Thứ Tư, 25 tháng 10, 2023

Có bao nhiêu người Công giáo trên thế giới? Thống kê Giáo hội Công giáo 2023

Có bao nhiêu người Công giáo trên thế giới? Thống kê Giáo hội Công giáo 2023

Có bao nhiêu người Công giáo trên thế giới? Thống kê Giáo hội Công giáo 2023

Tỷ lệ người Công giáo trên thế giới giảm nhẹ (-0,06) so với năm trước đạt 17,67%. Các châu lục có những biến đổi nhỏ.


20 tháng Mười, 2023 19:40

ZENIT STAFF



(ZENIT News – FIDES / Roma, 10.21.2023). - Như mọi năm, nhân dịp Chúa nhật Khánh nhật Truyền giáo, năm nay kỷ niệm 97 năm thành lập vào Chúa Nhật, ngày 22 tháng Mười năm 2023, Thông tấn xã Fides đưa ra một số con số thống kê được chọn lọc để cho thấy bức tranh toàn cảnh về Giáo hội truyền giáo trên toàn thế giới.

Các bảng sau đây được trích từ ấn bản mới nhất của “Sách Thống kê của Giáo hội” được xuất bản (cập nhật đến ngày 31 tháng Mười Hai năm 2021) liên quan đến các thành viên của Giáo hội, cấu trúc nhà thờ, y tế, phúc lợi và giáo dục. Cuối cùng là báo cáo bức tranh về các giáo khu phụ thuộc vào Bộ Truyền giáo.

Tính đến ngày 31 tháng Mười Hai năm 2021, dân số thế giới là 7.785.769.000, tăng 118.633.000 đơn vị so với năm trước.

Sự gia tăng dân số đã được ghi nhận ở mọi châu lục, cả trong năm nay, ngoại trừ Châu Âu.


Tổng số và tỷ lệ người Công giáo trên thế giới

Cùng ngày, ngày 31 tháng Mười Hai năm 2021, số người Công giáo trên thế giới đạt 1.375.852.000 người với tổng mức tăng 16.240.000 so với năm trước. Sự gia tăng này được ghi nhận trên tất cả các châu lục, ngoại trừ Châu Âu (-244.000). Như trước đây, mức tăng được ghi nhận chủ yếu ở Châu Phi (+8.312.000) và ở Châu Mỹ (+6.629.000), tiếp theo là Châu Á (+1.488.000) và Châu Đại Dương (+55.000).

Tỷ lệ người Công giáo trên thế giới giảm nhẹ (-0,06) so với năm trước đạt 17,67%. Các châu lục có những biến đổi nhỏ.


Tổng số giám mục trên thế giới

Tổng số Giám mục trên thế giới giảm 23, xuống còn 5.340 vị. Số giám mục giáo phận giảm (-1) và giám mục dòng (-22). Giám mục giáo phận là 4.155 vị, trong khi Giám mục dòng là 1.185 vị.


Tổng số linh mục Công giáo trên thế giới

Tổng số linh mục trên thế giới giảm xuống còn 407.872 (-2.347). Châu lục ghi nhận mức giảm lớn vẫn là Châu Âu (-3,632) cũng như Châu Mỹ (-963). Mức tăng được ghi nhận ở Châu Phi (+1,518), ở Châu Á (+719) và ở Châu Đại Dương (+11). Linh mục triều trên thế giới giảm 911 vị, đạt tổng số 279.610. Linh mục dòng giảm 1.436 vị, xuống tổng số 128.262.


Tổng số phó tế vĩnh viễn trên thế giới

Các phó tế vĩnh viễn trên thế giới tiếp tục gia tăng, năm nay tăng 541, lên 49.176 vị. Mức tăng cao nhất được ghi nhận ở tất cả các châu lục: Châu Phi (+59), Châu Mỹ (+147), Châu Á (+58), Châu Âu (+268) và Châu Đại Dương (+9).


Tổng số nam nữ tu sĩ trên thế giới

Tu sĩ không phải linh mục giảm 795, xuống còn 49.774. Mức giảm được ghi nhận ở Châu Mỹ (-311), Châu Âu (-599) và Châu Đại Dương (-115). Tăng ở Châu Phi (+205) và ở Châu Á (+25).

Ngay trong năm nay, số nữ tu nói chung cũng giảm 10,588 đơn vị, xuống còn 608,958. Mức tăng vẫn được ghi nhận ở Châu Phi (+2,275) và Châu Á (+366), giảm ở Châu Âu (-7,804), Châu Mỹ (-5,185) và Châu Đại Dương (–240).


