Thứ Hai, 13 tháng 3, 2017

Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh Khẳng Định Đang Nghiên Cứu Chuyến Đi của Giáo Hoàng Đến Ai-cập

Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh Khẳng Định Đang Nghiên Cứu Chuyến Đi của Giáo Hoàng Đến Ai-cập

Văn Phòng Báo Chí Tòa Thánh Khẳng Định Đang Nghiên Cứu Chuyến Đi của Giáo Hoàng Đến Ai-cập
Greg Burke, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh. Trong một phát biểu phát hành hôm tứ Bảy, ông Burke nói rằng Vatican đang nghiên cứu khả năng cho một chuyến viếng thăm của Giáo hoàng đến Ai-cập. - ANSA
11/03/2017 18:34
(Vatican Radio) Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Greg Burke, đã nói rõ về khả năng của một chuyến thăm viếng của giáo hoàng đến Ai-cập đang được nghiên cứu, nhưng vẫn chưa có chương trình dứt khoát cho chuyến đi như vậy, liên quan đến lịch trình ngày tháng cụ thể hoặc chương trình.
Phát biểu của ông Burke được đưa ra sau buổi phỏng vấn của tờ tuần báo Die Zeit của Đức, trong đó Đức Thánh Cha Phanxico nói về những chuyến đi giáo hoàng sắp tới. Hôm thứ Sáu Vatican phát hành chương trình cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha đến Colombia, vào mùa Thu.
Đức Thánh Cha Phanxico cũng lên lịch cho chuyến thăm Ấn độ và Bangladesh trong năm nay, và tháng Năm sẽ có chuyến thăm đến Bồ đào nha, kỷ niệm 100 năm những lần Đức Mẹ hiện ra ở Fatima.

[Nguồn: radiovaticana]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 13/03/2017]



GIẢNG HUẤN KINH TRUYỀN TIN: Sự biến hình của Chúa Giê-su trên núi Tabor

GIẢNG HUẤN KINH TRUYỀN TIN: Sự biến hình của Chúa Giê-su trên núi Tabor

“Để cho các tông đồ của Ngài nhìn thấy vinh quang của Ngài” và “để cho biết con đường Thập giá sẽ dẫn tới đâu”
12 tháng Ba, 2017
GIẢNG HUẤN KINH TRUYỀN TIN: Sự biến hình của Chúa Giê-su trên núi Tabor
PHOTO.VA - OSSERVATORE ROMANO
Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của bài giảng huấn của Đức Thánh Cha Phanxico hôm nay trước và sau khi đọc Kinh Truyền Tin giữa trưa với những người tập trung trong Quảng trường Thánh Phê-rô.
* * *
Trước Kinh Truyền tin
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Tin mừng Chúa nhật thứ Hai Mùa Chay này trình bày cho chúng ta trình thuật sự Biến hình của Chúa Giê-su (x. Mt 17:1-9). Đem theo ba tông đồ Phê-rô, Gia-cô-bê và Gio-an bên cạnh, Ngài dẫn các ông lên một ngọn núi cao, tại đây một hiện tượng phi thường xảy ra: dung nhan Chúa Giê-su “chói lọi như mặt trời, và y phục Người trở nên trắng tinh như ánh sáng” (c. 2). Bằng cách đó Thiên Chúa cho thấy vinh quang nước Trời chiếu tỏa trong con người của Ngài, và có thể được đón nhận bằng đức tin trong lời giảng dạy của Ngài và trong những phép lạ Ngài làm. Và, cùng với sự Biến hình của Ngài trên núi là việc hiện ra của Môi-sê và Ê-li-a, “đàm đạo với Ngài” (c. 3).
“Ánh sáng chiếu tỏa” là đặc điểm nổi bật trong biến cố đặc biệt này tượng trưng cho mục đích: soi sáng cho tâm trí và tâm hồn của các tông đồ, để họ có thể hiểu rõ Thầy của họ là ai. Đó là một luồng sáng đột ngột mở ra trên mầu nhiệm của Chúa Giê-su và chiếu tỏa sáng ngời toàn bộ con người của Ngài và toàn bộ câu chuyện của Ngài.
Bây giờ chắc chắn trên con đường tới Giê-ru-sa-lem, nơi Ngài chịu đau khổ và bị kết án chịu chết vì đóng đinh, Chúa Giê-su mong muốn chuẩn bị cho những con người của Ngài về sự kiện ô nhục này — sự ô nhục của Thập giá –, vì sự ô nhục này quá lớn cho đức tin của họ, đồng thời, công bố trước sự Phục sinh của Ngài, tỏ lộ chính Ngài là Đấng Mê-xi-a, Con Thiên Chúa. Và Chúa Giê-su chuẩn bị các ông đến đó cho thời khắc buồn bã và quá sức đau thương. Quả thật, Chúa Giê-su đã thể hiện bản thân mình là một Đấng Mê-xi-a quá khác so với những gì được mong đợi, những gì mà họ tưởng tượng về Đấng Mê-xi-a, Đấng Mê-xi-a như thế nào: không phải là một vị vua quyền lực và vinh quang, nhưng là một Người Phục vụ khiêm nhường và không được bảo vệ; cũng không phải là một lãnh chúa với gia tài khổng lồ, là dấu hiệu của sự phúc lộc, nhưng là một con người không có chỗ để tựa đầu; cũng chẳng phải là một vị trưởng lão với nhiều con cháu hậu duệ, nhưng là một con người độc thân không nhà cửa không tổ ấm. Quả thật sự mặc khải của Thiên Chúa đảo lộn hoàn toàn, và dấu chỉ làm hoang mang nhất của sự đảo lộn đầy ô nhục này là thập giá. Nhưng chính qua thập giá mà Chúa Giê-su sẽ giành được Phục sinh vinh quang của Ngài, đó sẽ là tuyệt đối, không như sự Biến Hình này chỉ kéo dài chốc lát, một phút thoáng qua.
Chúa Giê-su biến hình trên núi Tabor muốn cho các tông đồ của Ngài thấy vinh quang của Ngài không phải để cho các ông vượt qua được thập giá, nhưng là để chỉ cho thấy thập giá sẽ dẫn tới đâu. Một người chết với Đức Ki-tô, sẽ cùng sống lại với Đức Ki-tô. Và thập giá là cánh cửa của Sự Phục Sinh. Một người cùng chiến đấu với Ngài, sẽ vinh thắng cùng Ngài. Đây là thông điệp hy vọng chứa đựng trong Thập giá của Đức Ki-tô, thúc đẩy chúng ta dũng cảm chịu đựng trong cuộc đời. Thập giá của người Ki-tô hữu không phải là một thứ trang trí trong gia đình hay là một vật trang sức để đeo, nhưng thập giá của người Ki-tô hữu là một lời khẩn cầu đến với tình yêu mà Chúa Giê-su đã hy sinh chính mình Ngài để cứu nhân loại khỏi sự ác và tội lỗi. Trong Mùa Chay này, chúng ta hãy cùng chiêm ngắm sự dâng hiến trong hình ảnh của thập tự, Giê-su trên cây thập giá: đó là dấu chỉ của đức tin của người Ki-tô hữu; đó là dấu tượng trưng của Chúa Giê-su, chết và sống lại cho chúng ta. Chúng ta cũng hãy lấy Thập giá như là sự đánh dấu những chặng đường của hành trình Mùa Chay của chúng ta, để hiểu rõ hơn gánh nặng của tội và giá trị của sự hy sinh mà qua đó Đấng Cứu Độ đã giải thoát cho tất cả chúng ta.
Mẹ Đồng Trinh đã chiêm ngắm vinh quang của Chúa Giê-su ẩn giấu trong nhân tính của Ngài. Nguyện xin Mẹ giúp chúng ta cùng ở với Ngài trong lời cầu nguyện thinh lặng, và để cho chúng ta được chiếu tỏa ánh sáng bởi sự hiện hữu của Ngài, để mang lấy trong tâm hồn chúng ta, qua những đêm đen, sự suy tư về vinh quang của Ngài.
[Văn bản gốc: Tiếng Ý]  [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester]


