Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Đức ông Viganò với một năm cải tổ Truyền thông Vatican

Đức ông Viganò với một năm cải tổ Truyền thông Vatican

Monsignor Dario Viganò, Prefect of the Vatican Secretariat for Communications
Đức ông Dario Viganò, Tổng trưởng Quốc vụ viện Truyền thông Vatican
27/06/2016 15:11
(Vatican Radio) Một năm kể từ khi phát hành văn kiện “Motu Proprio” qua đó Đức thánh Cha Phanxico đã thành lập Quốc vụ viện Truyền thông mới chịu trách nhiệm cải tổ truyền thông Vatican, Tổng trưởng Quốc vụ viện, Đức ông Dario Eduardo Viganò, tóm tắt công việc đã hoàn thành trong 12 tháng qua và cái nhìn về phía trước đến một viễn cảnh mới.
Trong một cuộc phỏng vấn với Alessandro Gisotti thuộc Vatican Radio, Đức ông Viganò cho thấy rằng những chỉ thị rõ ràng trong tự sắc “Motu Proprio” của Đức Thánh Cha đặt văn hóa kỹ thuật số hiện nay vào vị trí trung tâm của sự cải cách và thay đổi cái nhìn vào điểm “User first” (Người sử dụng là trên hết), điều đó là một thách thức để chúng ta phải biết “ngưng xem mình là trọng tâm với giả định rằng mọi người khác đang lắng nghe và nhìn vào chúng ta.”
Sự cải tổ truyền thông xem xét tất cả mọi đầu ra của truyền thông Vatican bao gồm nhật báo “L’Osservatore Romano” (Người quan sát Roam), Vatican Radio (đài phát thanh Vatican), CTV (đài truyền hình Vatican), nhà xuất bản LEV, nhà in và Văn phòng Báo chí Vatican.
Đức ông Viganò cho biết con số 85% dân số sử dụng các thiết bị di động để kết nối truyền thông. Đức ông nói, tự sắc “Motu Proprio” của Đức Thánh Cha là “một lời mời gọi bỏ đi sự tự hào về cách truyền thông theo một chiều hướng duy nhất” và nhận biết rằng chúng ta được kêu gọi để mang sứ điệp Tin mừng đến cho mọi người trong thời đại ngày nay, bị chìm vào hình thức truyền thông mới.
Nói về một năm làm việc vừa qua, đức ông Viganò nói rằng nó là một thời gian rất căng thẳng nhưng “cuốn hút”, được nhìn thấy khoảng 400 người vùi mình vào trong hơn 140 cuộc họp với một nỗ lực hiểu thấu được tiềm năng hiện tại và rút ra những dự án mới. Ngài nói, một số những dự án này đã có kết quả qua sự đầu tư cho huấn luyện chuyên môn và một số thành viên trong ban  nhân viên được có cơ hội “phát triển” qua việc học tiếp lên bậc thạc sĩ quản trị kinh doanh và truyền thông.
Đức ông Viganò nói rằng chính Đức Thánh Cha và Hội đồng Hồng y C9 đã rất thích thú với buổi họp cuối cùng hồi đầu tháng 6 để cập nhật về cách thức cải tổ sẽ được bắt đầu như thế  nào. Ngài nói, những con số đặc biệt được nói đến rất nhiều vì “các Hồng y sẽ phải chịu trách nhiệm về một số những quyết định” được đưa ra.