Tổng số đại chủng sinh và tiểu chủng sinh trên thế giới

Số Đại chủng sinh, giáo phận và dòng giảm trong năm nay, trên toàn cầu có 1.960 đơn vị, đạt tổng số 109.895. Mức tăng chỉ được ghi nhận ở Châu Phi (+187), giảm ở Châu Mỹ (-744), Châu Á (-514), Châu Âu (-888) và Châu Đại Dương (-1). Tổng số tiểu chủng sinh, giáo phận và dòng năm nay tăng thêm 316 đơn vị lên 95.714. Mức giảm được ghi nhận ở Châu Mỹ (-372), Châu Á (-1.216), Châu Âu (-144) và Châu Đại Dương (-5) trong khi mức tăng được ghi nhận ở Châu Phi (+2.053).


Những con số về giáo dục Công giáo trên thế giới

Trong lĩnh vực giáo dục, Giáo hội Công giáo điều hành 74.368 trường mẫu giáo với 7.565.095 học sinh; 100.939 trường tiểu học với 34.699.835 học sinh; 49.868 trường trung học cơ sở với 19.485.023 học sinh. Giáo hội cũng chăm sóc 2.483.406 học sinh trung học và 3.925.325 sinh viên đại học.


Số lượng các bệnh viện và trung tâm chăm sóc sức khỏe Công giáo trên thế giới

Các tổ chức y tế, từ thiện và hỗ trợ trên thế giới do Giáo hội Công giáo quản lý bao gồm: 5.405 bệnh viện, 14.205 trạm y tế, 567 nhà thương phong, 15.276 nhà dưỡng lão, bệnh mãn tính và khuyết tật, 9.703 trại trẻ mồ côi, 10.567 trường mẫu giáo, 10.604 trung tâm tư vấn hôn nhân, 3.287 trung tâm phục hồi chức năng xã hội và 35.529 cơ sở khác.


Tổng số giáo phận dưới quyền của Bộ Truyền giáo

Các Giáo khu trực thuộc Bộ Truyền giáo là 1.121. Hầu hết các giáo khu được ủy thác cho Bộ là ở Châu Phi (523) và Châu Á (481), tiếp theo là Châu Mỹ (71) và Châu Đại Dương (46).

(Agenzia Fides, 22/10/2023)


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/10/2023]


Trong một cuộc phỏng vấn mới, Đức Thánh Cha đề cập đến sự khủng hoảng, chủ nghĩa thiên sai và tiết lộ chuyến đi có thể đến New Guinea . . và Argentina

Trong một cuộc phỏng vấn mới, Đức Thánh Cha đề cập đến sự khủng hoảng, chủ nghĩa thiên sai và tiết lộ chuyến đi có thể đến New Guinea . . và Argentina

Trong một cuộc phỏng vấn mới, Đức Thánh Cha đề cập đến sự khủng hoảng, chủ nghĩa thiên sai và tiết lộ chuyến đi có thể đến New Guinea . . và Argentina

Những chuyến đi quan trọng còn lại trong triều đại giáo hoàng của ngài nằm trong số những điểm chính được tiết lộ.


19 THÁNG MƯỜI, 2023 23:24

ZENIT STAFF



(ZENIT News / Vatican City, 19.10.2023). - Còn hai tháng nữa là kết thúc năm 2023, Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc năm bằng một cuộc phỏng vấn mới, lần này là với Cơ quan Nhà nước Argentina Tesla.

Trong những điểm chính được tiết lộ là những chuyến đi quan trọng còn lại trong triều đại giáo hoàng của ngài. Khi được hỏi về điều đó, Đức Thánh Cha không lưỡng lự đề cập đến Argentina đầu tiên… “Tôi muốn đi… Nói đến những đất nước xa xôi hơn, tôi vẫn chưa đến thăm Papua New Guinea. Có người nói rằng nếu tôi đến Argentina, tôi nên dừng chân ở Rio Gallegos, sau đó đi đến Nam Cực, hạ cánh ở Melbourne và thăm New Zealand. Đó sẽ là một hành trình khá dài.”

