Thứ Ba, 14 tháng 3, 2017

Vatican tổ chức hội nghị chuyên đề về bảo vệ trẻ em ở nhà và trường học

Vatican tổ chức hội nghị chuyên đề về bảo vệ trẻ em ở nhà và trường học

Vatican tổ chức hội nghị chuyên đề về bảo vệ trẻ em ở nhà và trường học
Ủy Ban Giáo Hoàng Bảo Vệ Trẻ Em sẽ tổ chức hội nghị chuyên đề tại Đại Học Giáo Hoàng Gregorian (ảnh trên) - AFP
13/03/2017 08:18
(Vatican Radio)  Ủy Ban Giáo Hoàng Bảo Vệ Trẻ Em sẽ tổ chức một hội nghị toàn cầu tại Đại học Giáo hoàng Gregorian về bảo vệ trẻ em.
Sự kiện có chủ đề ‘Bảo vệ ở nhà và trường học: Học hỏi kinh nghiệm trên khắp thế giới’, sẽ diễn ra ngày 23 tháng Ba và được tổ chức với sự cộng tác của Trung tâm Bảo vệ Trẻ em của Đại học Gregorian.
Hội nghị có sự tập trung đặc biệt vào Châu Mỹ La tinh.
Chủ trì là Đức Hồng Y Seán O’Malley, OFM Cap, Chủ tịch của Ủy Ban, những diễn giả khách mời từ Argentina, Colombia, và Mexico sẽ có sự tham dự của các chuyên gia từ Úc và Ý đến để chia sẻ kinh nghiệm của họ về sự thúc đẩy một văn hóa bảo vệ trong các trường học, học viện và cộng đoàn Công giáo
Một thông cáo báo chí từ Ủy Ban nói rằng sự kiện sẽ nhìn đến “nhu cầu cấp thiết phải nghiên cứu về vấn đề này” và sẽ tiếp các chuyên gia từ Đại học Giáo hoàng Gregorian, Đại học Giáo hoàng Salesian, và Phân khoa Giáo hoàng Khoa học Giáo dục Auxilium.

Dưới đây là toàn văn thông cáo báo chí:

Ủy Ban Giáo Hoàng Bảo Vệ Trẻ Em [PCPM], hợp tác với Trung Tâm Bảo Vệ Trẻ Em của Đại Học Giáo Hoàng Gregorian, sẽ tổ chức một hội nghị chuyên đề toàn cầu về bảo vệ và giáo dục, với sự tập trung chính vào Châu Mỹ La Tinh.
Các diễn giả khách mời từ Argentina, Colombia và Mexico sẽ có sự tham dự của các chuyên gia từ Úc và Ý đến chia sẻ kinh nghiệm của họ về việc thúc đẩy một văn hóa bảo vệ trong các trường học, các học viện và cộng đoàn Công giáo.
Một thảo luận bàn tròn với sự tham gia của các chuyên gia từ Đại học Giáo hoàng Gregorian; Đại học Giáo hoàng Salesian, và Phân khoa Giáo hoàng Khoa học Giáo dục Auxilium sẽ trình bày nhu cầu cấp thiết cho việc nghiên cứu về vấn đề này.
Các tham dự viên cũng sẽ lắng nghe Thứ trưởng Thánh bộ Giáo dục Công giáo trình bày tại hội nghị và tham gia và các phiên thảo luận.
Sự kiện sẽ diễn ra trong Aula Magna của Đại học từ ngày 23 tháng Ba, 2017 và sẽ được chủ tọa bởi Đức Hồng Y Seán O’Malley, OFM Cap, và Chủ tịch Ủy Ban Giáo Hoàng Bảo Vệ Trẻ Em.

