Thứ Năm, 8 tháng 12, 2016

TIME và Báo Cáo của Diễn Đàn Toàn Cầu của Fortune về Chấm dứt Cùng khổ

TIME và Báo Cáo của Diễn Đàn Toàn Cầu của Fortune về Chấm dứt Cùng khổ

3 tháng 12, 2016
Pope Francis meets entrepreneurs 'Fortune-Time Global Forum'

Osservatore Romano—ANSA/AP Đức Thánh Cha Phanxico trong buổi tiếp kiến với các doanh nhân tham dự “Diễn Đàn Toàn Cầu Fortune-Time” tại Vatican, ngày 3 tháng 12, 2016.
Các biên tập viên của Time and Fortune trình lên Đức Thánh Cha Phanxico báo cáo của Diễn Đàn Toàn Cầu ở Roma (Global Forum in Rome), với sự tham dự của nhóm Fortune 500 CEO, học giả, những nhà lãnh đạo giáo hội và việc làm, những nhà từ thiện. Báo cáo, “Thách thức của Thế Kỷ 21: Tiến Đến Một Khế Ước Xã Hội Mới,” được khơi nguồn cảm hứng bởi lời kêu gọi của Đức Thánh Cha cho sự thịnh vượng mở rộng hơn và những con đường bền vững hơn để vực người nghèo dậy. Qua một loạt các nhóm làm việc ngày 2 tháng 12, các phái đoàn của Diễn đàn tập trung vào vấn đề tạo việc làm và đồng lương công bằng, giảm bớt sự suy giảm môi trường, cải thiện sự tiếp cận với giáo dục và y tế, và làm nguồn tài chính trở nên toàn diện hơn. Trong số những người hiện diện có các CEO của Dow Chemical, IBM, Johnson & Johnson, Monsanto, McKinsey, Siemens, Virgin Group và WPP cũng như những nhà lãnh đạo từ các tổ chức phi lợi nhuận như Quỹ Rockefeller, Quỹ Ford và Quỹ Mo Ibrahim.
“Thế giới chúng ta hôm nay được đánh dấu bằng sự bất an lớn,” Đức Thánh Cha Phanxico nói với các phái đoàn sau khi nhận được báo cáo. “Sự bất bình đẳng giữa các dân tộc tiếp tục tăng cao, và nhiều cộng đồng đang bị ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh và nghèo đói, hay tình trạng di cư và di tản…. Sự hiện diện của quý vị ở đây hôm nay là một dấu chỉ của sự hy vọng như vậy, vì nó cho thấy rằng quý vị đã nhận ra được những vấn đề trước mắt chúng ta và mệnh lệnh phải hành động một cách dứt khoát.”
Báo cáo gồm trên hai mươi giải pháp tập trung vào cách thức để khu vực tư nhân có thể là một lực lượng mạnh mẽ trong việc chấm dứt sự cùng khổ. Dưới đây là toàn văn báo cáo:

Thách thức của Thế Kỷ 21: Tiến Đến Một Khế Ước Xã Hội Mới
2-3 Tháng Mười Hai 2016
Roma và Vatican City
“Nếu chúng ta muốn an ninh, chúng ta hãy tạo ra an ninh. Nếu chúng ta muốn sự sống, chúng ta hãy cho đi sự sống. Nếu chúng ta muốn có cơ hội, chúng ta hãy cung cấp những cơ hội. Tiêu chuẩn mà chúng ta dùng để đánh giá người khác sẽ là tiêu chuẩn qua đó thời gian sẽ dùng để đánh giá chúng ta.”
(Diễn văn của Đức Thánh Cha Phanxico trước Quốc hội Hoa Kỳ tháng 9 năm 2015)