[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 13/03/2017]


Image may contain: 1 person, standing, wedding and stripesGIẢNG HUẤN KINH TRUYỀN TIN: Sự biến hình của Chúa Giê-su trên núi Tabor



GIẢNG HUẤN KINH TRUYỀN TIN: Sự biến hình của Chúa Giê-su trên núi TaborGIẢNG HUẤN KINH TRUYỀN TIN: Sự biến hình của Chúa Giê-su trên núi Tabor

Đức Tổng Giám mục Auza giải thích đường lối ngoại giao của Đức Thánh Cha Phanxico tại đại học Mỹ

Đức Tổng Giám mục Auza giải thích đường lối ngoại giao của Đức Thánh Cha Phanxico tại đại học Mỹ

Đức Tổng Giám mục Auza giải thích đường lối ngoại giao của Đức Thánh Cha Phanxico tại đại học Mỹ
Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza (ở giữa bên trái) chào đón Đức Thánh Cha Phanxico đến New York ngày 24 tháng 12, 2015, cùng với Đức Hồng y Timothy Dolan giáo phận New York (T) và Đức Giám mục giáo phận Brooklyn, Nicholas DiMarzio - EPA
06/03/2017 18:00
(Vatican Radio)  Đức Tổng Giám mục Bernardito Auza có bài nói chuyện tại Đại học Seton Hall ở tiểu bang New Jersey của Hoa Kỳ, ngài nói về đường lối ngoại giao của Đức Thánh Cha Phanxico trước các sinh viên và phân khoa tại Khoa Ngoại Giao và Quan Hệ Quốc Tế.
Đức Khâm sứ và là Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc nói rằng Giáo hội nói về “sự liên tục – càng liền mạch càng tốt – của một hành trình được hướng dẫn bởi giáo huấn trường tồn nhận thức trong bối cảnh của một thế giới thay đổi liên tục.”
Ngài nói, “Đường lối ngoại giao của Tòa Thánh là một thừa tác vụ và một nhiệm vụ được thực hiện trong thế giới trần thế bởi Giáo hội và nhân danh Giáo hội. Vì thế, giống như tất cả những thừa tác vụ và các hoạt động, nó cũng bị ràng buộc bởi nguyên tắc salus animarum suprema lex [‘Sự cứu rỗi các linh hồn là luật tối thượng của Giáo hội’].”

Gặp gỡ và đối thoại  là trọng tâm của đường lối ngoại giao của Đức Thánh Cha Phanxico
Đức Tổng Giám mục Auza nói “sợi chỉ vàng kết nối lời nói và hành động của Đức Thánh Cha” là “chủ điểm gặp gỡ và đối thoại.”
“Đức Thánh Cha Phanxico đặc biệt gắn liền ‘văn hóa gặp gỡ’ với sự hiệp nhất và bác ái … Đó là đường lối ngoại giao của đối thoại để giải quyết những xung đột, thúc đẩy hiệp nhật và chống lại sự loại trừ. Đó là điều ngài gọi là caminar juntos [‘cùng đồng hành’] như một lối sống.”

Đường lối ngoại giao của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc
Đức Tổng Giám mục Auza cũng nói về sự tham gia của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc, ngài nói rằng Tòa Thánh từ lúc đầu miễn cưỡng tham gia vào Liên Hợp Quốc sau khi tổ chức được thành lập năm 1945.
Ngài nói rằng Tòa Thánh lo lắng về Liên Hợp quốc, trong đó quyền phủ quyết được trao cho năm thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An – đặt ra vấn đề “bình đẳng của các Chính phủ” – và “nó không mang tính phổ quát về tư cách thành viên, như nhiều quốc gia, đặc biệt những nước nhỏ và những quốc gia giành được độc lập chống lại ý chí của các ông chủ thuộc địa, để bị loại trừ.”
Tòa Thánh trở thành một Quan sát viên Thường trực tại Liên Hợp quốc ngày 6 tháng Tư năm 1964.
Đức Tổng Giám mục Auza nói, “Việc này là phù hợp, không phải vì sự can dự ngày càng nhiều của Tòa Thánh trong những tranh luận của LHQ, nhưng trên hết vì bốn nguyên tắc trụ cột của LHQ, như được trình bày một cách trân trọng trong Hiến Chương rất khớp với bốn nguyên tắc trụ cột của Giáo huấn Xã hội Công giáo: ngăn chặn chiến tranh và thúc đẩy hòa bình; bảo vệ và thăng tiến phẩm giá và quyền con người; phát triển con người; và giúp các quốc gia giữ lời và tôn trọng các hiệp ước và luật pháp quốc tế.”

