Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2019

Trung Hoa, gần 50.000 người được rửa tội vào Giáo hội Công giáo trong năm 2018

Trung Hoa, gần 50.000 người được rửa tội vào Giáo hội Công giáo trong năm 2018

Viện "Faith" (Đức tin) báo cáo rằng năm ngoái hơn 48.000 người Công giáo được rửa tội. Tuy nhiên, một con số một dường như phần nào đó đánh dấu khuynh hướng đảo ngược khi so sánh với các phân tích tuyên bố có sự sụt giảm trong các cộng đồng của Trung Hoa giữa năm 2010 và 2014

Trung Hoa, gần 50.000 người được rửa tội vào Giáo hội Công giáo trong năm 2018

Một phụ nữ Trung Hoa được rửa tội

Pubblicato il 01/03/2019
Ultima modifica il 01/03/2019 alle ore 18:39
GIANNI VALENTE
ROMA


Ít nhất 48.365 nghi thức rửa tội đã được cử hành trong các nhà thờ và các cộng đoàn Công giáo ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa trong năm 2018. Đây là con số được báo cáo trong ấn bản chính thức của Học viện Đức tin về các Môn học Văn hóa, có trụ sở tại Shijiazhuang, thủ phủ của tỉnh Hebei của Trung Hoa. Những con số thu thập từ dữ liệu của 104 giáo phận Công giáo được nhà chức trách Trung Hoa công nhận, trải rộng trên hơn 30 phân khu tỉnh của quốc gia. Những dữ liệu này xuất hiện trong sự liên tục với các dữ liệu của năm trước, khi Học viện Đức tin chứng thực 48.556 trường hợp cử hành nghi thức rửa tội trong các cộng đoàn Công giáo.

Cũng trong năm 2018, và cũng giống các năm trước, con số lớn nhất những người tân tòng Công giáo được báo cáo bởi Học viện Đức tin (gần 13.000) tập trung ở tỉnh Hebei của Trung Hoa cùng những tỷ lệ phần trăm đáng chú ý khác về các trường hợp rửa tội mới được cử hành trong các cộng đoàn Công giáo trong các tỉnh Shanxi (4124), Sichuan (3707) và Shandong (2914). Học viện Đức tin cũng báo cáo về những trường hợp rửa tội được cử hành trong các cộng đoàn Công giáo ở những vùng có dân số Hồi giáo và các nhóm sắc tộc thiểu số, chẳng hạn (8 trường hợp rửa tội), Hainan (35), Qinghai (43) và Xinjiang (57). 

Tuy nhiên, dữ liệu về những trường hợp rửa tội của người tân tòng Công giáo Trung hoa - được cung cấp hàng năm bởi Học viện trong khoảng đầu năm mới Âm lịch - mang tính cục bộ và gần đúng. Chúng không xét đến các trường hợp được cử hành trong nhiều cộng đoàn Công giáo hiện diện trong các vùng xa xôi nhất, và cũng không có những trường hợp được thực hiện trong những cộng đoàn được gọi là “bí mật,” những trường hợp không đăng ký với cơ quan Trung Hoa áp dụng chính sách tôn giáo của chính phủ. Tuy nhiên, hiện tại những dữ liệu này thể hiện một công cụ hữu ích nhất tuy còn cục bộ để cố gắng ghi lại từng năm ít nhất là khuynh hướng tăng, trì trệ hoặc giảm của người Công giáo trong xã hội Trung Quốc. Hồ sơ về dân số Công giáo Trung Quốc được công bố vào mùa xuân năm 2016 trên tạp chí Tripod của Anthony Lam Sui-ki, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Thánh Thần ở Hồng Kông, cũng đã tham khảo chúng.

Các báo cáo thường niên về số người Công giáo mới được rửa tội hàng năm do Viện Đức tin cung cấp từ năm 2000 trở đi dường như có khuynh hướng dao động, với sự gia tăng được ghi nhận cho đến năm 2010, và sự sụt giảm đáng kể được ghi nhận giữa những năm từ 2010-2015. Hai năm qua, với dữ liệu do Viện Faith cung cấp, công bố gần 50 nghìn lễ rửa tội mới, cho thấy sự khuynh hướng mới đảo ngược khi so sánh với xu hướng giảm của giai đoạn 5 năm 2010-2015. Hơn nữa, một số nhà quan sát đồng ý về sự sụt giảm các ơn gọi linh mục và tu trì trong Giáo hội Công giáo ở Trung Quốc so với thập niên tám mươi và chín mươi, với sự gia tăng số chủng sinh và tập sinh. Có 2400 chủng sinh vào năm 1996, trong khi năm 2014 con số được ước tính là 1260.