Trọng kính Đức Thánh Cha,
Thay mặt cho Fortune and Time và những phái đoàn cao quý đang tham dự Diễn Đàn Toàn Cầu, chúng tôi hân hạnh được trình lên Đức Giáo hoàng bản báo cáo đính kèm. Báo cáo này là kết quả của công việc của một số những nhà lãnh đạo tư tưởng và doanh nghiệp kiệt xuất nhất của thế giới, đã tham dự buổi họp ở đây.
Nỗ lực này được khơi gợi cảm hứng từ những lời kêu gọi thiết tha của Đức Thánh Cha cho một nền thịnh vượng mở rộng hơn và những con đường bền vững hơn để vực người nghèo dậy. Nó cũng được khơi gợi từ một nhận thức rõ rằng hai xu hướng lớn của nửa đầu thế kỷ vừa qua — sự toàn cầu hóa và kỹ thuật số hóa — đã tạo ra sự phát triển chưa từng xảy ra và đã đưa hàng tỷ người thoát cảnh cùng khổ, nhưng cũng đã tạo ra một khe hở. Sự bất quân bình giữa các dân tộc đang trên đà tăng mạnh và sự bất mãn của một hệ thống trong đó của cải đổ về tay của một nhóm đặc quyền đang lớn lên. Chủ nghĩa dân túy và chính sách bảo vệ nền công nghiệp trong nước đang nuôi dưỡng những người đứng đầu trên khắp thế giới, và lòng tin vào doanh nghiệp — cũng như các tổ chức — đã rơi thẳng xuống vực.
Mục tiêu của chúng tôi không chỉ nói về những vấn đề này, nhưng còn thực hiện những hành động cụ thể để giải quyết chúng. Những tổng giám đốc điều hành cấp cao đã họp với chúng tôi đến từ những công ty với số công nhân tổng trên 4,7 triệu người. Chuỗi cung cấp của họ — những công ty họ cùng làm việc chung để sản xuất và phân phối sản phẩm và dịch vụ của họ — có số người làm gấp hơn nhiều triệu. Những công ty này hoạt động trên mọi quốc gia trên trái đất với những hệ thống trải dài từ nội ô các thành phố đến những làng quê nhỏ nhất.
Với những chính sách và cách áp dụng của họ, hoạt động của người lao động và những nhà cung cấp, và với mẫu gương họ đưa ra trên cương vị những người lãnh đạo, những CEO này và công ty của họ có sức mạnh để làm được rất nhiều điều tốt đẹp trên thế giới.
Những đối thoại của chúng tôi tập trung vào các giải pháp, nhắm đến khuyến khích những hoạt động thay đổi và một hệ thống kinh tế vừa thúc đẩy sự phát triển vừa phân phối lợi tức của nó rộng rãi hơn.
Chúng tôi dành ngày cuối cùng cho các phiên làm việc nhóm căng thẳng hơn nhắm vào những phương cách trong đó chúng tôi có thể giúp xóa bỏ sự cùng khổ và giải quyết những vấn đề liên quan, chẳng hạn tạo thêm việc làm và trả lương công bằng, giảm bớt sự suy giảm môi trường, cải thiện sự tiếp cận với giáo dục và y tế, và làm nguồn tài chính trở nên toàn diện hơn.
Kết quả của những phiên làm việc nhóm này gồm trong hơn 20 giải pháp tập trung vào phương thức để khu vực tư nhân có thể trở thành một lực lượng mạnh mẽ trong việc chấm dứt nạn nghèo đói và xây dựng nên một thế giới bền vững hơn cho tất cả mọi người.
Ngoài việc khơi dậy những nỗ lực của những người có mặt ở đây, chúng tôi hy vọng rằng công việc của nhóm cũng sẽ truyền được cảm hứng cho những nhà lãnh đạo các doanh nghiệp khác và những người đứng đầu các công ty cũng có những hoạt động tương tự. Để đạt mục tiêu này, chúng tôi sẽ quảng bá những kết quả của cuộc họp này qua các nền truyền thông của chúng tôi, gồm có Fortune, Time, và những kênh khác của Time.Inc, cũng như qua các nguồn truyền thông mở rộng mà cuộc họp này đang tiếp nhận. Hy vọng của chúng tôi là việc phủ sóng này sẽ tạo ra loạt hành động mở rộng ích lợi của công việc cho nhiều người hơn trên toàn thế giới.
Còn rất nhiều công việc phía trước. Chúng tôi khiêm nhường xin Đức Thánh Cha ban phép lành của ngài khi chúng tôi cố gắng kích thích được những giải pháp thay đổi để giúp được nhiều người, bây giờ và cho các thế hệ tương lai.

