Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2019

Toàn văn họp báo trên chuyến bay từ Romania về Roma của Đức Thánh Cha

Toàn văn họp báo trên chuyến bay từ Romania về Roma của Đức Thánh Cha
Pope Addresses Journalists On The Plane © Vatican Media

Toàn văn họp báo trên chuyến bay từ Romania về Roma của Đức Thánh Cha

Chúc mừng các ký giả nhân Ngày Truyền thông Thế giới

03 tháng Sáu, 2019 18:09

Ngày 2 tháng Sáu, 2019, Đức Thánh Cha Phanxico nói chuyện với các phóng viên trên chuyến bay về Roma sau chuyến tông du của ngài đến Romania từ ngày 31 tháng Năm đến 2 tháng Sáu. Buổi họp báo được điều phối bởi “quyền” Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, ông Alessandro Gisotti.

Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT cuộc họp báo do Vatican cung cấp:


******

Alessandro Gisotti:

Xin chào (buổi tối)! Xin chúc mừng, thưa Đức Thánh Cha, xin chúc mừng, chuyến bay trở về … Thưa Đức Thánh Cha, khẩu hiệu của chuyến đi này là “Chúng ta cùng nhau tiến bước,” nhưng cũng là “chúng ta cùng bay với nhau,” vì con nghĩ chúng ta thật sự bay quá nhiều và với những nhiệm vụ, sự mệt rã rời … Trong diễn từ trước giới báo chí nước ngoài vài ngày trước, người kết luận rằng: Tôi đặc biệt nhìn thấy nỗ lực của anh chị em trong những chuyến Tông du.” Đây là nỗ lực, là đam mê, là trách nhiệm của các đồng nghiệp đã tường thuật lại chuyến đi này … Hôm nay là Ngày Truyền thông Xã hội, như người biết, là Ngày dành riêng cho những ký giả, các nhà hoạt động trong truyền thông như chúng con, với chủ đề “Chúng ta là chi thể của nhau.” Thưa Đức Thánh Cha, bây giờ con biết chắc là người muốn phản ánh sơ lược về Ngày dành riêng cho chúng con trước khi bắt đầu những câu hỏi.

ĐTC Phanxico:

Xin chào (buổi tối). Cảm ơn rất nhiều về sự đồng hành của anh chị em! Như anh Gisotti nói, hôm nay, Ngày này, kêu gọi anh chị em, nhắc lại suy tư của chúng tôi về anh chị em. Anh chị em hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, anh chị em là những người hoạt động — như anh Alessandro nói –, nhưng trước hết anh chị em là, anh chị em phải là, những chứng nhân của sự liên lạc. Nói chung, ngày nay truyền thông đi giật lùi; sự kết nối phát triển: có nhiều kết nối nhưng lại không có sự liên lạc. Theo ơn gọi thì anh chị em là những chứng nhân của sự liên lạc. Đúng như vậy; anh chị em phải tạo ra những kết nối, nhưng không dừng tại đó, nhưng hãy tiến tới. Tôi hy vọng anh chị em sẽ tiến tới trong ơn gọi này, trong chứng tá về sự liên lạc này, vì thời đại này đang cần ít sự kết nối hơn nhưng nhiều tính liên lạc hơn. Cảm ơn anh chị em. Chúc mừng Ngày của anh chị em. Và bây giờ bắt đầu các câu hỏi.

Gisotti:

Thưa Đức Thánh Cha, như truyền thống, hai câu hỏi đầu được gửi đến bởi giới truyền thông của đất nước mà chúng ta đã đến. Chị Diana Dumitrascu thuộc đài truyền hình TVR của Romania. Xin mời:

Diana Dumitrascu:

Thưa Đức Thánh Cha, xin cảm ơn người vì chuyến viếng thăm Romania. Thưa Đức Thánh Cha, người biết rằng hàng triệu người đồng hương của chúng con đã di cư trong những năm vừa qua. Thông điệp của người là gì dành cho một gia đình để những đứa con của họ phải ra nước ngoài làm việc, vì mục đích bảo đảm một đời sống tốt hơn cho họ? Cảm ơn cha.

