Chủ Nhật, 5 tháng 2, 2017

Đức Tổng Giám mục: Có “sự tàn sát đẫm máu” đang xảy ra ở Venezuela

Đức Tổng Giám mục: Có “sự tàn sát đẫm máu” đang xảy ra ở Venezuela

Đức Tổng Giám mục: Có “sự tàn sát đẫm máu” đang xảy ra ở Venezuela
Bạo lực trong những cuộc biểu tình ở Venezuela. Credit: Diariocritico de Venezuela via Flickr (CC BY 2.0).

Caracas, Venezuela, 31 tháng 1, 2017 / 02:50 pm (CNA/EWTN News).- Khi được một phóng viên hỏi về nguy cơ của một cuộc nội chiến ở trong nước, Đức Tổng Giám mục Ubaldo Santana giáo phận Maracaibo trả lời một cách rõ ràng: “đã có một sự tàn sát đẫm máu với mức độ lớn ở Venezuela.”
“Chúng tôi đang nói về 30.000 người bị giết một năm, và nếu chúng ta không cố gắng tìm ra những con đường hòa bình để hiểu nhau, con số đó có thể tăng nhiều,” ngài nói trong một cuộc phỏng vấn gần đây.
Đức Tổng Giám mục Santana, cựu chủ tịch hội đồng giám mục Venezuela, đưa ra nhận xét cho bản tin Alpha và Omega hàng tuần trong một chuyến thăm đến Tây ban nha, trong đó ngài bàn về nhiều vấn đề liên quan đến cuộc khủng hoảng nặng nề đang tấn công Venezuela.
Sau khi Nicolas Maduro kế vị cựu chủ tịch chủ nghĩa xã hội Hugo Chavez sau khi ông này chết vì ung thư năm 2013, đất nước bị tàn phá vì bạo lực và biến động xã hội.
Những chính sách kinh tế nghèo nàn, bao gồm những khống chế giá nghiêm ngặt, song song với các mức độ lạm phát, đã gây hậu quả là thiếu trầm trọng những mặt hàng thiết yếu căn bản như giấy vệ sinh, sữa, bột, tã và thuốc trị bệnh.
Chính quyền chủ nghĩa xã hội của Venezuela bị cáo buộc gây ra khủng hoảng. Từ năm 2003, việc khống chế giá trên khoảng 160 mặt hàng, bao gồm dầu ăn, xà phòng và bột, có nghĩa là đáng lẽ chúng ở mức giá có thể mua được, chúng biến mất khỏi các kệ cửa hàng và được bán lại trên thị trường chợ đen với những mức giá cao gấp nhiều lần.
Chính phủ Venezuela được biết nằm trong những chính phủ tham nhũng nhất ở Châu Mỹ La-tinh, và tội phạm bạo lực ở đất nước đã lên đỉnh điểm từ khi Maduro nắm quyền.
Trả lời cho câu hỏi về khả năng nổ ra cuộc nội chiến ở quốc gia Nam Mỹ này, Đức Tổng Giám mục Santana nói rằng một cuộc xung đột tiềm ẩn “là cụm từ không có cụm từ khác thay thế.”
“Đảng phái sở hữu vũ khí thuộc về chính trị,” ngài nói. “Tôi không thể nói rằng các nhóm chống đối không có vũ khí, vì ngày nay việc buôn lậu vũ khí đang mất kiểm soát, nhưng có thể không bằng về số lượng như các nhóm khác.”
“Điều đó không có nghĩa là không thể có một cuộc tàn sát đẫm máu. Thực sự, chúng tôi có thể rằng ở Venezuela hiện đã có một cuộc tắm máu ở những mức độ lớn,” đức tổng giám mục nói.
Ngài nói thêm rằng “có các nhóm vũ trang ở khắp đất nước. Ở Maracaibo, có những nhóm tội phạm và các thành viên băng đảng dường như không chịu sự trừng phạt. Chúng tôi biết rằng các nhà tù hiện giờ quá chật chội và có những lúc nhà cầm quyền phải chọn cách tha hàng loạt tù nhân để giảm bớt sự chật chội.”
Cũng có những “ổ bóp nặn tiền,” ngài nói, “hoạt động trong thành phố, rất nhiều trong số đó núp bóng dưới các lực lượng an ninh, thường xuyên được chống lưng bởi các đặc vụ của trong một số các nhóm này vào ban ngày và ban đêm đi cướp bóc.”
Việc này “được cộng thêm với sự có mặt của những nhóm vũ trang bất thường trên biên giới đến từ Colombia,” ngài nói. “Họ bảo vệ, giữ trật tự và giải quyết những cuộc xung đột trong khu vực nhỏ với một mức phí phải trả mà chúng tôi gọi là “vác-xin.’”
Một “vác-xin” là một khoản phí bất hợp pháp mà các nhóm vũ trang ở Venezuela và Colombia thu để cho phép đi lại trong địa hạt họ kiểm soát. Đức Tổng Giám mục Santana nói rằng đây là những nhóm bán quân sự, nhóm Quân đội Giải phóng Quốc gia (ELN) và một số bè cánh thuộc các Lực lượng Vũ trang Cách mạng của Colombia (FARC) chưa bị giải ngũ.
Bất chấp những vấn đề của đất nước, một hội nghị gần đây của các giám mục và giáo dân được tổ chức ở Venezuela có một kết luận “lạc quan lớn,” ngài nói. “Bạn có thể cảm nhận được sự đồng tâm nhất trí rất lớn trong cảm nhận của giáo dân liên quan đến sự cần thiết có một sự thay đổi chính trị ở đất nước.”
“Chúng tôi nói về việc giáo dân có thể đóng một vai trò quan trọng hơn trong Giáo hội và trong hoạt động thay đổi trong các môi trường xã hội đa dạng,” ngài nói.
Buổi họp cũng thảo luận “việc đào tạo dành cho giáo dân và tác dụng của nó vì chúng tôi thấy họ chưa thể hiện đủ là những người Công giáo trong thế giới chính trị, kinh tế và văn hóa. Thời gian ngắn, nhưng nó cho kết quả là những gợi ý cho các cuộc họp trong tương lai.”
Đức Thánh Cha Phanxico cũng đã gặp Tổng thống Maduro hồi tháng Mười năm ngoái, ngài Phanxico kêu mời tổng thống “đồng ý với con đường đối thoại chân thành và xây dựng.”
Ngài cũng mời gọi nhà độc tài Venezuela phải chọn ưu tiên là “giảm bớt đau khổ cho người dân – trước tiên là những người nghèo – và thúc đẩy một môi trường liên kết xã hội đổi mới để đưa ra một tầm nhìn hướng về phía trước với sự hy vọng cho một tương lai của dân tộc.”
[Nguồn: catholicnewsagency]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 01/02/2017]