Kính chào,
Nancy Gibbs
Giám đốc phòng Biên tập, Time Inc. Tổng biên tập Editor-in-Chief, Time

Roma, Ý ngày 3 tháng 12, 2016

Tóm lược Kinh doanh: Mệnh Lệnh Đạo Đức của Người Lãnh Đạo Hiện Đại
Cho dù các thị trường tự do đã đưa hàng tỷ người thoát khỏi sự cùng khổ, nhưng còn quá nhiều người bị bỏ rơi lại đằng sau. Trong một thời đại của sự trì trệ và xáo trộn — và trong một kỷ nguyên có rất nhiều người đã đánh mất sự tự tin trong khả năng kinh doanh là một nguồn lực cho những thiện ích, những nhà lãnh đạo doanh nghiệp phải đưa ra được một công việc tốt hơn để bảo đảm cho nền kinh tế toàn diện hơn và nhân văn hơn. Kinh doanh — một ngành mà Đức Thánh Cha Phanxico đã đặt tên một cách rất độ lượng là “ơn gọi cao quý” — phải làm nhiều hơn nữa, thật vậy, để xứng đáng với tên gọi đó. Và cũng vậy, tại Diễn đàn này, những nhà điều hành hàng đầu từ một số công ty lớn nhất của thế giới, cũng như những nhà lãnh đạo hàng đầu không thuộc chính phủ, những nhà lãnh đạo lao động và dân sự, đã tìm đến câu trả lời cho lời kêu gọi hành động của Đức Thánh Cha Phanxico, tiến đến một khế ước xã hội mới cho thế kỷ 21.
Nhiệm vụ của chúng tôi là phải chỉ ra được những sáng kiến đặc biệt và ngắn hạn sẽ giúp việc kinh doanh toàn cầu phục vụ cho sự thịnh vượng của nhân loại, đưa con người ra khỏi sự nghèo đói, tạo ra thêm nhiều việc làm và việc làm tốt hơn, và bảo đảm phẩm giá của việc làm.
Chúng tôi bắt đầu tìm ra những cách cụ thể để không chỉ thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nhưng cũng làm cho những phúc lợi của nó được lan rộng hơn. Chúng tôi cam kết đưa người nghèo vùng nông thôn vào trong chương trình kinh tế của thế kỷ 21, và làm cầu nối kỹ thuật số phân chia giữa những người giàu có và người nghèo.
Sứ mạng của kinh doanh không được trở nên, và cũng không thể biệt lập khỏi những mục tiêu rộng lớn hơn của nhân loại. Và vì thế, chúng tôi đã cùng nhau tìm ra những con đường để cung cấp sự chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho hàng tỷ người trên khắp thế giới đang phát triển, bảo vệ tốt hơn vùng đất và nguồn nước được giao phó cho chúng tôi, và bảo vệ tốt hơn những người phải di tản do những tàn phá của xung đột và nghèo đói.
Đức Thánh Cha đã lên tiếng kêu gọi có “một cuộc đối thoại mới về cách chúng ta định hình cho tương lai của hành tinh của chúng ta.” Dưới đây, chúng tôi xin liệt kê tiêu đề phần đầu tiên của sự đối thoại đó — một danh sách những giải pháp cụ thể được đề ra bởi 8 Nhóm Làm Việc mà chúng tôi hy vọng sẽ cải thiện đời sống hàng triệu người, bảo vệ được nguồn đất được giao phó cho chúng tôi, và lấy lại niềm tin trong ơn gọi cao cả.

