Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2016

Mục tử phải nói lên sự thật, chào đón những bước đầu tiên của mọi người

Mục tử phải nói lên sự thật, chào đón những bước đầu tiên của mọi người

Pope Francis at the daily Mass at the Casa Santa Marta. - ANSA
Đức Thánh Cha Phanxico trong Thánh Lễ tại Nhà nguyện Thánh Marta. - ANSA
15/12/2016 15:15
(Vatican Radio) Các vị mục tử phải nói lên sự thật, nhưng đồng thời chào đón mọi người với những gì họ có thể cho đi: đây là bước đầu tiên; phần còn lại hãy để cho Thiên Chúa. Đó là thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxico trong Thánh Lễ tại nhà nguyện Thánh Marta hôm thứ Năm.
Thánh Gioan Tẩy Giả là trọng tâm của bài giảng của Đức Thánh Cha. Phụng vụ Mùa Vọng, đặc biệt những ngày này, thường nói về sứ vụ của ông: một người sống trong hoang mạc, rao giảng, và làm phép rửa.

Bài giảng mạnh mẽ của Giao Tẩy Giả chống lại người Pha-ri-sê và các Luật sĩ
Nhiều người ra hoang mạc để tìm Gioan Tẩy Giả, trong đó có cả những người Pha-ri-sê và các luật sĩ. Tuy nhiên, nhóm luật sĩ đi ra với một dự định chắc chắn, họ sẽ không chịu phép rửa của Gioan, nhưng là để kết án ông. Trong trích đoạn Tin mừng trong ngày, Chúa Giê-su hỏi đám đông đi ra để nhìn thấy gì trong hoang mạc: “một cây sậy phất phơ trước gió? Một người mặc gấm vóc lụa là?” Họ không đi tìm một người mặc gấm vóc lụa là, vì người ta biết chỉ tìm thấy những người đó trong hoàng cung của các vua – “hay đôi khi là các Giám mục,” Đức Thánh Cha nói thêm. Hơn thế, họ đi ra để tìm một ngôn sứ, một người “hơn cả một ngôn sứ.” Chúa Giê-su nói “trong số những phàm nhân đã lọt lòng mẹ, không có ai cao trọng hơn ông Gioan.” Ông là “người cuối cùng trong các ngôn sứ,” Đức Thánh Cha nói, vì đến sau ông là Đấng Mê-xi-a. Nhắm vào sự cao trọng của Gioan, Đức Thánh Cha Phanxico giải thích, “Ông là con người trung thành với những gì Thiên Chúa đã yêu cầu ông thực hiện”; “ông là cao trọng vì ông trung tín. Sự cao trọng này thậm chí còn được nhìn thấy trong bài giảng của ông:
Ông giảng một cách mạnh mẽ, ông nói lên những điều xấu xa về người Pha-ri-sê, về những luật sĩ, về những tư tế, ông không nói với họ như vầy: “Nhưng các bạn thân mến, hãy cư xử cho tốt!” Không. Ông nói một cách đơn giản với họ: “Loài rắn độc kia!” Ông không nói bóng gió. Vì họ đến để thăm dò ông và xem ông làm gì, nhưng không bao giờ với tâm hồn rộng mở: “Loài rắn độc!” Ông đang liều mạng sống của ông, đúng, nhưng ông trung tín. Rồi, với Hê-rô-đê, ông nói thẳng vào mặt, “Đồ ngoại tình! ngươi không được sống như vậy, kẻ ngoại tình!” Thẳng mặt! Nhưng chắc chắn nếu hôm nay một mục tử nói trong bài giảng Chúa nhật, “Trong số anh chị em ở đây có một số người là loài rắn độc, và có rất nhiều kẻ ngoại tình,” chắc chắn đức giám mục sẽ nhận được những lá thư làm rối tung cả lên: ‘Hãy chuyển người linh mục lăng nhục chúng tôi đi.” Và ngài lăng nhục họ. Tại sao? Vì ngài trung thành với ơn gọi và với sự thật.

