Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2022

Tượng Đức Mẹ Fatima sẽ viếng thăm Ukraine

Tượng Đức Mẹ Fatima sẽ viếng thăm Ukraine

Tượng Đức Mẹ Fatima sẽ viếng thăm Ukraine

AM113 | Shutterstock

I.Media for Aleteia

16/03/22


“Nơi nương náu của chúng ta là trong Mẹ”

Tượng Đức Nữ Đồng trinh Fatima Hành hương Quốc tế sẽ đến Ukraine với sứ mệnh hòa bình và hòa giải.

Đây là một sáng kiến của Đức Tổng Giám mục Ihor Vozniak của Lviv thuộc Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ukraine.

“Trong những lúc gian nan, chúng con tìm nơi nương náu trong Mẹ. Chúng con van xin Mẹ cho nền hòa bình,” Cha sở Đền thờ Fatima nói trong một Thánh lễ cầu nguyện cho đất nước Ukraine bị chiến tranh tàn phá.

Cha Carlos Cabecinhas nhấn mạnh rằng cầu nguyện cho hòa bình là sứ mệnh của Fatima. Những lời cầu xin chấm dứt chiến tranh và sự hoán cải của nước Nga được dâng lên tại Đền thờ mỗi ngày.

Cha sở cũng nhấn mạnh rằng chuyến hành hương của tượng Đức Mẹ sẽ giúp người dân Ukraine củng cố niềm hy vọng và tin tưởng vào Chúa.

Tượng Đức Trinh nữ Fatima Hành hương Quốc tế khởi hành từ Lisbon, Bồ Đào Nha, đến Krakow, Ba Lan, được một cộng đoàn người Công giáo Hy Lạp từ Lviv đến cung nghinh và rước đến Ukraine.

Ngoài những lời cầu nguyện hàng ngày, Đền thờ Fatima, thông qua Caritas Bồ Đào Nha, đã cung cấp hỗ trợ tài chính cho Ukraine và tiếp nhận 35 người tị nạn, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Phối hợp với chính quyền địa phương, tổ chức này cam kết giúp người tị nạn hòa nhập và đề nghị hỗ trợ tìm việc làm và trường học cho trẻ em cũng như ban hành các văn bản phù hợp.

Tượng Đức Mẹ sẽ đến Ukraine là bản sao thứ 13 của bức tượng Đức Mẹ Fatima được tạo tác theo yêu cầu của Sơ Lucia.

Tượng Đức nữ Đồng trinh Fatima Hành hương đầu tiên được cung hiến vào năm 1947. Kể từ đó, tượng đã đi khắp thế giới, truyền tải thông điệp hòa bình và yêu thương. Ý tưởng về cuộc hành hương của tượng Đức Trinh Nữ Maria bắt đầu ngay sau Đệ nhị Thế chiến, khi đó một linh mục quản xứ ở Berlin đề nghị tượng Đức Mẹ Fatima đến thăm tất cả các thủ đô và thành phố của Châu Âu là trụ sở chính của giáo phận.

Sau hơn 50 năm hành hương, qua đó tượng Đức Mẹ đã đến thăm 64 quốc gia trên tất cả các lục địa (một số quốc gia cung nghinh vài lần), các vị hữu trách của Đền thờ quyết định rằng thời gian tượng rời khỏi Fatima nên giảm ít hơn, chỉ trong những trường hợp ngoại thường. Nhưng để đáp ứng cho nhiều lời yêu cầu từ khắp nơi trên thế giới muốn được tượng Mẹ Fatima đến thăm viếng, các bản sao của bức tượng hành hương đầu tiên đã được tạo tác. Ngày nay, Đền thờ có 13 bức tượng như vậy.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 18/3/2022]


Đức Giáo hoàng trao đổi với Đức Thượng phụ Chính thống giáo Nga Kirill

Đức Giáo hoàng trao đổi với Đức Thượng phụ Chính thống giáo Nga Kirill

Đức Giáo hoàng trao đổi với Đức Thượng phụ Chính thống giáo Nga Kirill

© LOUISA GOULIAMAKI, ALBERTO PIZZOLI / AFP

I.Media for Aleteia

16/03/22 - updated on 03/17/22


Đức Giáo hoàng và Đức Thượng phụ đã thảo luận về “các khía cạnh nhân đạo của cuộc khủng hoảng hiện tại”

Bản tin của ban truyền thông thuộc Phòng Đối ngoại của Giáo hội Nga cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng phụ Chính thống giáo Nga Kirill đã có cuộc trao đổi “kết nối liên lạc từ xa” vào ngày 16 tháng Ba năm 2022.

Cuối ngày, Tòa thánh đưa ra thông cáo riêng của mình về cuộc họp.