[Nguồn: time]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 06/12/2016]

TIẾP KIẾN CHUNG: Sự hy vọng của người Ki-tô hữu

TIẾP KIẾN CHUNG: Sự hy vọng của người Ki-tô hữu

“Khi chúng ta ở bên một đứa trẻ, có lẽ chúng ta sẽ gặp nhiều vấn đề và nhiều khó khăn, nhưng một nụ cười bộc phát từ bên trong con người chúng ta, vì chúng ta thấy mình đang đứng trước một niềm hy vọng: một đứa trẻ là một niềm hy vọng! Vì vậy chúng ta phải có khả năng nhìn cuộc sống theo con đường hy vọng, nó dẫn đưa chúng ta đi tìm gặp Thiên Chúa, Thiên Chúa đã trở thành một Hài nhi cho chúng ta — và điều đó sẽ làm chúng ta có nụ cười”
7 tháng 12, 2016
Paul VI General Audience 11.30.16
© PHOTO.VA - Osservatore Romano
Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT bài giảng huấn của Đức Thánh Cha Phanxico trong buổi Tiếp Kiến sáng nay tại Sảnh đường Phaolo VI:
__
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Hôm nay chúng ta bắt đầu một loạt giáo lý mới, về chủ điểm sự hy vọng của người Ki-tô hữu. Nó rất quan trọng, hy vọng không làm thất vọng. Tính lạc quan có thể làm thất vọng, nhưng hy vọng thì không bao giờ! Chúng ta đang rất cần nó, trong những thời khắc có vẻ như đen tối này, trong đó đôi khi chúng ta thấy mình dường như bị lạc lối giữa những vòng vây của tội lỗi và bạo lực, giữa những nỗi đau của quá nhiều anh em chúng ta. Chúng ta cần hy vọng! Chúng ta cảm thấy bị lạc lõng và cũng một chút ngã lòng, vì chúng ta cảm thấy bất lực, và dường như bóng tối này sẽ không bao giờ kết thúc.
Tuy nhiên, chúng ta đừng để hy vọng bỏ rơi chúng ta, vì Thiên Chúa đồng hành với chúng ta bằng tình yêu của Người. “Tôi hy vọng vì Chúa ở cạnh tôi”: tất cả chúng ta đều có thể nói lên điều này. Mỗi người chúng ta có thể nói: “Tôi hy vọng, tôi có hy vọng, vì Chúa cùng đồng hành với tôi.” Người cùng đi và dẫn tay tôi. Chúa không bỏ chúng ta một mình. Chúa Giê-su đã chiến thắng tội lỗi và mở ra cho chúng ta con đường của sự sống.
Và rồi, đặc biệt trong Mùa Vọng này, thời gian của sự mong chờ, trong đó chúng ta chuẩn bị tâm hồn để một lần nữa đón nhận mầu nhiệm Nhập Thế ủi an và ánh sáng của Giáng sinh, thật quan trọng là phải suy tư về niềm hy vọng. Chúng ta hãy để cho Thiên Chúa dạy chúng ta ý nghĩa của sự hy vọng. Vì vậy, chúng ta hãy lắng nghe lời của Kinh Thánh, bắt đầu với Ngôn sứ I-sai-a, tiên tri lớn của Mùa Vọng, một sứ giả vĩ đại của hy vọng.
Trong phần hai của Sách của ngài, I-sai-a gửi đến dân chúng một công bố ủi an: “Hãy an ủi, hãy an ủi dân ta, Đức Chúa nói. Hãy ngọt ngào khuyên bảo Giê-ru-sa-lem, và hô lên cho Thành: thời phục dịch của Thành đã mãn, tội của Thành đã đền xong, vì Thành đã bị tay ĐỨC CHÚA giáng phạt gấp hai lần tội phạm. Có tiếng hô: "Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho ĐỨC CHÚA,
giữa đồng hoang, hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta. Mọi thung lũng sẽ được lấp đầy, mọi núi đồi sẽ phải bạt xuống, nơi lồi lõm sẽ hoá thành đồng bằng, chốn gồ ghề nên vùng đất phẳng phiu. Bấy giờ vinh quang ĐỨC CHÚA sẽ tỏ hiện, và mọi người phàm sẽ cùng được thấy rằng miệng ĐỨC CHÚA đã tuyên phán.”
Thiên Chúa Cha an ủi bằng cách gửi đến những người ủi an, những người mà Thiên Chúa yêu cầu phải làm phấn chấn tinh thần dân của Người, những đứa con của Người, công bố rằng chiến tranh đã chấm dứt, sự buồn phiền đã qua, và tội lỗi đã được tha thứ. Đây là điều sẽ chữa lành những tâm hồn đau khổ và sợ hãi. Vì vậy, ngôn sứ đã kêu gọi chuẩn bị đường cho Chúa, mở rộng tâm hồn cho những Hồng ân cứu độ của Người.
Với con người, sự an ủi bắt đầu bằng khả năng bước đi trên con đường của Thiên Chúa, một con đường mới, ngay thẳng và dễ đi, một con đường chuẩn bị trong sa mạc, để con người có thể đi qua nó và trở về quê nhà. Vì người dân mà ngôn sứ gửi thông điệp đến đang sống trong thảm kịch của cuộc lưu đày Babylon, và bây giờ, họ được nghe nói rằng họ có thể trở về đất của cha ông, qua một con đường được chuẩn bị dễ dàng và rộng rãi hơn, không có những thung lũng hay núi đồi làm cho hành trình mệt mỏi, một con đường bằng phẳng trong sa mạc. Vì thế, chuẩn bị con đường đó có nghĩa là chuẩn bị một con đường của ơn cứu độ và giải phóng khỏi mọi chướng ngại và sự cản trở.