Một trong những chủ đề của cuộc phỏng vấn là hai cuộc khủng hoảng và chủ nghĩa thiên sai. Phóng viên nói về các Phong trào cực hữu (bỏ qua các Phong trào cực tả) và đặt câu hỏi: “Đức Thánh Cha nhìn thấy những cuộc khủng hoảng này mang tính nhất thời hay lâu dài? Có thể làm gì để chấm dứt chúng?” Đức Thánh Cha trả lời:

“Tôi thích từ “khủng hoảng” vì nó chứa đựng sự chuyển động bên trong. Tuy nhiên, lối thoát duy nhất khỏi sự khủng hoảng là đi lên, không có lối thoát dễ dàng. Lối thoát là đi lên và không bao giờ bằng cách riêng của chúng ta. Những người có ý định thoát ra khỏi khủng hoảng một mình sẽ lạc vào một mê cung chạy vòng quanh. Một cuộc khủng hoảng là một mê cung. Hơn nữa, khủng hoảng làm cho bạn phát triển. Dù đó là một con người, một gia đình, một đất nước hay một nền văn minh đang gặp khủng hoảng, nếu giải quyết tốt thì sẽ có sự phát triển.

Tôi lo lắng khi các vấn đề xảy ra và dường như không có lối thoát. Chúng ta phải dạy các thanh thiếu niên nam nữ khả năng kiểm soát khủng hoảng. Giải quyết một cuộc khủng hoảng. Bởi vì điều đó thúc đẩy sự trưởng thành. Tất cả chúng ta đều đã từng là những người trẻ thiếu kinh nghiệm, và đôi khi các thanh thiếu niên nam nữ tin vào những phép lạ, tin vào một đấng thiên sai, tin những việc được giải quyết theo cách của đấng thiên sai. Chỉ có một Đấng Thiên sai đã cứu tất cả chúng ta. Còn lại đều là những chú hề của chủ nghĩa thiên sai. Không ai trong số họ có thể hứa hẹn một giải pháp cho các xung đột, trừ khi nó đang nổi lên từ cuộc khủng hoảng. Và không bao giờ là của riêng chúng ta. Chúng ta hãy nghĩ về bất kỳ cuộc khủng hoảng chính trị nào, ở một đất nước không biết phải làm gì, có rất nhiều cuộc khủng hoảng ở châu Âu. Có thể thực hiện những việc gì? Chúng ta có nên tìm kiếm một đấng thiên sai đến cứu chúng ta không? Không. Chúng ta phải tìm ra xung đột ở đâu và giải quyết nó. Có sự khôn ngoan đó là giải quyết khủng hoảng. Nhưng bạn không thể tiến về phía trước mà không có xung đột.”

Một trong những chủ đề được quan tâm chung hiện nay được đề cập trong cuộc phỏng vấn là Trí tuệ nhân tạo. Đức Thánh Cha sẽ dành hai sứ điệp cho vấn đề này, do đó, mở rộng huấn quyền của ngài sang lĩnh vực này: qua Sứ điệp Ngày Hòa bình Thế giới năm 2024 và Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền thông Xã hội năm 2024.

Đức Thánh Cha nghĩ thế nào về sự phát triển công nghệ tăng tốc hiện nay, chẳng hạn như Trí tuệ nhân tạo, và người nghĩ nó có thể được giải quyết như thế nào theo quan điểm nhân văn hơn?

Đức Thánh Cha Phanxicô trả lời:

“Tôi thích từ ‘tăng tốc’. Khi một thứ gì đó được tăng tốc, nó làm tôi lo lắng vì không có thời gian để nó ổn định. Khi nhìn lại cuộc cách mạng công nghiệp cho đến những năm 1950, chúng ta thấy sự phát triển không tăng tốc. Đã có những cơ chế kiểm soát và hỗ trợ. Khi sự thay đổi được đẩy nhanh, không có đủ thời gian cho các cơ chế tiếp thu và cuối cùng chúng ta trở thành nô lệ. Làm nô lệ cho một người hay một công việc cũng nguy hiểm không kém làm nô lệ cho một văn hóa.

Chìa khóa cho sự tiến bộ về văn hóa, chẳng hạn như Trí tuệ nhân tạo, là khả năng của con người trong việc xử lý, tiếp thu và kiểm soát nó. Nghĩa là con người là chủ nhân của công trình Sáng tạo và chúng ta không được từ bỏ điều đó. Sự kiểm soát của con người đối với bất cứ điều gì. Thay đổi khoa học cách nghiêm túc là sự tiến bộ. Chúng ta phải cởi mở với điều đó.”