ĐTC Phanxico:

Trước hết, điều này làm tôi nghĩ đến tình yêu của gia đình vì phải chia cách theo nhóm hai hay ba chẳng phải là điều tốt lành. Luôn luôn có sự thương nhớ muốn gặp lại nhau. Tuy nhiên, ra đi để gia đình không bị thiếu thốn thứ gì lại là một hành động của tình yêu. Trong Thánh Lễ hôm qua, chúng ta nghe được một lời thỉnh cầu cuối cùng của một phụ nữ làm việc ở nước ngoài để giúp đỡ gia đình. Sự ly tán như vậy luôn đau đớn. Nhưng tại sao họ lại ra đi? Không phải để du lịch, nhưng vì những nhu cầu — những nhu cầu. Và thường thường, không phải vì họ không tìm được việc làm ở trong nước … Nó thường là kết quả của chính sách toàn cầu làm ảnh hưởng đến việc này. Tôi biết đó là câu chuyện của đất nước của chị, sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản … rồi có quá nhiều doanh nghiệp nước ngoài đóng cửa để chuyển ra nước ngoài nhằm kiếm lợi nhuận nhiều hơn. Đóng cửa một doanh nghiệp ngày nay tức là đẩy con người ra đường. Và đây cũng là một sự bất công chung, toàn cầu, thiếu tính đoàn kết. Nó là một nỗi đau. Làm sao để chống lại nó? Chỉ bằng cách cố gắng mở ra những nguồn việc làm. Điều đó không dễ; nó không hề dễ dàng trong tình hình tài chính toàn cầu hiện nay, tình hình kinh tế. Tuy nhiên, hãy nghĩ đến việc các bạn có tỷ lệ sinh cao: ở đây người ta không nhìn thấy mùa đông nhân khẩu như chúng ta nhìn thấy ở Châu Âu. Đó là một sự bất công khi không thể cung cấp những nguồn việc làm cho quá nhiều người trẻ. Và tôi hy vọng rằng tình hình này sẽ được giải quyết, và nó không lệ thuộc riêng vào Romania, nhưng vào trật tự tài chính toàn cầu, vào xã hội tiêu thụ, muốn có thêm nữa và thêm nữa, muốn kiếm thêm và thêm nhiều nữa … Và có quá nhiều người vẫn còn ở đó, một mình. Tôi không biết nữa; đây là câu trả lời của tôi: một lời kêu gọi tình đoàn kết toàn cầu trong thời gian khi Romania giữ ghế chủ tịch của Liên minh Châu Âu, hãy nhìn đến vấn đề này một chút … Cảm ơn chị.

Gisotti:

Bây giờ anh Cristian Micaci thuộc Đài phát thanh Maria-Romania sẽ đặt câu hỏi.

Cristian Micaci:

Thưa Đức Thánh Cha, cũng như ông Giám đốc đã nói ban đầu, trong những ngày vừa qua đã nói quá nhiều về việc “cùng nhau đồng hành.” Bây giờ con xin hỏi cha: cha có lời khuyên gì cho người Romania chúng con? Những mối quan hệ giữa các nền tảng Niềm tin nên như thế nào, đặc biệt giữa Giáo hội Công giáo và Chính thống — cộng đồng Công giáo và đại đa số người Chính thống giáo — mối quan hệ giữa các nhóm sắc tộc khác nhau và mối quan hệ giữa thế giới chính trị và xã hội dân sự?

ĐTC Phanxico:

Nói chung, tôi muốn nói về mối quan hệ của bàn tay vươn ra khi có những mối xung khắc. Ngày nay một quốc gia với tỷ lệ sinh cao, chẳng hạn như đất nước của anh, với tương lai như vậy thì nó không thể để cho mình có những kẻ thù ở bên trong. Cần phải bảo đảm một tiến trình xích lại gần nhau hơn: giữa các nhóm sắc tộc, các nền tảng Niềm tin tôn giáo khác nhau, đặc biệt hai cộng đồng Ki-tô giáo … Đây là điều đầu tiên: luôn có bàn tay vươn ra, lắng nghe nhau. Với Chính thống giáo: các bạn có một Đức Thượng phụ tuyệt vời, một con người với tâm hồn lớn và học thức uyên bác. Ngài biết được tính thần nghiệm của các Tu phụ Sa mạc, tính thần nghiệm thiêng liêng, ngài học ở Đức … Ngài cũng là con người cầu nguyện. Rất dễ bắt chuyện với Đức Daniel, rất dễ vì tôi cảm thấy ngài như một người anh em và chúng tôi nói chuyện như huynh đệ. Tôi không nói: “Nhưng, vì ngài …,” và ngài cũng không nói: “Nhưng, vì ngài …” Chúng tôi cùng với nhau — luôn luôn có ý kiến sau: tính đại kết không đến vào cuối cuộc chơi, cuối những cuộc tranh luận; tính đại kết được thực hiện qua việc cùng nhau đồng hành, cùng nhau bước đi, cùng nhau cầu nguyện — tính đại kết của sự cầu nguyện. Trong quá khứ chúng ta có tính đại kết của máu: khi họ giết người Ki-tô hữu họ không hỏi: “Anh có phải là người Chính thống giáo? Anh là người Công giáo? Anh là người Tin lành? Anh là người Anh giáo?” Không. “Anh là người Ki-tô hữu,” và máu đã được hòa chung — một tính đại kết chứng nhân, đó là một tính đại kết khác — tính đại kết cầu nguyện, máu, chứng nhân. Rồi có tính đại kết người nghèo, như tôi đặt tên cho nó, đó là cùng nhau làm việc, trong những việc chúng ta có thể; làm việc để giúp đỡ các bệnh nhân, người đau yếu, những người đang ở bờ vực của sức khỏe tối thiểu: cùng giúp đỡ. Mát-thêu đoạn 25 nói: đây là một chương trình đại kết, đúng không? Cùng nhau đồng hành, và điều này đã là sự hiệp nhất Ki-tô hữu. Tuy nhiên, chúng ta không chờ đợi các nhà thần học đồng ý bước tới Thánh Lễ. Thánh Lễ được thực hiện mỗi ngày bằng sự cầu nguyện, với ký ức về máu của các vị tử đạo của chúng ta, với công cuộc bác ái và với việc yêu thương nhau. Trước đây có — bây giờ có — một mối quan hệ tốt giữa vị Tổng Giám mục Công giáo và vị Tổng Giám mục Tin lành trong một thành phố của Châu Âu. Vị Tổng Giám mục Công giáo phải đến Vatican vào tối Chúa nhật và ngài gọi điện nói ngài sẽ đến vào sáng Thứ Hai. Khi đến, ngài nói với tôi: ‘Con xin lỗi, nhưng hôm qua vị Tổng Giám mục Tin lành phải tham dự một cuộc họp và ngài nhờ con: Đức Cha ‘làm ơn đến Nhà thờ Chính tòa của tôi và thực hiện việc thờ phượng.’” Có tình huynh đệ! Thật tuyệt vời đến được như vậy! Và bên Công giáo giảng. Đức Cha không làm phép Thánh Thể, nhưng giảng. Đây là tình huynh đệ. Khi tôi còn ở Buenos Aires, tôi được mời bởi Giáo hội Scotland để giảng một số bài giảng, và tôi đến đó, và giảng … Có thể làm như vậy! Chúng ta có thể cùng nhau đồng hành. Tình hiệp nhất, tình huynh đệ, bàn tay vươn ra, nhìn vào nhau với tình thân, không nói xấu về nhau … Tất cả chúng ta đều có những khiếm khuyết, tất cả chúng ta. Tuy nhiên, nếu chúng ta cùng nhau đồng hành, chúng ta gạt những khiếm khuyết sang một bên: những người chỉ trích chúng là “những ông già độc thân” … Cảm ơn anh.

Gisotti:

Xavier Lenormand thuộc Truyền thông Pháp.

Xavier Lenormand:

Thưa Đức Thánh Cha, câu hỏi của con có phần nào đó liên quan đến câu hỏi trước. Trong ngày đầu tiên của chuyến đi này, cha đến Nhà thờ Chính tòa Chính thống để tham dự buổi cầu nguyện Kinh Lạy Cha rất đẹp nhưng phần nào đó khiên cưỡng. Nó phần nào đó khiên cưỡng vì dù người Công giáo và Chính thống giáo ở đó với nhau, nhưng họ không cầu nguyện với nhau. Cha nói đến tính đại kết của việc cầu nguyện. Vì vậy câu hỏi của con là: thưa Đức Thánh Cha, cha suy nghĩ về điều gì khi cha giữ thinh lặng trong giờ đọc Kinh Lạy Cha bằng tiếng Romania? Và những bước đi cụ thể tiếp theo cho việc cùng nhau đồng hành là gì? Xin cảm ơn Đức Thánh Cha.

ĐTC Phanxico:

Tôi chia sẻ với anh một chuyện riêng tư: tôi không giữ im lặng, tôi đọc kinh Lạy Cha bằng tiếng Ý. Và anh cũng làm như vậy chứ? Được. Và trong suốt thời gian đọc Kinh Lạy Cha, tôi nhìn thấy đa phần những người ở đó đều đọc kinh, hoặc bằng tiếng Romania hoặc bằng tiếng La-tinh. Người ta đi còn xa hơn chúng ta, những cái đầu: chúng ta phải áp dụng những sự cân bằng ngoại giao để bảo đảm rằng chúng ta cùng nhau tiến bước. Có những tục lệ, những quy tắc ngoại giao, là những điều cần phải giữ để mọi việc không bị phá hỏng. Đây là một chứng tá. Tôi có kinh nghiệm cầu nguyện với rất, rất nhiều mục sư Tin lành, phái Phúc Âm và cả Chính thống giáo. Các vị Thượng phụ rất cởi mở. Đúng, người Công giáo chúng ta cũng có những người khép kín, họ không muốn, và nói rằng: “Không, người Chính thống là những người ly khai.” Đây là những việc của ngày xưa. Người Chính thống là người Ki-tô hữu. Tuy nhiên, có những nhóm Công giáo có phần nào đó thuộc trào lưu chính thống: chúng ta phải khoan dung với họ, cầu nguyện cho họ để Chúa và Thánh Thần làm mềm lại một phần nào đó tâm hồn họ. Nhưng lúc đó tôi cầu nguyện. Hai người chúng tôi cầu nguyện. Tôi không nhìn đến ngài Daniel, nhưng tôi tin là ngài cũng làm như vậy.

Gisotti:

Cảm ơn Đức Thánh Cha. Bây giờ chị Manuela Tulli của ANSA sẽ hỏi cha một câu.

Manuela Tulli:

Xin chào Đức Thánh Cha. Chúng ta đã ở đất nước Romania, một đất nước thể hiện mình thuộc Châu Âu. Trong những lần bầu cử gần đây, một số nhà lãnh đạo chính trị, chẳng hạn Phó Thủ tướng Matteo Salvini, thực hiện một chiến dịch tranh cử mang những biểu tượng tôn giáo: trong những lần thực hiện chiến dịch, chúng con nhìn thấy tràng hạt Mân côi, thánh giá, những buổi tận hiến cho Trái tim Vẹn sạch Mẹ Maria. Con muốn biết điều đó tạo ấn tượng như thế nào cho cha và nếu đúng, như tin tức rò rỉ, thì cha không muốn gặp Phó Thủ tướng.

ĐTC Phanxico:

Trước hết — tôi sẽ bắt đầu bằng câu hỏi thứ hai — tôi không hề nghe thấy bất kỳ vị nào trong chính quyền, ngoại trừ Thủ tướng, xin tiếp kiến. Chẳng có ai cả. Để có buổi tiếp kiến, người ta phải nói với Ban Thư ký Chính phủ nếu họ muốn có buổi tiếp kiến. Thủ tướng Conte đã yêu cầu và đã được duyệt, theo như nghi thức ngoại giao quy định. Đó là một buổi tiếp kiến rất tuyệt vời với Thủ tướng, kéo dài một giờ hay hơn gì đó, hình như vậy. Ông là một người trí tuệ, một giáo sư biết phải nói về điều gì. Liên quan đến Phó Thủ tướng, tôi chẳng nhận được đề nghị, kể cả từ những Bộ trưởng khác cũng vậy. Vâng, và tôi có tiếp kiến Tổng thống nước Cộng hòa.

Thứ hai, liên quan đến những hình ảnh, tôi đã nói rất nhiều lần rằng tôi đọc hai tờ báo: tờ “báo của đảng,” tức là “L’Osservatore Romano,” tôi đọc tờ này và thật tốt nếu chị đọc nó, vì có những điểm giải thích then chốt rất thú vị. Và kể cả những điều tôi nói cũng có ở đó. Và rồi, “Il Messaggero,” tôi thích tờ này, “Il Messaggero” vì nó có những tiêu đề lớn: tôi lướt qua nó và thỉnh thoảng dừng lại … và tôi không tập trung vào những bản tin tuyên truyền, chẳng hạn đảng này hay đảng kia tham gia vào cuộc vận động tranh cử … đúng là vậy.