Giáo dục là chìa khóa then chốt
PCPM nhận thấy giáo dục là yếu tố cốt lõi của công việc cho mình. Trong mọi thành phần của Giáo hội – các giáo xứ, giáo phận, trường học, gia đình, cộng đoàn, chủng viện, đoàn thể tôn giáo và chính bản thân Tòa Thánh – mọi người cần phải hiểu:
- những nguy cơ đối với trẻ em và người lớn ít khả năng tự bảo vệ
- cách nhận biết những dấu hiệu của sự lạm dụng
- cách giáo dục trẻ em và những người lớn ít khả năng tự vệ biết bảo vệ chính mình và tìm sự giúp đỡ khi họ cần
- cách tạo ra những môi trường an toàn trong nhà thờ và các cộng đoàn để tránh sự lạm dụng
PCPM gắn kết vào một loạt rộng lớn những công việc để thúc đẩy và hỗ trợ giáo dục những nhà lãnh đạo Giáo hội và tất cả các lĩnh vực khác trong hoạt động của giáo hội với trẻ em và những người lớn ít sức bảo vệ.
Hội nghị chuyên đề giáo dục sẽ đem đến các chuyên gia từ các trường học, tổ chức bảo vệ trẻ em, khoa học tâm lý và giáo dục, cũng như những người đang hành nghề và sinh viên, để chia sẻ và học hỏi từ những thông tin và kinh nghiệm về những gì đem lại hiệu quả và những gì không đem lại hiệu quả. Kết luận đưa ra sẽ xây dựng nền tảng cho những chương trình tương lai của PCPM cho các chương trình nghiên cứu và giáo dục.
Các diễn giả gồm:
Cha Friedrich Bechina, FSO, Thứ trưởng Thánh bộ Giáo dục Công giáo
Kathleen McCormack, Thành viên của Ủy ban và Chủ tịch của Nhóm Hoạt Động Giáo Dục Các Gia Đình và Cộng Đoàn
Lic Alexandro Aldape Barrios, Hội đồng Giáo dục Tư thục Quốc gia, Mexico
Cha Wilfredo Grajales Rosas, SDB – Giám đốc Học viện Bảo vệ Trẻ em, Trẻ Vị thành niên, và Giới trẻ, Bogota, Colombia
H. Juan Ignacio Fuentes, Provincia Marista Cruz del Sur, Argentina
Francis Sullivan, CEO, Ủy ban Chân Lý Công Bằng và Chữa lành, Úc
Dott. Giovanni Ippolito, Direttore Tecnico Capo Psicologo, Questura di Foggia
Cha Hans Zollner SJ, President, Trung Tâm Bảo Vệ Trẻ Em, Đại Học Giáo hoàng Gregoriana và là Thành viên của Ủy Ban
Sr Prof.ssa Giuseppina del Core, Preside, Pontificia Facoltà di Scienze dell’Educazione Auxilium
Fr Prof Mario Oscar Llanos SDB, Università Pontificia Salesiana

“Chúng ta không bao giờ có thể giáo dục đầy đủ”
Kathleen McCormack, Chủ tịch của Nhóm Hoạt Động Giáo Dục trong các Trường Học và Gia đình của PCPM nói:
“Trong Giáo hội chúng ta có những người thiện nguyện, những người làm công, các nhà giáo dục và hàng giáo sĩ; và đương nhiên chúng ta cần phải vươn đến với chính các gia đình và các em. Chúng tôi muốn người ta hiểu về cách tạo ra những môi trường an toàn và tránh lạm dụng tình dục.
“Chúng tôi trong Ủy Ban Giáo hoàng muốn đưa cuộc thảo luận này tiếp tục, và đưa ra sự hướng dẫn về cách chúng tôi giáo dục tất cả những người trong các quốc gia và nền văn hóa khác, nhưng vẫn là một thành phần của Giáo hội Hoàn vũ. Chúng tôi muốn bảo đảm rằng tất cả mọi người trong các cộng đoàn hoặc giáo phận của họ hoàn toàn tích cực góp ý để xây dựng Giáo hội là một nơi an toàn.”

Lịch sử
Ủy Ban Giáo Hoàng Bảo Vệ Trẻ Em được Đức Thánh Cha Phanxico thành lập tháng Ba năm 2014. Văn kiện chính thức của Đức Thánh Cha Phanxico viết rằng, “Trách nhiệm đặc biệt của Ủy Ban là đề nghị lên cho tôi những sáng kiến thích hợp nhất để bảo vệ trẻ em và những người lớn ít có khả năng tự bảo vệ, để chúng ta có thể làm được mọi việc khả thi bảo đảm rằng những tội ác như những gì đã xảy ra không còn lặp lại trong Giáo hội. Ủy Ban sẽ thúc đẩy trách nhiệm địa phương trong những Giáo hội cụ thể, kết hợp những nỗ lực của họ với những người trong Thánh bộ Giáo lý Đức tin, để bảo vệ tất cả mọi trẻ em và những người lớn ít có khả năng tự bảo vệ.”

