Thứ Hai, 17 tháng 7, 2023

Kinh truyền tin của ĐTC Phanxicô ngày 16.07.2023: “Hạt giống: nó rất nhỏ, hầu như không nhìn thấy, nhưng nó tạo sự sống mới cho những ai đón nhận nó”

“Hạt giống: nó rất nhỏ, hầu như không nhìn thấy, nhưng nó tạo sự sống mới cho những ai đón nhận nó”

Huấn từ của Đức Thánh Cha trước giờ đọc kinh kính Đức Mẹ

Kinh truyền tin của ĐTC Phanxicô ngày 16.07.2023: “Hạt giống: nó rất nhỏ, hầu như không nhìn thấy, nhưng nó tạo sự sống mới cho những ai đón nhận nó”

Vatican Media


*******

Vào lúc 12 giờ trưa hôm nay (ND: 16/7/2023), Đức Thánh Cha Phanxicô xuất hiện tại cửa sổ phòng làm việc trong Điện Tông tòa Vatican để đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu và khách hành hương tập trung tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Dưới đây là huấn từ của Đức Thánh Cha khi đọc kinh kính Đức Mẹ:

___________________________________________

Trước Kinh Truyền tin

Anh chị em thân mến, buongiorno!

Hôm nay Tin Mừng trình bày cho chúng ta dụ ngôn người gieo giống (x. Mt 13:1-23). “Gieo hạt” là một hình ảnh rất đẹp và Chúa Giêsu dùng nó để diễn tả món quà Lời của Ngài. Chúng ta hãy tưởng tượng một hạt giống: nó rất nhỏ, hầu như không nhìn thấy được, nhưng nó mọc lên thành cây lớn và đơm hoa kết trái. Lời Chúa là như vậy: hãy nghĩ đến Tin Mừng, một quyển sách nhỏ, đơn sơ và trong tầm với của tất cả mọi người, mang lại sự sống mới cho những ai đón nhận nó. Vì vậy, nếu Lời là hạt giống, thì chúng ta là đất: chúng ta có thể đón nhận nó hoặc không. Nhưng Chúa Giêsu, “người gieo giống tốt”, không mệt mỏi gieo một cách quảng đại. Chúa biết thửa đất của chúng ta, Chúa biết rằng những hòn đá của sự bất trung và những gai góc của các thói xấu của chúng ta (x. c. 21-22) có thể bóp nghẹt Lời Chúa, nhưng Ngài hy vọng, Ngài luôn hy vọng rằng chúng ta có thể sinh nhiều hoa trái (x. c. 8).

Đây là điều Chúa làm, và đây là điều chúng ta cũng phải làm: gieo giống không mệt mỏi. Nhưng làm thế nào chúng ta để có thể làm được việc này, gieo liên tục mà không mệt mỏi? Chúng ta hãy lấy một vài ví dụ.

Trước hết là cha mẹ, trước tiên là cha mẹ: cha mẹ gieo sự thiện và đức tin trong lòng con cái của họ, và họ được kêu gọi làm việc đó mà không nản lòng ngay cả có lúc con cái dường như không hiểu hoặc không trân trọng những lời dạy của họ, hoặc nếu não trạng của thế gian chống lại họ. Hạt giống tốt vẫn còn, đây mới là điều quan trọng, và nó sẽ bén rễ vào đúng thời điểm. Nhưng nếu vì mất lòng tin, họ từ bỏ việc gieo giống và bỏ mặc con cái của họ cho những mốt thời trang và điện thoại di động, không dành thời gian cho chúng, không giáo dục chúng, thì mảnh đất màu mỡ sẽ đầy cỏ dại. Thưa các bậc cha mẹ, đừng bao giờ mệt mỏi trong việc gieo hạt trong con cái của mình!

Và rồi chúng ta hãy nhìn vào những người trẻ: họ cũng có thể gieo Tin Mừng vào những luống đất của cuộc sống hàng ngày. Chẳng hạn bằng lời cầu nguyện: đó là một hạt giống nhỏ mà bạn không thể nhìn thấy, nhưng qua đó bạn phó thác tất cả cuộc sống của mình cho Chúa Giêsu, và vì thế, Người có thể làm cho nó chín muồi. Nhưng cha cũng đang nghĩ đến thời gian dành cho người khác, cho những người cần đến nó nhất: dường như nó bị lãng phí; đó là thời gian thiêng liêng, trong khi sự thỏa mãn của chủ nghĩa hưởng thụ và khoái lạc khiến người ta trở nên trắng tay. Và cha nghĩ đến việc học tập: đúng là nó mệt mỏi và không làm thỏa mãn ngay lập tức, giống như việc gieo hạt, nhưng là điều cần thiết để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người.

