Thứ Hai, 28 tháng 11, 2016

Đức Tổng Giám mục Auza đọc diễn văn tại Liên Hợp quốc về nước, hòa bình, an ninh

Đức Tổng Giám mục Auza đọc diễn văn tại Liên Hợp quốc về nước, hòa bình, an ninh

Archbishop Bernardito Auza, Permanent Observer of the Holy See to the United Nations - AP
Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc - AP
23/11/2016 12:13
(Vatican Radio) Sứ thần Tòa Thánh và Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc tại New York, Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza, đã trình bày diễn văn của ngài trước các tham dự viên trong Hội đồng Bảo an LHQ về Phiên Thảo luận mở về việc Duy trì Hòa bình và An ninh Quốc tế. Trọng tâm những phân tích của Đức Tổng Auza nhắm vào ba sự tương quan giữa nguồn nước, hòa bình, và an ninh toàn cầu.

Xin đọc toàn văn tham luận của ngài ở dưới
****************************************
Tham luận của Tổng Giám mục Bernardito Auza Sứ thần và Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại Phiên Thảo luận mở của Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc về việc duy trì nền hòa bình và an ninh Quốc tế: nguồn nước, hòa bình và an ninh
New York, 22 tháng 11, 2016
Thưa ông Chủ tịch,
Tòa Thánh rất vui khi Phái đoàn của ngài Tổng thống Senegan đã chọn chủ đề rất quan trọng này cho Phiên Thảo luận mở trong Hội đồng Bảo An, làm gia tăng sự chú ý của cộng đồng quốc tế về vấn đề này. Sự khan hiếm nước vẽ nên một nghịch lý: trong khi nước bao phủ hai phần ba bề mặt Trái đất và không thể dùng hết cho mục đích sinh hoạt sản xuất, nhưng rõ ràng là nguồn dự trữ nước ngọt đang bị giảm bớt rất nhiều. Với sự nở rộng các sa mạc, chặt phá rừng và hạn hán gia tăng, mọi người lo lắng về một tai họa toàn cầu tiềm ẩn do thiếu hụt những nguồn cấp nước. Nước đã và đang rất khan hiếm ở một số nơi do vị trí địa lý, nhưng ở những nơi khác, nó trở nên khan hiếm do sự quản lý kém và sử dụng sai mục đích, gây ra sự lãng phí và phân phối không phù hợp. Sự suy giảm môi trường làm nước bị nhiễm độc và những biến đổi khí hậu làm thay đổi các vòng tuần hoàn nước. Những nguồn nước ngầm ở nhiều nơi bị đe dọa bởi ô nhiễm do những hoạt động khai thác hầm mỏ, nông nghiệp và công nghiệp, đặc biệt ở những quốc gia thiếu kiểm soát hoặc quy định phù hợp. Chất thải công nghiệp, các loại chất tẩy và sản phẩm hóa chất tiếp tục đổ vào các con sông, hồ và biển. Ngành sản xuất nông nghiệp, nguồn tiêu thụ nước ngọt lớn nhất, và các ngành công nghiệp, nguồn tiêu thụ lớn thứ hai, đòi hỏi nước hơn bao giờ hết, đang làm suy kiệt các tầng ngậm nước nhanh hơn mức độ chúng có thể được làm đầy trở lại. Ở nhiều nơi, nhu cầu nước vượt quá mức nguồn cấp cho phép, với những hậu quả thảm kịch ngắn và dài hạn, có liên quan đến hòa bình và an ninh quốc gia, khu vực và quốc tế. Sự nghèo nàn nguồn nước ảnh hưởng đặc biệt đến Châu Phi, tại đây có những khu vực dân cư rộng lớn không có sự tiếp cận được với nguồn nước uống an toàn hoặc phải chịu những đợt hạn hán ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc sản xuất nông nghiệp và kích động nên những tranh chấp dữ dội. Sự di cư của các khu vực dân cư từ những vùng chịu sự khan hiếm nước nghiêm trọng bị coi là sự đe dọa đối với những khu vực dân cư có nguồn nước. Tóm lại, những liên quan giữa nước và nền hòa bình và an ninh quốc gia, khu vực và quốc tế có thể không phải là việc phóng đại. Quả thật, những chuyên gia và người ủng hộ nước đưa ra một dự báo đầy lo ngại rằng Chiến tranh Thế giới thứ Ba sẽ liên quan đến nước. Khi đến FAO năm 2014, Đức Giáo hoàng Phanxico nói rằng: “Nước không phải là miễn phí, như chúng ta vẫn thường nghĩ. Nó là một vấn đề nghiêm trọng có thể dẫn đến chiến tranh” (1). Sự khan hiếm nước cũng có những liên quan đến công bằng và công lý. Đức Giáo hoàng Phanxico đã nhấn mạnh trong Tông sắc Laudato Si’ (Chúc tụng Chúa), nước uống là một vấn đề mang tầm quan trọng hàng đầu vì vai trò nền tảng của nó cho sức khỏe và sự thịnh vượng chung (2). Trong bối cảnh này, một vấn đề vô cùng nghiêm trọng là chất lượng nước có sẵn cho người nghèo. Mỗi ngày, những căn bệnh do nguồn nước không an toàn gây ra, chẳng hạn kiết lỵ và dịch tả, là nguyên nhân chủ yếu gây tử vong, đặc biệt trẻ sơ sinh và trẻ em.