Khi đề cập đến vấn đề chiến tranh, Đức Thánh Cha được yêu cầu phát triển một khái niệm do chính ngài đặt ra – đó là khái niệm về an ninh toàn diện. Và về điều này Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Một quốc gia không thể có an ninh cục bộ nếu không có an ninh toàn diện cho mọi người. Không thể nói đến an ninh xã hội nếu không có an ninh toàn cầu, hoặc đang trong quá trình trở thành toàn cầu. Tôi tin rằng đối thoại không thể chỉ mang tính dân tộc chủ nghĩa, nó phải mang tính phổ quát, đặc biệt với hệ thống truyền thông tiên tiến mà chúng ta có ngày nay. Đó là lý do tại sao tôi nói về sự đối thoại phổ quát, sự hòa hợp phổ quát, sự gặp gỡ phổ quát. Và tất nhiên, kẻ thù của điều này là chiến tranh. Kể từ khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc cho đến ngày nay, chiến tranh xảy ra khắp nơi. Đó chính là ý của tôi khi nói rằng chúng ta đang sống trong một cuộc Chiến tranh Thế giới diễn ra từng vùng. Bây giờ chúng ta thấy điều đó vì Thế chiến đã gần.”

Một chủ đề khác được quan tâm hiện nay trong cuộc phỏng vấn là tình hình của Giáo hội. Sau khi đề cập đến Thượng Hội đồng về Hiệp hành đang diễn ra, Đức Thánh Cha được hỏi: “Thời đại hôm nay cần Giáo hội như thế nào?” Và Đức Giáo hoàng người Argentina trả lời: “Kể từ Công đồng Vatican II, Đức Gioan XXIII nhận thức rất rõ ràng rằng: Giáo hội phải thay đổi. Đức Phaolô VI đồng thuận, cũng như các Giáo hoàng kế nhiệm. Đó không chỉ là thay đổi cách thức, mà còn là thay đổi sự phát triển, vì lợi ích của phẩm giá con người. Đó là sự tiến triển thần học, của Thần học Luân lý và của tất cả các khoa học giáo hội, ngay cả trong việc giải thích Kinh Thánh đã tiến triển theo cảm nhận của Giáo hội. Luôn luôn hòa hợp. Đoạn tuyệt là không tốt. Chúng ta hoặc tiến bộ thông qua quá trình phát triển hoặc mọi thứ không diễn ra như ý muốn. Sự đoạn tuyệt khiến bạn bị đẩy ra khỏi sinh lực phát triển. Tôi thích hình ảnh cây xanh và rễ của nó. Rễ nhận độ ẩm của đất và đưa nó lên trên, đi qua thân cây. Khi bạn tách mình ra khỏi điều đó, kết cục bạn trở nên khô héo, không có truyền thống. Truyền thống theo nghĩa tốt của từ ngữ này. Tất cả chúng ta đều có truyền thống, một gia đình, tất cả chúng ta đều sinh ra trong nền văn hóa của một đất nước, một văn hóa chính trị. Tất cả chúng ta đều có một truyền thống phải chịu trách nhiệm.

Tiếp theo Đức Thánh Cha được hỏi một câu hỏi thú vị nhất:

“Làm thế nào có thể giải quyết được sự căng thẳng giữa việc thay đổi và không đánh mất bản chất của nó?”

“Giáo hội, thông qua đối thoại và đón nhận những thách đố mới, đã thay đổi về nhiều mặt. Ngay cả về vấn đề văn hóa. Một nhà thần học thế kỷ thứ 4 cho rằng những thay đổi trong Giáo hội phải tuân theo ba điều kiện để trở thành hiện thực: củng cố, phát triển và nâng cao bản thân theo năm tháng. Đó là một định nghĩa rất truyền cảm hứng của thánh Vincent of Lérins. Giáo Hội phải thay đổi. Chúng ta hãy nghĩ về những cách thức Giáo hội thay đổi kể từ Công đồng cho đến nay và cách thức Giáo hội phải tiếp tục thay đổi những con đường của mình, trong việc đề xuất một sự thật bất biến. Nghĩa là, sự mặc khải của Chúa Giêsu Kitô không thay đổi, các tín điều của Giáo hội không thay đổi, chúng phát triển và trở nên cao quý như nhựa cây. Người không đi theo con đường này sẽ theo con đường có những bước lùi, một con đường tự đóng lại. Những thay đổi trong Giáo hội diễn ra trong dòng chảy bản sắc này của Giáo hội. Và nó phải liên tục thay đổi khi gặp phải những thách đố. Đó là lý do tại sao cốt lõi của sự thay đổi về cơ bản mang tính mục vụ, không chối bỏ bản chất của Giáo hội”.


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/10/2023]