[Nguồn: radiovaticana]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 14/03/2017]



Tòa Thánh: ‘Quyền được sử dụng thuốc trị bệnh cho mọi người là mệnh lệnh đạo đức'

Tòa Thánh: ‘Quyền được sử dụng thuốc trị bệnh cho mọi người là mệnh lệnh đạo đức'

Tòa Thánh: ‘Quyền được sử dụng thuốc trị bệnh cho mọi người là mệnh lệnh đạo đức'
Đức Tổng Giám mục Ivan Jurkovič, đại diện Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc ở Geneva - RV
11/03/2017 12:44
(Vatican Radio)  Đức Tổng Giám mục Ivan Jurkovič, đại diện Vatican tại Liên Hợp Quốc ở Geneva, hôm thứ Sáu đã đọc diễn văn trước Hội Đồng Nhân Quyền về ‘mệnh lệnh đạo đức’ quyền được sử dụng thuốc trị bệnh cho mọi người.
Ngài nói sự chặt chẽ trong chính sách là cần thiết để đạt được mục tiêu này.
“Liên quan đến việc theo đuổi hai mục tiêu về quyền sử dụng thuốc và sự đổi mới y khoa cần thiết, tính chặt chẽ trong chính sách là nền tảng cho tiến trình công bằng, hiệu quả và bền vững hướng đến việc chăm sóc sức khỏe cho tất cả và chất lượng sức khỏe được cải thiện cho tất cả mọi người.”
“Để thăng tiến nhân phẩm và thông qua những chính sách được đặt nền tảng trên một quyền được tiếp cận với nhân quyền,” Đức Giám mục Jurkovič nói, “chúng ta cần phải đối mặt và gỡ bỏ những rào cản, chẳng hạn những độc quyền và độc quyền tập đoàn, thiếu sự tiếp cận và giá cả phù hợp và đặc biệt, sự tham lam không thể chấp nhận được của con người."

Dưới đây là toàn văn bài diễn thuyết:

