Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018

Đức Thánh Cha dâng Lễ Tiệc Ly trong nhà tù Regina Coeli

Đức Thánh Cha dâng Lễ Tiệc Ly trong nhà tù Regina Coeli

Đức Thánh Cha rửa chân cho 12 tù nhân từ nhiều nơi trên thế giới

29 tháng Ba, 2018
Đức Thánh Cha dâng Lễ Tiệc Ly trong nhà tù Regina Coeli
© Vatican Media
Đức Thánh Cha dâng Lễ Tiệc Ly trong nhà tù Regina Coeli
Vẫn giữ theo cách thực hành hàng năm của triều đại, hôm thứ Năm Tuần Thánh ngày 29 tháng Ba, 2018, Đức Thánh Cha Phanxico rửa chân cho các tù nhân trong Lễ Tiệc Ly.

Năm nay, Đức Thánh Cha đến Nhà tù Regina Coeli, có lẽ là nhà tù nổi tiếng nhất của Roma, nằm rất gần Vatican. Nó được xây dựng trong vùng Trastevere lân cận của Roma năm 1654 là một Tu viện Công giáo, được chuyển thành nhà tù năm 1881.

Nhà tù giam giữ tù nhân từ hơn 60 quốc gia, với sức chứa lên đến 900 người. Nó đã được giới truyền thông chú ý vì sự quá tải và tỷ lệ tự tử cao.

Đức Thánh Cha dâng Lễ Tiệc Ly trong nhà tù Regina Coeli
Những tù nhân được chọn cho nghi thức rửa chân là 12 người đàn ông từ bảy quốc gia khác nhau: bốn người Ý, hai người Philippine, hai người Ma-rốc, một người Moldova, một người Colombia, một người Nigeria và một người từ Sierra Leone. Tám người là Công giáo; hai người Hồi giáo; một người Chính thống giáo và một người Phật giáo.

Đức Thánh Cha giải thích với những tù nhân rằng vào thời của Đức Ki-tô, việc rửa chân là điều mà các nô lệ phải làm cho những người lữ khách khi họ vào nhà sau những chặng đường đầy bụi bặm. Khi rửa chân cho các môn đệ của Ngài, Chúa Giê-su muốn cho thấy tầm quan trọng của sự phục vụ – của cách chúng ta phải đối xử với nhau.

Đức Thánh Cha dâng Lễ Tiệc Ly trong nhà tù Regina Coeli


Theo Vatican News, Đức Thánh Cha nói với các tù nhân, “Cha cũng là một tội nhân như chúng con. Nhưng hôm nay cha đại diện cho Chúa Giê-su. Chúa Giê-su đã mạo hiểm đến với con người này, một tội nhân, đến với tôi và nói với tôi rằng Ngài yêu tôi. Đây là sự phục vụ. Đây là Chúa Giê-su. Trước khi trao ban chính mình và máu Ngài cho chúng ta, Chúa Giê-su đã mạo hiểm vì mỗi người chúng ta — mạo hiểm bản thân Người trong sự phục vụ — vì Người quá yêu chúng ta.”

Ngoài việc dâng Lễ và gặp gỡ 12 người mà ngài rửa chân, Đức Thánh Cha đến thăm những tù nhân trong bệnh xá của nhà tù và những người bị giam giữ trong khu đặc biệt vì cần có mức độ an ninh cao đối với họ.

Đức Thánh Cha dâng Lễ Tiệc Ly trong nhà tù Regina Coeli
Những năm trước, Đức Thánh Cha Phanxico đã dâng Lễ Thứ Năm Tuần Thánh trong những nơi sau:

2017 nhà tù Paliano

2016 C.A.R.A. Castel Novo di Porto

2015 Rebibbia

2014 Don Gnocchi Foundation

2013 nhà giam giữ trẻ Casal del Marmo

Đức Phanxico là vị giáo hoàng thứ tư đến thăm Nhà tù Regina Coeli: Đức Gioan XXIII năm 1958, Đức Phaolo VI năm 1964, và Đức Gioan Phaolo II năm 2000.

