Thứ Năm, 10 tháng 11, 2016

Bầu cử đã qua. Vậy từ đây chúng ta sẽ đi về đâu?

Bầu cử đã qua. Vậy từ đây chúng ta sẽ đi về đâu?

Tổng Giám mục José H. Gomez
09 tháng 11, 2016
Tôi không phải là người duy nhất nhận xét rằng mùa tranh cử dài lần này để lộ những sự chia rẽ sâu xa trong xã hội của chúng ta và là một nỗi lo lắng thực sự về hướng đi tương lai của đất nước chúng ta.
Tôi cũng muốn nói rằng đây là cuộc tranh cử đầu tiên chúng ta có thể nhìn thấy rất rõ ràng rằng chúng ta đang sống trong một nước Mỹ thời “hậu Ki-tô giáo.”
Từ lâu chúng ta đã biết rằng các nhóm tài phiệt điều khiển và định hướng của xã hội chúng ta là thuần túy thế tục và thù địch đối với các cộng đồng tôn giáo và những giá trị và niềm tin truyền thống. Trong lần bầu cử này, chúng ta thấy rằng tầm nhìn thế tục của họ hiện nay đã định hướng được những ưu tiên và quan tâm của cử tri.
Chúng ta đang sống trong một xã hội vận hành dường như Thiên Chúa không còn tồn tại, và hậu quả là chúng ta đã đánh mất nhận thức về đời sống con người là gì. Có một sự khủng hoảng về ý nghĩa đang lan rộng trong xã hội của chúng ta, phản ánh trong văn hóa, chính trị, luật pháp và giáo dục cộng đồng. Chúng ta là một xã hội hiện đang bị lẫn lộn và mâu thuẫn nhau về những thực tại căn bản — ý nghĩa của sự sống và điều gì tạo nên hạnh phúc đích thực và phát triển nhân bản.
Đây là những vấn đề không thể đơn thuần được giải quyết bằng cách thay đổi nội các chính trị.
Không giống với bất cứ đợt bầu cử nào trong bộ nhớ của tôi, lần này có rất ít những câu nói đề cập đến các giá trị — ngoại trừ một cụm từ, “phép lịch sự.” Và quả thật trong mùa tranh cử này khoa ăn nói và các chiến thuật thường thô tục và thiếu văn minh.
Nhưng đáng buồn, dường như chúng ta thường định nghĩa phép lịch sự chỉ là cần lịch sự hơn.
Phép lịch sự đúng đắn có gốc trong tình trạng tương quan chung của các công dân chịu trách nhiệm với cuộc sống chung trong xã hội. Trong cách thế thể hiện, phép lịch sự đúng đắn có nghĩa là thể hiện sự tôn trọng thực sự đối với người khác — cho dù chúng ta có chống đối lại với “những lập trường” của họ về các vấn đề hay thậm chí thế giới quan của họ.
Nếu cần phải giải thích thêm ý nghĩa, phép lịch sự phải phản ánh được sự tìm kiếm chung của chúng ta đến với chân lý và với điều thiện — cho các cá nhân và xã hội. Và hậu quả của cuộc bầu cử lần này, việc đi tìm chân lý và điều thiện thậm chí trở nên giá trị hơn và quyết định hơn.
Chúng ta hiện đang sống trong một xã hội mất đi sự gặp gỡ với chân lý — không chỉ là chân lý về Thiên Chúa, nhưng còn là chân lý về nhân bản và điều thiện cho con người. Những gì chúng ta nhìn thấy trong những sự quá khích là một khái niệm cho rằng không có chân lý, không có nhân bản. Chỉ có ý chí, chỉ có sự lựa chọn mà chúng ta đưa ra mới “tự tạo” ra những chân lý riêng của chúng ta, mới “tự định nghĩa” được điều gì là tốt “cho chúng ta.”
Vì vậy chân lý là quan trọng, là then chốt. Giáo hội có lẽ là tổ chức cuối cùng trong xã hội chúng ta tin tưởng vào chân lý.
Trước thực tế của cuộc bầu cử này, chúng ta không để bị chán nản hay đưa mình vào những khuynh hướng giận dữ và oán hận mà chúng ta nhìn thấy khắp nơi trong xã hội chúng ta.
Tin mừng vẫn mãi là tin vui mà mọi người khao khát lắng nghe — tin vui rằng mọi người sinh ra với phẩm giá thánh thiêng và thiên mệnh tối cao; tin vui rằng mỗi con người đều có giá trị trước Thiên Chúa và tất cả chúng ta đều được tạo dựng để sống trong yêu thương và tình bạn hữu với Ngài và với anh em.
Chân lý rằng Thiên Chúa là thực hữu và vẫn luôn trông coi tạo vật của Ngài — vẫn trông coi lịch sử và vẫn trông coi đời sống của chúng ta. Đây là sự hy vọng của chúng ta. Và niềm hy vọng của chúng ta sẽ không làm chúng ta thất vọng, vì hy vọng của chúng ta đặt vào Đức Giê-su Ki-tô, Người là đường, là sự thật và là sự sống.
Vậy từ đây chúng ta sẽ đi đâu?
Chúng ta cứ giữ đôi mắt hướng về Đức Giê-su Ki-tô và bước đi theo Ngài. Chúng ta phải nhớ chúng ta là ai, chúng ta từ đâu tới và tiếng gọi của Thiên Chúa cho chúng ta là gì. Nghĩa là chúng ta trước hết phải sống là người Công giáo, là người Công giáo trước hết. Đây là giá trị của chúng ta.
Chúng ta chẳng phải người Cộng hòa cũng không phải Dân chủ hay trung lập, hoặc bảo thủ. Vượt trên tất cả, chúng ta là những người đi theo Đức Ki-tô — là con cái Thiên Chúa, được tạo dựng theo hình ảnh của Ngài, được kêu gọi nên thánh và làm việc cho vương quốc của Ngài, đó là gia đình của Thiên Chúa trên trần gian.
Đi theo Chúa Giê-su, chúng ta cần phải tiếp tục công bố sự thật và chống lại những con đường sai lạc dẫn đến hạnh phúc của con người mà chúng ta nhìn thấy trong xã hội của chúng ta. Chúng ta phải tiếp tục cuộc chiến đấu cho phẩm giá, và chống lại mọi thứ đe dọa làm giảm bớt sự cao quý của nhân vị làm con cái của Thiên Chúa.
Chúng ta phải làm điều này bằng tất cả tình yêu, như là những con người của lòng trắc ẩn và lòng thương xót. Và trong thời gian bị chia rẽ và lẫn lộn này, chúng ta cần phải tăng cường tình hiệp nhất và hòa giải.
Nếu chúng ta muốn nước Mỹ vững mạnh hơn, thì chúng ta cần phải có những con người như các bạn và tôi sống với trách nhiệm phục vụ Thiên Chúa và sống cho chân lý mà chúng ta tin trong mọi khía cạnh của cuộc sống.
Xin cầu nguyện cho tôi và tôi cầu nguyện cho tất cả các bạn.
Và nguyện xin Mẹ Maria đoái xem đến đất nước của chúng ta và giúp chúng ta đáp ứng được với những thách thức của thời gian này.
Đăng lại từ angelusnews.com
Đức Cha José H. Gomez là Tổng Giám mục của Los Angeles, California.

