Thứ Sáu, 1 tháng 7, 2016

Ở Rio, đức Hồng Y mời những người vô gia cư mừng sinh nhật của ngài

Ở Rio, đức Hồng Y mời những người vô gia cư mừng sinh nhật của ngài


Credit: Rui Duarte via Flickr CC BY NC 2.0, filter added.
Ảnh: Rui Duarte via Flickr CC BY NC 2.0, filter added.

Rio de Janeiro, Brazil, 30 tháng 6, 2016 / 06:02 sáng (CNA/EWTN News).- Đức Hồng Y Cardinal Orani Tempesta của Rio de Janeiro đã mừng sinh nhật thứ 66 của ngài bằng một chuyến thăm viếng đặc biệt: ngài dành thời gian với một nhóm người vô gia cư.

Hôm 22 tháng 6, sau buổi mừng sinh nhật sớm, đức Hồng y đi ra ngoài vào ban đêm lúc khoảng 11 giờ, đến khu trung tâm thành phố gặp những người vô gia cư để mừng sinh nhật của ngài với họ, theo tường thuật của Tổng giáo phận Rio de Janeiro.

“Đức Hồng y tặng quà, chăn mền, sữa và cà phê, và lắng nghe những câu chuyện của họ,” bản tin nhanh của tổng giáo phận viết. Đức Hồng Y đã có thể “tìm hiểu thật gần về thực tại của những người sống và ngủ trên đường phố.”

Tổng giáo phận nói rằng nỗ lực này là một chứng tá cho Năm lòng Thương xót của Giáo hội Công giáo và là cách thế thể hiện điều thứ ba của bảy mối thương người: cho kẻ rách rưới ăn mặc.

Đức Hồng y người Brazil sinh ngày 23 tháng 6 năm 1950 tại thành phố São José de Río Pardo thuộc bang São Paulo.

Ngài khấn trọng trong dòng Xi-tô tháng 2 năm 1969, và được tiến chức linh mục ngày 7 tháng 12 năm 1974. Ngài được phong chức giám mục giáo phận Rio Preto năm 1997. Sau đó ngài là Tổng giám mục giáo phận Belém do Pará trước khi trở thành Tổng giám mục tổng giáo phận Rio de Janeiro tháng 4 năm 2009.
View image on Twitter
hồng y
cardinal
cardinal



[Nguồn: catholicnewsagency]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 01/07/2016]



Vị Giám mục vượt những chặng đường: Những chân trời mới cho giáo phận Wilcannia-Forbes

Vị Giám mục vượt những chặng đường: Những chân trời mới cho giáo phận Wilcannia-Forbes

29 tháng 6 2016
Bishop Columba Macbeth-Green/Catholic Weekly
Đức Giám mục Columba Macbeth-Green/Catholic Weekly
Đức Giám mục Columba Macbeth-Green vượt 60,000 km 1 năm lái xe chạy khắp giáo phận Wilcannia-Forbes, trải rộng trên một diện tích lớn hơn nước Anh, Sharyn McCowen viết.