Liên quan đến khía cạnh kỹ thuật của sự cải cách và cách trình bày cổng portal internet truyền thông đa phương tiện mới, đức ông Viganò cho biết rằng “thật tốt khi có được cổng portal mới với phần mềm tốt hơn, nhiều tùy chọn hơn v.v.. nhưng sự cải cách thực sự diễn ra đàng sau cánh gà.” Ngài mô tả cổng portal giống như đỉnh của tảng băng chìm của một hệ thống trong đó mọi thứ sẽ được sản xuất bởi nỗ lực nhóm phối hợp hài hòa: “chúng tôi phải học cách bỏ kinh nghiệm cá nhân sang một bên và đặt bản thân mình một cách khiêm nhường vào trong vị trí người học, vì sự khiêm nhường là con đường cần thiết để tiến đến cải tổ.”
Và liên quan đến chính cổng portal, đức ông Viganò giải thích rằng nó sẽ bao gồm video, podcast, hình ảnh, những mục có thể in ra và phát thanh trực tuyến. Ngài nói rằng những lợi điểm cho những người nghe/xem/đọc chúng tôi là họ không phải lúng túng hay “rối tung” lên khi chuyển tìm kiếm sang chúng tôi.
Trước khẳng định rằng “chúng tôi không tồn tại ở giữa công chúng,” ngài nói rằng khi Đức Phanxico được bầu lên ngôi Giáo hòng, hầu hết mọi người truy cập vào Wikipedia để tìm xem Jorge Mario Bergoglio là ai và ngài nói rằng còn rất nhiều việc cần phải làm liên quan đến danh tiếng và uy thế của web .
“Chúng tôi phải trở thành ‘nguồn truy cập’ cho tin tức về Đức Thánh Cha và Vatican – không phải là một nguồn chính thức (quyền đó là của Văn phòng Báo chí) nhưng là một nguồn quan trọng, ngài nói.
Theo sau một phân tích chuyên sâu của các tổ chức xây dựng nên truyền thông Vatican, đức ông Viganò nói rằng Quốc vụ viện đã đi đến kết luận đó là công việc của những người để rồi cuối cùng nó bị đưa vào tình thế bất lợi: “nó giống như một động cơ đầy đủ tất cả mọi thứ nhưng hoạt động vẫn không hiệu quả; thay vì tạo ra năng lượng nó lại chỉ tạo ra nhiệt và cuối cùng là quá nóng và đứng máy. Ở đây chúng tôi có một động cơ; chúng tôi muốn nó hoạt động chính xác để nó có thể chạy nhanh, để nó có thể dừng lại, để nó có thể vượt qua khi cần thiết.”
Liên quan đến việc sát nhập đài phát thanh Vatican (Vatican Radio) và đài truyền hình Vatican (CTV), đức ông Viganò nói đó là một ‘sự sắp đặt lại vị trí’ và là một sự ‘trao quyền chính thức’ cho những chương trình phát thanh trực tuyến trong nước “105 Live” sẽ sớm trở thành sự thật vì, theo ngài nói, việc giữ lại đài phát thanh rất quan trọng và người ta có thể tiếp tục nghe đài  Vatican bằng tiếng Ý. Tuy nhiên, ngài nói, cũng có thể sẽ phát những chương trình phát thanh mới bằng các ngôn ngữ khác.
“Khi cha Lombardi nói đến dịp kỷ niệm 80 năm đài, Vatican Radio không còn là một trạm phát thanh nữa,” ngài nói.
Những chương trình bằng các ngôn ngữ khác, đức ông Viganò giải thích, sẽ là ‘trái tim chung nhịp đập,’ là những nhân tố chính của ‘nội dung hub’ của cổng portal mới với rất nhiều chương trình đa ngôn ngữ và đa văn hóa có nội dung văn bản và âm thanh sẽ được cung cấp qua podcasts.