Chúng ta đã nhìn thấy cha mẹ, chúng ta đã thấy giới trẻ; bây giờ chúng ta hãy nhìn đến những người gieo giống Tin Mừng, rất nhiều linh mục, tu sĩ và giáo dân dấn thân vào việc loan báo, những người sống và rao giảng Lời Chúa thường không gặt hái thành công ngay lập tức. Chúng ta đừng bao giờ quên rằng, khi chúng ta công bố Lời Chúa, ngay cả khi dường như chẳng có gì xảy ra, thì trong thực tế, Chúa Thánh Thần đang hoạt động và vương quốc của Thiên Chúa đang phát triển, nhờ những cố gắng và vượt quá những nỗ lực của chúng ta. Vì vậy, thưa anh chị em, hãy hân hoan tiến bước! Chúng ta hãy nhớ đến những người đã gieo hạt giống Lời Chúa vào cuộc đời chúng ta: mỗi người chúng ta hãy nghĩ lại xem “đức tin của tôi đã bắt đầu như thế nào”. Có lẽ nó đã nảy mầm nhiều năm sau khi chúng ta gặp được những tấm gương của họ, nhưng nó đã xảy ra nhờ có họ!

Dưới ánh sáng của tất cả những điều này, chúng ta hãy tự hỏi mình: tôi có gieo sự thiện không? Có phải tôi chỉ quan tâm đến việc gặt hái cho riêng mình, hay tôi cũng gieo hạt cho người khác? Tôi có gieo hạt giống Tin Mừng trong cuộc sống thường ngày: học hành, làm việc, thời gian rảnh rỗi không? Tôi có bị nản chí, hay như Chúa Giêsu, tôi tiếp tục gieo, ngay cả khi tôi không nhìn thấy kết quả ngay lập tức? Xin Mẹ Maria, Đấng mà chúng ta tôn kính hôm nay là Đức Trinh nữ Núi Cát Minh, giúp chúng ta trở thành những người quảng đại và hân hoan gieo hạt giống Tin Mừng.

___________________________________________


Sau Kinh Truyền tin

Anh chị em thân mến,

Cha chào tất cả anh chị em, người dân Roma và khách hành hương đến từ nhiều quốc gia khác nhau.

Cha xin chào các Nữ Tu Dòng Thừa sai Tông Đồ Đức Mẹ, đang quy tụ tại Roma để tham dự Tổng Tu Nghị.

Cha gửi lời chào thân ái đến Cộng đoàn Cenacolo, đã trở thành một nơi hiếu khách và thăng tiến con người trong suốt bốn mươi năm; cha chúc lành cho Mẹ Elvira, đức giám mục của Saluzzo, và tất cả các huynh đệ đoàn và các bạn. Những gì anh chị em làm là rất tốt, và sự tồn tại của cộng đoàn thật tuyệt vời! Cảm ơn anh chị em!

Tôi muốn nhắc lại rằng, tám mươi năm trước, vào ngày 19 tháng 7 năm 1943, một số khu vực của Roma, đặc biệt là vùng San Lorenzo, đã bị ném bom, và Đức Giáo Hoàng, Đức Piô XII Đấng Đáng kính, muốn đi giữa dân tộc bị tàn phá. Thật đáng buồn, ngày nay những bi kịch này vẫn lặp lại. Sao có thể như thế được? Có phải chúng ta đã đánh mất ký ức rồi không? Xin Chúa thương xót chúng ta và giải thoát gia đình nhân loại khỏi tai họa của chiến tranh. Đặc biệt, chúng ta cầu nguyện cho người dân Ukraine thân yêu, những người đang chịu nhiều đau khổ.

Cha gửi lời chào và xin cảm ơn tất cả các giáo xứ đang thực hiện các hoạt động mùa hè cho thiếu nhi và thanh thiếu niên – cũng có một hoạt động rất phổ biến ở Vatican. Xin cám ơn các linh mục, các nữ tu, những anh chị hoạt náo viên và các gia đình! Trong bối cảnh này, cha xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất đến Liên hoan phim Giffoni tiếp theo, trong đó các nhân vật chính là thanh thiếu niên và thiếu nhi.

Cha chúc tất cả anh chị em Chúa nhật hạnh phúc. Xin đừng quên cầu nguyện cho cha: cha cũng cầu nguyện cho anh chị em. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và arriverderci.



[Nguồn: exaudi]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 17/7/2023]


Tài khoản của Giáo hoàng: Các quốc gia đóng góp nhiều nhất và số tiền mà Đức Giáo hoàng nhận được sử dụng như thế nào

Tài khoản của Giáo hoàng: Các quốc gia đóng góp nhiều nhất và số tiền mà Đức Giáo hoàng nhận được được sử dụng như thế nào

Pope Francis With Poors In Florence. Photo: Obsservatore Romano

Tài khoản của Giáo hoàng: Các quốc gia đóng góp nhiều nhất và số tiền mà Đức Giáo hoàng nhận được sử dụng như thế nào

Năm 2022, thu nhập của quỹ San Pedro Pence lên tới 107 triệu euro, trong đó 95,5 triệu euro được sử dụng cho các công việc khác nhau.