Cuộc lưu đày là một thời gian thảm kịch trong lịch sử của dân Israel, khi đó người ta mất hết mọi thứ. Người dân mất đất đai của cha ông, mất tự do, mất phẩm giá và thậm chí mất cả niềm tín thác vào Thiên Chúa. Họ cảm thấy bị bỏ rơi và không còn hy vọng. Nhưng rồi, nhìn thấy lời kêu gọi của ngôn sứ đưa tâm hồn của họ trở lại với đức tin. Sa mạc là một nơi thật khó sống, nhưng thật sự nó là nơi họ sẽ có thể lên đường để trở về, không chỉ trở về đất đai quê nhà nhưng cũng là trở về với Thiên Chúa, và với hy vọng và với nụ cười. Khi chúng ta ở trong bóng tối, trong những hoàn cảnh khó khăn, chúng ta không thể cười và thực sự, chỉ có hy vọng mới dạy chúng ta biết cười để tìm ra con đường dẫn đến Thiên Chúa. Một trong những điều đầu tiên xảy ra cho những người chán ngán Thiên Chúa là họ không có nụ cười. Có thể họ có tiếng cười lớn, họ cười như vậy từng tiếng từng tiếng, một nhịp, một tiếng cười … nhưng họ không có nụ cười trên môi! Chỉ hy vọng thôi có thể cho nụ cười: đó là nụ cười hy vọng tìm được Thiên Chúa.
Cuộc sống thường là một sa mạc, rất khó để bước đi trên đó, nhưng nếu chúng ta biết phó thác bản thân cho Thiên Chúa, thì nó sẽ trở nên rất đẹp và rộng thênh thang như đường cao tốc. Chỉ cần không bao giờ mất hy vọng, chỉ cần tiếp tục tin, luôn luôn, bất chấp tất cả. Khi chúng ta ở với một đứa trẻ, có lẽ chúng ta sẽ gặp nhiều vấn đề và nhiều khó khăn, nhưng một nụ cười bộc phát từ bên trong con người chúng ta, vì chúng ta thấy mình đang đứng trước một niềm hy vọng: một đứa trẻ là một niềm hy vọng! Và vì vậy chúng ta phải có khả năng nhìn cuộc sống theo con đường hy vọng, nó dẫn đưa chúng ta đi tìm gặp Thiên Chúa, Thiên Chúa đã trở thành một Hài nhi cho chúng ta — và điều đó sẽ làm chúng ta có nụ cười.
Quả thật, những lời này của I-sai-a sau đó được Gioan tẩy Giả nhắc lại trong lời loan báo của ông, những lời mời gọi hoán cải. Ông nói: “Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn đường cho Chúa” (Mt 3:3). Đó là một tiếng nói phải bật lên thành tiếng hô lớn ở những nơi dường như không ai có thể nghe được — nhưng ai có thể nghe được trong sa mạc? — những tiếng kêu lớn đó bị rơi mất do sự khủng hoảng về đức tin. Chúng ta không thể chối bỏ rằng thế giới hôm nay đang trong cuộc khủng hoảng đức tin. Người ta nói “Tôi tin Chúa, tôi là một Ki-tô hữu” – “Tôi thuộc tôn giáo đó …” Nhưng đời sống của họ rất xa lạ với đời sống Ki-tô hữu; nó rất xa cách với Thiên Chúa! Tôn giáo, đức tin chỉ rơi vào một cách nói: “Tôi có tin không?” – “Có!” Tuy nhiên, đây lại là vấn đề trở về với Thiên Chúa, sám hối tâm hồn và đi trên con đường này để tìm kiếm Thiên Chúa. Người đang chờ chúng ta. Đây là lời loan báo của Gioan Tẩy Giả: hãy chuẩn bị. Hãy chuẩn bị cuộc gặp gỡ với Trẻ thơ này, Trẻ sẽ trao lại cho chúng ta nụ cười. Khi Gioan loan báo về việc sắp đến của Chúa Giê-su, với người Israel có vẻ như họ vẫn đang còn trong cuộc lưu đày, vì họ đang dưới sự thống trị của người Roma, làm cho họ trở thành những người xa lạ ngay trên mảnh đất quê hương của họ, bị cai trị bởi những kẻ chiếm đóng đầy sức mạnh quyết định sự sống của họ. Tuy nhiên, lịch sử đích thực không được tạo nên bởi những kẻ quyền lực nhưng được tạo nên bởi Thiên Chúa cùng với những con người bé mọn của Người. Lịch sử đích thực – mà nó sẽ kéo dài đến vô tận – là lịch sử mà Thiên Chúa viết bằng những con người bé nhỏ của Người: Thiên Chúa với Mary, Thiên Chúa với Giê-su, Thiên Chúa với Giu-se, Thiên Chúa với những con người bé nhỏ. Những con người bé nhỏ và đơn sơ đó chúng ta tìm thấy xung quanh Hài đồng Giê-su khi sinh ra: Za-ca-ri-a và Ê-li-za-bet, lớn tuổi và không thể sinh con; Maria, thiếu nữ đồng trinh đã đính hôn với Giu-se, những mục đồng bị khinh rẻ, bị xem như con số không. Đó là những con người bé mọn, được trở nên vĩ đại nhờ đức tin, những con người bé mọn vẫn có khả năng tiếp tục sự hy vọng. Và lòng hy vọng là nhân đức của những người bé mọn. Những con người vĩ đại, họ thỏa mãn nên không biết đến hy vọng, họ không biết nó là gì.
Đó là những con người bé mọn với Thiên Chúa, với Chúa Giê-su biến đổi sa mạc lưu đày, biến đổi sự tuyệt vọng vì cô đơn, biến đổi đau khổ thành một con đường bằng phẳng trên đó chúng ta bước đi đến gặp gỡ vinh quang của Thiên Chúa. Và vì vậy, chúng ta hãy để cho mình được dạy về sự hy vọng. Chúng ta hãy vững tin chờ đợi sự đến thăm của Thiên Chúa và bỏ qua mọi trở ngại trong sa mạc cuộc đời chúng ta – mỗi người biết mình đi trong sa mạc gì — nó sẽ trở thành một khu vườn nở hoa. Hy vọng không làm thất vọng!
[Văn bản gốc: Tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT]