Dưới đây là toàn bộ văn bản diễn văn của Đức Tổng Giám mục Auza:
Tổng Giám mục Bernardito Auza
Khâm sứ, Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh tại LHQ
“Đường lối ngoại giao của Đức Thánh Cha Phanxico”
Trường Ngoại giao và các Quan hệ Quốc tế
Đại học Seton Hall,  South Orange, New Jersey
1 tháng Ba 2017
Kính thưa Đức Tổng Giám mục giáo phận Newark, Hồng y Giu-se William Tobin, Chủ tịch danh dự của Đại học Seton Hall. Tiến sĩ Gabriel Esteban và Bà Esteban, Quyền Hiệu trưởng danh dự của Đại học Seton Hall, Giáo sư Karen Boroff, trưởng khoa của Phân Khoa Ngoại giao và Những Quan hệ Quốc tế, Giáo sư Andrea Bartoli và Bà Bartoli,
Thưa các thành viên trong Khoa và sinh viên của Khoa Ngoại giao,
Thưa quý vị,
Tôi rất vui vì hoạt động đầu tiên của tôi trong mùa chay sám hối này là cuộc nói chuyện tại Đại học Seton Hall!
Xin cảm ơn Đức Hồng y, vì sự hiện diện của ngài mà, xin thú thật, có hơi đe dọa con. Con không thể xóa khỏi đầu hình ảnh trên tờ New York Times ngài nâng cặp tạ hai-và-một-phần tư đó! Theo cách nói của người không chuyên phòng tập, đó là một tay tạ 225 pound (khoảng 102 kg) lực lưỡng! Con chắc không nâng nổi một phần tư!
Xin cảm ơn Giáo sư Bartoli cho tôi cơ hội này để nói chuyện với cộng đoàn Seton Hall về Đường lối Ngoại giao của Đức Thánh Cha Phanxico, một chủ đề đi ngay vào trọng tâm giá trị Công giáo của Seton Hall.

Đường lối ngoại giao liên tục
Trong lịch sử của Giáo hội, chúng tôi không nói đến những sự gián đoạn hay những khởi đầu mới. Chúng tôi nói đến tính liên tục – càng liền mạch càng tốt – của một hành trình được hướng dẫn bởi giáo huấn trường tồn được nhận thức trong bối cảnh của một thế giới thay đổi liên tục. Chúng tôi yêu hình ảnh của con thuyền của Thánh Phê-rô chèo tới một cách dứt khoát cho dù bị vùi dập bởi những cơn cuồng phong và bị tung lên nhận xuống bởi những con sóng.
Tôi thích nghĩ đến đường lối ngoại giao của Tòa Thánh theo cách đó. Giữa Đức Giáo hoàng Phanxico và các vị tiền nhiệm của ngài, không hề có sự đứt khúc, nhưng là sự tiếp nối liên tục. Đường lối ngoại giao của Tòa Thánh là một thừa tác vụ và một nhiệm vụ được thực hiện trong thế giới trần thế bởi Giáo hội và nhân danh Giáo hội. Vì thế, giống như tất cả những thừa tác vụ và các hoạt động, nó cũng bị ràng buộc bởi nguyên tắc salus animarum suprema lex [‘Sự cứu rỗi các linh hồn là luật tối thượng của Giáo hội’]. Giáo hội chỉ có thể hoàn thành được nguyên tắc này nếu Giáo hội biết cách “quan sát thật kỹ những dấu chỉ của thời đại và làm sáng tỏ dưới sánh sáng của Tin mừng” (GS4), làm sao nhận thức thật rõ và hành động phù hợp với nhận thức.
Tôi tin điều này hoàn toàn đúng trong bối cảnh của sự hiện diện của Tòa Thánh tại Liên Hợp quốc và những tổ chức đa phương khác. Mục tiêu chung của Phái Bộ Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc luôn luôn là: đem đến men của Tin mừng và kinh nghiệm hai thiên niên kỷ về nhân loại của riêng Giáo hội vào trong thực tại phức tạp của những mối quan hệ quốc tế, và vào trong những tranh luận quốc tế về những vấn đề mà thế giới chúng ta đang đối mặt.

