Thứ Hai, 31 tháng 8, 2020

Huấn từ giờ Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha

Huấn từ giờ Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha

© Vatican Media

Huấn từ giờ Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha

‘Thập giá là dấu thánh tình yêu của Thiên Chúa và Hy tế của Chúa Giêsu’

30 tháng Tám, 2020 13:09

ZENIT STAFF

 

Trước giờ Kinh Truyền tin trong Quảng trường Thánh Phêrô hôm nay, Đức Thánh Cha phân tích về đoạn Tin mừng trong ngày (Mt 16:21-27) trong đó Chúa Giêsu giải thích về cuộc khổ nạn của Người sắp tới và sự cần thiết đối với các môn đệ đi theo Người trong đau khổ.

Đức Thánh Cha nói, “Suy nghĩ về điều này, chúng ta cho phép thập giá treo trên tường nhà hoặc thập giá nhỏ mà chúng ta đeo trên cổ trở thành một dấu chỉ cho mong muốn của chúng ta được kết hiệp với Đức Kitô trong sự phục vụ đầy yêu thương những người anh chị em chúng ta, đặc biệt những người bé mọn và yếu đuối nhất. Thập giá là dấu thánh tình yêu của Thiên Chúa và hy tế của Chúa Giêsu, không được xem đó là một vật mê tín hay một vòng trang sức đeo cổ.”

Dưới đây là bản dịch huấn từ (ND: tiếng Anh) của Vatican:


******

Trước Kinh Truyền tin

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Trích đoạn Tin mừng hôm nay (x. Mt 16:21-27) được liên kết với trích đoạn Chúa nhật tuần trước (x. Mt 16:13-20). Sau khi Phêrô, thay mặt cho các môn đệ khác, tuyên xưng niềm tin của mình vào Đức Giêsu là Đấng Mêxia và là Con Thiên Chúa, thì Chúa Giêsu bắt đầu nói với các ông về cuộc Thương khó của Người. Trên con đường về Giêsusalem, Người giải thích một cách rõ ràng cho những người bạn của Ngài về những gì đang chờ đợi Ngài ở cuối con đường trong Thành Thánh: Người báo trước về mầu nhiệm cái chết và sự Phục sinh của Người, về sự nhục nhã và vinh quang của Người. Người nói rằng Người sẽ phải “chịu nhiều đau khổ do các kỳ mục, các thượng tế và kinh sư gây ra, rồi bị giết chết, và ngày thứ ba sẽ sống lại” (Mt 16:21). Nhưng các môn đệ không hiểu được lời của Người, vì các ông có một đức tin vẫn còn non nớt và còn gắn chặt với não trạng của thế giới này (x. Rm 12:2). Các ông nghĩ đến một vinh quang của thế gian, và vì thế họ không hiểu được ngôn ngữ của thập giá.

Trước viễn cảnh Chúa Giêsu có thể bị thất bại và chết trên thập giá, chính Phêrô phản đối và nói với Người: “Xin Thiên Chúa thương đừng để Thầy gặp phải chuyện ấy!” (c. 22). Ông tin vào Chúa Giêsu – Phêrô là con người như vậy, ông có đức tin, ông tin vào Chúa Giêsu, ông tin – ông muốn đi theo Người, nhưng không chấp nhận rằng vinh quang của Người sẽ phải vượt qua cuộc Thương khó. Đối với Phêrô và những môn đệ khác – và cả đối với chúng ta! – thập giá là một chướng ngại vật, một ‘sự cản trở’, trong khi Chúa Giêsu lại xem việc chối bỏ thập giá mới là sự cản trở, điều đó có nghĩa là chối bỏ thánh ý của Chúa Cha, là sứ mạng mà Chúa Cha đã trao phó cho Người vì ơn cứu độ của chúng ta. Vì lý do này, Chúa Giêsu trả lời cho Phêrô: “Satan, lui lại đàng sau Thầy! Anh cản lối Thầy, vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người” (c. 23). Mười phút trước, Chúa Giêsu khen ngợi Phêrô, Người hứa với ông rằng ông sẽ trở thành nền tảng cho Giáo hội của Người, là nền tảng của Giáo hội; mười phút sau Người nói với ông, “Satan”. Có thể hiểu điều này như thế nào? Chuyện đều xảy ra đối với tất cả chúng ta! Trong những thời gian nhiệt thành, hăng hái, đầy thiện chí, gần gũi với anh em của chúng ta, chúng ta nhìn đến Chúa Giêsu và chúng ta tiến bước; nhưng trong những lúc chúng ta phải tiến tới thập giá, chúng ta bỏ chạy. Ma quỷ, Satan – như Chúa Giêsu nói với Phêrô – cám dỗ chúng ta. Nó là điển hình cho tinh thần ma quỷ, đó là điển hình cho ma quỷ khiến chúng ta lạc hướng khỏi thập giá, lạc khỏi thập giá của Chúa Giêsu.

Rồi khi nói với mọi người, Chúa Giêsu nói: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (c. 24). Bằng cách này Người chỉ ra con đường của người môn đệ đích thực, cho thấy hai thái độ. Thái độ thứ nhất là ‘từ bỏ chính mình’, và nó không có nghĩa là thay đổi bề ngoài, nhưng là một sự hối cải, một sự thay đổi lại tâm tính và những giá trị. Thái độ còn lại là vác lấy thập giá của mình. Nó không chỉ là vấn đề kiên nhẫn chịu đựng những đau khổ hàng ngày, nhưng là gánh vác những đau khổ đó với niềm tin và trách nhiệm đối với phần vất vả đó, và phần đau khổ mà cuộc chiến chống ma quỷ mang đến. Đời sống của người Kitô hữu luôn luôn là một cuộc chiến đấu. Kinh Thánh nói rằng đời sống của người Kitô hữu là một cam kết chiến đấu: chiến đấu chống lại tinh thần của ma quỷ, chống lại Ác thần.

Do đó bổn phận “vác thập giá mình” trở thành việc dự phần với Đức Kitô trong công cuộc cứu chuộc thế giới. Suy nghĩ về điều này, chúng ta cho phép thập giá treo trên tường nhà hoặc thập giá nhỏ mà chúng ta đeo trên cổ trở thành một dấu chỉ cho mong muốn của chúng ta được kết hiệp với Đức Kitô trong sự phục vụ đầy yêu thương những người anh chị em chúng ta, đặc biệt những người bé mọn và yếu đuối nhất. Thập giá là dấu thánh tình yêu của Thiên Chúa và hy tế của Chúa Giêsu, không được xem đó là một vật mê tín hay một vòng trang sức đeo cổ. Mỗi khi chúng ta gắn chặt ánh mắt vào hình ảnh Đức Kitô chịu đóng đinh, chúng ta hãy chiêm ngắm rằng Ngài là Người Phục vụ đích thực của Thiên Chúa, đã hoàn tất sứ mạng của Ngài, hy sinh mạng sống, đổ máu mình để tha thứ tội. Và chúng ta không cho phép bản thân bị lôi kéo bởi hướng đi khác, bởi cám dỗ của Ma quỷ. Vì thế, nếu chúng ta muốn trở thành môn đệ của Người, chúng ta được kêu gọi hãy bắt chước Ngài, dứt khoát dành đời sống chúng ta cho tình yêu Thiên Chúa và tha nhân.

Nguyện xin Mẹ Maria Đồng Trinh, Đấng hiệp nhất với Con của Mẹ trên đồi Canvê, giúp chúng ta không đầu hàng trước những thử thách và đau khổ để làm chứng cho Tin mừng.


******

Sau Kinh Truyền tin

Anh chị em thân mến,

Ngày 1 tháng Chín, là Ngày Cầu nguyện cho sự Chăm sóc Tạo vật. Từ hôm đó đến ngày 4 tháng Mười, chúng ta sẽ cùng với những anh chị em Kitô hữu của chúng ta thuộc các Giáo hội và truyền thống khác nhau cử hành “Năm thánh Trái đất,” để kỷ niệm sự thành lập Ngày Trái đất 50 năm về trước. Tôi gửi lời chào đến các sáng kiến khác nhau được thúc đẩy trên mọi miền thế giới, và trong số đó là buổi Hòa nhạc được tổ chức hôm nay trong Nhà thờ Chính tòa Port-Louis, thủ đô của Mauritius, nơi gần đây không may đã xảy ra một thảm họa về môi trường.

Tôi theo dõi với sự lo ngại về những căng thẳng ở khu vực Đông Địa Trung Hải, nơi đang bị đe dọa bởi nhiều đợt bùng phát bất ổn khác nhau. Tôi kêu gọi sự đối thoại mang tính xây dựng và tôn trọng luật pháp quốc tế để giải quyết các xung đột đe dọa nền hòa bình của các dân tộc trong khu vực.