Hơn nữa, một khuynh hướng đang nổi lên là tư nhân hóa nguồn nước và biến nó thành một một món hàng bị điều khiển bởi các luật thị trường có thể đe dọa nghiêm trọng đến việc tiếp cận nguồn nước an toàn của người nghèo, và đây là vấn đề không hiểu được, Đức Giáo hoàng Phanxico nói, “việc kiểm soát nguồn nước bởi những công ty đa quốc gia khổng lồ có thể trở thành nguyên nhân chính gây ra xung đột trong thế kỷ này” (3). Trong khi việc quản lý nguồn nước phù hợp phải nhắm vào sự chi tiêu cũng như cước phí sử dụng nước để khuyến khích việc tiêu thụ khôn ngoan, một vấn đề thậm chí còn quan trọng hơn là phải nhớ rằng việc tiếp cận được với nguồn nước uống an toàn là một quyền căn bản và toàn cầu của con người, vì nó quá quan trọng với sự tồn vong của con người và, cũng như vậy, nó là một điều kiện để thực hành những quyền khác của con người. Đức Giáo hoàng Phanxico khẳng định rằng thế giới chúng ta mắc một món nợ xã hội rất lớn đối với người nghèo thiếu sự tiếp cận được với nước uống, vì họ bị từ chối quyền được sống phù hợp với phẩm giá vốn có của họ (4).
Thưa ông Chủ tịch,
Những thách thức liên quan đến nước đối với hòa bình và an ninh, và đối với chính sự sống, không thể bị đánh giá đơn thuần là những mối đe dọa, nhưng còn phải được xem là những cơ hội cho các quốc gia hợp tác gần hơn với nhau để đi đến được những giải pháp, thay vì gắn chặt vào những cạnh tranh ngày một khốc liệt hơn đối với một nguồn tài nguyên quan trọng đang bị giảm sụt mà cuối cùng có thể dẫn đến chiến tranh và xung đột. Những công nghệ mới tiếp tục được đưa ra giúp chúng ta có thể tránh được một sự khủng hoảng về tính bền vững qua, inter alia, những phương pháp sản xuất lương thực tốt hơn đòi hỏi ít nước hơn và sản xuất công nghiệp giảm thiểu ô nhiễm cho những tầng ngậm nước và những hệ thống nước. Hơn nữa, cho dù có những tiến bộ về kỹ thuật, những giải pháp địa phương và truyền thống cho những thách thức liên quan đến nước cũng không được bỏ qua. Phái đoàn của tôi xin khuyến khích những khu vực công và tư ủng hộ cho những sáng kiến từ phía cộng đồng về việc bảo tồn nước và sử dụng nước. Các cộng đồng địa phương thường hiểu biết về những hệ thống nguồn nước của họ và cách bảo tồn và khai thác tốt nhất. Trong khi sự thiếu hụt nước ảnh hưởng đến nhiều khu vực rộng lớn, những giải pháp địa phương luôn luôn là những yếu tố chính dẫn đến những am hiểu về vấn đề nước. Cuối cùng, giáo dục về tầm quan trọng thiết yếu của nước là việc then chốt. Nước vẫn tiếp tục bị lãng phí và bị ô nhiễm, không chỉ ở trong thế giới phát triển nhưng cả trong những quốc gia đang phát triển sở hữu trữ lượng nước khá nhiều. Điều này cho thấy còn nhiều điều phải là trong việc giáo dục những cá nhân và cộng đồng về những vấn đề chẳng hạn bảo tồn nước, sử dụng khôn ngoan, và sử dụng hợp lý vì mục tiêu thiện ích chung toàn cầu này. Điều quan trọng là phải cấy được ý thức trách nhiệm giữa các dân tộc và các nhà lãnh đạo biết xem việc tiếp cận với nguồn nước là một quyền chung cho tất cả mọi người, không có độc quyền hay phân biệt đối xử. Những thách thức về nước gợi lên những đe dọa về hòa bình và an ninh mang tính kỹ thuật, kinh tế, chính trị, xã hội, nhưng cuối cùng chúng ta cũng không quên rằng chúng cũng là những vấn đề luân lý và đạo đức.
Xin cảm ơn Ông Chủ tịch.

