Thứ Tư, 2 tháng 11, 2022

LỄ TRỌNG LỄ CÁC THÁNH Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 1 tháng 11, 2022

LỄ TRỌNG LỄ CÁC THÁNH Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 1 tháng 11, 2022

LỄ TRỌNG LỄ CÁC THÁNH
Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha Phanxicô

Quảng trường Thánh Phêrô

Thứ Ba, 1 tháng Mười Một, 2022

*******

Lúc 12 giờ trưa nay, Thứ Ba ngày 1 tháng Mười Một năm 2022, Đức Thánh Cha xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc của ngài trong Điện Tông tòa Vatican để đọc Kinh Truyền tin với các tín hữu và khách hành hương tập trung trong Quảng trường Thánh Phêrô.

____________________________

Anh chị em thân mến, chúc anh chị em ngày lễ hạnh phúc, buongiorno!

Hôm nay, chúng ta mừng các thánh, và chúng ta có thể có ấn tượng không đúng: có thể chúng ta nghĩ rằng chúng ta đang mừng kính những người chị em và anh em trong cuộc sống là những người hoàn hảo, luôn thẳng thắn, nghiêm nhặt, hay đúng hơn là “cứng nhắc”. Thay vào đó, Tin Mừng hôm nay cho thấy quan điểm khuôn mẫu này là không đúng, tức là “sự nên thánh hoàn hảo như tranh vẽ”. Thực ra, các Mối Phúc của Chúa Giêsu (x. Mt 5:1-12), vốn là tờ căn cước của các thánh, cho thấy hoàn toàn ngược lại: các mối phúc đó nói về một cuộc sống ngược lại với thói quen bình thường, là một cuộc sống mang tính cách mạng! Các thánh là những nhà làm cách mạng thật sự.

Ví dụ, chúng ta hãy lấy một mối phúc rất có tính thời sự: “Phúc thay ai xây dựng hòa bình” (câu 9), và chúng ta thấy sự bình an của Chúa Giêsu rất khác so với những gì chúng ta tưởng tượng. Tất cả chúng ta đều mong muốn hòa bình, nhưng điều chúng ta muốn thường không thật là hòa bình, đó chỉ là trong tình trạng yên ổn, được yên ổn, không có vấn đề gì và là sự yên bình. Thay vào đó, Chúa Giêsu không gọi phúc cho những người bình thản, những người đang trong bình yên, nhưng là những người xây dựng hòa bình và cố gắng xây dựng hòa bình, những người xây dựng, là những sứ giả hòa bình. Quả thật, hòa bình phải được xây dựng, và cũng giống như bất kỳ công trình xây dựng nào, nó đòi hỏi nỗ lực, sự cộng tác, kiên nhẫn. Chúng ta muốn hòa bình từ trên cao đổ xuống, nhưng thay vào đó, Kinh Thánh nói đến “hạt giống bình an” (Dcr 8:12), bởi vì nó nảy mầm từ đất sự sống, từ hạt giống trong lòng chúng ta; nó lớn lên trong âm thầm, ngày qua ngày, qua các công việc công bình và lòng thương xót, như những chứng nhân sáng chói mà chúng ta đang cử hành hôm nay đã cho chúng ta thấy. Một lần nữa, chúng ta lại bị dẫn dắt để tin rằng hòa bình có được từ vũ lực và quyền lực: đối với Chúa Giêsu thì ngược lại. Cuộc đời của Chúa và của các thánh cho chúng ta biết rằng hạt giống hòa bình trước hết phải chết đi để lớn lên và đơm hoa kết trái. Hòa bình không đạt được bằng cách chế ngự hoặc đánh bại ai đó, không bao giờ là bạo lực, không bao giờ được trang bị vũ trang. Tôi đang xem chương trình truyền hình “A Sua Immagine” (“Theo hình ảnh của Ngài”) – nhiều vị thánh đã chiến đấu, đã làm nên hòa bình nhưng bằng công việc, hiến mạng sống của mình, hiến dâng mạng sống của mình.