Và cha gửi lời chào đến tất cả anh chị em tập trung ở đây hôm nay đến từ Roma, Ý, và nhiều quốc gia khác. Cha nhìn thấy các quốc kỳ ở đằng kia, và cha gửi lời chào Cộng đoàn Tu sĩ Đông Timor ở Ý. Chúc mừng anh chị em với những lá cờ! Những khách hành hương từ Londrina và Formosa, ở Brazil; và các bạn trẻ của Grantorto, thuộc giáo phận Vicenza. Chào mừng các con! Cha cũng nhìn thấy những lá cờ của Ba Lan, cha xin chào anh chị em người Ba Lan; những lá cờ của Argentine, và cả anh chị em người Argentine. Cha xin chào mừng tất cả anh chị em!

Cha chúc tất cả anh chị em Chúa nhật hạnh phúc. Xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và arrivederci!

© Libreria Editrice Vatican


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 31/8/2020]


Đức Thánh Cha gặp gỡ người đàn ông mất cả cha và mẹ vì Covid

Đức Thánh Cha gặp gỡ người đàn ông mất cả cha và mẹ vì Covid

Đức Thánh Cha gặp gỡ người đàn ông mất cả cha và mẹ vì Covid

Facebook Carlo Chiodi

 

Ary Waldir Ramos Diaz

27 tháng Tám, 2020


Đức Phanxico nói với ông rằng sự tức giận vì đau buồn là một hình thức cầu nguyện.

Carlo Chiodi, một tài xế xe buýt 50 tuổi đến từ vùng Bergamo bị ảnh hưởng nặng nề nhất của Ý, đã mất cả cha mẹ già do Covid. Đức Thánh Cha Phanxico đã mời ông cùng gia đình đến khu Casa Santa Marta vào Chủ nhật tuần trước, và sau Thánh lễ, Đức Thánh Cha đã dành ít phút với họ.

Chỉ một lúc sau cuộc gặp gỡ đó, khi Đức Thánh Cha thực hiện giờ Kinh Truyền tin buổi trưa, ngài kêu gọi mọi người hãy luôn nhớ đến các nạn nhân coronavirus trong lời cầu nguyện:

Và chúng ta không quên, chúng ta không quên các nạn nhân coronavirus. Sáng nay cha nghe được chứng tá của một gia đình đã bị mất ông bà mà không thể nói lời từ biệt họ, trong cùng một ngày. Quá đau đớn, quá nhiều người đã mất mạng sống, những nạn nhân của căn bệnh này; và quá nhiều người thiện nguyện, bác sĩ, y tá, nữ tu, linh mục, cũng đã hy sinh mạng sống của họ. Chúng ta hãy nhớ đến các gia đình chịu đau khổ vì điều này.

Nói với một tờ báo của Bergamo, ông Chiodi cho biết Đức Thánh Cha nói với ông “sự đau buồn và tức giận là bản tính của con người. Nổi điên lên là điều bình thường và đó là một hình thức cầu nguyện khi cô đơn và cảm thấy đau đớn. Ngài tiếp tục nói rằng đầu hàng và thuyết phục bản thân đừng đau khổ không phải là giải pháp. Chúng ta phải giải phóng bản thân khỏi những sức nặng đang đè lên tâm hồn.”

Ông Chiodi cho biết Đức Phanxico nói rằng “bản thân ngài cảm nhận được sự thống khổ của thế giới, và ngài cầu nguyện mỗi ngày với Chúa để hiểu được ý nghĩa của sự đau khổ đó. Trong cuộc gặp gỡ, chúng tôi cảm thấy tun lên. Chúng tôi đã hoàn toàn mở lòng trước tính nhân văn của đức giáo hoàng.”


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/8/2020]


Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2020

Đức Thánh Cha Phanxico bất ngờ đến viếng Nhà thờ Thánh Augustine ở Trung tâm Roma

Đức Thánh Cha Phanxico bất ngờ đến viếng Nhà thờ Thánh Augustine ở Trung tâm Roma

Copyright: Holy See Press Office

Đức Thánh Cha Phanxico bất ngờ đến viếng Nhà thờ Thánh Augustine ở Trung tâm Roma

Nhân ngày Lễ của người mẹ thánh thiện, đầy kiên nhẫn, là Thánh Monica, mộ của thánh nữ ở đó.

28 tháng Tám, 2020 10:17

DEBORAH CASTELLANO LUBOV

 
Đức Thánh Cha Phanxico đã có chuyến thăm đặc biệt và bất ngờ tới Nhà thờ Thánh Augustine ở Roma.

Đức Thánh Cha đã thực hiện điều này ngày hôm qua, sau khi nhắc nhớ lại “hai vị đại thánh”, đó là người mẹ thánh thiện và đầy kiên nhẫn là Thánh Monica, và con trai của thánh nữ là Thánh Augustine trong buổi Tiếp kiến Chung Thứ Tư của ngài. Những vị thánh có các lễ theo lịch phụng vụ là ngày 27 tháng Tám và hôm nay, ngày 28 tháng Tám.

Hôm qua, ông Matteo Bruni, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, đã có thông báo sau đây về chuyến viếng thăm.

Ông nhắc lại, “Chiều nay, 27 tháng Tám, ngày Lễ Thánh Monica, Đức Thánh Cha Phanxico đã đến viếng Vương cung Thánh đường Sant’Agostino ở Campo Marzio.”

Phát ngôn nhân của Vatican cho biết, Đức Giáo Hoàng “đã dừng lại để cầu nguyện trong Nhà nguyện Thánh Monica, thân mẫu của vị thánh mà nhà thờ được cung hiến, và mộ của thánh nữ nằm ở đó.”

Sau buổi cầu nguyện, Đức Thánh Cha trở về Vatican.

Trong buổi Tiếp kiến chung ngày 26 tháng Tám, khi gửi lời chào đến người cao tuổi, giới trẻ, bệnh nhân và các cặp vợ chồng mới cưới, Đức Giáo hoàng người Argentine nói rằng mẹ và con trai “được kết hiệp trên trần gian bởi các mối quan hệ gia đình và được kết hiệp trên trời bởi cùng phần phúc vinh quang.” Ngài cầu nguyện: “Xin cho gương sáng và lời chuyển cầu của các ngài động viên mọi người thành tâm tìm kiếm Chân lý của Tin mừng.”


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/8/2020]


CHUYÊN MỤC: Các nhà lãnh đạo đức tin quốc tế tố cáo sự đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc là ‘Một trong những bi kịch tồi tệ nhất của con người kể từ sau Holocaust’

CHUYÊN MỤC: Các nhà lãnh đạo đức tin quốc tế tố cáo sự đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc là ‘Một trong những bi kịch tồi tệ nhất của con người kể từ sau Holocaust’

CHUYÊN MỤC: Các nhà lãnh đạo tôn giáo quốc tế tố cáo sự đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc là ‘Một trong những bi kịch tồi tệ nhất của con người kể từ sau Holocaust

Những người ký kết ‘Chấm dứt những hành động tàn bạo tập thể’ bao gồm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Châu Á là Đức Hồng y Bo, và Tổng Giám mục Jakarta, Hồng y Ignatius Suharyo

24 tháng Tám, 2020 06:23

DEBORAH CASTELLANO LUBOV

 

“Là các nhà lãnh đạo tôn giáo và lãnh đạo các cộng đồng có nền tảng tín ngưỡng, chúng tôi cùng khẳng định phẩm giá con người cho tất cả mọi người bằng cách làm nổi bật một trong những thảm kịch nghiêm trọng nhất của con người kể từ sau Holocaust (nạn tàn sát người Do Thái thời Đức Quốc xã): cuộc diệt chủng tiềm ẩn đối với người Duy Ngô Nhĩ và người Hồi giáo ở Trung Quốc.”

Điều này đã được bày tỏ bởi nhiều nhà lãnh đạo các tôn giáo khác nhau trên khắp thế giới, họ cùng nhau tố cáo những cuộc đàn áp đó. Gần đây, Đức Hồng Y Charles Bo của Yangon, Miến Điện, Chủ tịch Liên đoàn các Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC), cũng như Đức Hồng y Ignatius Suharyo, Tổng Giám mục Jakarta, Indonesia, cùng với các đại diện khác của Công giáo, và nhiều nhà lãnh đạo tín ngưỡng khác trên toàn thế giới, đặc biệt trong Do Thái giáo và Hồi giáo, đã đưa ra một tuyên bố mạnh mẽ chống lại các vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc.

Tuyên bố được Đức Hồng y Bo cung cấp toàn văn cho ZENIT English và độc giả có thể đọc dưới đây.

Các nhà lãnh đạo tôn giáo và lãnh đạo các cộng đồng có nền tảng tín ngưỡng cùng “khẳng định phẩm giá con người cho tất cả mọi người bằng cách làm nổi bật một trong những thảm kịch nghiêm trọng nhất của con người kể từ sau Holocaust (nạn tàn sát người Do Thái thời Đức Quốc xã): cuộc diệt chủng tiềm ẩn đối với người Duy Ngô Nhĩ và người Hồi giáo ở Trung Quốc.”

Họ thừa nhận rằng họ đã nhìn thấy “nhiều cuộc đàn áp” và những “hành động tàn bạo tập thể,” khiến họ phải chú ý.

