Thứ Ba, 2 tháng 6, 2020

Huấn từ Kinh Lạy Nữ vương Thiên Đàng: Đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống

Huấn từ Kinh Lạy Nữ vương Thiên Đàng: Đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống
© Vatican Media

Huấn từ Kinh Lạy Nữ vương Thiên Đàng: Đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống

‘Chúa Thánh Thần là ngọn lửa thiêu cháy tội lỗi và tạo nên những con người nam và nữ mới’

31 tháng Năm, 2020 15:11

Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico hôm nay, trước và sau giờ đọc Kinh Lạy Nữ vương Thiên đàng với những người tập trung trong Quảng trường Thánh Phêrô.


* * *

Trước Kinh Lạy Nữ vương Thiên đàng:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay chúng ta có thể trở lại khi Quảng trường mở cửa; thật là vui mừng!

Hôm nay chúng ta mừng đại lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, nhớ lại sự tuôn đổ Thánh Thần trên cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi. Tin mừng hôm nay (x. Ga 20:19-23), đưa chúng ta trở lại với tối Phục sinh và cho chúng ta thấy Chúa Giêsu sống lại hiện ra trong phòng Tiệc Ly, nơi các môn đệ tìm chỗ trú ẩn. Các ngài đang sợ hãi. “Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói, ‘Bình an cho anh em!’ (c. 19).” Lời đầu tiên công bố của Đấng Phục sinh: “Bình an cho anh em,” phải được xem hơn cả một lời chào: những lời đó diễn tả sự tha thứ, sự tha thứ cho các môn đệ, phải nói một cách thẳng thắn vì đã bỏ rơi Người. Đó là những lời hòa giải và tha thứ. Và chúng ta cũng vậy, khi chúng ta mong ước bình an cho người khác là đang trao sự tha thứ đồng thời xin được tha thứ. Thật vậy, Chúa Giêsu trao ban bình an của Người cho những môn đệ đang vô cùng sợ hãi, thật khó mà tin được những gì họ đã chứng kiến, tức là ngôi mộ trống, và không quan tâm đến bằng chứng của bà Maria Mácđala, và những người phụ nữ khác. Chúa Giêsu tha thứ, Người luôn tha thứ, và Người trao ban bình an của Người cho những người bạn của Người. Đừng quên điều này: Chúa Giêsu không bao giờ mệt mỏi trong việc tha thứ. Chúng ta chính là những người chán ngán việc xin tha thứ.

Tha thứ cho các môn đệ và tập trung các ông quanh Người, Chúa Giêsu xây dựng các ông thành một Hội Thánh, Hội Thánh của Người, là một cộng đoàn được hòa giải và sẵn sàng với sứ mạng – được hòa giải và sẵn sàng với sứ mạng. Khi một cộng đoàn không được hòa giải, thì cộng đoàn đó không sẵn sàng với sứ mạng: cộng đoàn đó chỉ sẵn sàng với việc tranh cãi, nó sẵn sàng với những tranh cãi nội bộ. Sự gặp gỡ với Chúa Phục sinh làm đảo lộn cuộc sống của các Tông đồ và biến các ngài trở thành những chứng nhân can đảm. Thật vậy, ngay sau đó, Người nói: “Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em” (c. 21). Những lời này cho chúng ta hiểu rằng các Tông đồ được mời gọi để tiếp tục sứ mạng mà Chúa Cha đã trao phó cho Chúa Giêsu. “Thầy sai anh em: đây không phải là thời gian để rút lui ẩn mình, hoặc để tiếc nuối, tiếc nuối “những thời gian tốt đẹp,” những thời gian đã qua với Thầy. Niềm vui Phục sinh thật lớn lao, nhưng nó là một niềm vui lan tỏa, không giữ lại cho riêng bản thân, nó phải được trao tặng. Trong các Chúa nhật Phục sinh trước chúng ta nghe cũng trong chương này sự gặp gỡ với các môn đệ đi làng Êmau, rồi đến người Mục tử Nhân lành, lời tạm biệt và lời hứa ban Chúa Thánh Thần — tất cả những điều này là để củng cố niềm tin của các môn đệ, và cũng là của chúng ta, đối với sứ mạng.