Sự hiện diện của Tòa Thánh tại Liên Hợp Quốc
Nhiều người hỏi: tại sao Tòa Thánh lại muốn có mặt tại Liên Hợp Quốc? Có phải là vì LHQ, như lời bình luận của một Tổng thống gần đây, “ngay lúc này chỉ là một câu lạc bộ cho người ta họp nhau, nói chuyện và có thời gian thoải mái với nhau?” “Thật đáng buồn,” ông kết luận.
Với tôi, tôi có khuynh hướng tin rằng việc ngồi lại, nói chuyện và có thời gian thoải mái với nhau cũng không đến nỗi buồn như vậy! Nhưng, đúng, tại LHQ chắc chắn trở nên rất buồn, như lời của bài hát xưa của Dan Fogelberg có miêu tả, khi những bài diễn văn trở nên “dài hơn các loài cá có trong đại dương” và “có những ngôi sao trên trời,” và tệ hơn nữa, nếu họ không “mạnh hơn bất kỳ một thánh đường trên núi,” và thậm chí còn tệ hơn nhiều, nếu họ không “thật hơn bất kỳ một cây nào từng mọc lên” hay “sâu hơn bất kỳ khu rừng nguyên sinh nào.” (x. “Dài hơn” của Dan Fogelberg).
Tuy nhiên, tại sao Tòa Thánh lại có mặt và tích cực gắn kết với Liên Hợp Quốc?
Như các bạn biết rõ, Liên Hợp Quốc được sinh ra từ những đám tro tàn của Chiến tranh Thế giới thứ II năm 1945. Năm mươi mốt Quốc Gia Thành Viên đã ký vào bản Hiến Chương Liên Hợp Quốc ở San Francisco năm 1945.
Ngay từ ban đầu Tòa Thánh cũng không mặn mà. Khi Liên Hợp Quốc được thành lập, Tòa Thánh có hơi thận trọng về nó. LHQ đã nhận ra sự cần thiết cấp bách phải có một tổ chức quốc tế để tiếp nối Liên Đoàn các Quốc Gia đã bị thất bại, nhưng có một số điều thực sự phải quan tâm nghiêm túc. Một điều quan tâm đó là Hiến Chương LHQ, trong khi thừa nhận sự bình đẳng giữa các Chính phủ, thực ra đã không giữ theo nguyên tắc này, vì năm thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An, được cho quyền phủ quyết, rõ ràng là không bình đẳng với các quốc gia còn lại. Một vấn đề khác đó là nó không mang tính phổ quát về tư cách thành viên, vì nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước nhỏ giành được độc lập chống lại chủ ý của các ông chủ thuộc địa, đều bị loại trừ. Một điều khác nữa là nó tranh luận về các vấn đề nhưng lại không giải quyết các vấn đề đó. Năm 1953, Đức Giáo hoàng Pi-ô XII đã đặt câu hỏi công khai: “Có phải Đại Hội Đồng (LHQ) đơn thuần chỉ là một Viện Hàn Lâm soạn công thức cho các Hiệp Định nhưng lại không bao giờ đem ra thực hành?”
Tôi muốn thốt lên, “Quá buồn!”
Bất kể thế nào đi nữa, cho dù Tòa Thánh không phải là một phần của LHQ trong những ngày đầu, nhưng Tòa Thánh thường xuyên tham gia vào những hoạt động chính thức và không chính thức của LHQ theo lời mời. Cuối cùng, ngày 6 tháng Tư, 1964, Tòa Thánh trở thành một Phái Bộ Quan Sát Viên Thường Trực tại LHQ và thiết lập Phái bộ của chúng tôi tại New York. Việc này là phù hợp, không phải vì sự can dự ngày càng nhiều của Tòa Thánh trong những tranh luận của LHQ, nhưng trên hết vì bốn nguyên tắc trụ cột của LHQ, như được trình bày một cách trân trọng trong Hiến Chương rất khớp với bốn nguyên tắc trụ cột của Giáo huấn Xã hội Công giáo: ngăn chặn chiến tranh và thúc đẩy hòa bình; bảo vệ và thăng tiến phẩm giá và quyền con người; phát triển con người; và giúp các quốc gia giữ lời và tôn trọng các hiệp ước và luật pháp quốc tế.
Những suy nghĩ của các đức Giáo hoàng về Liên Hợp Quốc
Trong suốt 53 năm hiện diện của Phái Bộ Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tại New York, đã có năm cuộc viếng thăm của các Giáo Hoàng đến Liên Hợp Quốc: Chân phước Phao-lô VI vào tháng Mười, 1965, Thánh Gio-an Phao-lô II năm 1979 và 1995, Đức Giáo hoàng Benedict XVI năm 2008, và Đức Giáo hoàng Phanxico năm 2015. Trong những lần viếng thăm này, các Đức Giáo hoàng bày tỏ sự kính trọng đối với tổ chức, các ngài đánh giá là rất quan trọng cho thế giới.
Đức Giáo hoàng Phao-lô VI nói với các chính phủ thành viên của Đại Hội Đồng rằng mục đích của cuộc viếng thăm của ngài “trước hết là một sự công nhận về đạo đức và uy nghi của tổ chức cao quý này. … Công trình mà quý vị đã xây dựng nên không bao giờ được sụp đổ; nó phải tiếp tục được hoàn thiện thích ứng với những yêu cầu mà lịch sử của thế giới sẽ đòi hỏi.”
Đức Giáo hoàng Gio-an Phao-lô II nói về những phạm vi hợp tác, ngài nói, “Cho dù các mục tiêu và những sự tiếp cận hoạt động đương nhiên là khác nhau, Giáo hội và Liên Hợp quốc luôn tìm thấy những phạm vi hoạt động rộng lớn trên căn bản của sự quan tâm chung về gia đình nhân loại.”
Đức Giáo hoàng Benedict nói thêm, “Sự hiện diện của tôi tại Đại Hội đồng này là một dấu chỉ của sự kính trọng dành cho Liên Hợp quốc, và nó ngụ ý bày tỏ hy vọng rằng Tổ chức sẽ gia tăng sự phục vụ như là một dấu chỉ của tình đoàn kết giữa các Chính phủ và là một khí cụ cho sự phục vụ toàn thể gia đình nhân loại.”
Đức Giáo hoàng Phanxico nhắc lại những sự trân trọng đã được các vị tiền nhiệm của ngài bày tỏ, ngài nói, “tái khẳng định tầm quan trọng mà Giáo hội Công giáo gắn kết với Tổ chức này và hy vọng rằng Giáo hội đặt mình vào trong các hoạt động của tổ chức.”
Ngoài ra, với chúng tôi là người Công giáo, là những thành viên của một Giáo hội Phổ Quát, Liên Hợp quốc là một sự tương đồng mang tính chính trị của “tính phổ quát” của Giáo hội. Chân Phước Phao-lô VI đã trình bày về điều đó mang âm hưởng đầy thi vị: “Chúng tôi dám nói rằng đặc tính tiêu biểu chính của quý vị là một sự phản ánh môi trường thế tục của Giáo hội Công giáo chúng tôi mong muốn trong môi trường thiêng liêng: duy nhất và phổ quát. Giữa những lý tưởng mà nhân loại được soi dẫn, người ta không thể hiểu được điều gì lớn lao hơn trên mức độ tự nhiên. Sứ mạng của quý vị là xây dựng tình anh em không chỉ với một số người, nhưng là với mọi dân tộc. Một điều rất khó hiểu phải không? Không cần phải tranh luận; nhưng đây là sứ mạng, sứ mạng cao cả của quý vị.”
Tuy nhiên, các Đức Giáo hoàng vẫn chưa chấp nhận thông qua Liên Hợp quốc. Trong khi gắn cho “tổ chức cao quý” một “sự công nhận về đạo đức và uy nghi,” các Đức Giáo hoàng cũng khẳng định rằng có những lúc Liên Hợp Quốc thiếu sót, không thể nhận thức rõ tầm nhìn của nó, thất bại trong việc có được những sự khách quan đối với một số dân tộc trên thế giới.
Đức Gio-an Phao-lô II tuyên bố, “Tổ chức Liên Hợp Quốc cần phải phát triển lớn lên nhiều nhiều hơn nữa vượt ra ngoài trạng thái lạnh lùng của một tổ chức quản trị và trở thành một trung tâm đạo đức nơi mọi quốc gia trên thế giới đều cảm thấy như ở sân nhà và phát triển một ý thức chia sẻ như là một ‘gia đình các dân tộc.’”
Đức Giáo hoàng Phanxico, khi nhắc lại bảy thập niên đầu tiên của tổ chức, ngài nói, “Kinh nghiệm của 70 năm trôi qua kể từ khi thành lập Liên Hợp quốc nói chung, và đặc biệt kinh nghiệm của 15 năm đầu của thiên niên kỷ thứ ba này, vừa cho thấy tính hiệu quả của việc áp dụng trọn vẹn những quy phạm quốc tế và cũng cho thấy tính không hiệu quả của việc thiếu những sức ép thi hành.”