Họ nhấn mạnh, “Nhưng có một cuộc đàn áp, mà nếu được phép tiếp tục và không bị trừng phạt, sẽ đặt ra câu hỏi nghiêm túc nhất cho sự sẵn sàng bảo vệ nhân quyền phổ quát cho tất cả mọi người của cộng đồng quốc tế – hoàn cảnh khốn khổ của người Duy Ngô Nhĩ.”

Họ chỉ trích, “Ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác ở Trung quốc đang bị tống giam trong các trại tù đối mặt với cái đói, tra tấn, sát hại, bạo lực tình dục, lao động nô lệ và mổ lấy nội tạng cưỡng bức. Bên ngoài các trại tù, quyền tự do tôn giáo căn bản bị từ chối. Các đền thờ Hồi giáo bị phá hủy, trẻ em bị cách ly khỏi gia đình, và những hành động đơn giản như giữ một quyển Kinh Quran, cầu nguyện hoặc ăn chay có thể dẫn đến kết quả bị bắt giữ.”

Họ nói tình trạng giám sát xâm nhập sâu nhất vào mọi khía cạnh đời sống ở Tân Cương.”

“Nghiên cứu gần đây cho thấy một chiến dịch cưỡng bức triệt sản và ngăn ngừa sinh sản nhằm vào ít nhất 80% phụ nữ Duy Ngô Nhĩ trong độ tuổi sinh đẻ ở bốn quận có dân cư của người Duy Ngô Nhĩ – một hành động mà theo Công ước về Ngăn ngừa và Trừng phạt tội Diệt chủng năm 1948, có thể nâng tình trạng này lên mức độ diệt chủng.”

Tiêu diệt

Họ viết, “Mục đích rõ ràng của chính quyền Trung Quốc là tiêu diệt bản sắc người Duy Ngô Nhĩ.”

Họ giải thích, “Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã tuyên bố mục đích là “phá vỡ nòi giống, phá vỡ cội nguồn, phá vỡ những mối liên hệ và phá vỡ nguồn gốc của họ”. Như tờ Washington Post đã cho biết, “Thật khó để xem đó là một điều gì khác ngoài tuyên bố về mục tiêu diệt chủng”. Các tài liệu cấp cao của chính phủ Trung Quốc đề cập đến “hoàn toàn không thương xót.”

Họ nhấn mạnh, “Các nghị sĩ, chính phủ và luật gia có trách nhiệm điều tra.”

Những người ký kết phân tích rõ, “Là những nhà lãnh đạo đức tin, chúng tôi không phải là các nhà hoạt động hay những nhà hoạch định chính sách. Nhưng chúng tôi có bổn phận kêu gọi cộng đồng của chúng tôi có trách nhiệm chăm sóc đồng loại và hành động khi họ gặp nguy hiểm”.

Không bao giờ lặp lại … 

Họ nhắc lại, “Trong thời kỳ Holocaust, một số người Kitô hữu và người Hồi giáo đã giải cứu người Do Thái. Một số đã lên tiếng. Một số trích lời của Dietrich Bonhoeffer, “Im lặng trước tội ác là tội ác … Không nói là đã nói. Không hành động đã là hành động”. Sau thảm kịch Holocaust, thế giới nói “Không bao giờ lặp lại một lần nữa.””

“Hôm nay, chúng tôi lặp lại những lời đó “Không bao giờ lặp lại,” tất cả cùng nhắc lại.”

Họ nói, “Chúng tôi sát cánh với người Duy Ngô Nhĩ. Chúng tôi cũng sát cánh với Phật tử Tây Tạng, các học viên Pháp Luân Công và người Kitô giáo trên khắp Trung Quốc, những người đang phải đối mặt với sự đàn áp tồi tệ nhất đối với tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng kể từ Cách mạng Văn hóa.”

Các nhà lãnh đạo liên tôn tiếp tục kêu gọi tất cả những người có đức tin và lương tâm ở khắp mọi nơi “tham gia với chúng tôi: trong lời cầu nguyện, trong tình đoàn kết và hành động để chấm dứt những hành động tàn bạo tập thể này.”

“Chúng tôi đưa ra lời kêu gọi đơn giản cho công lý, điều tra những tội ác này, buộc những người có trách nhiệm phải giải trình và thiết lập con đường hướng tới việc phục hồi nhân phẩm.”

Thông điệp kết thúc với những chữ ký khác nhau.

Thông điệp liên tôn này tiếp theo lời kêu gọi cầu nguyện ngày 1 tháng Bảy của Đức Hồng y Bo, theo sau Luật An ninh Quốc gia mới mà Trung Quốc áp đặt lên Hồng Kông có thể đe dọa nghiêm trọng đến những quyền tự do của con người và nhân quyền. Chỉ trích “Luật của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về Bảo vệ An ninh Quốc gia ở Đặc khu Hành chính Hồng Kông”, ngài minh họa cách thức nó đặt quyền tự do tôn giáo vào vòng nguy hiểm.

Đối với Hồng Kông, trong thông điệp hồi đầu tháng, ngài nói: “Tôi lo ngại rằng luật pháp gây ra mối đe dọa đối với các quyền tự do căn bản và nhân quyền ở Hồng Kông,” và nhấn mạnh: “Đạo luật này có khả năng dần dần làm suy yếu quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do truyền thông và tự do học tập.”

Những hạn chế khắt khe nhất kể từ thời cách mạng văn hóa

Ngài nói: “Có thể nói rằng, tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng đang bị đe dọa.”

Đức Hồng Y Bo chỉ ra rằng theo nhiều báo cáo, “quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng ở Trung hoa Đại lục đang phải chịu những hạn chế khắt khe nhất kể từ Cách mạng Văn hóa”.

“Ngay cả khi quyền tự do thờ phượng ở Hồng Kông không bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc ngay lập tức, thì luật an ninh mới và việc hình sự hóa rộng rãi hành vi “lật đổ”, “ly khai” và “âm mưu với các lực lượng chính trị nước ngoài” có thể dẫn đến sự giám sát việc rao giảng tôn giáo, ghép tội hình sự các buổi canh thức cầu nguyện dưới ánh nến, và quấy phá những nơi thờ phượng cung cấp nơi trú ẩn hoặc thực phẩm cho những người biểu tình. Tôi cầu nguyện rằng luật này sẽ không cấp phép cho chính phủ can thiệp vào công việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo và những sự phục vụ mà họ cung cấp cho công chúng.”

Ngài thúc giục phải có những sự đảm bảo rõ ràng cho các huynh đệ giám mục của tôi và các linh mục khi họ chuẩn bị bài giảng, cho các giáo sĩ Tin lành khi họ suy tư về các bài giảng của họ, và cho cả các nhà lãnh đạo tôn giáo của những tín ngưỡng khác là những người phải hướng dẫn cộng đoàn của họ. Ngài cũng khẳng định rằng không được làm xáo trộn sự tham gia của các thực thể tôn giáo vào những công tác xã hội.

Ngài chỉ ra rằng “các quy định trong Luật căn bản của Hồng Kông bảo đảm quyền tự do niềm tin,” và đặt câu hỏi: “Liệu các nhà lãnh đạo tôn giáo hiện nay có bị kết tội vì rao giảng về nhân phẩm, nhân quyền, công bằng, tự do, sự thật không? Chúng tôi đã học được từ kinh nghiệm sâu sắc rằng bất cứ nơi nào quyền tự do nói chung bị xói mòn, thì quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng – sớm hay muộn – cũng bị ảnh hưởng.”

Vì những lý do này và “theo tinh thần của các ngôn sứ, các vị tử đạo và những vị thánh của tôn giáo chúng tôi,” vị hồng y Châu Á nói, “Tôi kêu gọi mọi người hãy cầu nguyện cho Hồng Kông hôm nay.”

Vì tự do tôn giáo, tôi sẽ đi đến tận cùng trái đất

Luôn đề cập đến chủ đề đàn áp tôn giáo, trong tuyên bố ngày 14 tháng Bảy về việc chuyển nhà thờ Hagia Sophia thành một đền thờ Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ, Đức Hồng y Bo nhắc nhở rằng quyền tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng là quyền căn bản của con người cho tất cả mọi người, mọi tín ngưỡng và người không có tín ngưỡng. Quyền lựa chọn, thực hành, bày tỏ và thay đổi niềm tin của một người – hoặc không theo niềm tin nào – là quyền tự do cơ bản nhất cho tất cả mọi linh hồn.

Vị Hồng y người Châu Á nhấn mạnh rằng ngài đã “nhất quán và kiên quyết bảo vệ quyền tự do này cho người Hồi giáo, Phật giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái và Kitô giáo thuộc mọi truyền thống, tại đất nước Miến Điện của tôi và trên khắp Châu Á.”