Tiếng Ý
Cha xin gửi lời chào mừng nồng hậu đến những anh chị em hành hương nói tiếng Ý. Cha xin gửi lời chào Hội Thừa Sai Bác Ái; Cộng đoàn Yêu thương và Tự do; Cộng đoàn Thiểu năng Ngôn ngữ Puglia và các các nghệ sĩ của Ban nhạc Hòa tấu Giáng sinh phiên bản 24 được Quỹ “Don Bosco in the World” (Don Bosco trên thế giới) tài trợ. Anh chị em thân mến, cha xin kêu gọi anh chị em trong mọi hoàn cảnh cuộc sống hãy gieo trồng nhân đức hy vọng, là hồng ân của Thiên Chúa, Người với lòng nhân hậu của người không ngừng an ủi dân Người.
Một lời chào đặc biệt xin gửi đến các bạn trẻ, anh chị em bệnh nhân và những đôi hôn phối mới. Phụng vụ Mùa Vọng là một cơ hội của những ân sủng đặc biệt để suy tư về hành trình đi gặp gỡ Thiên Chúa của chúng ta. Nguyện xin Mẹ Maria Đồng Trinh, mà chúng ta sẽ mừng kính Lễ Vô Nhiễm Nguyên Tội ngày mai, là mẫu gương cho sự chuẩn bị tâm hồn cho Giáng sinh, để tâm hồn mỗi người trở thành một cái nôi đón nhận Con Thiên Chúa, là dung nhan của lòng thương xót của Chúa Cha, bằng sự lắng nghe lời Người, bằng những hành động bác ái huynh đệ và bằng lời cầu nguyện.
[Văn bản gốc: Tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT]