Loan báo Tin mừng và đăng ký giáo xứ

Sự tăng trưởng hay sụt giảm số các thành viên của một cộng đoàn đức tin cũng do các yếu tố không thể dự đoán trước. Và điều kiện bất thường mà Giáo hội tại Trung Quốc đã trải qua trong 70 năm qua đã khiến cho việc thu thập dữ liệu và xác minh một cách khách quan tính nhất quán của các cộng đồng khác nhau và xu hướng tăng hoặc giảm về số lượng. Nhận xét về những con số được thu thập về số người Công giáo mới được rửa tội vào năm 2017, các nhà lãnh đạo của Viện mô tả việc loan báo Tin Mừng ở Trung Quốc là "một con đường dài và khó thực hiện", và mời gọi tất cả các cộng đoàn cải tiến việc thu thập dữ liệu về các Bí tích được cử hành, luôn luôn cập nhật tài liệu lưu trữ và sổ bộ đăng ký của giáo xứ, để luôn cung cấp các số liệu giá trị và trình bày rõ ràng về lịch sử của cộng đoàn của họ và của toàn Giáo hội tại Trung Hoa.

Việc thu thập dữ liệu về tính kiên định của các cộng đồng Ki-tô giáo khác nhau ở Trung Quốc luôn luôn phức tạp và vẫn không thể dựa vào các tiêu chí và hệ thống thu thập dữ liệu hiệu quả. Sự mơ hồ và thiếu phương tiện xác minh đầy đủ cũng thể hiện rõ trong tất cả các công bố – hầu như không cung cấp bằng chứng khách quan – về sự gia tăng trong các cộng đồng người Tin Lành – phúc âm của Trung Hoa, được nhiều nhà quan sát cho là quá lớn.

Bước khởi đầu với thỏa thuận một phần giữa Bắc Kinh và Tòa Thánh về việc bổ nhiệm các giám mục Công giáo ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có thể góp phần cải thiện và kiên trì loại bỏ các yếu tố khiến cho việc thu thập thông tin về những con số chắc chắn của các cộng đoàn Công giáo Trung Quốc trở nên phức tạp và không trọn vẹn. Theo thời gian, Tòa Thánh sẽ có thể giúp mỗi giáo phận Trung Quốc ghi lại các khía cạnh một cách khách quan và liên tục. Hãy nhớ rằng cùng một dữ liệu về số người chịu phép rửa - như Viện Đức tin nhấn mạnh vào năm 2018 - cũng thể hiện một cách "để nhìn thấy sự phát triển của giáo hội và công việc rao giảng phúc âm được hoàn tất bởi Đức Ki-tô.”


[Nguồn: vaticaninsider]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 6/3/2019]


Tài liệu đúc kết của Thượng Hội đồng về Giới trẻ, Đức tin và Sự Phân định ơn gọi (Bản dịch tiếng Anh chính thức) - Bài 4 (số 32-44)

Tài liệu đúc kết của Thượng Hội đồng về Giới trẻ, Đức tin và Sự Phân định ơn gọi (Bản dịch tiếng Anh chính thức) - Bài 1
Thượng Hội đồng - Vatican Media

Tài liệu gồm nhiều phần và TRI KHOAN trích đăng từng phần nhỏ. Bải đăng cuối cùng sẽ kèm theo bản PDF toàn bộ tài liệu. Nếu quý vị cần toàn bộ tài liệu có thể download trong bài đăng cuối. Cảm ơn quý vị)

Tài liệu đúc kết của Thượng Hội đồng về Giới trẻ, Đức tin và Sự Phân định ơn gọi (Bản dịch tiếng Anh chính thức)

‘Mọi ơn gọi khác nhau đều quy về một tiếng gọi chung duy nhất là nên thánh, đó là sự viên mãn của tiếng gọi đến với niềm vui yêu thương vang lên trong tâm hồn của mỗi người trẻ’

15 tháng Một, 2019 12:47

Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của Vatican tài liệu đúc kết của thượng hội đồng giám mục về giới trẻ, đức tin, và sự phân định ơn gọi, diễn ra vào tháng Mười, 2018.


