Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

Bài giảng Lễ Sáng của Đức Thánh Cha: “Hãy tự hỏi mình: Tôi có làm ngơ, làm buồn Chúa Thánh Thần không?’”

Bài giảng Lễ Sáng của Đức Thánh Cha: “Hãy tự hỏi mình: Tôi có làm ngơ, làm buồn Chúa Thánh Thần không?’”

Tại nhà nguyện Casa Santa Marta, Đức Phanxico kể ra ba thái độ chúng ta có thể có đối với Chúa Thánh Thần
6 tháng 10, 2016
Pope Francis celebrates Mass in Santa Marta
PHOTO.VA - OSSERVATORE ROMANO
Đức Thánh Cha cảnh báo chống lại những thái độ tầm thường, hờ hững, và cứng ngắc trong Thánh lễ sáng tại nhà nguyện Casa Santa Marta hôm nay, và kêu gọi tín hữu hãy ôm chặt lấy Thánh Thần để giúp Giáo hội tiến bước, theo đài phát thanh Vatican tường thuật.
Đức Thánh Cha lấy nguồn linh hứng từ các bài đọc trong ngày nói về Thánh Thần, “ân tứ vĩ đại của Chúa Cha” và “người chủ đạo của ‘hành trình tiến bước’ của Giáo hội.” Không có Thánh Thần, Đức Phanxico cảnh báo, Giáo hội sẽ “co cụm vào chính bản thân mình” và “sợ hãi.”
3 Những thái độ
Trong bài giảng Lễ sáng, Đức Thánh Cha chỉ ra ba thái độ mà các tín hữu có thể có đối với Chúa Thánh Thần.
Thái độ thứ nhất, Đức Thánh Cha nhấn mạnh, là sự tin tưởng rằng chúng ta có thể được biện minh qua lề luật, chứ không phải qua Đức Giê-su, “những người có thể hiểu lề luật,” những người mà, ngài chỉ rõ, Thánh Phaolo quở trách trong thư gửi Ga-lát.
Đức Thánh Cha chỉ ra rằng những người này “quá cứng ngắc,” và cũng cùng như những người đã tấn công Chúa Giê-su và là những người Chúa gọi là “những kẻ giả hình.”
“Và sự cứng ngắc với lề luật bỏ qua Chúa Thánh Thần. Nó không để cho ơn cứu độ của Đức Ki-tô tiến lên cùng với Thánh Thần. Nó bỏ qua việc đó: chỉ có Lề luật. Đúng là có các Điều răn và chúng ta phải tuân theo các Điều răn; nhưng luôn luôn phải qua ân sủng của quà tặng lớn lao này mà Chúa Cha ban tặng cho chúng ta, Con của Người, và món quà ân sủng của Chúa Thánh Thần. Và từ đó chúng ta hiểu được Lề luật.”
“Nhưng đừng trói buộc Thánh Thần và Chúa Con vào Lề luật,” Đức Phanxico cảnh báo, “Đây là vấn đề của những con người này: họ bỏ qua Chúa Thánh Thần, và họ không biết cách tiến tới. Đóng cửa, khép kín vào với những giới luật: chúng ta phải làm điều này, chúng ta phải làm điều kia. Có những lúc, có thể là chúng ta cũng rơi vào cám dỗ này.”
Say sưa với những ý tưởng
Đức Thánh Cha tiếp tục nói, các luật sĩ “rất say sưa với những ý tưởng.”
“Vì những hệ tư tưởng làm mê hoặc: và vì thế Thánh Phaolo bắt đầu từ đây: ‘Hỡi những người Ga-lát ngu xuẩn, ai đã mê hoặc anh em?’ Những người rao giảng bằng những hệ tư tưởng: Nó hoàn toàn chính đáng! Họ làm mê hoặc: Tất cả đã rõ ràng. Nhưng này, sự mặc khải thì chưa rõ ràng. Ơn mặc khải của Thiên Chúa được khám phá nhiều hơn và nhiều hơn mỗi ngày, nó luôn luôn nằm trên hành trình.”
