Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2020

Vệ binh Thụy Sĩ đầu tiên mang dòng máu Philippines tuyên thệ

Vệ binh Thụy Sĩ đầu tiên mang dòng máu Philippines tuyên thệ

Vệ binh Thụy Sĩ đầu tiên mang dòng máu Philippines tuyên thệ

Shutterstock | R-R

 

John Burger

09 / tháng Mười / 20


Trung úy Vincent Lüthi có cha là người Thụy Sĩ và mẹ là người Philippines.

Đội Hiến binh Thụy sĩ có thêm một chút đa dạng.

Đội Hiến binh, “quân đội” nhỏ bé bảo vệ Đức Giáo hoàng, mới đây chào đón thành viên đầu tiên mang một phần dòng máu Philippines.

Trung úy Vincent Lüthi, người con trai 22 tuổi của cha người Thụy sĩ và mẹ người Philippines, là một trong số 38 thành viên mới của đội Hiến binh tuyên thệ trong một nghi thức ở Vatican ngày 4 tháng Mười.

CDN Digital


Anh Vincent Luthi 22 tuổi từ vùng Cugy, Thụy sĩ, tuyên thệ là thành viên của Đội Vệ binh Thụy Sĩ ngày 4 tháng Mười trong Thành Vatican. Trong một bài đăng, Radio Truyền thông Công giáo Caritas Mariae nói rằng anh Luthi mang nguồn gốc Philippines và Thụy sĩ. Mẹ của anh đến từ thị trấn Santa Fe trên Đảo Bantayan. | Photos courtesy of the Vatican Press Office, via Morexette Marie Erram #CDNDigital

Vệ binh Thụy Sĩ đầu tiên mang dòng máu Philippines tuyên thệ

Vệ binh Thụy Sĩ đầu tiên mang dòng máu Philippines tuyên thệ

ANh lớn lên tại Cugy, Thụy Sĩ, nhưng mẹ của anh là người thị trấn Santa Fe trên Đảo Bantayan thuộc tỉnh Cebu.

Hôm Chủ nhật Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ các vệ binh và cha mẹ của họ trước nghi thức và cảm ơn họ vì đã chọn cống hiến “một thời tuổi trẻ của mình để phục vụ vị Kế nhiệm Thánh Phêrô,” theo bản tin của CBCP News, một cơ quan thông tấn của giáo hội được điều hành bởi Phòng Truyền thông thuộc Hội đồng Giám mục Công giáo Philippines. Các thành viên của Đội Hiến binh Thụy sĩ phải là người Thụy sĩ, là người Công giáo và là những binh sĩ hạng ưu, website cho biết.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 10/10/2020]


Đức Thánh Cha nhắc nhở các nhà đầu tư rằng lợi nhuận không chỉ thuần túy là lợi nhuận

Đức Thánh Cha nhắc nhở các nhà đầu tư rằng lợi nhuận không chỉ thuần túy là lợi nhuận

Wikimedia Commons

Đức Thánh Cha nhắc nhở các nhà đầu tư rằng lợi nhuận không chỉ thuần túy là lợi nhuận

Giáo hội chống lại lợi nhuận biến con người thành một ‘đồ vật’

05 tháng Mười, 2020 15:00

JIM FAIR


Đức Giáo hoàng Phanxico nói ngày 5 tháng Mười năm 2020, “Giáo huấn xã hội của Giáo hội phù hợp với một tầm nhìn trong đó các nhà đầu tư mong đợi được đền đáp công bằng từ những nguồn lực thu thập được, để họ hướng tới việc cung cấp tài chính cho những sáng kiến nhằm phát triển xã hội và tập thể. Về nguyên tắc, tư tưởng Kitô giáo không chống lại triển vọng lợi nhuận, nhưng chống lại với sự lợi nhuận bằng bất cứ giá nào, lợi nhuận quên đi con người, biến con người thành nô lệ, biến con người thành một ‘thứ’ trong nhiều thứ khác, một biến số trong một quy trình mà anh ta không thể kiểm soát theo bất kỳ cách nào hoặc anh ta không thể chống lại bằng bất kỳ cách nào.”

Những ý kiến của Đức Thánh Cha được trình bày trong Đại sảnh Phaolô VI, nơi ngài tiếp các giám đốc và nhân viên của Quỹ Tiền gửi và Cho vay (CDP), nhân dịp kỷ niệm 170 năm thành lập.

CDP (Cassa Depositi e Prestiti SpA) là một ngân hàng đầu tư nổi tiếng của Ý được thành lập năm 1850 tại Turin. CDP là tổ chức xúc tiến chính của Ý cho sự phát triển kinh tế thông qua các khoản đầu tư dài hạn ở cấp địa phương, khu vực và quốc gia, và hoạt động như cánh tay của chính phủ để thực thi các nhiệm vụ chính sách công.

Đức Thánh Cha nói, “Việc quản lý kinh doanh luôn đòi hỏi mọi người ứng xử công bằng và minh bạch, nó không nhượng bộ trước sự tham nhũng. Khi thực hiện trách nhiệm của mình, cần phải biết cách phân biệt điều tốt và điều xấu.”