Gioan Tẩy giả yêu cầu một bước đầu tiên từ những người thu thuế, rồi ông rửa tội cho họ
Đức Thánh Cha lưu ý với những người mà Gioan hiểu rõ: những người thu thuế – những người được gọi là phạm tội công khai vì họ bóc lột người dân – ông nói, “Đừng đòi thêm những gì vượt quá sự công bằng.” Ông bắt đầu bằng những việc nhỏ. Rồi chúng ta thấy. Ông rửa tội cho họ,” Đức Phanxico tiếp tục. “Đây là bước đầu tiên. Rồi sau đó chúng ta thấy.” Ông yêu cầu những người lính, những người giữ trật tự đừng đe dọa hay lăng mạ ai và hãy hài lòng với đồng lương của mình. “Điều này có nghĩa là đừng bước vào thế giới dối trá,” Đức Thánh Cha Phanxico giải thích. “Khi một cảnh sát dừng xe anh chị em lại, anh ta kiểm tra nồng độ rượu, có hơi nhích hơn một chút: “Ê, không được, nhưng … bao nhiêu tiền? Không. Không. Không như vậy được.” Ông Gioan rửa tội tất cả những tội nhân này, “nhưng với một bước tiến nhỏ như vậy, vì ông biết rằng bằng bước đi này, Thiên Chúa sẽ làm những điều còn lại.” Và họ đã hối cải. “Đó là một vị mục tử,” Đức Thánh Cha tiếp tục, “người nào hiểu rõ được hoàn cảnh của người dân và giúp họ tiến bước cùng với Thiên Chúa.” Gioan là ngôn sứ duy nhất được có ơn sủng mở đường cho Chúa Giê-su.

Theo Đức Thánh Cha Phanxico, ngay cả Gioan Tẩy Giả cũng có hoài nghi; người cao trọng có thể vượt qua sự hoài nghi
Mặc dù Gioan là cao trọng, mạnh mẽ, kiên vững với sứ vụ, “ông vẫn có những thời khắc đen tối, ông có những hoài nghi của ông,” Đức Phanxico nói. Quả thật, Gioan bắt đầu hoài nghi ở trong ngục, dù ông đã rửa tội cho Chúa Giê-su, “vì Ngài là Đấng Cứu độ không giống như những gì ông đã hình dung.” Vì vậy ông sai hai môn đệ đến để hỏi Ngài xem có phải Ngài là Đấng Mê-xi-a hay không. Và Chúa Giê-su điều chỉnh ngay cái nhìn của Gioan bằng câu trả lời rất rõ ràng. Thật vậy, Ngài bảo họ về nói lại với Gioan rằng “người mù xem thấy, người điếc nghe được, người chết sống lại.” “Người cao trọng có thể vượt qua được sự hoài nghi, vì họ cao trọng,” Đức Thánh Cha nói.
Người cao trọng có thể vượt qua được sự hoài nghi, và điều này rất đẹp. Họ rất kiên vững trong sứ vụ nhưng mỗi khi Thiên Chúa cho họ nhìn thấy một con đường mới trong hành trình, họ bắt đầu hoài nghi. ‘Nhưng điều này không phải đúng truyền thống, điều này quá khác thường, đây không phải là Đấng Mê-xi-a mà tôi mong đợi.’ Ma quỷ cũng làm như vậy, và một người bạn nào đó góp sức vào, không ư? Đây là sự cao trọng của Gioan, một người cao trọng, người cuối cùng trong nhóm ngôn sứ bắt đầu từ thời Abraham, một người rao giảng sự sám hối, một người không sử dụng từ ngữ mập mờ  để kết án sự kiêu căng, một người đến cuối đời vẫn được phép hoài nghi. Và đây là một chương trình tốt của đời sống Ki-tô hữu.”

Giúp người ta bước đầu tiên; và Thiên Chúa sẽ hoàn tất phần còn lại
Đức Thánh Cha Phanxico sau đó tóm tắt lại những điểm chính trong bài giảng của ngài: nói lên sự thật và đón nhận từ mọi người những gì họ có thể cho đi, một bước đầu tiên:
Nguyện xin Thánh Gioan giúp chúng ta có ơn sủng tông đồ để luôn nói lên sự thật, bằng tình yêu mục tử, để đón nhận mọi người với những điều nhỏ nhặt họ có thể cho đi, bước đầu tiên, Thiên Chúa sẽ hoàn tất phần còn lại. Và cũng xin ơn sủng biết hoài nghi. Có nhiều khi, cũng có thể đến cuối đời, một người có thể thắc mắc, “Nhưng tất cả những điều tôi đã tin có thật không hay chúng là những chuyện tưởng tượng?” cám dỗ chống lại đức tin, chống lại Thiên Chúa. Nguyện xin Gioan cao trọng, người bé nhỏ nhất trong nước Thiên Chúa, và vì vậy mà trở nên cao trọng, trợ giúp chúng ta suốt hành trình bước theo dấu chân của Thiên Chúa.