Chủ nhật này đánh dấu 2 năm từ khi cậu bé từ vùng hoang sơ sau đó trở thánh linh mục tuyên úy vùng Gold Coast kỷ niệm ngày được bổ nhiệm làm Giám mục giáo phận Wilcannia-Forbes.
Đó là một cuộc hẹn bất ngờ nhưng rất thoải mái. Trước đây bất cứ giám mục nào cũng đều được người dân Wilcannia-Forbes mở rộng vòng tay chào đón, thì có lẽ chỉ một vị duy nhất trong số đó có thể giúp chữa lành được cảm giác ngờ vực và sự làm ngơ bắt đầu lan rộng sau lần bỏ ra đi bất ngờ của vị nguyên giám mục của giáo phận.
Vào tháng 6 năm 2009, khi đức Giám mục Chris Toohey từ chức, Hội đồng Giám mục Công giáo Úc chỉ định 1 loạt các vị giám quản tông tòa, người dân đối mặt với câu hỏi lớn: giáo phận sẽ ra sao?
Các giám mục phác thảo một đề nghị giải tán giáo phận, nhưng hoàn toàn bị phản đối bởi hàng linh mục trong giáo phận vào năm 2010.
Thời gian mất ổn định ảnh hưởng tới mọi góc ngõ của giáo phận, và cảm nhận rõ rệt nhất là hệ thống học đường Công giáo, Anthony Morgan, giám đốc các trường học địa phận nói.
“Giáo viên thuộc số những người lên tiếng ủng hộ giáo phận nhiều nhất, vì vậy thời gian đó tổn thương rất lớn,” ông nói với The Catholic Weekly (tuần báo Công giáo).
"Có một ý nghĩa rất lớn về giá trị và một tình yêu thực sự dành cho giáo phận Wilcannia-Forbes rất mãnh liệt trong các trường học. Có thể các trường học chỉ đơn giản là chuyển sang cho một giáo phận khác, đây không phải là một tương lai mà người ta muốn hay tin rằng nó sẽ tốt hơn cho họ.”
Năm 2012, một đề nghị thứ hai, soạn thảo có sự cố vấn của các linh mục trong giáo phận và giáo dân, được đệ trình lên, và rốt cuộc bị từ chối, bởi Bộ Giám mục.
Trong một thư gửi lên Hội nghị, chủ tịch là Đức Tổng giám mục Denis Hart, Đức Hồng y Marc Ouellet, giám quản Bộ Giám mục, trân trọng lòng khát khao của tín hữu muốn duy trì giá trị cộng đoàn của địa phận, “nó đã có lịch sử đáng tôn trọng và những truyền thống.”
Trong khi tương lai của giáo phận vẫn còn đang lơ lửng bởi những cuộc đàm phán giữa Hội nghị ở Canberra và Bộ Giám mục ở Roma, một cha tuyên úy cảnh sát ở Gold Coast theo dõi tiến triển từ xa, không bao giờ mơ tưởng rằng ngài sẽ trở thành một người dẫn dắt giáo phận.
“Tôi biết một số khó khăn, nhưng trong một dòng tu không có các giám mục và là một tuyên úy toàn thời gian, thậm chí chẳng bao giờ tôi có thể nằm trong khả năng trở thành một giám mục,” Đức Giám mục Macbeth-Green nói.
Dòng thánh Phaolo Ẩn tu đầu tiên, được thành lập thế kỷ 13 ở Hungary, và được gọi đơn giản là Các Cha Thánh Phaolo (Pauline Fathers), là dòng rất khó có thể trở thành giám mục và tất cả chỉ có 3 giám mục Pauline trên toàn thế giới.
Giáo phận Wilcannia được thành lập năm 1887, được sát nhập từ những vùng trước đây thuộc giáo phận Bathurst.
“Ở đây thực sự là một thử thách lớn cho công tác tông đồ do những khoảng cách quá lớn. Rất nhiều linh mục của chúng tôi lớn tuổi, và họ phải làm khối công việc khổng lồ, và họ không được nghỉ hưu trừ khi có linh mục nào đó đến thay,” Đức Giám mục Macbeth-Green nói với Tuần báo Công giáo. “Trách vụ của họ với giáo dân quả là kinh ngạc.
“Vì có ít linh mục nên có ít cơ hội cho các  linh mục họp mặt và hỗ trợ nhau. Vì vậy các ngài thậm chí như bị cách ly.”
Nhưng điều đó đang thay đổi, Đức Giám mục Columba nói, vì năm ngoái đã tuyển được hai chủng sinh cho giáo phận Wilcannia-Forbes: Hugo Chis và Godwin Nyamida.
Hai thầy,cùng với sự hiện diện của Đức Giám mục Macbeth-Green, đã giúp nâng cao tinh thần trong một khu vực trước đó có cảm giác như không được chú ý bởi giới chức trong tỉnh thành, cả dân sự và tôn giáo.
“Vì lịch sử, cùng với sự bấp bênh của giáo phận, rất nhiều linh mục và giáo dân thấy rất khó chịu với tiến trình,” vị giám mục nói.
“Với rất nhiều người, điều đó gần giống như Giáo hội đã quay lưng lại chúng tôi vì chúng tôi sống ở một nơi vô định … và số lượng người chúng tôi không có nhiều.”
Đã vượt qua được những năm hạn hán và suy giảm kinh tế trong các thị trấn của giáo phận.
“Nhưng bây giờ chúng tôi đã phục hồi lại và người dân rất vui vì họ có thể nhìn thấy tương lai cho giáo phận. Bây giờ đã có tiếng vang.”