Dưới đây là diễn từ của Đức Thánh Cha với những người hiện diện:


Diễn từ của Đức Thánh Cha

Thưa quý ông và quý bà!

Tôi hân hoan chào đón quý vị và tôi xin cảm ơn ông Chủ tịch và ngài Giám đốc điều hành đã có những lời giới thiệu ân cần.

Cuộc gặp gỡ này diễn ra đúng một trăm bảy mươi năm sau sự khai sinh của tổ chức của quý vị. Được thành lập với tên gọi Cassa Piemontese, sau sự thống nhất về chính trị của Quốc gia, tổ chức được đổi tên thành Cassa Depositi e Prestiti, Quỹ Tiền gửi và Cho vay. Từ đó, nhiệm vụ của tổ chức của quý vị được thiết kế lại để phù hợp với sự phát triển và nhu cầu của đất nước, cần sự đầu tư liên tục, hiện đại hóa, hỗ trợ các chính quyền địa phương, hỗ trợ đào tạo chuyên môn và năng lực sản xuất.

Những dòng phát triển này vẫn đòi hỏi nơi quý vị một cam kết quảng đại trong ngày hôm nay. Chúng ta hãy nghĩ về những thách đố trong lĩnh vực kinh tế và xã hội gây nên bởi đại dịch nghiêm trọng vẫn đang hoành hành. Chúng ta nghĩ đến các hiện tượng với những hậu quả nặng nề, chẳng hạn sự suy giảm một số ngành sản xuất, cần phải đổi mới hoặc chuyển đổi hoàn toàn. Hãy nghĩ đến những thay đổi trong cách mua và bán hàng hóa, với nguy cơ tập trung mậu dịch và thương mại vào tay một số ít người trên toàn cầu. Và điều này làm phương hại đến những nét đặc thù của các vùng lãnh thổ và những kỹ năng ngành nghề địa phương của họ, đặc trưng của Ý và Châu Âu.

Giáo huấn xã hội của Giáo hội phù hợp với một tầm nhìn trong đó các nhà đầu tư mong đợi được đền đáp công bằng từ những nguồn lực thu thập được, để họ hướng tới việc cung cấp tài chính cho những sáng kiến nhằm phát triển xã hội và tập thể. Về nguyên tắc, tư tưởng Kitô giáo không chống lại triển vọng lợi nhuận, nhưng chống lại với sự lợi nhuận bằng bất cứ giá nào, lợi nhuận quên đi con người, biến con người thành nô lệ, biến con người thành một ‘thứ’ trong nhiều thứ khác, một biến số trong một quy trình mà anh ta không thể kiểm soát theo bất kỳ cách nào hoặc anh ta không thể chống lại bằng bất kỳ cách nào.

Việc quản lý doanh nghiệp luôn đòi hỏi nơi mọi người hạnh kiểm công bằng và minh bạch, không nhân nhượng cho tham nhũng. Khi thực hiện trách nhiệm của bản thân, cần phải biết cách phân biệt điều tốt và điều xấu. Thật vậy, ngay cả trong lĩnh vực kinh tế và tài chính, những dự định tốt, tính minh bạch, và việc tìm kiếm kết quả tốt là phù hợp và không bao giờ được tách rời. Vấn đề là xác định và can đảm theo đuổi các đường lối hành động thật sự tôn trọng, thăng tiến nhân vị và xã hội.

Trong công việc của mình, quý vị được kêu gọi quản lý với sự quan tâm chu đáo từng ngày từng ngày, các mối quan hệ với những người khác nhau, những người tìm đến với quý vị để có được sự hỗ trợ của quý vị. Một tổ chức như của quý vị có thể làm chứng một cách cụ thể về sự nhạy cảm của tình liên đới, hỗ trợ việc khởi động lại nền kinh tế thực, như một động lực cho sự phát triển của con người, gia đình và xã hội nói chung. Bằng cách này, chúng ta cũng có thể đồng hành với sự tiến bộ tiệm tiến của một quốc gia và phục vụ ích chung, với nỗ lực nhân rộng các sản phẩm của thế giới này và làm cho chúng dễ tiếp cận hơn với tất cả mọi người (xem Evangelii gaudium, 203).

Đây là điều mong ước mà tôi gợi lên nhân ngày kỷ niệm của quý vị, khuyến khích quý vị tiếp tục công việc của mình với lòng quảng đại. Nguyện xin sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần đồng hành với quý vị và biến quý vị trở thành những người xây dựng công lý và hòa bình. Tôi luôn nhớ đến quý vị trong lời cầu nguyện cho tất cả quý vị hiện diện ở đây và cho tất cả các thành viên của Quỹ Tiền gửi và Cho vay, đồng thời tôi xin quý vị cũng cầu nguyện cho tôi, tôi ban Phép lành Tòa thánh cho quý vị và gia đình quý vị.

© Libreria Editrice Vatican


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 7/10/2020]