Đức Hồng y Bo nhắc lại, “Quả thực, tôi thường xuyên lên tiếng bênh vực cho các dân tộc Hồi giáo bị đàn áp ở Miến Điện, và tôi sẽ tiếp tục làm như vậy một cách rõ ràng và không do dự. Quyền tự do tôn giáo thực sự đòi hỏi sự tôn trọng quyền tự do thực hành của người khác, cũng như việc thực hiện và bảo vệ quyền tự do của chính mình”.

Ngài nói, “Vì lý do đó, quyết định ở Thổ Nhĩ Kỳ biến Nhà thờ Chính tòa lớn nhất thế giới 1000 năm tuổi – Hagia Sophia – thành một đền thờ Hồi giáo làm tôi đau buồn”. Với tư cách là Chủ tịch Liên đoàn các Hội đồng Giám mục Châu Á, ngài nói, “tôi có bổn phận phải nói như vậy.”

Ngài nói, “Tôi làm việc với các anh chị em thuộc mọi truyền thống đức tin lớn hàng ngày trong đời. Và tôi sẽ đi đến tận cùng trái đất để bảo vệ các quyền của họ.”

Ngài Chủ tịch Hội đồng Giám mục Châu Á nói, “Tôi sẽ bảo vệ mọi đền thờ Hồi giáo, mọi hội đường Do Thái, mọi đền thờ. Và tôi biết các nhà lãnh đạo tôn giáo đang hoạt động vì hòa bình cũng sẽ làm tương tự cho tôi. Đó là tinh thần mà chúng ta cần có – tôn trọng và bảo vệ những quyền tự do thờ phượng của nhau như ước nguyện của chúng ta, bày tỏ niềm tin phù hợp với các truyền thống của chúng ta, tự do chuyển đổi tôn giáo theo lương tâm, mà không bao giờ bị ép buộc, không bao giờ áp đặt và không bao giờ chiếm đoạt hoặc nắm lấy.”

“Trong các kỷ nguyên trước đây của lịch sử, chúng ta biết rằng việc chiếm đoạt các tòa nhà tôn giáo và thiêng liêng, và những thánh địa đã gây ra vô vàn đau khổ và cay đắng, và ở thế hệ chúng ta, chúng ta không nên dại dột lặp lại những sai lầm của lịch sử”.

Nhấn mạnh rằng tính hỗ tương là một đức tính tự nhiên của con người, ngài cầu xin: “Hãy để Hagia Sophia ở đúng tình trạng của nó.”

Đức Hồng y lên án những bất công đối với người Hồi giáo và cách thức ngài đã lên tiếng chống lại những bất công đó.

Ngài nói, “Ở đất nước Miến Điện của tôi, các đền thờ Hồi giáo đã bị san phẳng và tôi đã lên tiếng – thường xuyên và có lúc nguy hiểm.”

Ngài tiếp tục, “Tại Trung Quốc, người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đang phải đối mặt với những điều có thể sánh với một số hành động hung tàn tập thể tồi tệ nhất của thế giới đương đại, và tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy điều tra. Ở Ấn Độ và Sri Lanka, người Hồi giáo phải đối mặt với bạo lực kinh hoàng và tôi đã lên án sự vô nhân đó”.

Ngài nói, “Tương tự như vậy, ở Indonesia các đền thờ Hồi giáo Ahmadiyya đã bị những người Hồi giáo khác phá hủy, và các nhà thờ bị buộc phải đóng cửa. Ở Iran, người Baha’is đang phải đối mặt với sự tấn công dữ dội vào những quyền tự do của họ, và ở Syria và Iraq, những nơi linh thiêng đã bị phá hủy một cách bừa bãi, trong khi thật đáng buồn, gần quốc gia chúng tôi hơn, chúng tôi đã chứng kiến hiện tượng tương tự ở Trung Quốc với các đền thờ bị phá hủy, Thánh giá bị tháo bỏ khỏi các nơi thờ phượng, và thậm chí các nhà thờ, như Nhà thờ Xiangbaishu ở Yixing, đã bị phá bỏ.”

Đức Hồng y Bo tuyên bố, “Biến Hagia Sophia thành một đền thờ Hồi giáo đại diện cho sự hủy hoại tương tự đối với tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, hủy hoại tình yêu thương dành cho nhau, tôn trọng phẩm giá của sự khác biệt.”

Ngài kêu gọi, “Tại thời điểm nhân loại đang phải gánh chịu những căng thẳng rất lớn do đại dịch toàn cầu, chúng ta cần xích lại gần nhau hơn, không đẩy các cộng đồng ra xa nhau”. Ngài khuyến khích rằng chúng ta phải “gạt bỏ sắc thái chính trị sang một bên, gạt bỏ những kịch bản quyền lực, ngăn chặn những xung đột sắc tộc và tôn giáo, và coi trọng phẩm giá của sự khác biệt giữa mỗi con người. Và chúng ta phải trân quý sự đa dạng và sự hiệp nhất mà chúng ta tìm thấy trong nó.”

“Việc biến một nơi từng là ngôi nhà thờ chính tòa lớn nhất thế giới thành đền thờ Hồi giáo có thể mang đến điều gì ngoài việc gieo thêm căng thẳng, chia rẽ mọi người và gây thêm đau khổ? Làm sao có thể giúp đem mọi người đến với nhau khi đặt Hagia Sophia vào tay những người không có ý thức về lịch sử và di sản của nó, và những người sẽ phá hủy bản sắc Kitô giáo của nó? Làm sao việc thâu tóm Hagia Sophia phù hợp với Điều 18 của Tuyên ngôn Thế giới về Nhân quyền? Hoàn toàn không. Nó chỉ đơn thuần là mở lại những vết thương và làm trầm trọng thêm những chia rẽ vào thời điểm chúng ta nên chữa lành nhân loại.”

Dưới đây là tuyên bố của các nhà lãnh đạo liên tôn do những người ký kết cung cấp cho ZENIT English (ND: bản tiếng Anh)


***

TUYÊN BỐ CỦA CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO ĐỨC TIN VÀ CÁC NHÀ LÃNH ĐẠO NHỮNG CỘNG ĐỒNG CÓ NỀN TẢNG NIỀM TIN

Là các nhà lãnh đạo tôn giáo và lãnh đạo các cộng đồng có nền tảng tín ngưỡng, chúng tôi cùng khẳng định phẩm giá con người cho tất cả mọi người bằng cách làm nổi bật một trong những thảm kịch nghiêm trọng nhất của con người kể từ sau Holocaust (ND: nạn tàn sát người Do Thái thời Đức Quốc xã): cuộc diệt chủng tiềm ẩn đối với người Duy Ngô Nhĩ và người Hồi giáo ở Trung Quốc.

Chúng tôi đã chứng kiến nhiều cuộc đàn áp và những hành động tàn bạo tập thể. Những điều này cần sự chú ý của chúng tôi. Nhưng có một cuộc đàn áp, mà nếu được phép tiếp tục và không bị trừng phạt, sẽ đặt ra câu hỏi nghiêm túc nhất cho sự sẵn sàng bảo vệ nhân quyền phổ quát cho tất cả mọi người của cộng đồng quốc tế – hoàn cảnh khốn khổ của người Duy Ngô Nhĩ.

Ít nhất một triệu người Duy Ngô Nhĩ và những người Hồi giáo khác ở Trung quốc đang bị tống giam trong các trại tù đối mặt với cái đói, tra tấn, sát hại, bạo lực tình dục, lao động nô lệ và lấy nội tạng cưỡng bức. Bên ngoài các trại tù, quyền tự do tôn giáo căn bản bị từ chối. Các đền thờ Hồi giáo bị phá hủy, trẻ em bị tách ra khỏi gia đình, và những hành động đơn giản như giữ một quyển Kinh Quran, cầu nguyện hoặc ăn chay có thể dẫn đến kết quả bị bắt giữ.

Tình trạng giám sát xâm nhập sâu nhất vào mọi khía cạnh đời sống ở Tân Cương. Nghiên cứu gần đây cho thấy một chiến dịch cưỡng bức triệt sản và ngăn ngừa sinh sản nhằm vào ít nhất 80% phụ nữ Duy Ngô Nhĩ trong độ tuổi sinh đẻ ở bốn quận có dân cư của người Duy Ngô Nhĩ – một hành động mà theo Công ước về Ngăn ngừa và Trừng phạt tội Diệt chủng năm 1948, có thể nâng tình trạng này lên mức độ diệt chủng.

Mục đích rõ ràng của chính quyền Trung Quốc là tiêu diệt bản sắc người Duy Ngô Nhĩ. Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã tuyên bố mục đích là “phá vỡ nòi giống, phá vỡ cội nguồn, phá vỡ những mối liên hệ và phá vỡ nguồn gốc của họ”. Như tờ Washington Post đã cho biết, “Thật khó để xem đó là một điều gì khác ngoài tuyên bố về mục tiêu diệt chủng”. Các tài liệu cấp cao của chính phủ Trung Quốc đề cập đến “hoàn toàn không thương xót.”

Các nghị sĩ, chính phủ và luật gia có trách nhiệm điều tra.