[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 15/12/2016]

Mục tử phải nói lên sự thật, chào đón những bước đầu tiên của mọi người
Mục tử phải nói lên sự thật, chào đón những bước đầu tiên của mọi người
Mục tử phải nói lên sự thật, chào đón những bước đầu tiên của mọi người

Mục tử phải nói lên sự thật, chào đón những bước đầu tiên của mọi người



Thông điệp của Đức Thánh Cha gửi Ngày Thế giới Hòa bình thứ 50

Thông điệp của Đức Thánh Cha gửi Ngày Thế giới Hòa bình thứ 50

Phần 2

‘Bất Bạo Động: Một Con Đường Chính Trị Hòa Bình’
12 tháng 12, 2016
Thông điệp của Đức Thánh Cha gửi Ngày Thế giới Hòa bình thứ 50
Dưới đây là văn bản của Vatican cung cấp Thông điệp Ngày Thế giới Hòa bình lần thứ 50 của Đức Thánh Cha Phanxico sẽ được kỷ niệm ngày 1 tháng 1, với chủ đề: ‘Bất Bạo Động: Một Con Đường Chính Trị Hòa Bình’
***

Mạnh mẽ hơn bạo lực
4. Tính bất bạo động đôi khi được xem là đồng nghĩa với sự đầu hàng, thiếu trách nhiệm và thụ động, nhưng đó không phải là vấn đề. Khi mẹ Teresa nhận giải Nobel Hòa bình năm 1979, mẹ đã trình bày thật rõ ràng thông điệp của mẹ về tính bất bạo động thiết thực: “Chúng ta, trong gia đình của chúng ta không cần bom đạn và súng ống để phá hủy rồi tìm đến hòa bình – hãy đến với nhau, hãy yêu thương nhau … Và rồi chúng ta sẽ có thể vượt qua được tất cả mọi tộc ác trên thế giới.”(7) Vì lực lượng vũ trang chỉ đánh lừa. “Trong khi những kẻ buôn bán vũ khí làm công việc của họ, thì có những nhà kiến tạo hòa bình tội nghiệp hy sinh đời sống của mình để giúp đỡ một người, rồi một người khác và một người khác và một người khác nữa.” với những nhà kiến tạo hòa bình như vậy, Mẹ Teresa là “một biểu tượng, một mẫu gương điển hình của thời đại chúng ta.”(8) Tháng Chín vừa qua tôi đã có niềm vui lớn lao được công bố Mẹ là Thánh. Tôi đã ngợi khen sự sẵn sàng của mẹ cho mọi người “qua sự chào đón của mẹ và bảo vệ sự sống con người, những sinh linh chưa ra đời và những người bị bỏ rơi và bị loại trừ … Mẹ đã cúi xuống trước những người bị bỏ lại, bị để lại để chết bên vệ đường, nhìn thấy trong họ phẩm giá được Thiên Chúa ban tặng; mẹ đã làm cho tiếng nói của họ được nghe thấy trước những giới quyền lực của thế giới này, để họ có thể nhận ra được lỗi của họ trong những tội ác đó – tội ác! – của sự khốn cùng họ tạo ra.”(9) Để đối lại, sứ vụ của mẹ – và mẹ đứng lên thay cho hàng ngàn, thậm chí hàng triệu người – là tiến đến với những sự đau khổ, bằng sự tận hiến quảng đại, đụng chạm đến và băng bó mọi thân thể bị thương, chữa lành mọi đời sống bị tan vỡ.
Quả quyết và bền bỉ đi theo con đường bất bạo động đã tạo ra được những kết quả thật đáng nhớ. Những thành tựu của Đức Mahatma Gandhi và Khan Abdul Ghaffar Khan trong công cuộc giải phóng Ấn độ, và của Tiến sĩ Martin Luther King Jr trong cuộc chiến chống phân biệt chủng tộc sẽ không bao giờ bị quên lãng. Đặc biệt phụ nữ thường là những nhà lãnh đạo bất bạo động, chẳng hạn Leymah Gbowee và hàng ngàn phụ nữ Liberia, họ đã tổ chức sự phản kháng bất bạo động và cầu nguyện đưa đến kết quả là những đàm phán hòa bình cấp cao để chấm dứt cuộc nội chiến thứ hai ở Liberia.
Chúng ta cũng không thể quên được thập kỷ đầy sự kiện quan trọng kết thúc bằng sự sụp đổ của các thể chế cộng sản ở Châu Âu. Những cộng đoàn Ki-tô giáo đã có những đóng góp của riêng mình bằng sự cầu nguyện kiên trì và hành động can đảm. Có sức ảnh hưởng đặc biệt là thừa tác vụ và giáo huấn của Thánh Gioan Phaolo II. Phản ảnh lại những biến cố năm 1989 trong Thông điệp Centesimus Annus (Bách chu niên), vị tiền nhiệm của tôi đã làm nổi bật lên sự thật rằng thay đổi trọng yếu trong đời sống của con người, các dân tộc và các chính phủ có được “nhờ sự phản đối trong hòa bình qua cách sử dụng những vũ khí của sự thật và công bình.”(10) Sự chuyển biến chính trị hòa bình có thể thực hiện được một phần “nhờ sự cam kết bất bạo động của những người, trong khi luôn đầu hàng trước quyền lực, đã thành công theo thời gian trong việc tìm ra những con đường hiệu quả mang chứng tá của sự thật.” Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo tiếp tục nói: “Nguyện xin cho con người học cách chiến đấu cho công bằng mà không dùng đến bạo lực, từ bỏ đấu tranh giai cấp trong những tranh luận nội bộ của họ và chiến tranh trong các cuộc tranh luận quốc tế.”(11)
Giáo hội đã can dự vào những chiến lược xây dựng hòa bình bất bạo động ở nhiều quốc gia, lôi kéo những đảng phái bạo lực nhất vào những nỗ lực xây dựng một nền hòa bình thực sự và bền lâu.
Những nỗ lực đó đại diện cho các nạn nhân của sự bất công và bạo lực không phải là di sản của riêng Giáo hội Công giáo, nhưng là tiêu chuẩn của nhiều truyền thống tôn giáo, trong đó “lòng thương xót và tính bất bạo động là những yếu tố trọng yếu dẫn đến con đường của sự sống.”(12) Tôi tái khẳng định một cách mạnh mẽ rằng “không tôn giáo nào là tôn giáo khủng bố.”(13) Bạo lực là báng bổ danh thánh Thiên Chúa.(14) Chúng ta hãy kiên trì lặp đi lặp lại rằng: “Không được dùng Danh Thánh Thiên Chúa để biện minh cho bạo lực. Hòa bình là thánh thiêng. Hòa bình là thánh thiêng, không phải chiến tranh!”(15)