Có một yếu tố thứ ba, trong lần này tôi thừa nhận tôi có kém cỏi: tôi không hiểu về đời sống chính trị của Ý. Đúng vậy; tôi phải nghiên cứu nó, tôi chẳng hiểu gì về nó. Tôi sẽ cho ý kiến của tôi về những hành động của một chiến dịch tranh cử, của một trong các đảng, mà không có thông tin, vì thế nó có vẻ rất khinh suất về phần tôi. Tôi cầu nguyện cho tất cả để nước Ý sẽ tiến lên, để người Ý được hiệp nhất và trung thành với cam kết của họ. Tôi cũng là người Ý vì tôi là người con của những người Ý di cư: tôi mang dòng máu Ý, và các người anh em của tôi tất cả đều có quốc tịch Ý. Tôi không muốn có nó vì lúc các anh em tôi có được nó thì tôi đã là một Giám mục, và tôi bảo: “Thôi, Giám mục là phải thuộc quê nhà,” và tôi không muốn có nó. Và đó là lý do tại sao tôi không có. Trong đời sống chính trị của nhiều quốc gia, có sự hủ hóa khắp nơi. Ngày mai đừng đăng tin: “Giáo hoàng nói rằng nền chính trị của Ý bị hủ hóa,” đừng nhé. Tôi đã từng nói rằng một trong những căn bệnh của chính trị ở khắp nơi là dễ trượt vào con đường hủ hóa. Nó là một sự thật chung. Xin đừng gán cho tôi nói những điều tôi không nói. Và tôi có lần giải thích cách những hiệp ước chính trị được thực hiện: chúng ta hãy hình dung ra một cuộc họp tại bàn của chín doanh nhân … Họ tranh luận để đi đến một thỏa thuận về sự phát triển các doanh nghiệp của họ, và cuối cùng sau giờ này sang giờ khác, nhiều giờ, rồi cà-phê, cà-phê, rồi lại cà-phê, họ đi đến một thỏa thuận. Họ nói bằng miệng, tóm tắt, đọc lại … Đồng ý không? Đồng ý. Khi họ chuyển thành bản in, họ uống whiskey để ăn mừng và rồi họ bắt đầu chuyền các văn bản để ký thỏa thuận. Khi họ chuyền các văn bản, dưới gầm bàn, ông ấy và tôi … tôi chuyền một bản khác dưới gầm bàn. Đây là sự hủ hóa của chính trị, được thực hiện gần như mọi nơi. Chúng ta phải giúp các nhà chính trị biết trung thực, không thực hiện những chiến dịch với những biểu ngữ thiếu trung thực — vu khống, nói xấu, chuyện tai tiếng … Và rất thường khi gieo sự thù hằn và nỗi sợ hãi: điều này thật kinh khủng. Nền chính trị, một nhà chính trị không bao giờ, không bao giờ được gieo sự thù hằn và nỗi sợ hãi – chỉ gieo hy vọng – chỉ gieo hy vọng, vì ông ta phải lãnh đạo đất nước từ điểm đó, chứ không phải làm cho đất nước sợ hãi. Tôi không biết đã trả lời được câu hỏi chưa. Tuy nhiên, riêng về đức hạnh của các nhà chính trị, tôi không biết.

Gisotti:

Thưa Đức Thánh Cha, Eva Fernandez, phóng viên của Cope sẽ có một câu hỏi với cha.

Eva Fernandez:

Thưa Đức Thánh Cha, hôm qua, trong buổi gặp gỡ với giới trẻ và các gia đình, cha nhấn mạnh đến tầm quan trọng của mối quan hệ giữa ông bà và người trẻ, để người trẻ có cội nguồn mà tiến bước và ông bà có thể mơ ước. Cha không có một gia đình gần gũi nhưng cha có nói rằng Đức Benedict XVI giống như một người ông; ngài giống như một người ông ở nhà … 

ĐTC Phanxico:

Đúng vậy!

Eva Fernandez:

Cha vẫn tiếp tục xem ngài như một người ông?

ĐTC Phanxico:

Mãi mãi như vậy! Mỗi lần tôi đến thăm ngài là tôi có cảm giác về ngài như vậy. Và tôi cầm lấy tay ngài để ngài nói. Ngài nói ít, chậm rãi, nhưng mãi mãi với chiều sâu. Vì Đức Benedict có vấn đề với đầu gối của ngài, không phải trí óc: ngài vẫn rất minh mẫn, và nghe ngài nói tôi trở nên mạnh mẽ hơn, tôi cảm nhận được “nhựa” từ gốc rễ truyền đến cho tôi và giúp tôi tiếp tục bước tới. Tôi cảm nhận được Truyền thống này của Giáo hội, nó không phải là công trình của viện bảo tàng; không phải, nó là Truyền thống. Truyền thống giống như những gốc rễ, chúng truyền cho bạn nhựa sống để phát triển. Và bạn sẽ không trở thành như gốc rễ, không. Bạn sẽ trổ hoa, cây sẽ phát triển, nó sẽ trổ sinh hoa trái và các hạt sẽ trở thành gốc rễ cho người khác. Truyền thống của Giáo hội luôn luôn chuyển động. Trong một phỏng vấn mà anh Andrea Monda thực hiện cách đây vài ngày trong “L’Osservatore” — chị có đọc “L’Osservatore” không? Không hả? — có một tình huống làm tôi rất vui, tình huống của nhạc sĩ Gustav Mahler, và khi nói về truyền thống, ông nói: “Truyền thống là sự bảo đảm vững chắc cho tương lai chứ không phải là một người canh giữ tro tàn.” Nó không phải là một viện bảo tàng. Truyền thống không bảo vệ tro tàn, sự hoài cổ của những người theo trào lưu chính thống, hướng đến tro tàn, không. Truyền thống là những gốc rễ bảo đảm cho cây phát triển, trổ hoa và sinh trái. Và tôi lặp lại tác phẩm của nhà thơ người Argentina, bài thơ mà tôi rất thích trích dẫn: “Tất cả những gì cây có được để trổ hoa đều đến từ những thứ ở dưới lòng đất.” Tôi rất vui, vì cuối cùng tôi đã đề cập đến người bà đó [với đứa cháu vừa chào đời trong vòng tay của bà]”: đó là một cử chỉ của “sự đồng lõa,” và với những đôi mắt đó … lúc đó tôi quá xúc động đến nỗi tôi chẳng có một phản ứng gì và rồi xe giáo hoàng tiếp tục chạy; tóm lại, đáng lẽ tôi đã nói với người bà đó hãy tiến lên phía trước, để mọi người nhìn thấy hành động đó … Và tôi thưa với Chúa Giê-su: “Thật tệ quá, nhưng Ngài có thể giải quyết vấn đề đó.” Và Francesco [nhà nhiếp ảnh] tuyệt vời đó, khi anh nhìn thấy ánh mắt của tôi nhìn vào người bà đó, đã chụp ngay tấm ảnh và bây giờ nó được đăng tải, chiều nay tôi nhìn thấy nó trên “Vatican Insider.” Đây là những gốc rễ, và nó sẽ phát triển. […] Khi ông bà cảm thấy rằng họ có những đứa cháu sẽ giúp cho lịch sử tiến tới, họ bắt đầu ước mơ — khi ông bà không còn mơ ước, họ sẽ buồn phiền –; À! Có một tương lai rồi đây! Và, được khích lệ vì điều này, người trẻ bắt đầu nói tiên tri và tạo nên lịch sử. Điều này là quan trọng.

Eva Fernandez:

Xin cảm ơn Đức Thánh Cha.

Gisotti:

Con nghĩ chúng ta dành thời gian cho một câu hỏi: Lucas Wiegelmann từ tờ Herder Korrespondenz . . .

ĐTC Phanxico:

Tôi có đọc tạp chí này ở Buenos Aires . . .

Lucas Wiegelmann

Thưa Đức Thánh Cha, trong những ngày vừa qua người nói quá nhiều về tình huynh đệ giữa các dân tộc và cùng nhau đồng hành, những điều mà chúng con đã được nghe. Tuy nhiên, chúng ta nhìn thấy ở Châu Âu con số những người không muốn tình huynh đệ nhưng là sự ích kỷ và sự cách ly đang ngày càng tăng cao; họ thích một mình bước đi. Theo ý của cha, tại sao lại có điều này và Châu Âu phải làm gì để thay đổi nó? Cảm ơn người.

ĐTC Phanxico:

Xin lỗi nếu tôi lại trích lời của chính tôi, tôi làm điều đó không phải là hão huyền, nhưng là hữu ích. Tôi đã nói về vấn đề này trong hai [ba] bài diễn từ: bài diễn từ tại Strasbourg; là bài diễn từ khi tôi nhận Giải Charlemagne; và sau đó là bài diễn từ trước tất cả các Nguyên thủ Nhà nước và Chính phủ trong Khán phòng Regia: tất cả đều ở đó để kỷ niệm Công ước thành lập Liên minh Châu Âu. Tôi nói trong những bài diễn từ này tất cả những điều tôi suy nghĩ. Rồi có thêm một bài diễn từ khác, tôi không đọc nó nhưng ông Thị trưởng đọc, Kinh thành Aachen: đây là một viên đá quý, viên đá quý của các bạn, của Đức. Một viên đá quý. Cứ đọc nó và anh sẽ tìm ra nhiều điều. Châu Âu phải quay lại. Châu Âu không được nói: “Chúng ta đã liên kết, bây giờ chúng ta nói với Brussels: anh cứ tự mình sắp xếp, anh cứ tiến tới.” Không. Tất cả chúng ta đều chịu trách nhiệm về Liên minh Châu Âu, tất cả chúng ta. Và cách xoay vòng giữ chức chủ tịch này không phải là một hành động tốt, giống như múa minuet vậy: đến lượt bạn, đến lượt bạn. Không phải. Nó là sự tượng trưng cho trách nhiệm mà mỗi quốc gia nắm giữ trong Châu Âu. Nếu Châu Âu không nhìn xuyên suốt vào những thách đố của tương lai, Châu Âu sẽ héo hắt. Tại Strasbourg, tôi đã cho phép mình nói rằng tôi cảm thấy Châu Âu đang từ bỏ vai trò là “Mẹ Châu Âu” và đang trở thành “Bà ngoại Châu Âu.” Nó đã trở nên già nua. Nó đã đánh mất khát khao cùng chung sức làm việc. Có thể, có người sẽ đặt câu hỏi trong lòng: “Đây có phải là điểm kết của cuộc phiêu lưu 70 năm?” Cần phải vực lại tinh thần của những bậc Cha ông Thành lập: phải vực dậy tinh thần. Châu Âu cần chính nó, trở thành chính nó, có bản sắc của riêng nó, sự hiệp nhất của riêng nó, và chiến thắng bằng những điều này, bằng nhiều điều mà nền chính trị tốt đẹp đưa ra, để vượt qua những chia rẽ và biên giới. Chúng ta đang nhìn thấy những đường biên ở Châu Âu. Điều này chẳng có gì tốt đẹp; biên giới văn hóa cũng chẳng có gì hay ho. Sự thật là mỗi quốc gia có cái văn hóa riêng của họ và phải bảo vệ nó, nhưng với tinh thần đa dạng: có một sự toàn cầu hóa nơi mà tất cả các văn hóa đều được tôn trọng, nhưng tất cả đều hiệp nhất. Nhưng, làm ơn, Châu Âu không được để cho mình bị chiến thắng bởi tính yếm thế hoặc những hệ tư tưởng vì Châu Âu hiện đang bị tấn công không phải bằng súng cối hay bom, nhưng bởi những hệ tư tưởng: những hệ tư tưởng không phải của Châu Âu, chúng đến từ bên ngoài hoặc được sinh ra từ các nhóm nhỏ người Châu Âu, nhưng chúng không lớn. Hãy nghĩ đến Châu Âu, bị chia rẽ và thù địch, của những năm 1914 và 1932-33 cho đến 1939, khi chiến tranh nổ ra: nhưng xin chúng ta đừng quay trở lại giai đoạn này! Chúng ta hãy học từ lịch sử. Chúng ta đừng rơi vào cùng một hố sâu. Có lần tôi nói với anh chị em rằng người ta bảo con vật duy nhất sa xuống cùng một cái hố hai lần đó là con người: con lừa không bao giờ như vậy!

Tôi chẳng biết gì thêm để nói với anh … Nhưng hãy đọc bài diễn từ đó của ông Thị trưởng, của Kinh thành Aachen: nó là một viên đá quý.

Gisotti:

Xin cảm ơn Đức Thánh Cha. Cảm ơn người sẵn sàng ngay cả sau ba ngày dày đặc công việc, kể cả trong suốt năm chuyến đi này, hết chuyến này tiếp đến chuyến khác, trong phần đầu của năm nay, quá nhiều những thời khắc, rất khác so với những buổi họp mà người đã có. Cảm ơn người.

ĐTC Phanxico:

Bây giờ còn hai điều: liên quan đến khí hậu [thuộc những điều kiện về khí tượng học]. Hôm qua tôi phải đi bằng xe hơi: hai giờ 40 phút. Đó là ơn Chúa: tôi đã được ngắm cảnh quan đẹp nhất, tôi chưa từng được nhìn thấy trước đây. Tôi chạy xuyên suốt vùng Transylvania: nó là một nét tuyệt mỹ! Tôi chưa bao giờ nhìn thấy nơi nào như vậy. Và hôm nay đến Blaj, nó cũng như vậy: một nét rất đẹp, đẹp, đẹp đó là phong cảnh của đất nước này! Tôi cũng cảm ơn trận mưa, đã khiến tôi được đi như vậy chứ không phải bằng máy bay trực thăng, để có thêm sự tiếp xúc với thực tại.

Và điều thứ hai: tôi biết một số người trong anh chị em là các tín hữu, những người khác thì không nhiều lắm, nhưng tôi nói điều này với các tín hữu: hãy cầu nguyện cho Châu Âu, cầu nguyện cho Châu Âu, cho sự hiệp nhất, để Chúa có thể ban ơn cho chúng ta. Với những người không tin: hãy ước mong có thiện chí, một ước mong trong con tim, mong ước rằng Châu Âu quay trở lại với ước mơ của Ông Cha sáng lập. Cảm ơn anh chị em. Cảm ơn anh chị em rất nhiều, và một kết thúc tốt đẹp cho “ngày mừng” của anh chị em [Ngày Truyền thông Xã hội Thế giới].