Phát biểu của Đức Tổng Giám mục Ivan Jurkovič, Đại Diện Thường Trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc và những Tổ Chức Quốc Tế Khác ở Geneva, Phiên Họp thứ 34 của Hội Đồng Nhân Quyền – Mục 3 Tranh Luận Chung “Sự tiếp cận với thuốc trị bệnh” Geneva, 10 tháng Ba, 2017.
Thưa ông Chủ tịch,
Liên quan đến quyền của mọi người được hưởng tiêu chuẩn về sức khỏe thể xác và tinh thần có thể đạt được ở mức cao nhất, Phái đoàn của tôi muốn đưa đưa ra những quan tâm về sự cần thiết phải có hành động hiệu quả để bảo đảm quyền được sử dụng thuốc trị bệnh, các loại vaccine, sự chẩn đoán y khoa và những thiết bị y tế cho mọi người. Hoạt động cho việc phân phối công bằng về hoa trái của trái đất và của sức lao động con người không chỉ đơn thuần là lòng bác ái.
Đây là một mệnh lệnh đạo đức. Liên quan đến việc theo đuổi hai mục tiêu về quyền sử dụng thuốc và sự đổi mới y khoa cần thiết, tính chặt chẽ trong chính sách là nền tảng cho tiến trình công bằng, hiệu quả và bền vững hướng đến việc chăm sóc sức khỏe cho tất cả và chất lượng sức khỏe được cải thiện cho tất cả mọi người. Việc thông qua Những Mục Tiêu Phát Triển Bền Vững (SDGs) đã tạo ra một khung phát triển quyền hợp pháp để tiến đến việc đạt được cả sự tiếp cận và sự cải tiến. Đặc biệt, SDG 3 có những đích đạt đến nhằm hỗ trợ “việc nghiên cứu và phát triển các loại vaccine và thuốc trị bệnh cho những căn bệnh có thể lây lan và không lây lan chủ yếu ảnh hưởng đến các quốc gia đang phát triển” và cung cấp “quyền sử dụng đối với các loại thuốc và vaccine quan trọng với giá cả phải chăng, phù hợp với Tuyên Ngôn Doha về Hiệp định TRIPs và Sức Khỏe Cộng Đồng.” Về mặt này, Tòa Thánh đánh giá cao mục bổ sung bắt buộc cho Hiệp định TRIPs vào tháng Một vừa qua. Luật bổ sung cung cấp một lộ trình pháp lý và bảo đảm cho quyền được sử dụng các loại thuốc trị bệnh với giá phải chăng và giúp những người thấp kém tiếp cận được với những liệu pháp điều trị phù hợp với nhu cầu của họ, bao gồm những liệu pháp điều trị liên quan đến HIV, bệnh lao, sốt rét cũng như những bệnh truyền nhiễm khác. Quyền được sử dụng những loại thuốc trị bệnh với giá phải chăng không chỉ thể hiện một thách đố cho những quốc gia Kém Phát Triển nhất và những quốc gia đang phát triển; nó cũng đang trở thành một vấn đề cấp bách ngày càng lớn cho cả những quốc gia có lợi tức thu nhập cao. Các chính phủ cảm thấy không thể chống lại sự kháng thuốc. Ngoài ra, những quốc gia đang phát triển đang đối mặt với sự thiếu trầm trọng các loại thuốc mới, đặc biệt khi những quỹ dành cho sức khỏe đã bị kìm lại trên toàn thế giới. Thưa ông Chủ tịch, như tất cả chúng ta đều ý thức, sức khỏe là một quyền nền tảng của con người, đặc biệt để thực hiện được nhiều quyền khác, và là sự cần thiết để sống một cuộc sống có phẩm giá. Vì vậy, Giáo hội Công giáo cung cấp sự đóng góp lớn cho việc chăm sóc sức khỏe trên khắp mọi miền thế giới – qua các nhà thờ địa phương, các tổ chức tôn giáo và những sáng kiến riêng, hoạt động theo trách nhiệm của họ và với sự tôn trọng luật pháp của mỗi quốc gia.
Công việc này bao gồm 5.158 bệnh viện, 16.523 cơ sở khám và phát thuốc và phòng khám, 612 trại phong, và 679 nhà dưỡng lão, nhà cho người bệnh mãn tính hoặc người tàn tật. Với thông tin trực tiếp đến từ những cơ sở này trong một số những cộng đồng nghèo nhất, ở xa xôi nhất, và bị gạt ra bên lề, Phái đoàn của tôi buộc phải báo cáo rằng những quyền được nêu chi tiết trong những văn kiện quốc tế và trong SDGs đã nêu trên còn xa mới trở thành hiện thực được. Thưa ông Chủ tịch, Đức Giáo hoàng Phanxico công khai chỉ trích tính ích kỷ và suy nghĩ ngắn hạn với tiến trình phá hoại việc bảo vệ môi trường, việc xây dựng hòa bình, và cả về những khủng hoảng sức khỏe cộng đồng. Ngài quả quyết rằng đối thoại “là con đường duy nhất để đối lại được với những vấn đề của thế giới chúng ta hôm nay và tìm ra được những giải pháp thực sự có hiệu quả.” [1] Đối thoại đích thực phải là chân thành và minh bạch. Nó không cho phép lợi ích của các quốc gia riêng lẻ, hay của các nhóm lợi ích, giành được ưu thế trong thảo luận. “Khoa học và công nghệ không mang tính lừng khừng”. [2] Nó là mệnh lệnh đạo đức của chúng ta phải tìm kiếm, chiến đấu và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn mà chúng ta mong muốn truyền lại cho các thế hệ tương lai của chúng ta. “Cũng có sự thật rằng con người dường như không còn tin vào một tương lai hạnh phúc; họ không có một cái tin mù quáng vào một ngày mai tốt đẹp hơn dựa trên tình trạng hiện tại của thế giới và của những khả năng kỹ thuật của chúng ta. Có một ý thức ngày càng nhiều rằng tiến bộ về khoa học và kỹ thuật không thể được đánh đồng với sự tiến bộ của nhân loại và lịch sử, một sự nhận thức ngày càng lớn rằng con đường đến một tương lai tốt đẹp hơn nằm ở nơi khác.” [3] Để thăng tiến nhân phẩm và thông qua những chính sách được đặt nền tảng trên một quyền được tiếp cận với nhân quyền, chúng ta cần phải đối mặt và gỡ bỏ những rào cản, chẳng hạn những độc quyền và độc quyền tập đoàn, thiếu sự tiếp cận và giá cả phù hợp và, đặc biệt, sự tham lam không thể chấp nhận được của con người. Nếu chúng ta hoàn toàn mong muốn xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn và tương lai cho những thế hệ sẽ đến sau chúng ta, chúng ta phải giải quyết và sửa lại những chỗ sai và những sự rời rạc về chính sách giữa quyền sở hữu trí tuệ của các nhà phát minh, những nhà cải cách hoặc những nhà sản xuất và nhân quyền của nhân vị. Chẳng hạn, thương mại có thể bị cân nhắc trong bối cảnh sức khỏe cộng đồng và quyền được sử dụng những công nghệ và từ đó có mắt xích liên kết rất gần với những quyền nền tảng của con người đối với sức khỏe và sự sống. Tất cả mọi nỗ lực của chúng ta phải được hướng đến để bảo đảm nhân phẩm, chất lượng của sức khỏe và sự sống và hướng đến xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn cho các thế hệ đến sau.
Xin cảm ơn ông Chủ tịch.
1. Đức Thánh Cha Phanxico, Diễn văn trước các tham dự viên trong cuộc họp được tại trợ bởi “Quỹ Phát Triển Bền Vững” về “Công Lý Môi trường và Biến Đổi Khí Hậu,” 11 tháng Chín 2015.
2. Đức Thánh Cha Phanxico, Tông Huấn Laudato Sì, s. 114.
3. nt., n. 113.

[Nguồn: radiovaticana]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 13/03/2017]