Là những nhà lãnh đạo đức tin, chúng tôi không phải là các nhà hoạt động hay những nhà hoạch định chính sách. Nhưng chúng tôi có bổn phận kêu gọi cộng đồng của chúng tôi có trách nhiệm chăm sóc đồng loại và hành động khi họ gặp nguy hiểm.

Trong thời kỳ Holocaust, một số người Kitô hữu và người Hồi giáo đã giải cứu người Do Thái. Một số đã lên tiếng. Một số trích lời của Dietrich Bonhoeffer, “Im lặng trước tội ác là tội ác … Không nói chính là đã nói. Không hành động chính là đã hành động”. Sau thảm kịch Holocaust, thế giới lên tiếng “Không bao giờ lặp lại một lần nữa.”

Hôm nay, chúng tôi lặp lại những lời đó “Không bao giờ lặp lại lần nữa,” tất cả cùng nhắc lại. Chúng tôi sát cánh với người Duy Ngô Nhĩ. Chúng tôi cũng sát cánh với Phật tử Tây Tạng, các học viên Pháp Luân Công và người Kitô giáo trên khắp Trung Quốc, những người đang phải đối mặt với sự đàn áp tồi tệ nhất đối với tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng kể từ Cách mạng Văn hóa.

Chúng tôi thúc giục mọi người có đức tin và lương tâm ở khắp mọi nơi cùng tham gia với chúng tôi: trong lời cầu nguyện, trong tình đoàn kết và hành động để chấm dứt những hành động tàn bạo tập thể này. Chúng tôi đưa ra lời kêu gọi đơn giản cho công lý, điều tra những tội ác này, buộc những người có trách nhiệm phải giải trình và thiết lập con đường hướng tới việc phục hồi nhân phẩm.


Các chữ ký:

The Rt Hon and Rt Rev Lord Williams of Oystermouth, former Archbishop of Canterbury

The Rt Rev Philip Mounstephen, Bishop of Truro, Chair of UK FoRB Forum and former Chair of the Foreign and Commonwealth Office Independent Review for the Foreign Secretary of FCO

Support for Persecuted Christians The Bishop of Coventry

The Rt Revd Alan Smith, Bishop of St Alban’s

The Rt Revd Christopher Chessun, Bishop of Southwark

The Rt Rev John Perry, former Anglican Bishop of Chelmsford

The Rt Rev Michael Nazir-ali, former Anglican Bishop of Rochester

The Reverend Jonathan Aitken

Cardinal Charles Bo, Archbishop of Yangon, Myanmar, and President of the Federation of

Asian Bishops Conferences

Cardinal Ignatius Suharyo, Archbishop of Jakarta, Indonesia

Fr Timothy Radcliffe, former Master of the Dominican Order

Fr Dominic Robinson, SJ, Parish Priest, Farm Street Church of the Immaculate Conception and

Chair, Justice and Peace Commission, Diocese of Westminster

Fr Nicholas King, SJ, Assistant Catholic Chaplain, University of Oxford

Fr Uche Njoku, Parish Priest, St Joseph’s Church, New Malden

The Reverend Dr Russell Moore, President of the Ethics and Religious Liberty Commission of

the Southern Baptist Convention in the USA

Al-Haj U Aye Lwin, Chief Convenor, Islamic Centre of Myanmar

Imam Dr Mamadou Bocoum, Muslim Chaplain and Lecturer in Islamic Studies

Imam Nabel Rafi, Director of the International Centre for Tolerance UK

Imam Daayiee Abdoul , Executive Director for Mecca institute, Washington DC

Desmond Biddulph CBE, President of the Buddhist Society

Sonam T Frasi, FCA, RAS, Representative of His Holiness the Dalai Lama for Northern Europe,

Poland and the Baltic States

Rabbi Baroness (Julia) Neuberger

Rabbi Charley Baginsky, Interim Director of Liberal Judaism

Rabbi Dr Harvey Belovski, Senior Rabbi, Golders Green Synagogue

Rabbi Miriam Berger Finchley Reform Synagogue

Rabbi Aaron Goldstein, Chair of Conference of Liberal Rabbis and Cantors

Rabbi Herschel Gluck OBE

Rabbi Laura Janner-Klausner, Senior Rabbi to Reform Judaism

Rabbi David Mason, Muswell Hill United Synagogue and Executive Member of the Rabbinical

Council of United Synagogue

Rabbi Lea Mühlstein, Northwood and Pinner Liberal Synagogue

Rabbi Jonathan Wittenberg, Senior Rabbi for Masorti Judaism

Andrew Copson, Chief Executive of Humanists UK

_____________________________________________

[Văn bản (ND: Tiếng Anh) của các thông điệp được Đức Hồng y Bo gửi đến Deborah Lubov của ZENIT]


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/8/2020]


Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2020

500 Người hành hương sẽ được tham dự buổi tiếp kiến thứ Tư của Đức Thánh Cha vào tuần tới

500 Người hành hương sẽ được tham dự buổi tiếp kiến thứ Tư của Đức Thánh Cha vào tuần tới

500 Người hành hương sẽ được tham dự buổi tiếp kiến thứ Tư của Đức Thánh Cha vào tuần tới

Antoine Mekary | ALETEIA

 

I.Media for Aleteia

26 tháng Tám, 2020


Lần đầu tiên kể từ tháng Ba, sự kiện với công chúng hàng tuần sẽ trở lại "với công chúng"!

Văn phòng báo chí Vatican thông báo buổi Tiếp kiến chung thứ Tư của Đức Thánh Cha Phanxico cho ngày 2 tháng Chín năm 2020 sẽ diễn ra trong sân San Damasco của Điện Tông Tòa Vatican. Đây sẽ là buổi tiếp kiến chung với công chúng đầu tiên của Đức Giáo hoàng kể từ thời điểm bắt đầu cuộc khủng hoảng sức khỏe vào tháng Ba năm 2020. Kể từ khi lệnh phong tỏa có hiệu lực, bài huấn từ hàng tuần đã được phát trực tiếp từ Thư viện của Điện Tông tòa.

Văn phòng Đặc trách các Vấn đề Nội chính của Giáo hoàng thông báo rằng theo thông lệ, sự kiện này mở cửa cho tất cả những ai muốn tham dự, và không cần phải mua vé. Tuy nhiên, số người được phép vào sẽ bị giới hạn ở mức 500 người, để tôn trọng các biện pháp vệ sinh hiện còn hiệu lực, ông Matteo Bruni, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, nói với I.MEDIA.

Các tín hữu sẽ tiến vào qua Cổng Đồng (Bronze Gate) bắt đầu từ 7:30 sáng.

Sân San Damaso là sân danh dự của Điện Tông tòa, và thường là nơi tiếp đón các nguyên thủ quốc gia, chính phủ và các quan chức khác được Đức Giáo Hoàng tiếp.

Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên nơi này được sử dụng bởi vị đứng đầu Giáo hội Công giáo để chủ tọa một buổi tiếp kiến: Đức Piô XI, Đức Gioan Phaolô II, và gần đây là chính Đức Phanxico — vào ngày 8 tháng Sáu năm 2019 — đã tiếp đón các nhóm khách hành hương tại sân San Damaso nổi tiếng, nơi tiếp giáp với Điện Tông tòa.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/8/2020]


Caritas chuẩn bị cho những gì có thể là xấu nhất của đại dịch (Phỏng vấn)

Caritas chuẩn bị cho những gì có thể là xấu nhất của đại dịch (Phỏng vấn)

Caritas chuẩn bị cho những gì có thể là xấu nhất của đại dịch (Phỏng vấn)


Silvia Costantini

Aug 21, 2020


Tổ chức bác ái quốc tế của Giáo hội Công giáo được huy động để trợ giúp trước con số người đói ngày càng tăng và những vấn đề lớn khác.

Tình trạng khẩn cấp về sức khỏe toàn cầu không chỉ biến những người nhiễm bệnh trở thành nạn nhân, mà cả những người bị ảnh hưởng bởi các phạm vi thuộc kinh tế. Đây là sự thật đặc biệt trong những quốc gia nghèo nhất, nơi hậu quả của virus là không tưởng tượng được đối với hàng triệu người.

Chúng tôi gặp gỡ ông Aloysius John, tổng thư ký của Caritas Quốc tế, là tổ chức hợp tác với các tổ chức Caritas quốc gia và khu vực trên khắp thế giới.

Costantini: Những dư chấn của đại dịch thậm chí có thể còn phức tạp và chết người hơn cả chính ảnh hưởng của virus, đặc biệt đối với những cộng đồng dễ bị tổn thương nhất trong các quốc gia nghèo nhất. Caritas đang đối phó với tình trạng khẩn cấp này như thế nào?