Cội rễ đường lối bất bạo động xuất phát từ trong gia đình
5. Nếu tính bạo lực có nguồn gốc từ trong tâm hồn của con người, thì yếu tố nền tảng hàng đầu để thực hành tính phi bạo lực phải bắt đầu từ trong gia đình. Đây là một phần của niềm vui yêu thương mà tôi đã mô tả hồi tháng Ba trong Tông huấn Amoris Laetitia (Niềm Vui Yêu Thương), sau hai năm suy tư của Giáo hội về hôn nhân và gia đình. Gia đình là môi trường thử thách không thể thiếu được trong đó vợ chồng, cha mẹ và con cái, anh em và chị em, học cách giao tiếp với nhau và thể hiện sự quan tâm quảng đại cho nhau, và cũng là nơi những bất đồng và thậm chí xung khắc phải được giải quyết không phải bằng bạo lực, nhưng bằng đối thoại, tôn trọng, quan tâm đến thiện ích cho nhau, thương xót và tha thứ.(16) Từ trong gia đình, niềm vui yêu thương đổ tràn ra thế giới và chiếu tỏa trên toàn xã hội.(17) Một nguyên tắc xử thế mang tình huynh đệ và cùng chung sống hòa bình giữa các cá nhân và giữa các dân tộc không thể dựa trên lập luận của sự sợ hãi, của bạo lực và tính cố chấp, nhưng phải đặt trên tính trách nhiệm, tôn trọng và đối thoại chân thành. Do đó, tôi khẩn xin cho sự giải trừ quân bị và sự ngăn cấm và hủy bỏ những loại vũ khí hạt nhân: vũ khí hạt nhân ngăn chặn và sự đe dọa hủy diệt lẫn nhau không thể được đặt làm nền tảng của nguyên tắc xử thế như vậy.(19) Cùng một mức độ khẩn thiết như vậy, tôi cũng nài xin chấm dứt bạo lực gia đình và sự ngược đãi phụ nữ và trẻ em.
Năm Thánh Thương xót kết thúc vào Tháng Mười Một khuyến khích mỗi người chúng ta có cái nhìn vào tận sâu thẳm và cho phép lòng thương xót của Thiên Chúa đi vào đó. Năm Thánh dạy chúng ta nhận ra được không biết bao nhiêu cá nhân và các nhóm xã hội khác nhau bị đối xử bằng sự thờ ơ và là đối tượng của bất công và bạo lực. Họ cũng là một phần của “gia đình” của chúng ta; họ cũng là những anh em chị em của chúng ta. Đường lối bất bạo động phải được bắt đầu từ trong gia đình và sau đó lan tỏa ra toàn thể gia đình nhân loại. Thánh Tê-rê-sa Lisieux mời gọi chúng ta hãy thực hành một con đường yêu thương nhỏ bé, đừng bỏ qua một lời nói đẹp, một nụ cười hay bất kỳ một hành động nhỏ nào gieo hạt cho hòa bình và tình bạn hữu. Một nền sinh thái học toàn diện cũng phải được tạo thành từ những hành động đơn sơ thường nhật phá vỡ những lập luận của bạo lực, bóc lột và ích kỷ.”(19)