Thật vậy, đó chính là làm cho sứ mệnh trở nên đầy sinh khí. Chúa Giêsu ban Thần Khí của Người cho các Tông đồ. Tin mừng kể: “Người thổi hơi vào các ông và bảo: ‘Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần’” (c. 22). Chúa Thánh Thần là ngọn lửa thiêu cháy tội lỗi và tạo nên những con người nam và nữ mới; Người là ngọn lửa của tình yêu mà với ngọn lửa đó các môn đệ sẽ có thể “làm bừng cháy” thế gian, tình yêu dịu dàng đó quan tâm đến những người nhỏ bé, người nghèo, người bị loại trừ … Chúng ta đón nhận Chúa Thánh Thần với những ân sủng của Người trong các Bí tích Rửa tội và Thêm sức: ơn khôn ngoan, hiểu biết, ơn lo liệu, ơn sức mạnh, thông minh, đạo đức, ơn kính sợ Thiên Chúa. Ơn cuối cùng, kính sợ Thiên Chúa, thật ra là đối nghịch lại với sự sợ hãi trước đó đã làm tê liệt các môn đệ: đó chính là sự yêu mến Thiên Chúa, đó là sự chắc chắn của lòng thương xót và sự tốt lành của Người, đó chính là sự vững tin để có thể tiến bước theo con đường Người đã chỉ ra, mà không bao giờ thiếu vắng sự hiện hữu và trợ giúp của Người.

Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống đổi mới lại ý thức rằng sự hiện hữu đầy sức sống của Chúa Thánh Thần cư ngụ trong chúng ta. Người cũng trao ban cho chúng ta lòng can đảm để bước ra khỏi các bức tường an toàn của “những phòng tiệc ly” của chúng ta, của nhóm chúng ta, để không làm chúng ta hư đi trong cuộc sống lặng lẽ hoặc khóa chặt mình trong những thói quen cằn cỗi. Giờ đây chúng ta hãy hướng lòng về Mẹ Maria. Mẹ ở đó với các Tông đồ khi Chúa Thánh Thần ngự đến, là vai chính trong trải nghiệm tuyệt vời Chúa Thánh Thánh Thần hiện xuống với Cộng đoàn đầu tiên. Chúng ta hãy xin Mẹ chuyển cầu tinh thần rao giảng đầy nhiệt huyết cho Giáo hội.

© Libreria Editrice Vatican

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]


Sau Kinh Lạy Nữ vương Thiên đàng:

Anh chị em thân mến,

Thượng hội đồng về vùng Amazon đã kết thúc bảy tháng trước. Hôm nay, nhân Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, chúng ta hãy khẩn xin Chúa Thánh Thần để Người ban ánh sáng và sức mạnh cho Giáo hội và cho xã hội vùng Amazon, bị thử thách nặng nề của trận đại dịch. Rất nhiều người đã bị nhiễm bệnh và chết, kể cả giữa các dân tộc người bản địa, đặc biệt dễ bị tổn thương. Qua sự chuyển cầu của Mẹ Maria, Mẹ của vùng Amazon, cha cầu nguyện cho những người nghèo và người không được bảo vệ trong vùng đất thân yêu đó, và cho những người trên toàn thế giới, và tôi lên tiếng khẩn cầu để không ai thiếu sự chăm sóc y tế. Chăm sóc cho con người, không phải là tiết kiệm cho kinh tế. Chăm sóc cho con người, con người quan trọng hơn kinh tế. Hãy chăm sóc cho con người, họ quan trọng hơn kinh tế. Con người chúng ta là đền thờ của Chúa Thánh Thần chứ không phải là kinh tế.