Đức Thánh Cha Phanxico nói về ông Trump

Đức Thánh Cha Phanxico nói về ông Trump

Timothy Clary and Luis Costa via AFP

Đức Thánh Cha Phanxico nói về ông Trump: ‘Chúng ta sẽ xem ông hành động như thế nào. Lo sợ hoặc vui mừng sớm là thiếu khôn ngoan’

21 tháng 1, 2017


Thứ Sáu, ngay khi ông Donald Trump đang tuyên thệ nhậm chức ở Washington, Đức Thánh Cha Phanxico có một cuộc phỏng vấn dài cho tờ EL PAÍS tại Vatican, trong đó ngài kêu gọi sự thận trọng trước những tiếng chuông cảnh báo đang rung lên do vị tân tổng thống Mỹ.

Trong suốt 1 tiếng 15 phút, trong một phòng giản dị trong nhà Casa de Santa Marta, nơi ngài sống, Jorge Mario Bergoglio, người sinh ở Buenos Aires 80 năm trước và đang chuẩn bị kết thúc năm thứ tư trên ngôi giáo hoàng, giải thích rằng “trong Giáo hội có những vị thánh và những tội nhân, những người công chính và những người tội lỗi,” nhưng điều làm ngài lo lắng nhất là “một Giáo hội bị tê liệt vì tính trần gian,” một Giáo hội xa cách với những vấn đề của con người.

Một phần của những câu Hỏi và Trả lời dành riêng nói về tân Tổng thống của Hoa kỳ:

H: Thưa Đức Thánh Cha, về những vấn đề của thế giới mà ngài vừa đề cập đến, ông Donald Trump vừa trở thành tổng thống của Hoa kỳ, và cả thế giới căng thẳng vì chuyện đó. Người nghĩ vấn đề đó thế nào?