Lời mời gọi của tôi
6. Xây dựng hòa bình qua tính bất bạo động thiết thực mang tính bổ trợ tự nhiên và cần thiết cho những nỗ lực liên tục của Giáo hội để giới hạn việc sử dụng sức mạnh bằng cách áp dụng những quy phạm đạo đức; Giáo hội làm việc đó qua sự tham gia vào những công việc của các tổ chức quốc tế và qua sự đóng góp đầy chuyên môn của nhiều Ki-tô hữu trong việc lập dự thảo pháp luật ở mọi cấp độ. Chính Chúa Giê-su đã đưa ra một “hướng dẫn” cho con đường xây dựng hòa bình trong Bài giảng Trên Núi. Tám Mối Phúc (Mt 5:3-10) đưa ra chân dung của một con người mà chúng ta có thể mô tả là được chúc phúc, tốt lành và chân thật. Chúa Giê-su nói với chúng ta, phúc cho người hiền lành, người thương xót và người xây dựng hòa bình, đó là những người mang tâm hồn thanh sạch, và đó là những người đói và khát sự công bình.
Đây cũng là một chương trình và một thách thức cho các nhà lãnh đạo chính trị và tôn giáo, người đứng đầu các tổ chức quốc tế, và những nhà điều hành kinh doanh và truyền thông: áp dụng các Mối phúc trong việc thực hành những trách nhiệm liên quan của họ. Đó là một thách thức lớn để xây dựng xã hội, các cộng đồng và doanh nghiệp bằng vai trò là những người xây dựng hòa bình. Thể hiện lòng thương xót qua việc không loại bỏ tha nhân, làm tổn hại môi trường, hay tìm cách chiến thắng với bất kỳ giá nào. Đề làm được như vậy đòi hỏi “sẵn sàng đối phó với những xung khắc trước mặt, giải quyết nó và tạo cho nó một sự kết nối trong chuỗi liên kết của một tiến trình mới.”(20) Hành động theo cách này có nghĩa là phải chọn tính đoàn kết như là một con đường để tạo dựng lịch sử và xây dựng tình huynh đệ trong xã hội. Tính bất bạo động thiết thực là một con đường cho thấy sự hợp nhất thực sự mạnh mẽ hơn và có kết quả tốt hơn sự xung khắc. Mọi việc trên thế giới đều có tương quan với nhau.(21) Một số sự khác biệt nào đó có thể gây ra bất đồng. Nhưng chúng ta hãy đối mặt với chúng theo tinh thần xây dựng và phi bạo lực, để “những căng thẳng và những sự đối chọi nhau có thể trở thành tính đa dạng và sự hòa hợp xây dựng sự sống,” bảo tồn “những gì có giá trị và hữu ích cho cả hai phía.”(22)
Tôi cam kết sự hỗ trợ của Giáo hội trong mọi nỗ lực để xây dựng hòa bình qua sự bất bạo động thiết thực và sáng tạo. Ngày 1 tháng 1, 2017, phân Bộ Cổ vũ Sự Phát triển Con người Toàn diện sẽ bắt đầu hoạt động. Phân Bộ sẽ giúp Giáo hội cổ vũ theo một cách có hiệu quả hơn “tài sản vô giá của công lý, hòa bình, và chăm sóc tạo vật” và quan tâm đến “người di cư, những người thiếu thốn, bệnh nhân, người bị loại trừ và bị gạt ra bên lề, người trong lao tù và người thất nghiệp, cũng như những nạn nhân của xung đột vũ trang, thảm họa thiên nhiên, và mọi hình thức nô lệ và tra tấn.”(23) Mỗi sự đáp trả như vậy, cho dù rất khiêm tốn, cũng chung tay để xây dựng một thế giới phi bạo lực, bước đầu tiên tiến đến công lý và hòa bình.