13 Tháng Bảy, 2023 13:16

JORGE ENRIQUE MÚJICA



(ZENIT News / Rome, 13.07.2023). - Hàng năm, vào dịp Lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô, Bổn Mạng của giáo phận Roma — giáo phận mà Đức Giáo Hoàng là Giám Mục —, Giáo Hội tổng lạc quyên cho quỹ Đồng tiền Thánh Phêrô.

Đó là sự hỗ trợ tài chính mà tất cả người Công giáo trên toàn thế giới đóng góp trực tiếp cho Đức Thánh Cha, để ngài có thể giúp đỡ Giáo hội hoàn vũ ở những nơi ngài thấy phù hợp. Số tiền này được phân bổ đặc biệt cho các công việc bác ái dành cho người túng thiếu nhất và trang trải các chi phí liên quan đến công việc của Tòa thánh.

Vào tháng Sáu năm nay, quỹ Đồng tiền Thánh Phêrô tiết lộ tài khoản thu nhập tương ứng với năm 2022. Thu nhập tăng lên 107 triệu euro. Cùng năm đó, chi phí lên tới 95,5 triệu euro, số dư còn lại khoảng 11,5 triệu euro.

Trong năm 2022, quỹ Đồng tiền Thánh Phêrô đã thu được 43,5 triệu euro từ bốn nguồn lạc quyên được giải thích bên dưới. 63,5 triệu euro khác đến từ lợi nhuận tài chính.

Theo Báo cáo mà ZENIT tiếp cận được, quỹ Đồng tiền Thánh Phêrô bao gồm 1) tiền lạc quyên gửi về từ tất cả các giáo phận trên toàn thế giới trong ngày Lễ Thánh Phêrô và Thánh Phaolô; 2) các khoản đóng góp trực tuyến thông qua thẻ tín dụng, hối phiếu của ngân hàng hoặc bưu phiếu hoặc tài sản thừa kế ủng hộ Giáo hoàng.

Tài khoản của Giáo hoàng: Các quốc gia đóng góp nhiều nhất và số tiền mà Đức Giáo hoàng nhận được được sử dụng như thế nào

Quỹ Đồng tiền Thánh Phêrô phân loại thu nhập từ các khoản đóng góp như sau: 1) giáo phận; 2) cá nhân; 3) Dòng tu và 4) Tổ chức.

Báo cáo năm 2022 thể hiện tổng thu nhập từ các khoản đóng góp theo tỷ lệ phần trăm được phân loại như sau:

1) Giáo phận: 63% (27,4 triệu euro)

2) Tổ chức: 29% (12,6 triệu euro)

3) Cá nhân: 5,5% (2,4 triệu euro)

4) Dòng tu: 2,5% (1,1 triệu euro)

Tổng số tiền này lên tới 43,5 triệu euro


Quốc gia nào đóng góp nhiều nhất cho Giáo hoàng?

Theo dữ liệu của quỹ Đồng tiền Thánh Phêrô, các quốc gia dâng cúng nhiều nhất cho Giáo hoàng tính đến năm 2022 là:

1. Hoa Kỳ: 25,3% (11 triệu euro)

2. Hàn Quốc: 8% (3,5 triệu euro)

3. Ý: 6,7% (2,9 triệu euro)

4. Brazil: 3,4% (1,5 triệu euro)

5. Đức: 3% (1,3 triệu euro)

6. Pháp: 2,8% (1,2 triệu euro)

7. Ireland: 2,1% (1,2 triệu euro)

8. Tây Ban Nha: 1,8% (800.000 euro)

9. Mexico: 1,4% (600.000 euro)

10. Slovakia: 11,1% (500.000 euro)

Tổng số tiền dâng cúng của người Công giáo ở mười quốc gia này chiếm 68,5% tổng số đóng góp, cụ thể là 29,8% của toàn bộ.


Thu nhập khác (ví dụ: quản lý tài sản) và các khoản chi tiêu

Có một khái niệm gọi là “thu nhập khác” mà qua đó Đức Giáo hoàng cũng nhận được các khoản đóng góp cho các công việc bác ái. Thật vậy, đó là khoản thu nhập đáng kể. Một phần, nó đến từ việc quản lý các bất động sản mà Tòa thánh sở hữu, chẳng hạn như tài sản của Tòa Thánh.