Lời thỉnh cầu của Đức Thánh Cha
Trong những ngày sắp tới, hai Ngày quan trọng sẽ được kỷ niệm, do Liên Hợp Quốc khởi xướng: ngày chống tham nhũng — 9 tháng 12 — và ngày nhân quyền — 10 tháng 12 –. Đây là hai thực tại liên kết: tham nhũng là khía cạnh tiêu cực buộc phải chống lại, bắt đầu từ lương tâm cá nhân của một con người và bao trùm lên toàn bộ địa hạt đời sống dân sự, đặc biệt đối với những người có nhiều nguy cơ nhất; nhân quyền là một khía cạnh tích cực, phải được thăng tiến bằng những quyết tâm đổi mới, để không ai bị loại trừ không được công nhận những quyền căn bản của nhân vị. Nguyện xin Thiên Chúa trợ giúp anh chị em trong cam kết kép này.
[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT]

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 08/12/2016]

TIẾP KIẾN CHUNG: Sự hy vọng của người Ki-tô hữu
TIẾP KIẾN CHUNG: Sự hy vọng của người Ki-tô hữu
TIẾP KIẾN CHUNG: Sự hy vọng của người Ki-tô hữu
TIẾP KIẾN CHUNG: Sự hy vọng của người Ki-tô hữu
TIẾP KIẾN CHUNG: Sự hy vọng của người Ki-tô hữu
TIẾP KIẾN CHUNG: Sự hy vọng của người Ki-tô hữu
TIẾP KIẾN CHUNG: Sự hy vọng của người Ki-tô hữu
TIẾP KIẾN CHUNG: Sự hy vọng của người Ki-tô hữu
TIẾP KIẾN CHUNG: Sự hy vọng của người Ki-tô hữu
TIẾP KIẾN CHUNG: Sự hy vọng của người Ki-tô hữu

TIẾP KIẾN CHUNG: Sự hy vọng của người Ki-tô hữu