* * *

Tài liệu Đúc kết của Thượng Hội đồng Giám mục


về Giới trẻ, Đức tin và Sự Phân định Ơn gọi



Bài 4 (Số 32 - 44):

*****


Chương III


Bản sắc và những mối quan hệ

Những mối quan hệ gia đình và liên thế hệ
Gia đình như một điểm tham chiếu ưu tiên


32. Gia đình tiếp tục là điểm tham chiếu chính yếu cho những người trẻ. Trẻ em trân quý tình yêu và sự chăm sóc của cha mẹ, chúng giữ mối quan hệ gia đình thân thương và chúng hy vọng mai này sẽ thành công trong việc xây dựng một gia đình cho riêng chúng. Rõ ràng, sự gia tăng những trường hợp ly thân, ly dị, và gia đình cha hoặc mẹ đơn thân có thể gây ra những đau khổ và khủng hoảng lớn về bản sắc nơi những người trẻ tuổi. Đôi khi, họ phải gánh vác trách nhiệm không phù hợp với độ tuổi khiến họ phải trở thành người lớn trước tuổi. Ông bà thường có sự đóng góp quyết định trong việc giáo dục tình cảm và tôn giáo: với sự khôn ngoan của họ, họ là một mắt xích quyết định trong mối quan hệ giữa các thế hệ.

Tầm quan trọng của vai trò người mẹ và người cha

33. Người mẹ và người cha có vai trò riêng biệt nhưng họ có vai trò quan trọng ngang bằng như những điểm tham chiếu trong việc giáo dục con cái và truyền đức tin cho con cái. Hình ảnh người mẹ tiếp tục giữ một vai trò mà những người trẻ coi là vô cùng quan trọng cho sự phát triển của họ, ngay cả khi nó không được công nhận đầy đủ theo các phạm trù về văn hóa, chính trị và việc làm. Nhiều người cha thể hiện vai trò riêng của mình qua sự cống hiến, nhưng chúng ta không thể che giấu sự thật rằng trong một số bối cảnh, hình ảnh người cha bị thiếu vắng hoặc bị phai mờ, và trong những những bối cảnh khác là nóng nảy hoặc độc đoán. Những sự mơ hồ này cũng được phản ánh trong tình phụ tử thiêng liêng.

Những mối quan hệ giữa các thế hệ


34. Thượng Hội đồng ghi nhận sự cống hiến của nhiều cha mẹ và nhà giáo cam kết sâu sắc trong việc truyền tải các giá trị, bất chấp những khó khăn của bối cảnh văn hóa. Ở một số vùng, vai trò của người già và sự tôn kính đối với tổ tiên là yếu tố chính cho việc giáo dục và đóng góp lớn cho sự hình thành bản sắc cá nhân. Gia đình đa thế hệ – mà trong một số nền văn hóa nó được xem là gia đình thực sự có ý nghĩa – cũng đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên, một số người trẻ thấy truyền thống gia đình là gò bó và họ tìm cách thoát ra khỏi gia đình dưới sự thúc đẩy của một nền văn hóa toàn cầu, mà đôi khi khiến họ không tìm được điểm tham chiếu. Ở những nơi khác trên thế giới, không có sự xung khắc thế hệ rõ rệt giữa người trẻ và người lớn tuổi, thay vào đó là một sự xa cách lẫn nhau. Đôi khi, người lớn tuổi không cố gắng hoặc không thành công trong việc truyền tải các giá trị nền tảng của cuộc sống, hoặc không thì họ lại chấp nhận các phong cách “trẻ trung”, đảo ngược mối quan hệ giữa các thế hệ. Theo cách này, mối quan hệ giữa những người trẻ và người lớn tuổi có nguy cơ chỉ còn duy trì ở mức độ cảm xúc, khiến cho chiều kích giáo dục và văn hóa không còn tác động.