Tiền lạc quyên của quỹ Đồng tiền Thánh Phêrô được phân bổ cho hai lĩnh vực chính trong sứ mệnh phổ quát của Đức Thánh Cha: tài trợ cho 1) rất nhiều hoạt động phục vụ được thực hiện bởi các Bộ, Thực thể và Tổ chức của Tòa thánh hỗ trợ ngài hàng ngày, và 2) các sáng kiến bác ái và liên đới ủng hộ người thiếu thốn nhất.

Trong năm 2022, 93,8 triệu euro đã được chi từ Quỹ Đồng tiền Thánh Phêrô, trong đó 43,5 triệu đến từ các khoản đóng góp nhận được trong năm đó, trong khi phần còn lại (50,3 triệu euro) đến từ thu nhập của quản lý bất động sản.

Sau đây là chi tiết các khoản đóng góp đã được giải ngân:

77,6 triệu euro đã được chi để hỗ trợ hoạt động do Tòa thánh thực hiện nhân danh Giáo hoàng

16,2 triệu euro được phân bổ cho các dự án viện trợ cho những người thiếu thốn nhất

Tài khoản của Giáo hoàng: Các quốc gia đóng góp nhiều nhất và số tiền mà Đức Giáo hoàng nhận được được sử dụng như thế nào

Báo cáo mà ZENIT có thể truy cập cho thấy chi tiết hơn về việc 16,2 triệu được sử dụng như thế nào:

Các dự án xã hội tại Ukraine (hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bởi chiến tranh), Chad (cứu trợ đồng bào bị lũ lụt). Ai Cập (hỗ trợ chương trình dành cho giới trẻ), Peru (xây dựng Trung tâm Y tế Thánh Giuse), Haiti (xây dựng phòng khám phụ sản và nhi khoa, Ấn Độ (hỗ trợ y tế và lương thực do COVID-19) và Việt Nam (xây dựng trường học);

Các dự án truyền giáo tại Malawi (đào tạo các nữ tu), Venezuela (cơ sở của Chủng viện Dự bị Đức Ông Constantino Maradei), Guinea (xây dựng Trung tâm Truyền giáo của giáo phận Kankan), Togo (hỗ trợ thành lập Hội đồng Phụng vụ) và Tanzania ( đào tạo phụ nữ tại giáo xứ Thánh Gioan Tẩy giả, thuộc Tổng giáo phận Mbeya);

Duy trì sự hiện diện truyền giáo của Giáo hội tại Brazil (xây dựng hai Nhà nguyện cho các cộng đồng bản địa ở giáo phận Alto), Bangladesh (xây dựng Nhà thờ chính tòa Sylhet), Pakistan (hỗ trợ hoàn thành nhà thờ giáo xứ ở L. Okara), Congo ( tổ chức lại nhà thờ Nữ vương Hòa bình và Nhà thờ Thánh Mary Mediator) và Angola (xây dựng nhà thờ giáo xứ Thánh Michael ở Nacova);

Tài khoản của Giáo hoàng: Các quốc gia đóng góp nhiều nhất và số tiền mà Đức Giáo hoàng nhận được được sử dụng như thế nào

Cuối cùng, các khoản dâng cúng của quỹ Đồng tiền Thánh Phêrô được phân bổ để hỗ trợ Sứ vụ Tông đồ của Đức Thánh Cha mở rộng trên khắp thế giới: từ việc rao giảng Tin Mừng đến việc thúc đẩy sự phát triển con người toàn diện; từ việc đào tạo linh mục đến giáo dục các cấp; từ hoạt động ngoại giao ủng hộ hòa bình đến việc thường xuyên kêu gọi tình huynh đệ giữa các dân tộc, từ việc phát thanh tiếng nói của Đức Giáo hoàng trên toàn thế giới đến nhu cầu thờ phượng và tổ chức nội bộ đời sống của Giáo hội. Để hỗ trợ cho tất cả các nhiệm vụ và cam kết này, hoạt động phục vụ hàng ngày của các Bộ, Viện và Tổ chức của Tòa thánh nhằm hỗ trợ Sứ vụ Tông đồ của Đức Thánh Cha, điều có thể thực hiện được ở một mức độ rộng lớn nhờ vào sự đóng góp của quỹ Đồng tiền Thánh Phêrô.

Trên thực tế, với mục đích đại diện duy nhất, các Bộ, Viện và Tổ chức khác nhau của Tòa thánh được chia thành ba nhóm:

Các viện cung cấp sự phục vụ và quản lý,

Các viện quản lý tài sản và

Các viện hỗ trợ Sứ vụ Tông đồ của Đức Thánh Cha.

Vào năm 2022, tổng chi phí của 70 Bộ, Viện và Tổ chức thuộc nhóm hỗ trợ Sứ vụ Tông đồ của Đức Thánh Cha đã tăng lên 383,9 triệu euro, trong đó 77,6 triệu euro (20%) được chi trả bởi quỹ Đồng tiền Thánh Phêrô.



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 16/7/2023]