Đường lối ngoại giao song phương của Tòa Thánh
Cho đến đây, tôi mới chỉ đề cập đến đường lối ngoại giao của Tòa Thánh ở cấp độ đa phương, đặc biệt tại LHQ. Trên cấp độ song phương, ngày nay Tòa Thánh có quan hệ ngoại giao với 182 quốc gia trong số 193 quốc gia trên thế giới, và còn thêm nhiều quốc gia đang trên bàn thảo luận. Chúng tôi có 116 Khâm Sứ và Phái Bộ Thường Trực trên toàn cầu, làm cho Tòa Thánh trở thành một trong những mạng lưới ngoại giao mở rộng nhất của thế giới.
Và nếu chúng ta xem các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo lý viên và những giáo dân cam kết tương tự như những nhân viên đặc vụ của CIA của Hoa Kỳ hay KGB của Xô Viết cũ, không ai có thể đánh bại được chúng tôi trong việc thu thập thông tin và các hoạt động cơ sở! Cho tôi chia sẻ một câu chuyện. Ở một trong những vị trí đảm nhiệm trước đây của tôi, một nhân vật chính trị của một Đại sứ quán của một quốc gia rất quyền lực tự hào thông báo với tôi rằng ông Đại sứ của bà ấy chuẩn bị khai trương một hệ thống dẫn nước mà Chính phủ của bà đã cấp vốn. Tôi nói với bà, “Bà có biết là con đập và hệ thống dẫn nước đang được xây dựng trên bất động sản của Phát ngôn viên của Quốc hội không?” Bà ấy choáng váng! Làm sao có thể như vậy được, trong khi Đại sứ quán của bà có ban nhân viên với hơn một trăm người, và chúng tôi chỉ có vài người tại Tòa Khâm sứ mà tôi lại có thể có tin tình báo tốt hơn? Bà ấy không biết rằng có mấy chục Nữ tu tai mắt trong những ngôi làng nơi dự án đang được xây dựng! Và cách đó không xa là “những nhà hoạt động xã hội” của Dòng Tên đang điều hành các trường học ngay thời điểm đó. Khi tôi nhìn thấy “những nhân viên đặc vụ tình báo” rất hiệu quả của tôi, tôi phải cảm ơn họ vì công việc rất tuyệt vời của họ!