TL: Tôi nghĩ là chúng ta phải chờ xem. Tôi không thích đoán trước mọi việc và cũng không muốn xét đoán về người khác một cách hấp tấp. Chúng ta sẽ xem ông ta hành động thế nào, ông ta làm gì, và rồi tôi sẽ có ý kiến. Nhưng nếu lo sợ hay vui mừng sớm vì một chuyện gì đó có thể xảy ra, theo quan điểm của tôi, là thiếu khôn ngoan. Chuyện đó cũng giống như những ông thầy bói tiên đoán sẽ có tai ương hoặc sẽ có của trên trời rơi xuống mà rồi chẳng có cái gì xảy ra. Rồi chúng ta sẽ thấy. Rồi chúng ta sẽ thấy ông ta làm gì và sẽ xét đoán. Luôn luôn phải rõ ràng. Ki-tô giáo, hoặc phải rõ ràng hoặc không phải là Ki-tô giáo.

Còn nhiều vấn đề nữa, về di cư và kinh tế và chính trị của Châu Âu, và nhiều lĩnh vực khác. Xin đọc toàn bộ ở đây (bản tiếng Anh gốc hoặc bản dịch Việt ngữ ở dưới).

[Nguồn: aleteia]

[Chuyển ngữ:TRI KHOAN 22/01/2017]


************************

Gồm 3 phần

(Phần 1)

“Điều nguy hiểm là trong những lúc khủng hoảng

chúng ta chạy đi tìm một người cứu tinh”

Về ông Donald Trump, Đức Thánh Cha Phanxico nói: “Tôi không thích đoán trước những sự kiện. Chúng ta hãy cứ đợi xem ông làm gì, chúng ta không thể trở thành những nhà tiên tri của các thảm họa”


Vatican City




Đức Thánh Cha Phanxico nói về ông Trump

Đức Thánh Cha Phanxico trong buổi phỏng vấn với EL PAÍS hôm thứ Sáu. L'OSSERVATORE ROMANO


Thứ Sáu, ngay khi ông Donald Trump đang tuyên thệ nhậm chức ở Washington, Đức Thánh Cha Phanxico có một cuộc phỏng vấn dài cho tờ EL PAÍS tại Vatican, trong đó ngài kêu gọi sự thận trọng trước những tiếng chuông cảnh báo đang rung lên do vị tân tổng thống Mỹ.

Trong suốt 1 tiếng 15 phút, trong một phòng giản dị trong nhà Casa de Santa Marta, nơi ngài sống, Jorge Mario Bergoglio, người sinh ở Buenos Aires 80 năm trước và đang chuẩn bị kết thúc năm thứ tư trên ngôi giáo hoàng, giải thích rằng “trong Giáo hội có những vị thánh và những tội nhân, những người công chính và những người tội lỗi,” nhưng điều làm ngài lo lắng nhất là “một Giáo hội bị tê liệt vì tính trần gian,” một Giáo hội xa cách với những vấn đề của con người.

Dấu hiệu phân biệt của Giáo hội là tính gần gũi, trở thành anh em thân cận. Tất cả chúng ta là Giáo hội.

Ngài Phanxico thể hiện luôn bắt nhịp không những với những gì xảy ra trong Vatican, nhưng còn trong vùng biên giới phía nam của Tây ban nha hoặc trong những vùng lộn xộn lân cận của Roma. Ngài nói rằng ngài rất muốn đi Trung quốc – “nếu họ mời tôi” – và rằng, thỉnh thoảng ngài vẫn “thất bại,” nhưng cuộc cách mạng duy nhất của của ngài là Rao giảng Phúc Âm.

Thảm kịch của cuộc khủng hoảng tị nạn đã tác động rất lớn đối với ngày - “con người đó đã khóc, khóc rất nhiều trên vai tôi, với cái áo phao cứu hộ cầm trên tay, vì ông đã không thể cứu được bé gái 4 tuổi” – và trong các chuyến đi thăm ngài đã gặp hai người phụ nữ bị bán làm nô lệ bởi mafia mại dâm ở Ý. Ngài vẫn chưa biết là liệu ngài sẽ chết như một giáo hoàng hay sẽ chọn con đường đã mở trước của ngài Benedict XVI. Ngài thừa nhận rằng thỉnh thoảng ngài có cảm thấy bị nhờn bởi những người đồng hương Argentina, và ngài kêu gọi những người nói tiếng Tây Ban nha làm điều gì đó dễ dàng một chút như không phải là: “Nói chuyện với nhau.”