Cội rễ của tuổi trẻ và văn hóa


35. Người trẻ tập trung vào tương lai và họ đối mặt cuộc sống với năng lượng và sự năng động. Nhưng họ cũng bị cuốn hút tập trung vào việc thụ hưởng hiện tại và đôi khi có xu hướng ít chú ý đến ký ức về quá khứ nguồn gốc của họ, đặc biệt là nhiều món quà được truyền lại cho họ từ cha mẹ, ông bà và hành trang văn hóa của nơi họ sống. Giúp người trẻ khám phá sự phong phú sống động của quá khứ, trân quý ký ức và tận dụng nó cho những lựa chọn và cơ hội của họ, là một hành động yêu thương thực sự đối với họ vì sự phát triển và những lựa chọn mà họ được kêu gọi thực hiện.

Tình bạn và mối quan hệ giữa những người đồng trang lứa


36. Bên cạnh các mối quan hệ giữa các thế hệ, không thể bỏ qua mối quan hệ giữa những người đương thời. Những mối quan hệ này đại diện cho một kinh nghiệm nền tảng về sự tương tác và giải phóng dần dần khỏi bối cảnh nguồn gốc của gia đình. Tình bạn và sự tranh luận, thường có trong các nhóm ít nhiều mang tính cấu trúc, tạo ra cơ hội để củng cố các kỹ năng xã hội và quan hệ trong bối cảnh mà một người không được coi trọng cũng không bị phán xét. Kinh nghiệm nhóm cũng là một nguồn tuyệt vời để chia sẻ đức tin và giúp đỡ lẫn nhau làm chứng tá. Các bạn trẻ có thể hướng dẫn những người trẻ khác và thực hiện công tác tông đồ thật sự giữa bạn bè của họ.


Thân xác và cảm xúc

Những thay đổi đang diễn ra

37. Giới trẻ nhận ra tầm quan trọng của thân xác và tình dục đối với cuộc sống của họ và đối với sự phát triển bản sắc của họ, vì họ không thể sống tình bạn và cảm xúc mà không có những điều này. Tuy nhiên, trong thế giới hiện đại, họ gặp phải những hiện tượng phát triển nhanh chóng liên quan đến những vấn đề này. Trên hết, những phát triển của khoa học và của các công nghệ y sinh có ảnh hưởng rất mạnh đến nhận thức của cơ thể, dẫn đến ý tưởng cho rằng nó là cánh cửa mở cho những thay đổi không giới hạn. Khả năng can thiệp vào DNA, khả năng cấy những yếu tố nhân tạo vào cơ thể (cyborg) và sự phát triển của sinh học thần kinh góp thành một nguồn tài nguyên lớn, nhưng đồng thời chúng đặt ra những câu hỏi về nhân chủng và đạo đức. Một sự chấp nhận dễ dãi đối với cách tiếp cận thuần túy công nghệ đối với cơ thể làm mất dần nhận thức về sự sống như một món quà và ý thức về những giới hạn của thụ tạo: người ta có thể bị mê muội hoặc bị bóc lột bởi các lực lượng kinh tế và chính trị (x. Phanxico, Tông huấn Laudato si’, 106).

Ngoài ra, trong một số nhóm giới trẻ đang nổi lên một niềm đam mê ngày càng lan rộng đối với thái độ chấp nhận rủi ro như một công cụ để tự khám phá, để tìm kiếm những cảm giác mạnh và để chứng tỏ bản thân. Bên cạnh sự tiếp nối của các hiện tượng cũ, chẳng hạn như hành vi tình dục sớm, sự lang chạ, du lịch tình dục, sự tôn thờ quá mức đối với thân xác, ngày nay người ta lưu ý đến sự phổ biến rộng rãi của nội dung khiêu dâm kỹ thuật số và phô bày thân xác trên mạng. Với những hiện tượng như vậy mà các thế hệ trẻ được tiếp xúc, tạo nên một trở ngại cho sự trưởng thành lành mạnh. Chúng nhắm vào các lực lượng xã hội hoàn toàn mới và có ảnh hưởng đến những lựa chọn và trải nghiệm cá nhân, khiến chúng trở thành mảnh đất màu mỡ cho một loại thuộc địa hóa tư tưởng.