[Nguồn: cathnews.com]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 01/07/2016]



TRIỀU YẾT CHUNG NĂM THÁNH: Hành động của lòng thương xót

TRIỀU YẾT CHUNG NĂM THÁNH: Hành động của lòng thương xót

‘Hôm nay, Thiên Chúa mời gọi chúng ta hãy làm một kiểm tra nghiêm túc với Lương tâm’
30 tháng 6, 2016
Pope at Jubilee Audience
Đức Thánh Cha trong buổi Triều Yết Chung Năm Thánh - CTV Screenshot
Dưới đây là bản dịch của ZENIT về bài giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxico trong buổi Triều Yết Năm thánh thứ 8 của ngài tại Quảng trường Thánh Phê-rô, một buổi gặp gỡ mà Đức Phanxico đã quyết định tổ chức cho các khách hành hương và tín hữu đến Roma trong Năm thánh Lòng Thương xót.
* * *
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Đã bao nhiêu lần, trong suốt những tháng đầu tiên của Năm Thánh, chúng ta được nghe nói tới hành động của lòng thương xót! Hôm nay Thiên Chúa mời gọi chúng ta làm một bài kiểm tra nghiêm túc lương tâm. Quả thật, thật tuyệt vời nếu đừng bao giờ quên rằng lòng thương xót không phải là một từ trừu tượng, nhưng là một lối sống: một người có thể có lòng thương xót hay không có lòng thương xót: nó là một cách sống. Tôi chọn cách sống có lòng thương xót hoặc tôi chọn cách sống không có lòng thương xót. Một bên là nói về lòng thương xót và bên kia là sống lòng thương xót. Diễn giải lời của Thánh Gia-cô-bê Tông đồ, (2:14-17), chúng ta có thể nói rằng: lòng thương xót không có hành động là đã chết trong chính bản thân nó. Quả thật nó đúng như vậy! Điều làm cho lòng thương xót trở nên sống động là những động lực liên tục của nó thúc đẩy ra ngoài để đáp ứng những nhu cầu và những điều cần thiết cho tất cả những ai đang thiếu thốn về tinh thần và khó khăn vật chất. Lòng thương xót có mắt để nhìn, có tai để lắng nghe, có đôi tay để giải quyết ...
Đời sống hàng ngày cho phép chúng ta đụng chạm bằng tay đến rất nhiều những nhu cầu liên quan đến những người nghèo nhất và đang bị thử thách nhất. Đòi hỏi đối với chúng ta là phải có sự chú ý đặc biệt để giúp chúng ta ý thức được tình trạng đau khổ và nhu cầu mà quá nhiều anh chị em chúng ta đang gặp phải. Đôi khi chúng ta đi ngang qua những hoàn cảnh nghèo đói cùng cực và hình như nó chẳng có gì đụng chạm tới chúng ta; mọi việc vẫn diễn ra bình thường và dường như không có gì xảy ra, với sự thờ ơ cuối cùng làm cho chúng ta trở thành những người đạo đức giả và, nếu không nhận biết được, nó sẽ dẫn đến kết quả là một trạng thái ngủ mê tinh thần, nó làm cho tâm trí chúng ta không còn cảm nhận được và đời sống chúng ta trở nên cằn cỗi. Những người bước vội qua, những người luôn bước tới trong cuộc sống nhưng không ý thức được những nhu cầu của người khác, không nhìn thấy được rất nhiều những nhu cầu về tinh thần và vật chất, là những người cất bước đi qua nhưng không phải đang sống, những người không phục vụ người khác. Hãy nhớ điều này thật kỹ: người nào không sống để phục vụ, thì không phục vụ để được sống.
Có bao nhiêu khía cạnh của lòng Chúa thương xót thể hiện ra cho chúng ta! Hay nói cách khác, có bao nhiêu khuôn mặt nhìn vào chúng ta để tìm kiếm lòng thương xót. Một người đã có kinh nghiệm về lòng thương xót của Chúa Cha trong cuộc sống thì không thể nào giữ trạng thái vô cảm trước khuôn mặt đang thiếu thốn của những người anh em. Lời dạy của Chúa Giê-su mà chúng ta vừa nghe không cho phép chúng ta bỏ qua: Ta đói, các ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ, các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi han (Mt 25:35-36). Chúng ta không thể né tránh khuôn mặt của một người đang đói: chúng ta phải cho người đó ăn. Chính đức Giê-su nói điều này với chúng ta! Hành động của lòng thương xót không phải là những chủ đề lý thuyết, nhưng là những chứng tá cụ thể. Những hành động đó bắt chúng ta phải xăn tay áo lên làm dịu những cơn đau.