Những ưu tiên ngoại giao của Đức Giáo hoàng Phanxico
Vì thời gian bắt buộc, bây giờ tôi phải bắt đầu phần hai của bài nói chuyện của tôi, cụ thể đó là những ưu tiên cho đường lối ngoại giao của Đức Giáo hoàng Phanxico mà chúng tôi trong triều đại của ngài phải làm cụ thể hóa trong thực tiễn.
Trước khi đề cập đến những vấn đề đặc biệt mà chúng tôi hoạt động để thúc đẩy ở các cấp độ song phương và đa phương, trước hết tôi muốn làm nổi bật lên chủ điểm của sự gặp gỡ và đối thoại. Nó là một sợi chỉ vàng để đan kết những lời nói và hành động của Đức Giáo hoàng, nguồn cảm hứng hợp nhất có sự hòa quyện tổng thể không chỉ trong hoạt động mục vụ và thiêng liêng của Giáo hội, nhưng còn cả trong những sự quan tâm về kinh tế xã hội và chính trị của thời đại chúng ta.
Đức Giáo hoàng Phanxico đặc biệt gắn liền “văn hóa gặp gỡ” với sự đoàn kết và bác ái. Khi ngài nói về những vấn đề xã hội và về những câu hỏi mang tính chính trị lớn nhất, ngài liên tục khẳng định một đường lối ngoại giao của sự gặp gỡ dẫn đến việc hiểu biết lẫn nhau tốt hơn và tôn trọng lẫn nhau. Đó là một đường lối ngoại giao của đối thoại để giải quyết những xung đột, thúc đẩy hợp  nhất và chống lại sự loại trừ. Đó là điều mà ngài gọi là caminar juntos [“đồng hành cùng nhau”] như là một lối sống. Đây là một đường lối ngoại giao tạo thuận lợi về sự tôn trọng nhiều hơn cho những quốc gia nhỏ bé, pháp quyền phải vượt trên luật của sức mạnh, những mối quan hệ trung thực và thân ái giữa các quốc gia và dân tộc vượt qua những nghi ngờ. Một văn hóa gặp gỡ không thể diễn ra qua việc xây dựng những bức tường ngăn cách và thúc đẩy chủ nghĩa biệt lập, nhưng chỉ qua những cầu nối và những cánh cửa mở rộng.
Tôi có thể kể ra hàng vài chục những suy tư của Đức Giáo hoàng về vấn đề này, nhưng vì Seton Hall là một đại học hàng đầu, nên tôi không muốn lấy mất của sinh viên sự hứng thú nghiên cứu và làm việc chăm chỉ cho các bài tập của họ!
Những vấn đề làm cho Đức Giáo hoàng khơi gợi lên một đường lối ngoại giao qua đối thoại, xây dựng cầu nối và gặp gỡ là những vấn đề xã hội mang tính chính trị mạnh mẽ. Người ta hỏi: Tại sao Giáo hội, tại sao Giáo hoàng lại quan tâm đến những vấn đề xã hội và chính trị đang gây tranh cãi? Câu trả lời ngắn là: Vì chính Chúa Giê-su quan tâm đến! Và nếu Chúa Giê-su quan tâm, thì Giáo hoàng và Giáo hội không thể làm gì hơn ngoài việc phải quan tâm.
Rất nhiều trong chúng ta thuộc lòng đoạn mở đầu của Hiến Chế Mục Vụ của Giáo Hội trong Thế Giới Hiện Đại của Công Đồng Vatican II, Gaudium et spes: “Những niềm vui và những hy vọng, những đau khổ và lo lắng của con người thời đại hôm nay, đặc biệt những người nghèo hoặc bị ảnh hưởng theo một cách nào đó, đây là những niềm vui và những hy vọng, những đau khổ và lo lắng của người môn đệ đi theo Đức Ki-tô. Quả thật, không một điều gì thuộc con người lại không tạo lên được một cảm xúc trong tâm hồn của họ.”
Với những lời nói và hành động mạnh mẽ lặp đi lặp lại, thậm chí có tính khơi gợi, của ngài về những vấn nạn và những thách đố mà thế giới đang đối mặt hôm nay, Đức Giáo hoàng Phanxico mời gọi chúng ta hãy cùng làm tương tự, để lấy những niềm vui và những đau khổ của thế giới làm của riêng mình, để bắt đôi bàn tay chúng ta lấm bẩn, để bắt đầu tỏa mùi của đàn chiên, để hoạt động như một bệnh viện di động giữa chiến trường, để dấn thân vào việc thúc đẩy và thực hiện một đường lối ngoại giao đối thoại và gặp gỡ.
Đây là tinh thần khơi gợi nguồn cảm hứng cho công việc của chúng tôi tại Liên Hợp Quốc và trong những mối quan hệ song phương trên khắp thế giới. Đồng thời, mọi việc diễn tiến để cho thấy rằng, cụ thể đối với vai trò độc nhất và năng lực của Tòa Thánh và của Giáo hội, cần tránh việc đồng hóa chúng tôi theo bất cứ cách nào thuộc về những dòng chính trị hay hệ tư tưởng nào đó, từ đó bảo vệ được giá trị duy nhất và sức ảnh hưởng của chúng tôi trong sự hòa hợp với các dân tộc.