[Nguồn:  radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 24/11/2016]


Huấn từ Kinh Truyền Tin: Hãy sẵn sàng cho Chúa đến thăm

Huấn từ Kinh Truyền Tin: Hãy sẵn sàng cho Chúa đến thăm

“Lạy Mẹ, Mẹ Đồng trinh của Mùa Vọng, xin giúp chúng con … biết sẵn sàng để chúng con được Ngài đến thăm, vị khách được mong chờ và vô cùng thú vị”
27 tháng 11, 2016
Huấn từ Kinh Truyền Tin: Hãy sẵn sàng cho Chúa đến thăm
Angelus - CTV Screenshot
Dưới đây là bản dịch của ZENIT bài huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico trước và sau Kinh Truyền tin giữa trưa hôm nay.
__
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em.
Hôm nay trong Giáo hội chúng ta bắt đầu một năm phụng vụ mới, tức là một hành trình mới của đức tin cho dân của Chúa. Và vẫn luôn như vậy, chúng ta bắt đầu bằng Mùa Vọng.
Đoạn Tin mừng hôm nay giới thiệu cho chúng ta một trong những chủ đề tiêu biểu của Mùa Vọng: Thiên Chúa viếng thăm nhân loại. Lần viếng thăm đầu tiên được thực hiện bằng mầu nhiệm Nhập Thế, Chúa Giê-su sinh ra trong hang bò lừa ở Bê-lem. Lần viếng thăm thứ hai là hiện tại bây giờ: Thiên Chúa viếng thăm chúng ta mỗi ngày; ngài đồng hành bên cạnh chúng ta và là một sự hiện hữu ủi an. Và cuối cùng là là lần viếng thăm thứ ba, điều mà chúng ta tuyên xưng mỗi khi chúng ta đọc Kinh Tin kính, “Người sẽ đến trong vinh quang để phán xét kẻ sống và kẻ chết.” Thiên Chúa hôm nay nói với chúng ta về lần viếng thăm sau cùng này của Người, lần viếng thăm sẽ xảy ra ở thời gian cuối cùng, và Ngài cho chúng ta biết hành trình của chúng ta sẽ kết thúc ở đâu.
Lời Chúa nhấn mạnh đến sự tương phản giữa sự phát triển bình thường của mọi điều cùng những sinh hoạt thường ngày, và việc đến bất chợt của Thiên Chúa. Chúa Giê-su nói, “Vì trong những ngày trước nạn hồng thuỷ, thiên hạ vẫn ăn uống, cưới vợ lấy chồng, mãi cho đến ngày ông Nô-ê vào tàu. Họ không hay biết gì, cho đến khi nạn hồng thủy ập tới cuốn đi hết thảy. Ngày Con Người quang lâm cũng sẽ như vậy” (cc. 38-39).
Nó luôn luôn có một tác động mạnh đối với chúng ta khi chúng ta suy nghĩ đến những giờ trước khi một tai ương lớn xảy ra: mọi người đều bình tĩnh, làm những công việc bình thường của họ, không hề nhận ra rằng đời sống của họ đang chuẩn bị biến đổi.
Tin mừng không có ý làm chúng ta sợ hãi, nhưng hơn thế là mở ra những chân trời mới của chúng ta đến chiều kích sau cùng, vĩ đại hơn, nó tạo ra sự tương quan giữa mọi việc, đồng thời biến chúng trở nên có giá trị và mang tính quyết định. Một mối quan hệ với Thiên Chúa Người đến thăm chúng ta cho một ánh sáng riêng biệt, một trọng lượng, một giá trị biểu trưng cho mọi việc.
Từ cái nhìn này đưa ra một lời mời gọi sống tiết độ, đừng để bị thống trị bởi những thứ thuộc trần gian này, bởi những thực tại vật chất, nhưng ngược lại phải điều khiển chúng.
Nếu ngược lại chúng ta để mình bị tác động và bị thống trị bởi những thứ đó, chúng ta không thể nhận thức ra rằng có một điều quan trọng hơn rất nhiều: lần gặp gỡ cuối cùng của chúng ta với Thiên Chúa Người đến vì chúng ta. Trong giây phút đó, như Tin mừng nói, “Bấy giờ, hai người đàn ông đang làm ruộng, thì một người được đem đi, một người bị bỏ lại” (c. 40). Nó là một lời mời gọi sự tỉnh thức, vì chúng ta không biết khi nào Người sẽ đến, chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng khởi hành.
Trong thời gian Mùa Vọng này, chúng ta được kêu gọi mở rộng những chân trời của tâm hồn chúng ta, để chúng ta biết ngạc nhiên trước cuộc sống mà nó trình bày cho chúng mỗi ngày bằng những điều mới lạ của nó. Để làm được điều này, chúng ta phải học cách không bị ràng buộc vào những của cải trần gian của chúng ta, không bị ràng buộc vào những lối suy nghĩ khép kín của mình, vì Thiên Chúa đến vào giờ chúng ta không ngờ. Người đến để giới thiệu chúng ta vào một chiều kích vĩ đại hơn và tuyệt mỹ hơn.
Lạy Mẹ, Mẹ Đồng Trinh của Mùa Vọng, xin giúp chúng con không xem mình là những ông chủ của sự sống, không kháng cự lại khi Thiên Chúa đến để thay đổi cuộc sống của chúng ta, nhưng biết sẵn sàng để mình được Ngài đến viếng thăm, vị khách được mong chờ và rất thú vị này, cho dù Ngài sẽ xóa bỏ hết mọi kế hoạch của chúng con.
[Kinh Truyền Tin]