“Như vậy đã rõ chưa?” ngài hỏi. “Vâng! Nó quá rõ ràng! Chính là Người, nhưng chúng ta phải khám ra ra trên hành trình. Và những ai cho rằng họ đã nắm trọn chân lý trong tay chỉ là người dốt nát. Thánh Phaolo nói thêm: anh em ‘ngu ngốc,’ vì anh em đã để cho mình bị làm mê hoặc.”
Thái độ thứ hai, Đức Thánh Cha nói, làm Thánh Thần đau buồn. Ngài giải thích rằng điều này xảy ra “khi chúng ta không để cho Ngài linh hứng cho chúng ta, để dẫn dắt chúng ta tiến bước trong đời sống Ki-tô hữu,” khi “chúng ta không để Người nói cho chúng ta, không phải bằng Lề luật, nhưng bằng sự tự do của Thần khí, và đây là điều chúng ta phải làm.”
Khi điều này xảy ra, Đức Thánh Cha gợi ý, chúng ta “trở nên hờ hững,” rơi vào “tình trạng tầm thường của người Ki-tô hữu,” vì Thánh Thần không thể thực hiện những điều kỳ diệu trong chúng ta.
Mặt khác, thái độ thứ ba, Đức Phanxico nói, là những gì chúng ta cần phải ôm chặt lấy, chỉ đơn giản là “mở rộng lòng chúng ta để Chúa Thánh Thần đi vào, và để Thần Khí dẫn lối chúng ta tiến tới. Đó là điều các tông đồ đã làm, với sự can đảm của Ngày Lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Các ngài đã mất hết mọi sự sợ hãi và mở lòng ra cho Thánh Thần.”
Để hiểu và chào đón lời của Chúa Giê-su, Đức Thánh Cha nói, “hãy mở lòng ra cho sức mạnh của Chúa Thánh Thần là rất quan trọng.”
Khi chúng ta mở lòng ra cho Chúa Thánh Thần, Đức Thánh Cha nói, “nó giống như một chiếc thuyền buồm để sức gió đẩy tới, đẩy tới, đẩy tới và không bao giờ ngừng.”
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng việc này xảy ra khi chúng ta cầu nguyện để chúng ta có thể mở lòng ra với Chúa Thánh Thần, và ngài thúc giục các tín hữu ngày nay hãy tự hỏi mình những câu hỏi này:
  • ‘Tôi có bỏ qua Chúa Thánh Thần không? Và tôi có biết rằng khi tôi đi dự Lễ Chúa nhật, nếu tôi làm điều này, nếu tôi làm điều kia, như vậy đủ chưa?
  • Thứ hai, ‘Đời sống của tôi có phải đời sống nửa vời, hờ hững, làm buồn lòng Thánh Thần, và không để cho quyền năng đó trong tôi đưa tôi tiến tới, để tôi mở lòng ra?’
  • Cuối cùng, ‘Đời sống của tôi có phải là một chuỗi cầu nguyện liên lỉ để mở lòng ra cho Chúa Thánh Thần, để Người có thể đưa tôi tiến lên với niềm vui của Tin mừng và làm tôi hiểu được những lời giáo huấn của Đức Giê-su, giáo huấn thực sự, không làm mê hoặc, không làm chúng ta trở nên ngu ngốc, nhưng là giáo huấn thực sự?’
Đức Thánh Cha giải thích, đặt những câu hỏi như vầy giúp chúng ta hiểu được những yếu đuối của chúng ta ở chỗ nào, “những điều đó làm Ngài buồn; và nó dẫn đưa chúng ta tiến lên, và cũng là đem Danh Thánh Giê-su đến với những anh em và dạy họ con đường cứu rỗi.”
Đức Thánh Cha Phanxico kết thúc bằng lời cầu nguyện, “Nguyện xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ơn sủng: biết mở lòng ra trước Chúa Thánh Thần, để chúng ta không trở nên ngu ngốc, bị mê hoặc bởi những người làm đau khổ Chúa Thánh Thần.”