Vậy làm cách nào để một người trở thành người xây dựng hòa bình? Trước hết, người đó phải giải giới tâm hồn. Đúng vậy, vì tất cả chúng ta đều được trang bị với những tư tưởng hung hăng chống lại nhau, và cắt lời nhau, và chúng ta nghĩ cách để tự vệ bằng hàng rào thép gai của sự than thở và những bức tường bê tông của sự thờ ơ, và giữa sự than thở và sự thờ ơ, chúng ta phàn nàn, và đây không phải là hòa bình, đó là chiến tranh. Hạt giống hòa bình kêu gọi việc phi quân sự trái tim. Trái tim của bạn thế nào? Nó đã được phi quân sự chưa hay là vẫn như thế, với những thứ đó, với những sự kêu ca và thờ ơ, với sự hung hăng? Và làm cách nào để chúng ta phi quân sự trái tim. Bằng cách mở lòng ra với Chúa Giêsu, Đấng là “bình an của chúng ta” (Êp 2:14); bằng cách đứng trước Thánh giá của Chúa, đó là ngai tòa của hòa bình; bằng cách đón nhận từ Ngài “sự tha thứ và bình an” trong Tòa Cáo giải. Đây là nơi chúng ta bắt đầu, bởi vì trở thành những người kiến tạo hòa bình, trở thành những vị thánh, không thuộc khả năng của chúng ta, đó là những ơn, đó là một trong những ơn của Chúa, đó là ân sủng.

Thưa anh chị em, chúng ta hãy duyệt xét trong lòng và tự hỏi: chúng ta có phải là những người kiến tạo hòa bình không? Ở nơi chúng ta sinh sống, học tập và làm việc, chúng ta có mang đến những căng thẳng, những lời nói gây tổn thương, những lời bàn tán độc hại, những tranh cãi gây chia rẽ không? Hay chúng ta mở ra con đường bình an, tha thứ cho những người đã xúc phạm đến chúng ta; chúng ta có quan tâm đến những người bị gạt ra bên lề, chúng ta có sửa chữa lại sự bất công bằng cách giúp đỡ những người có ít hơn không? Điều này được gọi là xây dựng hòa bình.

Tuy nhiên, một câu hỏi cuối cùng có thể nảy sinh đối với từng mối phúc: sống theo cách này có đáng không? Nó có phải là đánh mất không? Chính Chúa Giêsu đã cho chúng ta câu trả lời: những người xây dựng hòa bình “sẽ được gọi là con Thiên Chúa” (Mt 5:9): ở thế gian, họ có vẻ lạc lõng, vì họ không chịu khuất phục trước luận lý của quyền lực và chiến thắng, trên Thiên đàng. họ sẽ là những người gần Chúa nhất, trở nên giống Chúa nhất. Nhưng, trong thực tế, ở đây ngay cả những người thắng thế vẫn trắng tay, trong khi những người yêu thương mọi người và không làm ai tổn thương lại chiến thắng: như Thánh Vịnh đã nói, “Hãy xem kẻ thiện toàn, cứ nhìn người chính trực, ai hiếu hoà sẽ được con dòng cháu giống” (xem Tv 37:37).

Xin Đức Trinh Nữ Maria, Nữ Vương các Thánh, giúp chúng ta trở thành những người xây dựng hòa bình trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.

________________________

Sau Kinh Truyền tin

Hai ngày nữa, cha sẽ khởi hành chuyến tông du đến Vương quốc Bahrain, và cha sẽ ở lại đó cho đến Chúa nhật. Bây giờ, tôi xin gửi lời chào và lời cảm ơn chân thành đến Đức Vua, các cấp chính quyền, anh chị em tín hữu và toàn thể người dân cả nước, đặc biệt là những anh chị em đang làm công tác chuẩn bị cho chuyến viếng thăm này. Đó sẽ là một Hành trình để đối thoại: thật vậy, tôi sẽ tham dự một Diễn đàn với chủ đề về nhu cầu tất yếu của phương Đông và phương Tây để xích lại gần nhau hơn vì lợi ích cho sự chung sống của con người; Tôi sẽ có cơ hội nói chuyện với các vị đại diện tôn giáo, đặc biệt là Hồi giáo. Cha xin tất cả anh chị em đồng hành với cha bằng lời cầu nguyện, để mọi cuộc họp và sự kiện có thể là một cơ hội hữu hiệu, nhân danh Chúa, để hỗ trợ công cuộc của tình huynh đệ và hòa bình mà thời đại của chúng ta đang rất cần và cấp bách.