Aloysius John: Nửa đầu của năm 2020 là một cơn ác mộng cho thế giới toàn cầu hóa của chúng ta. COVID 19, được công bố là đại dịch, khiến toàn thế giới nhiễm virus. Hàng trăm ngàn người đã chết trên khắp thế giới, và thế giới toàn cầu hóa đã bắt đầu hành động trong sự đoàn kết để chống lại đại dịch. Trước sự ngạc nhiên, các nhà chính trị và khoa học gia đã bắt đầu đề nghị – hoặc trong một số trường hợp là áp đặt – một số hành vi xã hội nhất định: cách ly toàn dân, đóng cửa các biên giới, những biện pháp vệ sinh quan trọng, và giãn cách xã hội trở thành quy tắc. Những người dân thường trở nên quá ý thức về sự hiện diện của người khác, và người khác như là một mối đe dọa, vì người đó có thể lây truyền virus.

Người ta rời bỏ những cách làm việc thông thường và chấp nhận những cách làm việc mới, đòi hỏi những thói quen làm việc mới. Làm việc thông minh, làm việc từ xa, làm việc tại nhà v.v.. bắt đầu trở thành mô hình mới trong một bối cảnh khi mà mọi sự đều không có gì chắc chắn, chỉ trừ một điều: tương lai vô định và loại virus sẽ dẫn chúng ta tới đâu!

“Điều xấu nhất vẫn chưa xảy ra, nó sẽ là dư chấn của đại dịch,” Đức Thánh Cha Phanxico nói khi chúng tôi gặp ngài vào tháng Ba.

Ngài thúc giục, “Chúng ta phải chuẩn bị cho tương lai. Điều này phải được thực hiện hôm nay và phải là mối quan tâm của tất cả chúng ta.”

Bằng những lời này, chúng ta chắc chắn rằng tác động của Covid-19 và những gì trận đại dịch này sản sinh ra sẽ trở thành thách thức quan trọng nhất. Chương trình Lương thực Thế giới đã thông báo rằng sẽ có vấn đề mất an ninh lương thực với trên 300 triệu người bị ảnh hưởng bởi nạn đói trong tương lai gần. Sự phát triển của những quốc gia đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do hậu quả của suy thoái kinh tế ở miền bắc.

Caritas chuẩn bị cho những gì có thể là xấu nhất của đại dịch (Phỏng vấn)

“Chúng ta phải chuẩn bị cho tương lai. Điều này phải được thực hiện hôm nay và phải là mối quan tâm của tất cả chúng ta.”

Các hoạt động kinh tế đang bế tắc do sự khó khăn của công việc trong thời gian cách ly. Người nghèo nhất sẽ bị ảnh hưởng lớn nhất, và điều này sẽ dẫn đến tình trạng bần cùng hóa cho những người dễ bị tổn thương nhất. Sự tiếp cận với những tiện ích cơ bản chẳng hạn như trợ giúp y tế và chăm sóc sức khỏe cơ bản cho người dễ bị tổn thương nhất cũng sẽ là một vấn đề chính. Covid-19 phải là một sự khởi đầu mới nơi người nghèo nhất được quan tâm, những nhu cầu căn bản của họ được giải quyết như một ưu tiên, và họ sống trong phẩm giá.

Những hoạt động của Caritas Quốc tế ứng phó với COVID-19

Caritas Quốc tế, cùng với Bộ Phát triển Con người Toàn diện, đã thực hiện một số hoạt động để ứng phó với Covid-19. 

Trước hết là Quỹ Ứng phó Covid được thiết lập để hỗ trợ các dự án cho những cộng đồng dễ bị tổn thương nhất trong các quốc gia nghèo nhất. Việc này là để đáp lại lời kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxico hãy làm chứng qua các hành động cụ thể của tình đoàn kết trong Giáo hội. Tính đến hôm nay, khoảng 30 dự án đã được cấp vốn. Qua những nguồn vốn này, Caritas địa phương thực hiện nhiều loại hình hoạt động khác nhau để xây dựng ý thức, phân phát những bao thực phẩm – vì người nghèo không thể tiếp cận được với lương thực do thiếu phương tiện và việc làm – cũng như sự chăm sóc sức khỏe, qua các bộ dụng cụ vệ sinh, các công cụ làm vệ sinh v.v..

Một phạm vi khác mà Caritas hiện đang tập trung vào là thúc đẩy những hoạt động biện hộ tiến đến việc giải quyết sự khủng hoảng kinh tế hậu Covid-19 trên quan điểm công bằng xã hội. Bây giờ là thời gian phải nhanh chóng và hành động với sự quả quyết, kêu gọi hủy bỏ hoặc giảm bớt nợ quốc tế và sử dụng các quỹ cho sự phát triển cộng đồng địa phương. Các tổ chức có nền tảng đức tin, đặc biệt là các văn phòng Caritas, được đặt đúng chỗ và có thể trở thành những vai chính hữu hiệu trong việc thúc đẩy sự phát triển trong phạm vi nhỏ của địa phương thông qua những quỹ này. Caritas sẽ thực hiện những hoạt động biện hộ trong lĩnh vực này, thúc giục những người đưa ra quyết định cùng cam kết trong vấn đề này.

Các tổ chức thành viên Caritas cũng đã đóng góp để thực hiện những dự án trị giá khoảng 15 triệu Euro trong những vùng khác nhau trên thế giới để xây dựng ý thức và huy động sự trợ giúp trực tiếp về trợ cấp thực phẩm, phân phát những bộ dụng cụ vệ sinh và các công cụ làm vệ sinh và những vật dụng tối cần khác cho người nghèo nhất và dễ bị tổn thương nhất.

Covid-19 chắc chắn sẽ tác động và ảnh hưởng đến phản ứng nhân đạo.

Nếu tôi nhìn lại ba thập niên đã qua, có ba thời điểm quan trọng có ảnh hưởng đến những hoạt động nhân đạo.

Năm 1992 bão lốc xoáy Chittagong và những đợt sóng thủy triều ở Bangladesh đã mang đến khái niệm về sự sẵn sàng ứng phó với thảm họa và qua một thời gian nó trở thành một phần của các hoạt động nhân đạo và phát triển.

Trận bão siêu lốc xoáy và trận động đất Gujarat sau đó tiến thêm một bước xa hơn trong việc hợp nhất sự sẵn sàng ứng phó với thảm họa, đặt trọng tâm vào việc liên kết sự cứu tế, phục hồi và phát triển. Đây là một bước tiến quan trọng để nhìn vào những hoạt động phát triển theo cách nhìn khác. Thời điểm thứ ba là kinh nghiệm Sóng thần Tsunami và đây là một bước tiến chính.

Costantini: Làm việc với Caritas, ông từng là giám đốc của các hoạt động sóng thần Châu Á, đối mặt với sự tàn phá của trận sóng thần năm 2004. Hiện chúng ta đang phải đối mặt với một loại sóng thần toàn thế giới. Như đã đề cập, Chương trình Lương thực Thế giới dự báo trên toàn thế giới rằng số người trên bờ vực của nạn đói sẽ tăng gấp đôi do hậu quả của Covid-19 và có thể lên tới 230 triệu người. Bài học rút ra từ trận sóng thần sẽ giúp ông đối mặt với tình huống hiện tại như thế nào?

Aloysius John: Kinh nghiệm sóng thần rất quan trọng vì nó là sự tổng hợp của tất cả những gì đã được thực hiện từ đầu những năm 90, dẫn đến sự phê phán về Giảm thiểu rủi ro thiên tai. Trách nhiệm giải trình đối với những người hưởng lợi, tầm quan trọng của việc tăng cường các nhân vật chính ở địa phương, và nói một cách dễ hiểu, một sự ứng phó thiên tai lấy người dân làm trung tâm là toàn diện và không thể thiếu vì nó quan tâm đến môi trường. Kinh nghiệm sóng thần đã thúc đẩy ý tưởng thực hiện hành động phù hợp với nhu cầu của người dân.

Giờ đây, Covid-19 đang tiến thêm một bước nữa.

Nó đặt nhu cầu trao quyền cho các tác nhân địa phương lên hàng đầu ở Nam bán cầu và cũng để xây dựng mối tương quan tự tin và tin tưởng. Thảm họa này chắc chắn sẽ đẩy nhanh kế hoạch địa phương hóa, trong đó Caritas địa phương phải được trao quyền để thực hiện các dự án và cũng hành động với các phương cách thích hợp.

Giờ đây, người ta nhận thức được rằng các dự án phát triển hoặc ứng phó với thiên tai không thể là sản phẩm trí tuệ của miền bắc, và điều thứ hai, Covid-19 cũng cho thấy rõ rằng việc ứng phó với thiên tai phải được thực hiện trên tinh thần đồng trách nhiệm. Phải ưu tiên cho các tác nhân địa phương là những người phải được trao quyền, để suy nghĩ về mặt kỹ thuật, phát triển và thực hiện các dự án của riêng họ bằng cách tham gia cùng với cộng đồng địa phương.

Tương lai của luận lý nhân đạo sẽ khác đi với nhiều không gian hơn và nhiều vị trí hơn cho Nam bán cầu đóng vai trò chính đáng của họ.

Điều này cũng sẽ đưa các tổ chức nhân đạo truyền thống ở miền Bắc xác định vai trò của họ trong mô hình quan hệ đối tác mới.