[Nguồn:  zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 07/10/2016]



PHỎNG VẤN: ‘Thánh Teresa Calcutta – một Ân tứ cho Ấn độ’

PHỎNG VẤN: ‘Thánh Teresa Calcutta – một Ân tứ cho Ấn độ’

Một tháng sau Lễ Phong thánh
5 tháng 10, 2016
mother teresa
Dưới đây là phỏng vấn của Wlodzimierz Redzioch với Đức Hồng Y Baselios Cleemis, Tổng giám mục Catholicos của Giáo hội Công giáo Syro-Malankara ở Ấn độ, cung cấp cho ZENIT. Hiện tại Đức Hồng y Cleemis là Chủ tịch Hội đồng Giám mục Công giáo Ấn độ (CBCI).
***
Ý nghĩa của sự Phong thánh cho Mẹ Teresa đối với Giáo hội ở Ấn độ?
ĐHY Baselios Cleemis: Ấn độ là một quốc gia đang phát triển nhanh và chúng tôi rất nhiều thực tế khác nhau ở Ấn độ: những nền văn hóa, ngôn ngữ, nền tảng sắc tộc và tài chính, cơ hội việc làm và những kho tàng tinh thần v.v.. Vì thế trong thực tế khác nhau và đa dạng này của Ấn độ Mẹ Teresa, hay là vị tân Thánh Teresa Calcutta, đem lại niềm hy vọng cho những người bị bỏ rơi, người nghèo, người nghèo nhất trong những người nghèo, để họ có hy vọng rằng họ sẽ không bị bỏ rơi.
Qua việc phong thánh cho Mẹ Teresa Calcutta Giáo hội khẳng định rằng đây là một mệnh lệnh, đây là một sứ mệnh và là một sự dấn thân của Giáo hội chăm sóc người nghèo ở khắp nơi, không chỉ riêng ở Ấn độ, ở khắp nơi.
Mẹ Teresa nhìn vào sự cùng khổ trên căn bản của chính sự cùng khổ. Mẹ không nhìn đến sự cùng khổ của người Ki-tô hữu hay sự cùng khổ của người Ấn giáo, sự cùng khổ của người Hồi giáo v.v.. Mẹ nhìn đến sự cùng khổ bằng chính cái cùng khổ, chỉ dựa trên sự cùng khổ. Vì thế giải pháp cho sự cùng khổ là như nhau. Sự cùng khổ cần phải được giải quyết theo chính phạm trù của nó, cùng khổ, không phải là nghèo! Vì thế, mẹ yêu người nghèo và mẹ cố gắn làm bất cứ điều gì có thể qua chính bản thân mẹ để xóa bỏ sự cùng khổ và mẹ cũng trao tặng trải nghiệm sự gần gũi của Thiên Chúa cho những người bị bỏ rơi. Đây là điểm rất quan trọng ở Ấn độ vì Ấn độ là một vùng đất của nhiều khác biệt. Và Ki-tô giáo, thậm chí với lịch sử hai ngàn năm ở Ấn độ, nó vẫn là một cộng đồng nhỏ. Vì vậy với sự xuất hiện của người phụ nữ bé nhỏ này, mà chính phủ Ấn độ đã tôn vinh bằng giải thưởng dân sự cao quý nhất “Bharatharatna”, có nghĩa là “Viên ngọc của Ấn độ,” rồi sau đó là giải Nobel Hòa bình, và bây giờ là tuyên phong thánh từ Giáo hội Công giáo. Đây là một sự khẳng định của người phụ nữ bé nhỏ này, của người nữ tu nhỏ bé này, hoạt động ở Ấn độ như là một tác phẩm với một ý thức trường kỳ.
Một nữ tu làm công việc phục vụ cho mọi người, vượt qua mọi đẳng cấp và tín ngưỡng và ngôn ngữ. Vì thế đây là nét đẹp của công việc của mẹ Teresa. Mẹ phục vụ tất cả và Ấn độ cần sự phục vụ như vậy, những con người như vậy có thể nhìn đến Ấn độ như một Ấn độ trường tồn, muốn thấy rằng mọi người đều như nhau, mọi người đều ở trong đất nước, mọi người thuộc về vùng đất này.
Ấn độ đã thay đổi như thế nào trong 20 năm qua sau khi Mẹ Teresa qua đời?
Tất nhiên, đã có một dấu hiện đáng kể về sự phát triển trong tất cả mọi mặt, đặc biệt Ấn độ đã tiến lên như một quốc gia đang phát triển nhanh trên thế giới và như một sức mạnh kinh tế, và đồng thời chúng tôi cũng nhìn thấy những người vô sản, những người nghèo cũng đang gia tăng ở Ấn độ theo mức độ riêng của họ. Tình trạng cùng khổ chưa được giải quyết và người ta vẫn còn nhìn thấy nó ở nhiều cách khác nhau trên căn bản của niềm tin tôn giáo,đẳng cấp, tín ngưỡng, sắc tộc và cả các tầng lớp và thậm chí ở trong những nơi được gọi là quốc gia mà người ta nói rằng họ không có một hệ thống đẳng cấp, vẫn có những hệ thống giai cấp khác nhau. Nó cũng tương tự như hệ thống đẳng cấp. Vì thế Ấn độ cũng có thực tế này. Sự cùng khổ được nhìn thấy ở nhiều lĩnh vực, và cũng thế, tôi phải nói rằng, người nghèo vẫn còn ở đó. Rất rất nhiều người nghèo ở Ấn độ thậm chí sau sự phục vụ của Mẹ Teresa và những người khác thì chúng tôi vẫn có những người nghèo. Nhưng sự nhạy cảm về người nghèo bây giờ đã có được sự cảm nhận, mọi người cảm thấy rằng chúng tôi cần làm cái gì đó tốt đẹp cho người nghèo.