Đức Thánh Cha dâng Lễ Tiệc Ly trong nhà tù Regina CoeliĐức Thánh Cha dâng Lễ Tiệc Ly trong nhà tù Regina CoeliĐức Thánh Cha dâng Lễ Tiệc Ly trong nhà tù Regina Coeli

[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 30/3/2018]


“Bản sao carbon” 3D xác Chúa Giê-su được tái tạo bằng cách sử dụng tấm Khăn liệm thành Turin

“Bản sao carbon” 3D xác Chúa Giê-su được tái tạo bằng cách sử dụng tấm Khăn liệm thành Turin

28 tháng Ba, 2018

"Chúng tôi tin rằng chúng tôi có được hình ảnh chính xác của Chúa Giê-su như khi Ngài còn ở trần gian,” Giáo sư Giulio Fanti thuộc Đại học Padua nói.

“Tượng này là sự thể hiện theo không gian ba chiều với kích thước thật của Người trong Khăn liệm, được tái tạo theo những kích thước chính xác lấy từ tấm vải quấn xác Đức Ki-tô sau khi Người bị đóng đinh,” Giáo sư Giulio Fanti giải thích, dạy môn đo đạc kỹ thuật và thermal measurements (tạm dịch: đo dẫn nhiệt), ông đã nghiên cứu tấm Khăn Liệm. Trên cơ sở những đo đạc của ông, giáo sư đã tạo ra “bản sao carbon” trong không gian ba chiều, ông nói rằng, nó cho phép ông khẳng định rằng đây là những đường nét thật nhất của Đức Ki-tô bị đóng đinh.


“Vì thế, chúng tôi tin rằng cuối cùng chúng tôi có hình ảnh chính xác của Chúa Giê-su như khi Ngài còn ở trên trần gian. Từ nay trở đi, có lẽ Người sẽ không còn được vẽ tự do mà không xem xét đến tác phẩm này.” Giáo sư đã cho đăng tin riêng tác phẩm của ông trên tạp chí Chi xuất bản hàng tuần, trong đó ông tiết lộ: Theo những nghiên cứu của chúng tôi, Chúa Giê-su là một người đàn ông rất đẹp. Chân tay dài và rất cường tráng, Ngài cao khoảng 180cm, trong khi độ cao trung bình thời đó là khoảng 165cm. Và Ngài có dáng vẻ rất cao quý và vương giả.” (Vatican Insider)

Qua nghiên cứu và phương pháp chiếu không gian ba chiều hình ảnh, giáo sư Fanti cũng có thể đếm được vô số những thương tích trên thân thể của người đàn ông của tấm Khăn Liệm:

Giáo sư giải thích, “Trên tấm Khăn liệm, tôi đếm được 370 vết thương do roi đánh, nhưng không tính toán được những vết thương ở hai bên hông, là hai cạnh mà tấm Khăm Liệm không thể hiện vì nó chỉ ép vào phần lưng và mặt trước của xác. Vì thế chúng tôi có thể đưa ra giả thuyết tổng số ít nhất là 600 cú đánh. Ngoài ra, việc tái tạo không gian ba chiều đã giúp khám phá ra rằng lúc chết, người đàn ông của tấm Khăn liệm đã gục võng người sang bên phải, vì vai phải của Ngài trật khớp quá nghiêm trọng đến mức làm tổn thương các dây thần kinh.” (Il Mattino di Padova)
Những câu hỏi xoay quanh bí mật của tấm Khăn liệm vẫn còn đó; nhưng chắc chắn, nơi con người bị tra tấn đó chúng ta nhìn thấy những dấu hiệu của sự đau đớn qua đó chúng ta cũng tìm thấy một phần của chính mỗi người chúng ta, nhưng — nhìn dưới con mắt đức tin — hy vọng rằng con người này không phải là ai khác, mà chính là Người tối cao đó, người đã đứng một cách nhu mì trước mặt Phi-la-tô, và người sau khi đã chịu trận đòn roi kinh hoàng, đã bị treo trên thập giá là một người vô tội; không chỉ vô tội nhưng còn gánh lấy tội lỗi của mọi người. Niềm tin đối với tấm Khăn liệm không phải là một điều bắt buộc, ngay cả với người Ki-tô hữu, nhưng sự khác thường của tấm vải đó vẫn còn là một thách đố cho sự hiểu biết và sự chắc chắn của chúng ta, cũng gần như Đức Giê-su của Na-da-rét, Đấng đã thách đố những sự vững vàng của chúng ta bằng việc yêu thương những kẻ bách hại, tha thứ cho họ trên thập giá, và chiến thắng sự chết 2000 năm trước.



Bài này được đăng lần đầu trên Aleteia phiên bản tiếng Ý.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/3/2018]