Copyright – Libreria Editrice Vaticana

Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 7/6/2019]


Cậu bé trong gia đình được chữa lành bệnh ung thư nhờ sự can thiệp của Thánh Padre Pio

Cậu bé trong gia đình được chữa lành bệnh ung thư nhờ sự can thiệp của Thánh Padre Pio

Cậu bé trong gia đình được chữa lành bệnh ung thư nhờ sự can thiệp của Thánh Padre Pio


05 tháng Sáu, 2019

Họ đã cầu nguyện với Thánh Padre Pio cho cậu bé thậm chí trước khi họ hiểu được lý do.

Đó là một phép lạ, nhờ thuốc, hay cả hai? Bạn hãy tự mình đánh giá. Greicy Schmitt, một người mẹ Brazil của ba đứa con, gần đây chia sẻ chứng ngôn về cách thức đứa con trai út của bà, Lazaro, được chữa lành khỏi bệnh ung thư sau khi gia đình khẩn cầu sự can thiệp của Thánh Padre Pio. Những lời của bà được đăng trên một tài khoản Instagram từ Brazil tôn vinh thánh nhân vĩ đại người Ý, @opadrepio.

Câu chuyện bắt đầu từ Tháng Mười năm 2016, khi một thành viên tận hiến của một cộng đoàn tu hội Công giáo địa phương có tên là “The Way” (Con đường (tiếng Bồ Đào nha là“O Caminho”) đến gặp gia đình sau Thánh lễ tại giáo xứ. Ông hỏi họ tên của đứa con trai út là gì — Lazaro — và bảo họ hãy cầu nguyện cùng Thánh Padre Pio cho cậu bé. Gia đình trước đây chưa nghe nói đến vị thánh này, nhưng ngay lập tức họ tìm hiểu về đời sống của thánh nhân chấp nhận sùng kính với lòng nhiệt thành.

Họ vẫn chưa biết tại sao Lazarus lại cần lời cầu nguyện, nhưng rõ ràng Chúa Thánh Thần đang tác động đến tâm hồn và tâm trí của linh hồn tận hiến đó. Vào tháng Năm năm 2017, cậu bé — lúc đó mới một tuổi rưỡi — được chẩn đoán bị khối u ác tính ở mắt (ung thư ác tính ở mắt) và ngay lập tức, những lời cầu nguyện đó mang ý nghĩa mới. Trong chứng ngôn, bà Greicy nói,

“Lòng tin và sự vững tin của chúng tôi vào sự can thiệp của Thánh Padre Pio đã tăng thêm sức mạnh cho chúng tôi.”

Cậu bé Lazarus trải qua chín tháng giải phẫu và điều trị. Mẹ cậu bé nói, “Sau lần xạ trị cuối cùng, tôi hứa với Thánh Padre Pio nói rằng tôi sẽ dâng cúng một bức ảnh thật đẹp của ngài cho Nhà Tập của The Way để cầu xin sự can thiệp của ngài cho Lazarus. Bà giữ lời hứa vào Tháng Một năm 2017, và bức ảnh của thánh nhân được đặt vào vị trí vào ngày lễ kính nhớ Thánh nhân, 23 tháng Chín, cùng năm đó.

Và Lazarus thoát khỏi bệnh ung thư. Cậu bé sống với cha mẹ và hai anh trai, João (Gioan) và Augusto, ở Paraná thuộc miền nam Brazil. Cả ba cậu nhỏ đều là lễ sinh, và thích cưỡi ngựa.


Một số người có thể cho sự chữa lành đó hoàn toàn là do khả năng của các bác sĩ, nhưng chúng ta cần phải nhớ rằng, rất thường xuyên Thiên Chúa hoạt động qua những công cụ của con người. Sự can thiệp của Thánh Padre Pio giúp cho gia đình giữ tinh thần mạnh mẽ và đầy tràn hy vọng, và chúng ta có thể tin rằng ngài đã xin được ơn Chúa để hướng dẫn cho đội ngũ bác sĩ điều trị cho Lazaro, và củng cố cho sức khỏe của cậu bé.

Ước mong rằng niềm tin đã dẫn dắt gia đình Schmitt qua cuộc thử thách khó khăn và giữ họ mạnh mẽ và đầy tràn hy vọng, tiếp tục là tảng đá và nền móng vững chắc cho họ; và xin Thánh Padre Pio tiếp tục dõi theo Lazaro và những người anh của cậu bé trong suốt cuộc đời của các em. Xin Thánh Padre Pio cầu nguyện cho tất cả chúng con!




[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 6/6/2019]