(Linda Bordoni)

[Nguồn: en.radiovaticana.va]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 03/07/2016]


BÀI GIẢNG HUẤN ANGELUS: Trở về trong hân hoan

BÀI GIẢNG HUẤN ANGELUS: Trở về trong hân hoan

‘Có bao nhiêu các bạn trẻ trong số những người có mặt ở đây trong quảng trường hôm nay cảm nhận tiếng gọi đi theo Người của Thiên Chúa? Đừng sợ hãi! Hãy can đảm và mang đến cho người khác ngọn đuốc này của lòng nhiệt huyết tông đồ được những vị tông đồ mẫu mực để lại.’
3 tháng 7, 2016
Angelus 30 August 2015
ẢNH.VA - OSSERVATORE ROMANO
Dưới đây là bản dịch của ZENIT về bài giáo huấn Angelus của Đức Thánh Cha Phanxico vào buổi trưa hôm nay cho các tín hữu tại Quảng trường Thánh Phê-rô:
****
Trước Kinh Truyền tin:
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Trích đoạn Tin mừng hôm nay, lấy trong chương 10 Tin mừng Luca (cc. 1-12.17-20), giúp chúng ta hiểu được điều gì là quan trọng khi khẩn cầu cùng Thiên Chúa, “ông chủ mùa gặt sai những người làm công đi thu hoạch vụ mùa cho ông” (c. 2). “Người làm công” mà Chúa Giê-su nói đến ở đây là các nhà truyền giáo cho Vương quốc của Thiên Chúa, mà chính Người đã gọi và sai “72 người khác được chọn và Người sai các ông đi trước Người đến mọi thành và nơi Người dự định tới thăm (c. 1). Nhiệm vụ của các ông là công bố tin mừng cứu rỗi cho muôn dân. Các nhà truyền giáo luôn rao giảng sứ điệp cứu độ cho mọi người; không phải chỉ các nhà truyền giáo mới ra đi, thậm chí chúng ta, những người truyền giáo Ki-tô hữu là những người phải nói lời đẹp về ơn cứu độ. Và đây là ân sủng mà Đức Ki-tô ban tặng Thánh Thần cho chúng ta. Loan báo này như sau: “Triều đại Thiên Chúa đã đến gần các ông.” (c. 9), vì Đức Giê-su đã “đưa Thiên Chúa lại gần” chúng ta; Thiên Chúa ở giữa chúng ta; trong Đức Giê-su, Thiên Chúa trị vì giữa chúng ta, tình yêu thương xót của Người vượt trên tội lỗi và sự đau khổ của nhân loại.
Và đây là Tin Vui mà “các người làm công” phải mang đến cho muôn người một thông điệp hy vọng và ủi an, an bình và bác ái. Khi Chúa Giê-su sai các tông đồ của Người đi trước Người vào các làng mạc, Người dặn các ông, “Vào bất kỳ nhà nào, trước tiên hãy nói, ‘Bình an cho nhà này!  ‘... Hãy chữa những người đau yếu trong thành” (cc.5.9). Tất cả các điều này có nghĩa rằng Vương quốc Thiên Chúa được xây dựng từng ngày từng ngày và trên trần gian này đã trổ sinh nhiều hoa trái của sự hoán cải, sự thanh luyện, tình yêu và sự an ủi giữa nhân loại. Đó là một nét rất đẹp! Xây dựng Vương quốc Thiên Chúa từng ngày từng ngày bằng việc vâng nghe đi trước. Xin đừng phá hủy, hãy xây dựng!
Tinh thần mà các môn đệ của Chúa Giê-su cần có để thực hiện sứ vụ này là gì? Trước hết: người Ki-tô hữu phải ý thức được thực tế khó khăn và đôi khi là thù địch đang chờ đợi mình; Chúa Giê-su không nói úp mở về chuyện đó; quả thực, Đức Giê-su nói, “Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói (c. 3).’ Thật là rõ ràng.
Lòng thù địch luôn luôn là khởi đầu của sự bách hại người Ki-tô hữu; vì Chúa Giê-su biết rằng sứ vụ đó chống lại công việc của Ma quỷ. Vì vậy, người làm công cho Tin mừng sẽ phải chiến đấu để thoát khỏi những ảnh hưởng của con người về mọi mặt, không mang theo túi tiền, bao bị, giầy dép (c. 4), như Chúa Giê-su yêu cầu, chỉ cậy dựa duy nhất vào quyền năng của Thập tự của Đức Ki-tô. Điều này có nghĩa là từ bỏ mọi lý do cá nhân để được khoe khoang, để có danh vọng hay khao khát quyền lực, và nó có nghĩa là trở nên những khí cụ khiêm nhường cho ơn cứu độ nhờ sự hy sinh của chính Chúa Giê-su.
Sứ vụ đó của người Ki-tô hữu trên trần gian thật là tuyệt vời, đó là sứ vụ cho tất cả mọi người, đó là sứ mạng phục vụ, không loại trừ ai; nó đòi hỏi rất nhiều sự rộng lượng và đặc biệt đôi mắt và tâm hồn phải hướng lên cao, để cầu xin sự trợ giúp của Thiên Chúa. Nhu cầu cần có những Ki-tô hữu biết làm chứng cho niềm vui Tin mừng mỗi ngày là rất rất lớn. Những môn đệ được Chúa Giê-su sai đi “đã trở về với lòng hân hoan” (c. 17). Khi chúng ta làm điều này, tâm hồn chúng ta sẽ ngập tràn niềm vui. Và cụm từ này đã làm cho cha nghĩ đến Giáo hội vui mừng, vui mừng biết bao nhiêu khi con cái đón nhận Tin Vui qua sự tận hiến của biết bao nhiêu người loan báo Tin mừng từng ngày:  các linh mục – những vị mục tử nhân lành mà tất cả chúng ta biết – các nữ tu, những người con tận hiến, những người truyền giáo – và cha tự hỏi – có bao nhiêu người trong chúng ta nghe tiếng mời gọi – có bao nhiêu các bạn trẻ trong số những người có mặt ở đây trong quảng trường hôm nay cảm nhận tiếng gọi đi theo Người của Thiên Chúa? Đừng sợ hãi! Hãy can đảm và mang đến cho người khác ngọn đuốc này của lòng nhiệt huyết tông đồ được những vị tông đồ mẫu mực để lại.
Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa, qua sự cầu bầu của Đức Mẹ Đồng trinh Maria xin Mẹ đừng bao giờ để Giáo hội thiếu những tâm hồn rộng lượng, để những tâm hồn đó mang tình yêu và lòng nhân từ của Chúa Cha Trên trời đến cho muôn người.
[Văn bản gốc: Tiếng Ý] [Bản dịch của Deborah Castellano Lubov]