Ứng phó với Covid-19 sẽ cần nhiều phương tiện và ý chí chính trị hơn để giải quyết đại dịch, nhưng tiếc là các phương tiện sẵn có vẫn chưa đủ và cần tiếp tục yêu cầu chung tay với Caritas và các tổ chức khác để hỗ trợ những người dễ bị tổn thương nhất.

Costantini: Làm sao ông lại quyết định cống hiến cuộc đời để phục vụ anh chị em của chúng ta qua Caritas? Ông có thể chia sẻ cho chúng tôi một chút về ơn gọi giúp đỡ của ông?

Aloysius John: Về sự tham gia của cá nhân tôi trong Caritas, đó là một câu hỏi phức tạp để trả lời. Tất cả đều bắt đầu từ cuối thập niên 70. Đó là năm 1977, Vijayawada ở Andhra Pradesh bị ảnh hưởng bởi một cơn bão kéo theo các đợt sóng thủy triều và số người chết khá cao. Một số bạn bè lớn tuổi hơn tôi đã đi giúp đỡ những người nghèo nhất. Cha Ceyrac, một tu sĩ Dòng Tên người Pháp mà tôi biết rõ, đã có mặt trên các tiền tuyến để tổ chức hỗ trợ các nạn nhân. Động lực hành động của cha là, “làm sao một con người có thể tìm thấy hạnh phúc và sự viên mãn khi người anh em của mình còn đang đau khổ và trong hoạn nạn?” Những từ ngữ then chốt của cha để thực hiện hành động là “lòng trắc ẩn, sự phục vụ, sự trao quyền.”

Một ngày vào năm 1978, tôi gặp cha và chúng tôi đang thảo luận về sự ứng phó với Vijayawada và cha giải thích như sau, “Sự thôi thúc phục vụ xuất phát từ lòng trắc ẩn và sự phục vụ với lòng trắc ẩn sẽ trao quyền cho người được phục vụ. Một khi người đó được trao quyền, chúng ta thấy rằng người đó nhận thấy phẩm giá là của họ.” Điều này vẫn hướng dẫn tôi trong sứ mạng tại Caritas.

Năm 1980, tôi tham gia một trung tâm caritas ở Chennai để giúp những người nghèo nhất trong số người nghèo, những người bệnh phong và con cái của họ. Khẩu hiệu của trung tâm này là “không ai có quyền được hạnh phúc một mình”. Những suy tư này đã giúp tôi tiến đến với những người nghèo nhất và phục vụ họ. Chính cuộc gặp gỡ với người nghèo, gặp gỡ với những người bị bỏ rơi bên lề xã hội đã nuôi dưỡng giá trị của tôi và mang lại ý nghĩa cho đức tin của tôi. Tôi có thể nói rằng sự gặp gỡ với người nghèo đã dẫn đến sự hối cải và biến đổi bản thân và thái độ.

Việc phục vụ những người anh em nghèo nhất đã trở thành một phần hòa quyện trong đức tin của tôi và thậm chí ngày nay nó còn tạo động lực và tác động đến thái độ chuyên môn của tôi.

Costantini: Khoảnh khắc cảm động nhất trong cuộc đời ông phục vụ tại Caritas là gì?

Aloysius John: Khoảnh khắc cảm động nhất trong công việc phục vụ của tôi tại Caritas là khi tôi nhìn thấy các cộng đồng được giúp đỡ trở nên tự chủ và được giải phóng. Ở đó bạn cảm thấy một cảm xúc viên mãn, vì cộng đồng đó đã tìm thấy phẩm giá con người của mình và có thể sống trọn vẹn ơn gọi làm người của mình. Kinh nghiệm cảm động nhất là sự phát triển của các bộ lạc Chakma ở Khu vực đồi Chittagong ở Bangladesh. Tôi hỗ trợ dự án này với Caritas Bangladesh từ năm 1989 đến năm 1994-95. Tôi đã gặp những cộng đồng này nhiều lần và nhìn thấy sự tăng trưởng và phát triển cụ thể của họ.

Costantini: Giá trị gia tăng của Caritas là gì? Caritas tạo ra sự khác biệt trong thế giới ngày nay như thế nào?

Aloysius John: Caritas vượt ngoài một tổ chức phát triển hay một tổ chức phi chính phủ. Nó là sự phục vụ của Giáo hội với một tầm nhìn rõ ràng. Đức Giáo hoàng Benedict XVI đã viết, Diakonia hay công cuộc Bác ái là một phần không thể thiếu trong ba sứ mạng của Giáo hội Công giáo. Phụng vụ, Loan báo Tin Mừng, và công cuộc Bác ái có mối liên hệ với nhau và bao hàm lẫn nhau. Công cuộc Bác ái là sứ mạng được giao phó cho Caritas.

Mục đích của sứ mạng được Giáo hội trao phó là phục vụ, đồng hành, bảo vệ và thể hiện tình liên đới và yêu thương bằng những hành động cụ thể dưới hình thức các dự án hoặc các hoạt động khác. Đây chính là những gì chúng tôi đã làm thông qua việc ứng phó với Covid-19.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/8/2020]


Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

TOÀN VĂN TIẾP KIẾN CHUNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA: ‘Niềm hy vọng của người Kitô hữu, bắt nguồn từ Thiên Chúa, là cái neo của chúng ta’

TOÀN VĂN TIẾP KIẾN CHUNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA: ‘Niềm hy vọng của người Kitô hữu, bắt nguồn từ Thiên Chúa, là cái neo của chúng ta’

© Vatican Media

TOÀN VĂN TIẾP KIẾN CHUNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA: ‘Niềm hy vọng của người Kitô hữu, bắt nguồn từ Thiên Chúa, là cái neo của chúng ta’

‘Những cộng đoàn Kitô đầu tiên hiểu điều này. Họ đã sống những thời gian khó khăn như chúng ta’

26 tháng Tám, 2020 10:40

ZENIT STAFF

 

Tiếp kiến chung sáng nay được tổ chức lúc 9:39 trong Thư viện của Điện Tông tòa Vatican. Đức Thánh Cha tiếp tục loạt giáo lý mới về việc chữa lành thế giới. Sau phần tóm lược bài giáo lý của ngài bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt đến các tín hữu. Buổi Tiếp kiến chung kết thúc với Kinh Lạy Cha và Phép Lành Tòa Thánh. Dưới đây là bản dịch (ND: tiếng Anh) không chính thức của Vatican:


***

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Đứng trước đại dịch và những hậu quả xã hội của nó, nhiều người có nguy cơ mất niềm hy vọng. Trong thời gian bấp bênh và đau khổ này, cha mời gọi mọi người hãy chào đón món quà hy vọng đến từ Đức Kitô. Chính Ngài là người giúp chúng ta đi qua những vùng nước đầy biến động của bệnh tật, cái chết và bất công, là những điều không có tiếng nói sau cùng đối với đích đến cuối cùng của chúng ta.

Đại dịch đã phơi bày và làm xấu thêm những vấn đề xã hội, nhất là vấn đề bất bình đẳng. Một số người có thể làm việc tại nhà, trong khi điều này là không thể đối với nhiều người khác. Một số trẻ em, tuy có những khó khăn nhất định, vẫn có thể tiếp tục việc học tập, trong khi nó bị gián đoạn đột ngột đối với nhiều, nhiều trẻ em khác. Một số quốc gia hùng cường có thể lưu hành tiền để đối phó với khủng hoảng, trong khi điều này đồng nghĩa với cầm cố tương lai đối với các nước khác.

Những triệu chứng bất bình đẳng này cho thấy một căn bệnh xã hội; nó là một loại virus xuất phát từ một nền kinh tế bệnh tật. Và chúng ta phải gọi nó một cách đơn giản: nền kinh tế bệnh tật. Nó đã bị bệnh. Nó mang căn bệnh. Nó là kết quả của sự phát triển kinh tế không đồng đều – đây là căn bệnh: kết quả của sự phát triển kinh tế không đồng đều – nó xem thường những giá trị nền tảng của con người. Trong thế giới hôm nay, một số người giàu có sở hữu nhiều hơn tất cả phần nhân loại còn lại, một nhóm nhỏ, sở hữu nhiều hơn tất cả dân số còn lại của nhân loại.

Đây là thống kê thuần túy. Đây là một sự bất công kêu thấu lên tới trời! Đồng thời, mô hình kinh tế này làm ngơ trước sự tàn phá mà ngôi nhà chung của chúng ta đang phải hứng chịu. Sự chăm sóc ngôi nhà chung không được để ý tới.

Chúng ta đang rất gần với việc vượt qua nhiều hạn giới của hành tinh tuyệt vời của chúng ta, với những hậu quả nghiêm trọng và không thể khắc phục được: từ việc mất đi hệ sinh thái và biến đổi khí hậu đến sự tăng cao mực nước biển và phá hủy các khu rừng nhiệt đới. Sự bất bình đẳng và suy giảm môi trường cùng đi với nhau và xuất phát từ cùng nguyên nhân (xem Tông huấn Laudato Si’, 101): đó là tội muốn chiếm hữu và muốn thống trị những người anh chị em, muốn chiếm hữu và thống trị thiên nhiên và chính Thiên Chúa. Nhưng đây không phải là bản thiết kế của tạo vật.