Tiểu bang nào không có khả năng đối phó được với tình trạng nghèo khổ?
Tiểu bang thì không thể, một mình tiểu bang thì không thể, giải quyết được vấn đề nghèo khổ ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Tôi nghĩ chúng ta phải kết hợp với chính phủ và với nhà nước để loại trừ nghèo khổ. Nó cũng là một trách nhiệm của chúng ta phải làm điều gì đó tích cực để giải quyết tình trạng nghèo khổ. Do đó Giáo hội có trách nhiệm hơn trong việc chăm sóc cho người nghèo.
Mẹ Teresa bị tố cáo và bị tấn công bởi những người Ấn giáo cực đoan vì họ nhìn thấy trong sứ mạng của Mẹ Teresa như một hình thức cải đạo. Tình hình đã thay đổi vì chúng ta biết rằng hiện nay đảng Ấn giáo đang nắm quyền và chủ nghĩa Ấn giáo cực đoan đang lớn mạnh. Phản ứng của những người Ấn giáo trước việc phong thánh của Mẹ Teresa như thế nào?
Mẹ Teresa được tôn vinh cùng lúc bị chỉ trích bở một số người. Và tấm gương trước chúng ta đó là Chúa Giê-su. Đức Giê-su vào thời của Ngài đã bị phái Pha-ri-sêu và các kinh sư tố cáo bên này bên kia và rất nhiều người thời đó không hiểu được ý nghĩa của việc làm của Ngài, ý nghĩa của quyền năng và tinh thần ẩn sau tất cả mọi điều tốt lành của Chúa Giê-su làm.
Thiện ích, sự phục vụ, lòng thương xót, lòng trắc ẩn đây luôn bị chất vấn trong lịch sử nhân loại. Bất kỳ điều gì thiện ích được thực hiện, một cách tự nhiên, sẽ có một số câu hỏi với giọng tiêu cực đặt ra, tại sao?
Mẹ Teresa, sau tất cả những công việc của mẹ ở Ấn độ, nếu anh hỏi chính xác, đối với những người tố cáo Mẹ Teresa về việc cải đạo, về cách Mẹ Teresa hoán cải con người? Hãy kiểm tra sổ rửa tội, hãy kiểm tra sổ đăng ký của giáo xứ, nhưng trước đó, hãy kiểm tra lương tâm trước khi tố cáo người phụ nữ này, người đã đem đến lòng trắc ẩn và lòng thương xót cho những con người, những “rác-thừa” thực sự. Họ sắp chết, chẳng ai cần đến họ. Linh hồn họ không còn một chút giá trị gì. Nhưng Mẹ Teresa đã đem lại giá trị cho linh hồn đó bằng đưa đứa trẻ trai hoặc gái, đàn ông hoặc đàn bà và cộng đoàn của riêng họ, vào nhà riêng của mẹ nơi mẹ sống. Tại sao Mẹ Teresa lại bị chất vấn và bị chỉ trích? Vì thực hiện lòng trắc ẩn, đức bác ái đó, hay vì những người chỉ trích kia sợ rằng Ki-tô giáo sẽ lan rộng vì lòng trắc ẩn và những hoạt động như vậy?
Đất nước chúng tôi là một quốc gia dân chủ. Ấn độ là một nước thế tục và tất cả được tự do bày tỏ sự ủng hộ hoặc chống lại. Không có gì nghi ngờ về điều đó. Nhưng chúng tôi giữ những giá trị trên nền tảng thế tục và không ai có thể lấy đi được. Ấn độ không phải là mảnh đất của một tôn giáo. Ấn độ là mảnh đất của nhiều tôn giáo và Ấn độ đã có sự hiện diện của Ki-tô giáo ngay từ thời gian ban đầu của chính Ki-tô giáo. Vì vậy đối với chúng tôi Ki-tô giáo không phải là một tôn giáo nước ngoài đối với Ấn độ. Đó là tôn giáo của riêng chúng tôi, tôn giáo của quê hương của chúng tôi. Và nếu có một số người cuồng tín tiến đến chất vấn về những thực tế này, à, họ có quyền tự do làm điều đó. Nhưng chúng tôi không bao giờ từ bỏ quyền tự do được sống ở Ấn độ là một quốc gia Liên bang Cộng hòa  và là một quốc gia thế tục là nơi luôn ca ngợi và coi trọng giá trị thế tục, những thực tế đa dạng về niềm tin tôn giáo, cũng như văn hóa. Đó là đất nước của chúng tôi.

[Nguồn:  zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 06/10/2016]