Sau kinh Truyền tin:
Anh chị em thân mến,
Cha xin bày tỏ tình thân ái với những gia đình của những người đã bị giết và bị thương trong vụ tấn công xảy ra hôm qua ở Dhaka, và những gì xảy ra ở Baghdad. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cho họ, cầu nguyện cho những người đã qua đời và xin Thiên Chúa thay lòng đổi dạ những tâm hồn bạo lực và mù quáng do lòng thù hận.
Ave Maria …
Cha xin chào đón tất cả mọi người, những tín hữu từ Roma và những khách hành hương đến từ Ý và những quốc gia khác. Đặc biệt, đoàn khách do Đức Giám mục Bergamo – Atalanta dẫn đầu, nhóm khách hành hương từ Bragança-Miranda (Bồ đào nha); các chị nữ tu dòng Truyền giáo Thánh tâm  từ Hàn quốc cùng với một số tín hữu; giới trẻ Ibiza đang chuẩn bị lãnh nhận Bí tích Thêm sức; và một đoàn khách hành hương từ Venezuela. Cha cũng xin chào mừng nhóm người đồng hương của cha từ La Rioja, Chilecito: chúng ta có thể nhìn thấy lá cờ ở đằng kia!
Lời chào mừng xin gửi đến những khách hành hương đặc biệt, theo tên gọi của lòng thương xót: những người tín hữu của vùng Ascoli Piceno, đã làm cuộc đi bộ dọc theo con phố cổ Via Salaria; một trong những thành viên của Liên đoàn Du lịch Equestrian của Ý, đi bằng ngựa, một số đến từ Krakow; và những anh chị em đi xe đạp và xe máy đến từ Cardito (Naples).
Cuối cùng, cha xin chào mừng Hội “Crumbs of Hope of Carla Zichetti” (Những miếng bánh hy vọng của vùng Carla Zichetti), Gia đình giáo dân Camillian, nhà trẻ Verdellino, và các thanh niên vùng Albino và Desenzano, và những người từ Sassari đến.
Trong Năm thánh lòng thương xót, cha rất vui mừng nhắc rằng thứ Tư này, chúng ta sẽ kỷ niệm mừng thánh Maria Goretti, nữ thánh tử đạo, ngài trước khi chết đã tha thứ cho kẻ giết mình. Cô gái này xứng đáng để chúng ta cho một tràng pháo tay  của toàn quảng trường!
Cha chúc tất cả một Chúa nhật tốt lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc tất cả bữa trưa ngon miệng và tạm biệt!
[Văn bản gốc: Tiếng Ý] [Bản dịch của Deborah Castellano Lubov]

[Nguồn: ZENIT]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 04/07/2016]