Đức Giáo hoàng trao đổi với Đức Thượng phụ Chính thống giáo Nga Kirill

Truyền thông Vatican

Văn phòng Báo chí Tòa thánh đưa tin rằng hai vị đã trao đổi quan điểm trong cuộc họp video về “cuộc chiến ở Ukraine và vai trò của các Kitô hữu và mục tử là những người phải làm mọi cách để hòa bình ngự trị”.

Đức Thánh Cha cảm ơn Đức Kirill về cuộc họp. Tòa thánh cho biết Đức Giáo hoàng tán thành với Đức Thượng phụ rằng “Giáo hội không được sử dụng ngôn ngữ của chính trị, mà là ngôn ngữ của Chúa Giêsu.”

Đức Giáo hoàng trao đổi với Đức Thượng phụ Chính thống giáo Nga Kirill

Tòa Thượng phụ Moscow

Giáo hội Chính thống Nga cho biết rằng Đức Giáo hoàng và Đức Thượng phụ đã thảo luận về “các khía cạnh nhân đạo của cuộc khủng hoảng hiện tại” và chia sẻ hy vọng rằng “tiến trình đàm phán đang diễn ra” sẽ mang đến một “nền hòa bình công bằng” càng sớm càng tốt.

Tuyên bố của Nga cho biết rằng trong cuộc họp, Đức Thượng phụ “bày tỏ sự hài lòng về khả năng có cuộc họp này,” lần đầu tiên kể từ khi bắt đầu xung đột.

Nhấn mạnh rằng hai Giáo hội thuộc về “cùng dân tộc thánh tin cậy vào Thiên Chúa, vào Ba Ngôi Chí Thánh, vào Thánh Mẫu Thiên Chúa,” Đức Giáo Hoàng khuyến khích họ hiệp nhất “để trợ giúp hòa bình, giúp đỡ những người đau khổ, tìm ra những con đường hòa bình, ngăn chặn ngọn lửa chiến tranh,” Tòa thánh cho biết.

Tòa thánh và Tòa Thượng phụ Moscow cho biết cả hai bên cùng nhấn mạnh tầm quan trọng của tiến trình đàm phán đang diễn ra.

Thông cáo của Tòa Thánh tiếp tục trích dẫn lời của Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “trong vai trò là các mục tử, chúng ta có nghĩa vụ phải gần gũi và giúp đỡ tất cả những người đang gánh chịu đau khổ vì chiến tranh.”

Đã có lúc, ngay cả trong các Giáo hội của chúng ta người ta nói về một cuộc thánh chiến hay chiến tranh chính nghĩa. Ngày nay chúng ta không thể nói theo cách này. Nhận thức của người Kitô hữu về tầm quan trọng của hòa bình đã phát triển.

Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng phụ Kirill đồng thuận rằng “Các Giáo hội được kêu gọi góp phần vào việc củng cố hòa bình và công lý”.

Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc cuộc điện đàm video, xót thương về cái giá của chiến tranh.

Chiến tranh luôn bất công, vì chính dân Chúa phải trả giá. Trái tim của chúng ta không thể không khóc trước những đứa trẻ và phụ nữ bị giết, cùng với tất cả các nạn nhân của chiến tranh. Chiến tranh không bao giờ là con đường. Thần Khí kết hợp chúng ta yêu cầu chúng ta là những người mục tử phải giúp đỡ các dân tộc đang chịu đau khổ vì chiến tranh.

Theo Tòa Thánh, Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng “những người phải trả hóa đơn cho cuộc chiến là những người dân, họ là những người lính Nga, và họ là những người bị ném bom và bị giết”.


Các yếu tố khác

Đức Kirill đã gặp Đức Tổng Giám mục Giovanni d’Aniello, Sứ thần (đại diện của Đức Giáo hoàng) tại Nga, vào ngày 3 tháng Ba.

Ngoài Đức Giáo hoàng và Đức Thượng phụ, cuộc họp còn có sự tham dự của Đức Tổng Giám mục Giáo đô Hilarion, Chủ tịch Ban Đối ngoại của Giáo hội Chính thống Nga, và ông Igor Nikolaev, thành viên Ban Thư ký Đối ngoại của Giáo hội Chính thống về các mối quan hệ giữa các Kitô hữu. Về phía Công giáo, Đức Hồng y Kurt Koch, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Hiệp nhất Kitô hữu, và Cha Jaromir Zadrapa, một thành viên của Hội đồng, cũng có mặt.

Thông cáo cho biết trong cuộc họp, “một số vấn đề thời sự liên quan đến sự tương tác song phương” cũng đã được thảo luận, mặc dù thông cáo không đề cập đến kế hoạch cho một cuộc họp khác giữa hai nhà lãnh đạo Kitô giáo. Hai vị đã gặp nhau lần đầu tiên tại Cuba vào năm 2016.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 18/3/2022]