Hôm nay là ngày National Relief Day ở Ý, để thúc đẩy sự đoàn kết trong việc chăm sóc cho người bệnh. Một lần nữa tôi xin bày tỏ lòng cảm phục tới tất cả những người, đặc biệt trong thời gian này, đã hoặc đang làm chứng qua việc chăm sóc cho tha nhân. Tôi nhớ đến với lòng tri ân và cảm phục tất cả những người, vì đã hỗ trợ người bệnh trong đại dịch, đã hy sinh mạng sống. Chúng ta thầm thĩ cầu nguyện cho các bác sĩ, cho những người thiện nguyện, cho các y tá, cho tất cả các nhân viên y tế, và cho nhiều người đã hy sinh mạng sống trong thời gian này.

Cha chúc tất cả anh chị em Chúa nhật Chúa Thánh Thần hiện xuống hạnh phúc. Chúng ta đang rất cần có ánh sáng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần! Giáo hội cần điều đó, để tiến bước trong sự hòa hợp và can đảm làm chứng cho Tin mừng. Và toàn gia đình nhân loại cần Người, để thoát khỏi cuộc khủng hoảng này trong sự hiệp nhất nhiều hơn mà không phải là chia rẽ nhiều hơn. Anh chị em biết rằng chúng ta không thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng đều như nhau, như trước đây: có người thoát ra tốt hơn hoặc xấu hơn. Ước mong rằng chúng ta có can đảm để thay đổi, để trở nên tốt hơn, để trở nên tốt hơn trước đây, và có khả năng xây dựng một cách tích cực hậu khủng hoảng đại dịch này.

Xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và hẹn sớm gặp lại anh chị em, trong Quảng trường!

© Libreria Editrice Vatican

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 1/6/2020]


Đức Thánh Cha Phanxico trên Twitter từ 25-29/05/2020

Đức Thánh Cha Phanxico trên Twitter từ 25-27/05/2020

Đức Thánh Cha Phanxico trên Twitter từ 25-29/05/2020


25 tháng Năm: Hôm nay đánh dấu kỷ niệm 25 năm Tông thư Ut Unum Sint của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Trong ngày kỷ niệm này, cha dâng lời cảm tạ Chúa vì hành trình Người đã cho phép chúng ta được bước đi như những người Kitô hữu tìm kiếm sự hiệp thông. http://vatican.va/content/john-paul-ii/en/encyclicals/documents/hf_jp-ii_enc_25051995_ut-unum-sint.html

25 tháng Năm: Chúa Giêsu sinh đã mặc lấy nhân tính chúng ta và đem nó vượt qua sự chết để đến một nơi mới, lên Thiên đàng, để Ngài ở đâu chúng ta cũng có thể ở đó.

26 tháng Năm: Chúa Thánh Thần biến đổi chúng ta trở thành một Giáo hội - lòng thương xót, nghĩa là trở thành một “người mẹ hiền với trái tim rộng mở” cho tất cả mọi người.

27 tháng Năm: #Cầu nguyện giải phóng chúng ta khỏi bản năng bạo lực. Nó là một ánh mắt hướng về Thiên Chúa, để Người có thể chăm sóc cho tâm hồn con người. #GeneralAudience

28 tháng Năm: Khi chúng ta mời Chúa Thánh Thần đi vào những vết thương của chúng ta, Ngài sẽ xức dầu những ký ức đau đớn của chúng ta với dầu hy vọng, vì Thần Khí phục hồi lại hy vọng.

29 tháng Năm: Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta tiến triển, mở ra vận mệnh kỳ diệu mà chúng ta đã sinh ra cho nó, và nuôi dưỡng chúng ta bằng niềm hy vọng sống động. Chúng ta hãy xin Người đến với chúng ta, và Người sẽ đến gần.




[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 30/05/2020]