**************************

Hỏi. Thưa Đức Thánh Cha, sau gần 4 năm ở Vatican, có gì còn đọng lại của vị linh mục đường phố kia từ Buenos Aires đến Roma với một vé khứ hồi trong túi áo?
Trả lời. Ngài vẫn còn là linh mục đường phố. Vì, miễn là tôi còn có thể ra ngoài đường để chào mọi người tại các buổi tiếp kiến chung, hoặc khi tôi đi đây đó … tính cách của tôi chẳng có gì thay đổi. Tôi không có ý nói rằng điều đó là cố ý: nó vẫn cứ là một điều tự nhiên. Nói là anh phải thay đổi ở đây thì cũng chẳng đúng. Thay đổi không phải là điều tự nhiên.Thay đổi ở tuổi 76 là bôi mấy thứ trang điểm lên mặt. Có lẽ tôi không thể làm được mọi điều tôi muốn, nhưng tâm hồn đường phố của tôi vẫn còn sống, và anh có thể thấy nó.

H. Trong những ngày cuối ở ngôi vị giáo hoàng, ngài Benedict XVI nói về những năm cuối cùng ở vị trí đứng đầu của Giáo hội Công giáo: “Các dòng nước đang chảy rất lộn xộn mà Chúa thì dường như đang ngủ.” Ngài cũng có cảm thấy sự cô đơn? Phẩm trật Giáo hội vẫn ngủ trước những vấn đề của con người, cả mới và cũ?
Đức Thánh Cha Phanxico nói về ông Trump
Đức Thánh Cha uống nước trong buổi tiếp kiến chung ở Roma ngày 31 tháng Tám, 2016.
STEFANO SPAZIANI

TL. Trong phẩm trật Giáo hội, hoặc giữa những người thi hành mục vụ của Giáo hội Công giáo (các giám mục, linh mục, nữ tu, giáo dân), tôi lo ngại hơn, hơn đối với những người đang ngủ, những người đang bị tê liệt. Những người đang bị tê liệt vì những công việc của trần gian. Họ bán toàn bộ cho thế gian. Đó là điều làm tôi lo lắng nhất.
Mọi thứ rất bình lặng, mọi thứ đều yên ả, khi mọi điều đi còn đâu ra đó. Rất nhiều trật tự. Khi anh đọc Tông Đồ Công Vụ, các thư của Thánh Phao-lô, nó là một sự hỗn độn, có đầy những rắc rối, người ta dao động. Có những di chuyển và liên lạc với mọi người. Một người bị tê liệt không giữ quan hệ với mọi người. Anh ta bảo vệ mình thoát khỏi thực tại. Anh ta là một người bị tê liệt. Ngày nay có quá nhiều cách ru ngủ bản thân mình chống lại cuộc sống thường ngày, đúng không? Có lẽ một bệnh nguy hiểm cho một mục tử là căn bệnh do sự tê liệt gây ra, đó là tính giáo quyền. Tôi ở đây và người ta ở kia. Nhưng anh là mục tử của những người đấy! Nếu anh không chăm sóc những người đấy, nếu anh từ bỏ chăm sóc những người đấy, anh nên đóng va-li và về hưu.

H. Có một phần của Giáo hội Công giáo đang bị ngủ mê?
TL. Đó là một sự nguy hiểm mà tất cả chúng ta đều có. Nó là một sự nguy hiểm, nó rất nghiêm trọng. Bị tê liệt còn dễ hơn.

H. Nó là một đời sống tốt hơn, một đời sống dễ chịu hơn.
TL. Đó là lý do tại sao, còn hơn cả những người ngủ mê, có những tình trạng bị tê liệt tạo ra tinh thần thế gian. Một tinh thần thế gian. Tôi vẫn luôn bị kinh ngạc trước sự thật rằng Chúa Giê-su Ki-tô, trong bữa tiệc ly của Người, khi Người thay mặt cho các tông đồ cầu nguyện lên Chúa Cha, Người không xin rằng “Lạy Cha, xin giữ họ không phạm điều răn thứ năm, giữ họ không giết người, giữ cho họ không phạm điều răn thứ bảy, giữ cho họ không lấy của người.” Không, Người lại xin: “Xin Cha giữ họ khỏi ác thần.” Tinh thần thế gian làm tê liệt. Khi việc đó xảy đến, vị linh mục trở thành một công chức hành chính. Và đó là tính giáo quyền, nó là tội xấu nhất làm đau khổ Giáo hội hôm nay.