“Ngay từ lúc khởi đầu Thiên Chúa đã trao phó trái đất và những tài nguyên của nó cho quyền cai quản chung của con người để chăm sóc chúng” (Giáo lý Giáo hội Công giáo, 2402). Thiên Chúa kêu gọi chúng ta cai quản trái đất nhân danh của Người (xem St 1:28), canh tác nó và giữ gìn nó như một khu vườn, khu vườn của mọi người (xem St 2:15). “‘Canh tác là nói đến việc trồng trọt, cày cấy hoặc làm việc, trong khi ‘giữ gìn’ có nghĩa là chăm sóc, bảo vệ, trông nom và bảo tồn” (LS, 67). Nhưng hãy cẩn thận đừng giải thích điều này như một sự toàn quyền mà anh có thể làm bất cứ điều gì anh muốn đối với trái đất. Không. Luôn luôn có một “mối tương quan về trách nhiệm đối với nhau” (nt.) giữa chúng ta và thiên nhiên. Một mối tương quan về trách nhiệm đối với nhau giữa chúng ta và thiên nhiên. Chúng ta đón nhận từ tạo vật và về phần mình chúng ta phải trao lại. “Mỗi cộng đồng có thể đón nhận bất kỳ thứ gì họ cần cho sự sống từ sự hào phóng của trái đất, nhưng họ cũng có bổn phận phải bảo vệ trái đất” (nt.). Nó đi theo hai chiều.

Thật vậy, trái đất “đã có ở đây trước chúng ta và nó được trao tặng cho chúng ta” (nt.), nó được Thiên Chúa trao ban “cho toàn thể nhân loại” (GLHGCG, 2402). Và vì vậy bổn phận của chúng ta là bảo đảm rằng hoa trái của nó đến được với mọi người, không chỉ là một số người. Và đây là một yếu tố then chốt của mối tương quan giữa chúng ta với những sự tốt lành của mặt đất. Như các Giáo phụ của Công đồng Vatican II nhắc lại, các ngài nói: “Con người cần phải xem những vật chất bên ngoài mà họ sở hữu một cách hợp lý không chỉ là của riêng họ nhưng cũng là của chung với ý thức rằng những thứ đó có thể mang lại lợi ích không chỉ cho riêng bản thân nhưng cho cả những người khác” (Hiến chế mục vụ Gaudium et spes, 69). Thật vậy, “Sự sở hữu bất kỳ tài sản nào đều khiến người sở hữu nó trở thành người quản lý của Đấng Quan Phòng, với trách nhiệm làm cho nó đem lại hoa lợi và truyền những ích lợi của nó cho người khác” (GLGHCG, 2404). Chúng ta là những người quản lý của cải, không phải là ông chủ.

Là người quản lý? “Vâng, nhưng của cải đó là của tôi”: đúng vậy, nó là của bạn, nhưng hãy quản lý nó, đừng sở hữu nó một cách ích kỷ cho riêng mình.

Để bảo đảm những gì chúng ta sở hữu mang lại giá trị cho cộng đồng, “giới chức chính trị có quyền và có trách nhiệm phải điều chỉnh việc thi hành quyền sở hữu hợp pháp vì ích chung” (nt., 2406).[1] “Sự phụ thuộc của tài sản riêng đối với đích điểm chung của của cải, [...] là quy tắc vàng của đạo đức xã hội và nguyên tắc đầu tiên của toàn bộ trật tự đạo đức và xã hội ” (LS, 93).[2]

Tài sản và tiền bạc là những khí cụ phục vụ cho sứ mạng. Tuy nhiên, chúng ta dễ dàng biến chúng thành những đích điểm thuộc cá nhân hoặc phe nhóm. Và khi điều này xảy ra, những giá trị cốt lõi của con người bị ảnh hưởng.

Con người khôn ngoan bị biến dạng và trở thành một chủng loài con người của kinh tế – theo nghĩa tiêu cực – là loài người theo chủ nghĩa cá nhân, tính toán và độc đoán. Chúng ta quên rằng chúng ta là những hữu thể có xã hội tính, có tính sáng tạo và tính liên đới với khả năng yêu thương vô bờ bến, được tạo dựng theo hình ảnh của Chúa.

Chúng ta thường quên đi điều này. Trên thực tế, trong số tất cả các loài, chúng ta là những hữu thể có tính hợp tác nhất và chúng ta phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng, như được thể hiện rõ rệt trong kinh nghiệm của các vị thánh. Có một câu nói bằng tiếng Tây Ban Nha đã truyền cảm hứng cho cha để viết cụm từ này. Câu đó nói: “Florecemos en racimo, como los santos”: chúng ta phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng, như được thể hiện rõ rệt trong kinh nghiệm của các vị thánh.[3]

Khi nỗi ám ảnh chiếm hữu và thống trị đã loại trừ hàng triệu người không được hưởng những thiện ích căn bản; khi sự bất bình đẳng về kinh tế và công nghệ tiến đến mức làm cho cấu trúc xã hội bị xé rách; và khi sự lệ thuộc vào tiến bộ vật chất vô hạn định đe dọa ngôi nhà chung của chúng ta, thì chúng ta không thể khoanh tay đứng nhìn. Không, điều này thật đáng lo. Chúng ta không thể khoanh tay đứng nhìn! Với ánh mắt chăm chú của chúng ta hướng về Chúa Giêsu (xem Dt 12: 2) với sự chắc chắn rằng tình yêu của Người đang hoạt động thông qua cộng đoàn các môn đệ của Người, chúng ta phải cùng nhau hành động, với hy vọng tạo ra điều gì đó khác biệt và tốt đẹp hơn. Niềm hy vọng của Kitô giáo, bắt nguồn từ Thiên Chúa, là cái neo của chúng ta. Nó thúc đẩy ý chí chia sẻ, củng cố sứ mạng của chúng ta là những môn đệ của Đức Kitô, là Đấng đã chia sẻ mọi sự với chúng ta.

Các cộng đoàn Kitô hữu tiên khởi hiểu được điều này. Họ đã sống những thời kỳ khó khăn như chúng ta. Nhận thức rằng họ đã hợp nhất một tâm hồn và một linh hồn, họ đặt tất cả của cải của mình làm của chung, làm chứng cho ân huệ dồi dào của Đức Kitô trong họ (xem Cv 4:32-35). Chúng ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng. Đại dịch đã đưa tất cả chúng ta rơi vào sự khủng hoảng. Nhưng chúng ta hãy nhớ rằng sau một cuộc khủng hoảng, con người sẽ không còn như trước. Chúng ta thoát khỏi nó và trở nên tốt hơn, hoặc chúng ta thoát ra khỏi nó và trở nên tồi tệ hơn. Đây là lựa chọn của chúng ta. Sau cuộc khủng hoảng, liệu chúng ta sẽ vẫn tiếp tục với hệ thống kinh tế bất công xã hội và xem nhẹ việc chăm sóc cho môi trường, cho tạo vật, cho ngôi nhà chung của chúng ta không? Chúng ta hãy suy nghĩ về điều này. Ước mong các cộng đồng Kitô giáo của thế kỷ XXI phục hồi lại thực tế đó – quan tâm đến tạo vật và công bằng xã hội: họ cùng tiến bước … – để làm chứng cho sự Phục sinh của Chúa. Nếu chúng ta chăm sóc cho sản vật mà Đấng Tạo hóa đã ban tặng cho chúng ta, nếu chúng ta đem những gì chúng ta sở hữu góp chung theo cách để không ai bị thiếu, thì chúng ta sẽ thực sự khơi dậy niềm hy vọng tái tạo một thế giới lành mạnh và bình đẳng hơn. Và trong phần kết, chúng ta hãy suy nghĩ về những trẻ em. Hãy đọc những con số thống kê: có bao nhiêu trẻ em ngày nay đang chết đói vì sự phân chia của cải không tốt, vì hệ thống kinh tế như cha đã nói ở trên; và bao nhiêu trẻ em ngày nay không có quyền được học hành vì lý do tương tự.

Mong rằng hình ảnh những đứa trẻ bị đói khát và thiếu nền giáo dục đó sẽ giúp chúng ta hiểu rằng sau cuộc khủng hoảng này, chúng ta phải thoát khỏi nó và trở nên tốt hơn. Cảm ơn anh chị em.

______________________

[1] See GS, 71; S. John Paul II, Encyclical Letter Sollicitudo rei socialis, 42; Encyclical Letter Centesimus annus, 40.48).

[2] See S. John Paul II, Encyclical Letter Laborem exercens, 19.

[3] “Florecemos en racimo, como los santos” (We bloom in clusters, like the saints): a popular expression in Spanish.

[Bản dịch (tiếng Anh) không chính thức của Vatican]


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 27/8/2020]