Tiếp nhận những giáo huấn đạo đức của Giáo hội

38. Đây là bối cảnh mà các gia đình Ki-tô giáo và cộng đoàn giáo hội tìm cách giúp những người trẻ tìm thấy tình dục như một món quà tuyệt vời ẩn chứa trong Mầu nhiệm, để sống các mối quan hệ theo luận lý của Tin Mừng. Nhưng không phải lúc nào họ cũng thành công trong việc chuyển khát khao này thành chương trình giáo dục cảm xúc và tính dục kỹ lưỡng, vượt lên trên và thoát ra khỏi cách tổ chức rời rạc. Nơi nào với chương trình giáo dục thật sự được xem là một đề xuất lựa chọn sẽ có những kết quả tích cực giúp những người trẻ nắm bắt mối quan hệ giữa việc giữ vững niềm tin vào Chúa Giê-su Ki-tô và cách sống chứng nhân và mối quan hệ giữa các cá nhân. Những kết quả này mời gọi và khuyến khích sự đầu tư nhiều hơn cho những hoạt động tích cực của Giáo hội trong lĩnh vực này.

Những câu hỏi của người trẻ

39. Giáo hội có một truyền thống phong phú để dựa trên đó xây dựng và đưa ra giáo huấn của mình về lĩnh vực này: chẳng hạn, Giáo lý Giáo hội Công giáo, thần học về thân xác được Thánh Gioan Phaolô II phát triển, Thông điệp Deus Caritas Est của Đức Benedict XVI, Tông huấn Amoris Laetitia của Đức Giáo hoàng Phanxico. Nhưng những người trẻ, kể cả những người biết giáo huấn này và sống theo nó, bày tỏ mong muốn được nghe một lời rõ ràng, nhân hậu và cảm thông từ Giáo hội. Tuy nhiên, luân lý tính dục thường xuyên làm nảy sinh sự khó hiểu và khiến xa rời Giáo hội, tới mức độ Giáo hội bị xem là một không gian của những phán xét và kết án. Trước những thay đổi xã hội và lối sống tình cảm mới và vô số quan điểm đạo đức, người trẻ tỏ ra nhạy cảm trước giá trị của tính xác thực và sự cống hiến, nhưng thường bị lạc hướng. Họ bày tỏ khát khao mạnh mẽ muốn tranh luận các câu hỏi liên quan đến sự khác biệt giữa bản sắc nam tính và nữ tính, tính tương hỗ giữa nam và nữ, và đồng tính luyến ái.

Những hình thức dễ bị xúc phạm

Thế giới công việc

40. Thế giới công việc vẫn là một lĩnh vực mà giới trẻ thể hiện tính sáng tạo và năng lực đổi mới của họ. Nhưng đồng thời họ đối mặt với các hình thức loại trừ và gạt ra bên lề. Vấn đề đầu tiên và nghiêm trọng nhất là tình trạng thất nghiệp của thanh niên, mà ở một số quốc gia đạt đến mức độ quá cao. Ngoài tình trạng khiến họ rơi vào cảnh nghèo, sự thiếu việc làm tác động tiêu cực đến khả năng mơ ước và hy vọng của người trẻ và nó lấy mất của họ cơ hội đóng góp cho sự phát triển của xã hội. Ở nhiều quốc gia, tình trạng này phụ thuộc vào thực tế là một số người trẻ thiếu kỹ năng chuyên môn đầy đủ, có lẽ vì những khuyết điểm trong hệ thống giáo dục và đào tạo. Thông thường sự bấp bênh đối với công việc ảnh hưởng đến người trẻ có liên quan đến những lợi ích kinh tế bóc lột sức lao động.

Bạo lực và bắt bớ

41. Nhiều người trẻ sống trong các vùng chiến tranh và họ phải trải qua bạo lực dưới vô vàn hình thức khác nhau: bắt cóc, tống tiền, tội phạm có tổ chức, buôn người, nô lệ và bóc lột tình dục, hãm hiếp, v.v. Những người trẻ tuổi khác, vì tôn giáo của họ, phải đấu tranh để tìm vị trí của họ trong xã hội và họ chịu đựng nhiều hình thức bắt bớ, thậm chí là hy sinh tính mạng. Rất nhiều thanh niên, hoặc là bị cưỡng bức hoặc do thiếu lựa chọn, phải sống bằng con đường phạm tội và những hoạt động bạo lực: binh lính trẻ em, băng đảng vũ trang, băng đảng tội phạm, buôn bán ma túy, khủng bố, v.v. Bạo lực này phá hủy nhiều cuộc sống trẻ. Những sự lạm dụng và bị lệ thuộc, giống như bạo lực và con đường sai lệch, là những lý do dẫn người trẻ vào chốn lao tù, với tỷ lệ cao hơn nơi một số nhóm sắc tộc và nhóm xã hội. Tất cả những hoàn cảnh này đặt ra các câu hỏi cho Giáo hội.

