sàng giúp đỡ để giải quyết tình huống. Chúng ta có thể nói rằng đây là bàn tay nối dài của Chúa Cha trên trời vươn tới Con của Người trên trần gian. Thánh Giuse thật sự là tấm gương mẫu mực cho mọi ơn gọi, được kêu gọi để trở thành bàn tay luôn chủ động của Chúa Cha, vươn tới con cái của Người.

Vì vậy, tôi yêu quý ý nghĩ về Thánh Giuse, người bảo vệ Chúa Giêsu và Giáo hội, như người bảo vệ các ơn gọi. Quả thực, từ sự sẵn sàng phục vụ của ngài đã dẫn đến sự quan tâm bảo vệ. Tin Mừng cho chúng ta biết “Ông Giuse liền trỗi dậy, và đang đêm, đưa Hài Nhi và mẹ Người trốn sang Ai Cập” (Mt 2,14), từ đó cho thấy sự quan tâm mau mắn của ngài cho sự an lành cho gia đình mình. Ngài không phí thời gian để phiền muộn về những điều ngài không thể kiểm soát, mà dành trọn sự quan tâm cho những người được giao phó cho ngài chăm sóc. Sự quan tâm chu đáo ấy là dấu chỉ của một ơn gọi đích thực, là chứng tá của một đời sống được tình yêu của Thiên Chúa chạm đến. Thật là một mẫu gương đẹp của đời sống người Kitô hữu chúng ta khi chúng ta từ chối theo đuổi những tham vọng của mình hoặc đắm chìm trong những ảo tưởng của mình, nhưng thay vào đó quan tâm đến những gì Chúa đã trao phó cho chúng ta qua Giáo hội! Và Thiên Chúa sẽ rót đổ Thần Khí và sự sáng tạo của Người trên chúng ta; Người thực hiện những điều kỳ diệu trong chúng ta, như Người đã làm nơi Thánh Giuse.

Cùng với tiếng gọi của Chúa, là điều biến những ước mơ lớn lao nhất của chúng ta thành hiện thực và sự đáp lời của chúng ta, được tạo nên từ lòng quảng đại phục vụ và tận tâm chăm sóc, có một đặc điểm thứ ba trong đời sống hàng ngày của Thánh Giuse và ơn gọi Kitô hữu của chúng ta, đó là lòng trung thành. Thánh Giuse là “người công chính” (Mt 1:19) hằng ngày kiên trì âm thầm phục vụ Thiên Chúa và các kế hoạch của Người. Vào một thời điểm đặc biệt khó khăn trong cuộc đời, ngài cân nhắc thấu đáo về việc phải làm (xem câu 20). Ngài không để mình bị áp lực vội vàng. Ngài không khuất phục trước sự cám dỗ để hành động hấp tấp, chiều theo bản năng của mình hoặc chỉ sống cho hiện tại. Thay vào đó, ngài kiên nhẫn suy xét mọi điều.

Ngài biết rằng thành công trong cuộc sống được xây dựng dựa trên sự trung thành kiên trì với những quyết định quan trọng. Điều này được thể hiện qua sự nhẫn nại chăm chỉ công việc của một người thợ mộc khiêm nhường (xem Mt 13:55), một sự nhẫn nại âm thầm, không vang danh trong thời đại của ngài, nhưng đã truyền cảm hứng cho đời sống hàng ngày của không biết bao nhiêu người cha, người lao động và người Kitô hữu kể từ đó. Đối với một ơn gọi – cũng như chính cuộc sống – chỉ trưởng thành nhờ sự trung thành mỗi ngày.

Lòng trung thành đó được nuôi dưỡng như thế nào? Dưới ánh sáng của sự trung tín của chính Thiên Chúa. Những lời đầu tiên mà Thánh Giuse nghe thấy trong giấc mơ là một lời mời gọi đừng sợ, vì Thiên Chúa luôn mãi trung tín với lời hứa của Người: “Này ông Giuse, con cháu Đavít, đừng ngại” (Mt 1,20). Đừng ngại: Thưa anh chị em, Chúa cũng nói những lời này với anh chị em, bất cứ khi nào anh chị em cảm thấy rằng mình không thể trì hoãn ước muốn hiến dâng cuộc sống cho Người, ngay cả giữa những bấp bênh và đắn đo. Người lặp lại những lời này khi anh chị em tìm cách làm theo ý định của Người mỗi ngày, trong bất cứ thực tại nào của anh chị em, có thể ngay giữa những thử thách và hiểu lầm. Đó là những lời anh chị em sẽ nghe thấy một lần nữa, ở mỗi bước đi trong ơn gọi của mình, khi anh chị em trở lại mối tình đầu tiên của mình. Chúng là một điệp khúc đồng hành với tất cả những ai – như Thánh Giuse – nói lời xin vâng với Chúa bằng đời sống của họ, qua lòng trung thành của họ mỗi ngày.

Lòng trung thành này là bí mật của niềm vui. Một bài thánh ca trong phụng vụ nói về “niềm vui thanh cao” hiện diện trong gia đình Nadarét. Đó là niềm vui của sự đơn sơ, niềm vui được trải nghiệm hàng ngày bởi những người quan tâm đến điều thực sự quan trọng: sự gần gũi trung thành với Thiên Chúa và với người lân cận. Thật tốt biết bao nếu cùng một bầu không khí, đơn sơ và rạng rỡ, giản dị và đầy hy vọng, tràn ngập các chủng viện, các dòng tu và nhà xứ của chúng ta! Tôi cầu nguyện rằng anh chị em cũng sẽ cảm nhận được niềm vui này, thưa anh chị em là những người đã quảng đại chọn Thiên Chúa là ước mơ của cuộc đời, phục vụ Người trong anh chị em của mình với lòng trung thành, đó là bằng chứng hùng hồn trong một thời đại của những lựa chọn và cảm xúc phù du không mang lại niềm vui lâu bền. Xin Thánh Cả Giuse, Đấng bảo vệ các ơn gọi, đồng hành với anh chị em bằng trái tim hiền phụ của ngài!

Roma, Đền Thánh Gioan Lateran, 19 tháng Ba, 2021, Lễ Thánh Giuse

Phanxicô


[Nguồn: vatican.va]

Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 22/3/2021]