Cha gửi lời chào tất cả anh chị em, người Roma và anh chị em hành hương đến từ nước Ý và các quốc gia khác. Đặc biệt, cha chào các tín hữu của Setúbal, ở Bồ Đào Nha, và các thanh thiếu niên tuyên xưng đức tin đến từ Cassina de ’Pecchi, thuộc giáo phận Milan.

Tôi vui mừng chào đón những người tham gia cuộc đua Corsa dei Santi, được tổ chức bởi Tổ chức “Don Bosco Missions” để mừng kính Các Thánh theo chiều kích cử hành bình dân. Cảm ơn anh chị em vì sáng kiến tuyệt vời và sự hiện diện của anh chị em!

Anh chị em thân mến, xin chúng ta đừng quên Ukraine tử vì đạo: chúng ta hãy cầu nguyện cho hòa bình, chúng ta hãy cầu nguyện để có hòa bình ở Ukraine.

Ngày mai được dành để tưởng nhớ tất cả các tín hữu đã qua đời. Bên cạnh việc đi viếng mộ của những người thân yêu của chúng ta theo truyền thống, cha mời gọi anh chị em hãy nhớ cầu nguyện cho họ được an nghỉ, đặc biệt là trong Thánh lễ.

Cha chúc tất cả anh chị em ngày lễ hạnh phúc. Và xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng, và arrivederci!


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 2/11/2022]


Đây là những “con số” mà Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tìm thấy ở Bahrain: Ơn gọi, Linh mục, người Công giáo, v.v.

Đây là những “con số” mà Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tìm thấy ở Bahrain: Ơn gọi, Linh mục, người Công giáo, v.v.
Nhà thờ Chánh tòa Đức Bà Arabia ở Awali. Photo: Vatican Media

Đây là những “con số” mà Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tìm thấy ở Bahrain: Ơn gọi, Linh mục, người Công giáo, v.v.

Số giáo dân trung bình trên một linh mục là 8.045 người. Tổng cộng có 20 linh mục và một Giám mục.

28 tháng Mười, 2022 22:49

REDACCIÓN


__________________________________________________

(ZENIT News / Vatican City, 28.10.2022).- Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến thăm Vương quốc Bahrain, thuộc Bán đảo Ả Rập, từ ngày 3 đến 6 tháng Mười Một. Đức Thánh Cha thực hiện chuyến thăm này nhân dịp “Diễn đàn Đối thoại Bahrain: phương Đông và phương Tây vì sự chung sống của con người”. Ngoài cuộc gặp với Nhà vua (người đã giúp xây dựng nhà thờ cung hiến cho Đức Mẹ Arabia qua việc hiến tặng đất), với các Nhà chức trách và với các vị Đại diện Hồi giáo, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ cộng đoàn Công giáo của đất nước. Những con số sau đây phản ánh sự hiện diện của Giáo hội ở Bahrain:

Dân số của đất nước quân chủ thuộc Ả Rập là 1,5 triệu người. Hồi giáo là tôn giáo chính thức, với 80% dân số theo. 10% trong số 20% còn lại là người Kitô giáo. Toàn quốc có khoảng 161.000 người Công giáo.

Chỉ có một giáo khu ở Bahrain và hai giáo xứ. Tỷ lệ người Công giáo trong mỗi giáo xứ là 80.450 người. Bahrain có một Giám mục, 13 linh mục triều, bảy linh mục dòng, một tu sĩ không phải là linh mục, bảy nữ tu và 89 giáo lý viên.

Số giáo dân trung bình trên một linh mục là 8.045 người.

Giáo hội Công giáo ở Bahrain điều hành hai trường mẫu giáo và giáo dục bậc tiểu học và một trường trung học. Có 987 học sinh tiểu học và 328 học sinh trung học. Giáo hội không có trường đại học.


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 2/11/2022]