Tình trạng gạt ra bên lề và bất an xã hội

42. Thậm chí con số nhiều người hơn trên thế giới phải chịu các hình thức bị gạt ra bên lề và loại trừ xã hội vì lý do tôn giáo, sắc tộc hoặc kinh tế, là những người trẻ tuổi. Chúng ta hãy nhớ đến tình trạng khó khăn của các thiếu niên và thanh niên mang thai và cơn đại dịch phá thai, kể cả sự lây nhiễm HIV, các hình thức bị lệ thuộc (ma túy, cờ bạc, khiêu dâm, v.v.) và tình trạng của những trẻ em đường phố, không nhà cửa, không gia đình hoặc nguồn lực kinh tế; đặc biệt phải chú ý đến các tù nhân trẻ tuổi. Nhiều bài phát biểu nhấn mạnh đến sự cần thiết đối với Giáo hội phải đánh giá cao các kỹ năng của những người trẻ bị loại trừ và những đóng góp mà họ có thể xây dựng cho cộng đồng của họ. Giáo hội nên can đảm đứng về phía họ, đồng hành cùng họ khi họ đứng lên lấy lại phẩm giá và vai trò của mình trong việc xây dựng lợi ích chung.

Trải nghiệm đau khổ

43. Trái với khuôn mẫu phổ biến, thế giới của người trẻ được đánh dấu sâu đậm bởi những kinh nghiệm về tình trạng dễ bị xúc phạm, bất tài, bệnh tật và đau khổ. Ở nhiều quốc gia, ngày càng gia tăng các mức độ đau khổ về tâm lý, trầm cảm, bệnh tâm thần và rối loạn ăn uống, đặc biệt là trong giới trẻ, do các trải nghiệm bất hạnh khắc sâu hoặc không thể tìm được vị trí trong xã hội; và chúng ta cũng không được quên hiện tượng đau thương của những vụ tự tử. Những người trẻ trải qua nhiều thử thách khác nhau, cùng với gia đình của họ, phải cậy dựa vào sự hỗ trợ của các cộng đồng Ki-tô giáo, nhưng những cộng đồng này không phải luôn luôn được trang bị đầy đủ để chào đón họ.

Tài nguyên của tình trạng dễ bị xúc phạm

44. Nhiều hoàn cảnh này được tạo ra bởi “văn hóa loại bỏ”: người trẻ tuổi nằm trong số những nạn nhân đầu tiên của nó. Tuy nhiên, văn hóa này cũng có thể tạo vết nhơ cho những người trẻ, cho các cộng đoàn Ki-tô hữu và các nhà lãnh đạo của họ, từ đó góp phần vào sự xuống cấp của con người, của xã hội và môi trường làm ảnh hưởng đến thế giới của chúng ta. Phản ứng của Giáo hội là một lời kêu gọi hoán cải, đoàn kết và hoạt động giáo dục đổi mới, trong khi Giáo hội hiện diện một cách đặc biệt trong những hoàn cảnh khó khăn này. Những người trẻ sống trong các hoàn cảnh này có nguồn tài nguyên quý giá để chia sẻ với cộng đồng và họ dạy chúng ta đo đánh giá bản thân trong những giới hạn, giúp chúng ta phát triển tính nhân văn. Không có dấu chấm hết cho sự sáng tạo mà một cộng đoàn được đầy tràn sinh khí bởi Tin Mừng. Niềm vui có thể đưa ra một giải pháp thay thế cho tình trạng bất ổn và các hoàn cảnh khó khăn. Theo con đường này, xã hội có thể có kinh nghiệm rằng những viên đá bị thợ xây loại bỏ có khả năng trở thành viên đá góc tường (x. Tv 118:22; Lc 20:17; Cv 4:11; 1 Pet 2:4).



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 5/2/2019]