Những cam kết ưu tiên của Phái bộ Tòa Thánh với LHQ hôm nay
Phái Bộ Quan Sát Viên Thường Trực của Tòa Thánh tham dự vào hầu hết những buổi tranh luận tại LHQ, vì thế chúng tôi tham gia vào toàn bộ những vấn đề cộng đồng quốc tế đang đối mặt. Nhưng nếu các bạn muốn hỏi tôi chỉ ra những cam kết ưu tiên của chúng tôi trong năm 2017 theo sự hướng dẫn của Đức Giáo hoàng Phanxico, tôi xin đưa ra sáu điểm sau:
Thứ nhất, liên tục theo đuổi hòa bình, đặc biệt trong những vùng bị chiến tranh xé nát. Trạng thái xấu của thế giới đã trở nên rõ ràng qua con số những cuộc xung đột vẫn đang tiếp tục nổ ra. Khi ông Ban Ki-moon, cựu Tổng Thư Ký LHQ bắt đầu nhận trách nhiệm năm 2006, có 13 cuộc xung đột mở rộng trên thế giới. Khi ông chuẩn bị mãn nhiệm năm 2016, có 39 cuộc xung đột mở rộng và 11 tình hình căng thẳng leo thang. Đức Giáo hoàng Phanxico gọi đây là một “cuộc chiến tranh thế giới thứ ba nổ ra ở từng vùng.” Và trong khi rất nhiều vùng trên thế giới đang trong chảo lửa thì những người lính cứu hỏa lại không có đủ nước và, tệ hơn nữa, họ cãi nhau và phủ quyết lẫn nhau tại bàn bầu dục về một số những thảm kịch tồi tệ nhất của những cuộc xung đột này.
Không tháng nào trôi qua mà chúng tôi không lặp lại lời thỉnh cầu của Đức Giáo hoàng về hòa bình và gióng lên những tiếng kêu cứu của những người trong các vùng bị chiến tranh xé nát để cộng đồng quốc tế hành động, đặc biệt Hội Đồng Bảo An. Chúng tôi tìm được những cơ hội liên tục để nhấn mạnh điều đó, như Đức Giáo hoàng Phanxico đã nói tại Đại Hội đồng LHQ, “Chiến tranh là sự phủ nhận tất cả mọi quyền và … chúng ta phải làm việc miệt mài để ngăn cản chiến tranh giữa các quốc gia và các dân tộc.” Theo cách riêng, chúng tôi cố gắng hết sức để bảo đảm rằng những lời kêu cầu khẩn thiết của các Ki-tô hữu và những nhóm sắc tộc và tôn giáo thiểu số khác trong vùng Trung Đông, ở Nigeria, ở những quốc gia và những chế độ độc tài và nhiều nơi khác không bị lãng quên.
Thứ hai, hầu như gắn liền với điều thứ nhất, là theo đuổi việc giảm trừ quân bị, đặc biệt là giải trừ và hủy bỏ vũ khí nguyên tử. Cuối tháng Ba, Tòa Thánh sẽ tích cực tham dự vào một Hội nghị hướng đến một “văn kiện trói buộc về luật pháp để cấm vũ khí nguyên tử, dẫn đến việc loại trừ hoàn toàn.” Đức Giáo hoàng Phanxico nói về tầm quan trọng của những nỗ lực như vậy cho thế giới khi ngài đọc diễn văn tại Đại Hội Đồng LHQ vào tháng Chín, 2015, ngài nói rằng nó hoàn toàn chống lại việc theo đuổi hòa bình, giải quyết những tranh chấp không dùng vũ lực và việc thúc đẩy những mối quan hệ bạn bè giữa các quốc gia, là “khuynh hướng không ngừng gia tăng trang bị vũ trang, đặc biệt những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt, chẳng hạn vũ khí nguyên tử. Một nguyên tắc xử thế và một luật lệ dựa trên sự đe dọa hủy diệt lẫn nhau – và có khả năng hủy diệt cả nhân loại – là tự mâu thuẫn và là một sự sỉ nhục cho toàn bộ cơ cấu hợp nhất của Liên Hợp Quốc, và kết cuộc nó dẫn đến là “những quốc gia đoàn kết bởi sự sợ hãi và nghi kỵ.’”
Thứ ba, có sự đáp lời cho cuộc khủng hoảng người tị nạn, người di cư, và người di tản trong nước trên khắp thế giới. Điều này đã và đang là quan tâm căn bản và liên tục đối với Tòa Thánh. Nhưng với số 255 triệu người vượt biên giới quốc tế ngày nay, trong đó có 65,3 triệu người được xét là người tị nạn, thì tiếng nói của Tòa Thánh cũng phải vang lên khẩn thiết hơn  nữa. Vì hành động lên tiếng mạnh mẽ hơn lời nói và để cho thấy sự ưu tiên trong vấn đề này được nhấn mạnh tới đâu đối với ngài, Đức Giáo hoàng Phanxico đã thực hiện chuyến đi đầu tiên ra ngoài Roma đến Lampedusa, một hòn đảo nhỏ trên Địa Trung hải đã trở thành biểu tượng của cả sự chết và sự cứu giúp. Sau đó ngài đến đảo Lesvos để gặp những người tị nạn và những người di cư cưỡng bức chạy trốn chiến tranh và bách hại, và, đưa những khuôn mặt vào hiện thực trong lời nói hiệp nhất của ngài, ngài đã đưa về Roma mười hai người tị nạn Syria.
Nói rằng di cư là một vấn đề khổng lồ trong nước Mỹ cũng là một cách nói giảm nhẹ đi. Bất kể các bạn đứng về phía nào của bức tường — ý tôi nói là cuộc tranh cãi —, mọi người đều biết nói ‘khổng lồ’ tới mức nào. Do đó, đây là một vấn đề mục vụ ưu tiên cho toàn Giáo hội, bắt đầu với Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ.
Trong bài Diễn văn trước Lưỡng viện ngày 24 tháng Chín năm 2015, đối diện với bức phông câu nói nổi tiếng của Martin Luther King “Tôi có một giấc mơ,” Đức Giáo hoàng Phanxico nói rằng “giấc mơ” vẫn tiếp tục: Hoa Kỳ “tiếp tục là một vùng đất ‘mơ ước’ của nhiều người. Những giấc mơ dẫn đến hành động, đến sự cộng tác, đến cam kết. Những giấc mơ làm thức tỉnh những gì ở sâu thẳm nhất và thật nhất trong đời sống của con người.” Có lẽ đoạn gợi lại tuyệt vời nhất của bài Diễn văn là lời nhắc nhở đầy thiết tha: “Trong những thế kỷ gần đây, hàng triệu người đã đến vùng đất này để theo đuổi giấc mơ của họ xây dựng một tương lai trong tự do. Chúng ta, những con người của châu lục này, không e sợ những người ngoại quốc, vì hầu hết chúng ta đều đã từng là người ngoại quốc. Tôi nói điều này với quý vị với tư cách là một người con của người nhập cư, và biết rằng rất nhiều người trong quý vị cũng là hậu duệ của những người nhập cư.”
Thứ tư, và có liên quan với điều thứ ba, là chống lại việc buôn người và những hình thức nô lệ hiện đại khác. Đức Thánh Cha Phanxico được toàn thế giới công nhận là một tiếng nói đạo đức dẫn đầu trong cuộc chiến chống lại nạn buôn bán con người. Nó là một trong những ưu tiên rõ ràng của triều đại của ngài. Ngài nói, buôn người là một “vết thương mở trên thân thể của xã hội đương thời, một vết đòn roi trên thân thể Đức Ki-tô … một tội ác chống lại nhân loại.” Nếu chúng ta muốn chống lại cơn lũ độc hại này một cách hiệu quả, chúng ta phải chặn lại những nhánh sông của nó và giải quyết những nguyên nhân gốc rễ của nó, như nạn đói nghèo cùng khổ, tham nhũng trong giới lãnh đạo, những bất công và sự loại trừ trong môi trường kinh tế, và sự suy đồi đạo đức xảy ra khi con người bị đối xử như những món đồ vật, như lời của Đức Giáo hoàng, khi con người bị “lừa gạt, bị hành hung, thường thường bị bán đi bán lại nhiều lần cho nhiều mục đích khác nhau, và cuối cùng, bị giết, hoặc trong bất kỳ trường hợp nào, bị nguy hại về thể xác và tinh thần, kết cục là bị bỏ rơi và bị loại trừ.” Đức Giáo hoàng kêu gọi chúng ta rằng bây giờ là lúc phải hành động.
Thứ năm, tìm cách để vực dậy những người trong cảnh nghèo đói cùng khổ. Trong Diễn văn tại Đại Hội Đồng LHQ, Đức Giáo hoàng Phanxico nói rằng, “Sự loại trừ về kinh tế và xã hội là một lời phủ nhận hoàn toàn tình huynh đệ con người và là một sự vi phạm nặng nề chống lại quyền con người. Người nghèo nhất là những người chịu đau khổ nhất …: họ bị xã hội quăng ra ngoài [và] bị bắt buộc phải sống dựa vào những thứ bị bỏ đi …, [những đồ thừa thãi] của ‘văn hóa lãng phí’ đang ngấm ngầm phát triển lên và lan rộng ngày nay. Các nhà lãnh đạo chính phủ phải làm mọi việc có thể để bảo đảm rằng tất cả mọi người dân đều có phương tiện vật chất và tinh thần tối thiểu để sống đúng phẩm giá.”
Thứ sáu, ưu tiên nền tảng và trước sau như một bảo vệ và thăng tiến phẩm giá của mỗi nhân vị và của gia đình. Đây là một trong những phạm vi nhấn mạnh liên tục nhất của chúng tôi, vì một số Chính phủ Thành viên và Cơ quan LHQ không bao giờ dừng nỗ lực sử dụng mọi cách dàn xếp và cơ cấu họ có thể để đẩy mạnh chương trình hành động cho việc phá thai, dưới bức bình phong của “sức khỏe và quyền sinh sản và tình dục,” định nghĩa về giới tính không phải là nam và nữ nhưng là một cấu trúc xã hội, cũng như tái định nghĩa về hôn nhân và gia đình. Chính vì vấn đề này mà cách diễn tả của Đức Giáo hoàng là “thực dân hóa hệ tư tưởng” trở nên rất phù hợp, đặc biệt khi những quốc gia cấp vốn hay một Cơ quan LHQ sử dụng cứu trợ phát triển để gây sức ép cho những quốc gia nghèo chấp nhận hành động đi ngược lại với niềm tin tôn giáo và văn hóa của họ.
Đức Giáo hoàng Phanxico, trước Đại Hội đồng LHQ, kêu gọi “sự tôn trọng tính thánh thiêng của mỗi sự sống của con người, của mỗi người nam và người nữ, người nghèo, người cao tuổi, trẻ em, người đau bệnh, thai nhi, người thất nghiệp, người bị bỏ rơi, những người bị coi là bỏ đi vì họ chỉ được xem là một con số trong thống kê.” Ngài nhấn mạnh rằng “quyền được sống” là “nền tảng chung” của tất cả những nguyên tắc trụ cột của sự phát triển con người toàn diện. Ngài kêu gọi các chính phủ bảo đảm rằng “tất cả mọi người dân có được phương tiện vật chất và tinh thần tối thiểu cần thiết để sống có phẩm giá và xây dựng và hỗ trợ gia đình, đó là tế bào gốc của bất cứ sự phát triển xã hội nào,” và bảo vệ “quyền căn bản của gia đình để giáo dục con cái của họ.”