H. Những rắc rối mà ngài Benedict XVI đã đối mặt trong giai đoạn cuối của triều đại của ngài và nó nằm trong cái hộp trắng đó mà ngài đưa cho Đức Thánh Cha trong điện Castel Gandolfo, chúng là gì?
TL. Một mẫu đời sống thường nhật rất bình thường trong Giáo hội: các thánh và những tội nhân, những người công chính và người tội lỗi. Mọi thứ đều có trong đó! Có những người đã được đặt vấn đề và rất trong sạch, những người làm công … Vì ở đây, trong Giáo triều, có những vị thánh thật sự. Tôi muốn nói lên điều đó. Chúng ta quá dễ dàng nói về những sự tham nhũng trong Giáo triều. Và có những người tham nhũng. Nhưng cũng có rất nhiều thánh nhân. Rất nhiều người dành ra cả đời để phục vụ con người một cách âm thầm, đàng sau một cái bàn làm việc, hay trong cuộc đối thoại, hoặc trong một môn học, để … Ở đây có những thánh nhân và những tội nhân. Ngày đó, điều làm tôi xúc động nhất là trí nhớ thánh thiện của ngài Benedict. Ngài nói: “Đây là những ý kiến, trong cái hộp.” Một cái phong bì lớn gấp đôi cái này. “Đây là ý kiến của tất cả mọi người.” Và ở đây, “Như thế như thế, nhiều lắm.” Ngài nhớ hết mọi điều! Một bộ nhớ kiệt xuất. Và ngài giữ nó lại.
Đức Thánh Cha Phanxico nói về ông Trump
Tổng thống Barack Obama thăm Đức thánh Cha Phanxico tại Roma ngày 27 tháng Ba, 2014.
STEFANO DAL POZZOLO/CONTRASTO/VAVATICAN POOL

H. Ngài có thấy ổn không, ngài vẫn minh mẫn?
TL. Tốt, ngài cảm thấy khỏe. Ngài chỉ gặp vấn đề với đôi chân. Ngài cần có người giúp để bước đi. Ngài có bộ nhớ khổng lồ, thậm chí về rất nhiều vấn đề. Tôi có thể nói điều gì đó thì ngài liền bảo: “Không, không phải năm đó đâu, chuyện đó xảy ra vào năm khác.”

H. Những vấn đề quan tâm chính liên quan đến Giáo hội và thế giới nói chung của cha là gì?
TL. Với Giáo hội, tôi có thể nói rằng tôi hy vọng Giáo hội không bao giờ xa cách. Phải gần gũi với con người. Sự gần gũi. Một Giáo hội không gần gũi không phải là Giáo hội. Đó là một Tổ chức Phi Chính Phủ (NGO) tốt. Hoặc là một tổ chức tốt lành và thánh thiêng gồm tập thể những người làm điều thiện, gặp gỡ để uống trà và làm việc bác ái … Dấu ấn giá trị của Giáo hội là sự gần gũi, là tình huynh đệ gần gũi. Tất cả chúng tôi là Giáo hội. Vì vậy, vấn đề chúng tôi cần phải tránh là sự phá vỡ tính gần gũi đó. Sự gần gũi giữa mọi người. Gần gũi là đụng chạm đến, đụng chạm đến da thịt và máu của Đức Ki-tô qua tha nhân.
Khi Chúa Giê-su nói cho chúng ta biết về cách chúng ta bị phán xét, Mát-thêu chương 25, Người luôn giảng về việc đến với tha nhân: ta đói, ta ở trong tù, ta đau yếu … Luôn luôn gần gũi với những nhu cầu của tha nhân. Nó không chỉ là việc bác ái. Nó còn hơn thế nhiều.
Cũng thế, trên thế giới, có chiến tranh. Chiến Tranh Thế giới thứ ba theo từng khu vực đã nổ ra. Gần đây có cuộc nói chuyện về khả năng có thể có chiến tranh nguyên tử giống như nó là trò bài bạc: người ta đang đánh bài. Đó là điều tôi lo nhất. Tôi cũng lo về những sự bất quân bình về kinh tế trên thế giới: sự thật là chỉ có một nhóm nhỏ người sở hữu 80% tài sản của thế giới, tất cả vì một nền kinh tế luân chuyển, mà trung tâm là đồng tiền đứng làm chúa tể, thay vì con người. Từ đó sinh ra văn hóa loại trừ.

(Xin đọc tiếp phần 2 ngày mai)

[Nguồn: elpais]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 22/01/2017]