Kết luận
8. Theo truyền thống, tôi ký Thông điệp này ngày 8 tháng 12, Ngày Kính Trọng thể Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria Đồng Trinh Đầy Ơn Phúc. Mẹ Maria là Nữ vương Hòa bình. Khi Con Mẹ chào đời, các thiên thần ca mừng vinh danh Thiên Chúa và chúc bình an trên dương thế cho những người thiện tâm (Lc 2:14). Chúng ta hãy cầu xin Mẹ hướng dẫn chúng ta.
“Tất cả chúng ta đều mong muốn hòa bình. Rất nhiều người đang xây dựng nó từng ngày từng ngày qua những hành động nhỏ; rất nhiều người đang chịu đau khổ, tuy nhiên vẫn kiên trì giữ vững những cố gắng của họ để trở thành những người xây dựng hòa bình.”(24) Năm 2017, nguyện xin cho chúng ta biết dốc sức bằng cầu nguyện và tích cực xua tan bạo lực khỏi tâm hồn chúng ta, lời nói và hành động, và trở thành những người bất bạo động, và để xây dựng những cộng đồng bất bạo động biết chăm sóc cho ngôi nhà chung của chúng ta. “Không việc gì là không thể nếu chúng ta biết hướng lên Thiên Chúa trong cầu nguyện. Mỗi người đều có thể trở thành một kiến trúc sư hòa bình.”(25)
Vatican, 8 tháng 12, 2016
Phanxico
***
(1) Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium, 228.
(2) PAUL VI, Message for the First World Day of Peace, 1 January 1968.
(3) “The Legend of the Three Companions”, Fonti Francescane, No. 1469.
(4) BENEDICT XVI, Angelus, 18 February 2007.
(5) Ibid.
(6) Ibid.
(7) MOTHER TERESA, Nobel Lecture, 11 December 1979.
(8) Meditation, “The Road of Peace”, Chapel of the Domus Sanctae Marthae, 19 November 2015.
(9) Homily for the Canonization of Mother Teresa of Calcutta, 4 September 2016.
(10) No. 23.
(11) Ibid.
(12) Address to Representatives of Different Religions, 3 November 2016.
(13) Address to the Third World Meeting of Popular Movements, 5 November 2016.
(14) Cf. Address at the Interreligious Meeting with the Sheikh of the Muslims of the Caucasus and Representatives of Different Religious Communities, Baku, 2 October 2016.
(15) Address in Assisi, 20 October 2016.
(16) Cf. Post-Synodal Apostolic Exhortation Amoris Laetitia, 90-130.
(17) Cf. ibid., 133, 194, 234.
(18) Cf. Message for the Conference on the Humanitarian Impact of Nuclear Weapons, 7 December 2014.
(19) Encyclical Laudato Si’, 230.
(20) Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium, 227.
(21) Cf. Encyclical Laudato Si’, 16, 117, 138.
(22) Apostolic Exhortation Evangelii Gaudium, 228.
(23) Apostolic Letter issued Motu Proprio instituting the Dicastery for Promoting Integral Human Development, 17 August 2016.
(24) Regina Coeli, Bethlehem, 25 May 2014.
(25) Appeal, Assisi, 20 September 2016.
[Văn bản của Vatican cung cấp]


[Nguồn: zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 13/12/2016]