Đường lối ngoại giao giáo hoàng là đường lối ngoại giao thiêng liêng và mục vụ
Các bạn thân mến,
Những ưu tiên này là những nét đặc trưng cho đường lối ngoại giao thiêng liêng và mục vụ của Đức Giáo Hoàng Phanxico và của Giáo hội. Đối với nhiều người, tính thiêng liêng và ngoại giao không lẫn lộn vào nhau và thậm chí nghe đối nghịch nhau. Với họ, ngoại giao thực tế đồng nghĩa với hai điều: thứ nhất, thủ đoạn, sẵn sàng dối trá một cách trơn tru vì ích lợi của đất nước; và thứ hai, tính trần tục, với những buổi chiêu đãi sang trọng có món trứng cá muối (caviar) và rượu sâm-banh làm đầy ắp trí tưởng tượng! Khi tôi phải ăn món trứng cá muối vì bổn phận của tôi, Thánh Phao-lô dường như đứng đó và thì thầm vào tai tôi: Ăn trứng cá muối với tinh thần như con không phải đang ăn nó, và uống rượt vodka ướp lạnh với tinh thần như con không phải đang uống nó! Tôi phải nói ngay với các bạn rằng hôm đó là Thứ Tư Lễ Tro!
Hiểu biết rõ rằng có nhiều điều khác vượt ra ngoài những thủ đoạn và rượu sâm-banh – quả thật, thủ đoạn và những buổi chiêu đãi liên miên còn xa mới đạt đến được cốt lõi của ngoại giao hiệu quả – tôi vẫn cứ phải nói đến đường lối ngoại giao thiêng liêng và mục vụ của Đức Giáo hoàng. Ngoại giao được hiểu theo cách này là một ân tứ, như chúng ta biết, những ân tứ là tạo ích lợi không phải cho người làm việc đó, nhưng là cho cộng đồng. Theo ý nghĩa này, ngoại giao là một nghệ thuật quan trọng của một nhà lãnh đạo với mục tiêu là sự thiện ích cho tất cả mọi người và phương tiện để đạt được điều đó là sự phục vụ bất vị kỷ.
Đây là đường lối ngoại giao của Đức Giáo hoàng Phanxico trước thế giới. Vì thế chúng ta phải hiểu phong cách ngoại giao của ngài và chất liệu chính bên trong là chìa khóa thiêng liêng, ý thức sự thật rằng bất kể ngài có nổi tiếng tới đâu hay được tôn trọng tới đâu giữa những nhà lãnh đạo thế giới và những người dân thường, ngài vẫn căn bản là một Mục tử và một người Thầy, và đối với chúng tôi là những người Công giáo, là Cha Thánh của chúng tôi.
Xin cảm ơn quý vị lắng nghe.

(Devin Sean Watkins)

[Nguồn: radiovaticana]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 08/03/2017]