Anh chị em thân mến,
Cha xin dâng lời cầu nguyện cho những dân tộc vùng Trung Mỹ, đặc biệt người ở Costa Rica và Nicaragua, bị ảnh hưởng nặng bởi bão, và trường hợp ở Nicaragua, còn bị động đất. Cha cũng cầu nguyện cho những người ở miền Bắc Ý, những người đang chịu cảnh lũ lụt.
Cha xin chào những anh chị em hành hương tại đây đã đến từ Ý và nhiều quốc gia khác: những gia đình, các nhóm giáo xứ, các hội đoàn. Cha đặc biệt xin chào các tín hữu đến từ Ai cập, Slovakia và ca đoàn xứ Limburg, Đức.
Cha xin chào thân ái cộng đoàn người Ecuado ở Roma, và các gia đình thuộc phong trào Tra Noi, các nhóm đến từ Altamura, Rieti, San Casciano in Val di Pesa, UNITALSI của Capaccio và các sinh viên của Bagheria.
Cha xin chúc mọi người một Chúa nhật tốt đẹp và một khởi đầu Mùa Vọng tốt lành. Nguyện xin nó trở thành thời gian hy vọng! Hy vọng đích thực đặt nền tảng trên sự trung tín với Thiên Chúa và với trách nhiệm của riêng chúng ta. Và xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Xin chúc mọi người bữa trưa ngon miệng và hẹn gặp lại!
[Bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT]

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 28/11/2016]

Huấn từ Kinh Truyền Tin: Hãy sẵn sàng cho Chúa đến thăm
Huấn từ Kinh Truyền Tin: Hãy sẵn sàng cho Chúa đến thăm
Huấn từ Kinh Truyền Tin: Hãy sẵn sàng cho Chúa đến thăm
Huấn từ Kinh Truyền Tin: Hãy sẵn sàng cho Chúa đến thăm
Huấn từ Kinh Truyền Tin: Hãy sẵn sàng cho Chúa đến thăm
Huấn từ Kinh Truyền Tin: Hãy sẵn sàng cho Chúa đến thăm
Huấn từ Kinh Truyền Tin: Hãy sẵn sàng cho Chúa đến thăm
Huấn từ Kinh Truyền Tin: Hãy sẵn sàng cho Chúa đến thăm
Huấn từ Kinh Truyền Tin: Hãy sẵn sàng cho Chúa đến thăm