Vì những thay đổi của thế giới toàn cầu hóa, những cái đói về vật chất và tinh thần tăng lên gấp nhiều lần: vì thế chúng ta hãy để khoảng trống cho khả năng sáng tạo bác ái để tìm ra được những cách hoạt động mới. Từ đó con đường của lòng thương xót sẽ trở nên cụ thể hơn bao giờ hết. Do vậy, đòi hỏi cho chúng ta là phải giữ tinh thần cảnh giới như những người lính gác, để không còn xảy ra những trường hợp khi đối mặt với những cảnh nghèo hèn do nền văn hóa thịnh vượng tạo ra, đôi mắt của người Ki-tô hữu không bị mờ đi hay trở nên bất lực không nhìn đến yếu tố cần thiết. Nhìn đến yếu tố cần thiết nghĩa là gì? Là nhìn đến Chúa Giê-su, là nhìn thấy Giê-su trong những người đói, người tù đày, người đau bệnh, người trần truồng, người không có việc làm và vẫn phải lèo lái gia đình tiến lên. Là nhìn thấy Giê-su trong những anh chị em của chúng ta; là nhìn thấy Giê-su trong người cô đơn, buồn bã, trong người phạm lỗi lầm và đang cần được dạy bảo, trong người đang cần bước đi với Ngài trong thinh lặng, để cảm nhận có Ngài đang đồng hành. Đây là những hành động Chúa Giê-su yêu cầu chúng ta làm! Là nhìn thấy Giê-su trong họ, trong những người này. Tại sao? Vì đó là cách Giê-su sẽ nhìn thấy tôi, cách Ngài sẽ nhìn thấy tất cả chúng ta.
[Văn bản gốc: Tiếng Ý] [Bản dịch của ZENIT]
* * *
Bây giờ chúng ta chuyển sang vấn đề khác. Trong những ngày qua Chúa đã ban ơn cho cha đến thăm Armenia, dân tộc đầu tiên nhận Ki-tô giáo, vào đầu thế kỷ thứ 4 — một dân tộc, theo dòng lịch sử lâu đời của họ, đã làm chứng tá cho đức tin Ki-tô bằng sự tử đạo. Cha xin cảm tạ Chúa về chuyến đi này và Cha chân thành cảm ơn ngài Tổng thống Cộng hòa Armenia, Đức Giáo Chủ Karekin II, Đức Đại thượng phụ và các Giám mục Côn giáo và toàn thể người dân Armenia vì đã chào đón cha như là một khách hành hương cho tình huynh đệ và hòa bình.
Trong ba tháng tới, cha sẽ thực hiện, theo ý Chúa, một chuyến đi nữa — đến Georgia và Azerbaijan, hai quốc gia trong vùng biên giới Âu-Á. Cha nhận lời mời đến thăm 2 quốc gia này vì 2 lý do: về một mặt là để tri ân những cội nguồn Ki-tô giáo cổ xưa hiện diện trong những vùng đất đó – luôn luôn trong tinh thần đối thoại với những tôn giáo và văn hóa khác – và mặt khác là để cổ vũ cho hy vọng và những con đường hòa bình. Lịch sử dạy chúng ta rằng con đường hòa bình đòi hỏi tính kiên trì lớn và những bước đi liên tục, bắt đầu bằng những bước nhỏ và, từng tí từng tí, làm những bước lớn, người này sẽ đến gặp gỡ người kia. Quả thật vì điều này mà cha mong ước rằng mỗi người trong tất cả chúng ta hãy đóng góp và công cuộc hòa giải này.
Là Ki-tô hữu, chúng ta được kêu gọi để củng cố sự kết hiệp huynh đệ giữa chính chúng ta, để làm chứng tá cho Tin mừng của Chúa Ki-tô và để là men trong một xã hội công bằng và đoàn kết hơn. Vì thế, toàn bộ cuộc viếng thăm được chia sẻ với Đức Đại Thượng phụ Tối cao của Giáo hội Tông tòa Armenia, ngài đã tiếp đón cha như anh em trong nhà của ngài suốt 3 ngày.
Cha một lần nữa gửi những cái ôm huynh đệ đến các giám mục, các linh mục, các chị em và anh em tu sĩ và tất cả giáo hữu ở Armenia. Nguyện xin Mẹ Maria Đồng Trinh, Mẹ của chúng ta, trợ giúp họ giữ vững đức tin, mở lòng để gặp gỡ và hào phóng qua những hành động của lòng thương xót. Xin cảm ơn.
[Văn bản gốc: Tiếng Ý] [Bản dịch của ZENIT]
[Nguồn: ZENIT]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 01/07/2016]