[Nguồn:  catholicnewsagency]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 10/11/2016]


Đức Thánh Cha: Nâng cao nhận thức về “tai họa” của nạn buôn người

Đức Thánh Cha: Nâng cao nhận thức về “tai họa” của nạn buôn người

07-11-2016
Vatican Radio
Đức Thánh Cha: Nâng cao nhận thức về “tai họa” của nạn buôn người
(Vatican Radio) Thứ Hai, Đức Thánh Cha Phanxico đã lên tiếng chống lại nạn buôn người, trong một bài diễn từ trước các thành viên của RENATE: (Religious in Europe Networking against trafficking and exploitation: Tu sĩ trong mạng lưới Châu Âu chống lại buôn người và bóc lột).
Nhóm hiện đang ở Roma để tham dự kỳ Họp Chung Châu Âu lần thứ hai, diễn ra ngày Chủ nhật. Chủ đề của năm nay là “Chấm Dứt Nạn Buôn Người Bắt Đầu Từ Chúng Ta.”
Trong diễn từ trước các thành viên của nhóm, Đức Thánh Cha Phanxico một lần nữa vạch mặt “ngành thương mại thân xác con người” như là “một hình thức nô lệ hiện đại, vi phạm phẩm giá được Thiên Chúa ban tặng cho quá nhiều những anh chị em của chúng ta, và tạo nên một tội ác thực sự chống lại nhân loại.” Ngài đánh giá rất cao về nhiều việc đã được thực hiện trong giáo dục công chúng về nạn buôn người, nhưng ngài nói “cần phải làm thêm nhiều việc nữa trong việc nâng cao nhận thức của công chúng” và trong việc hợp tác tốt với nhiều nỗ lực khác nhau của những người gắn kết vào cuộc chiến chống lại nạn buôn người.
Đức Thánh Cha khen ngợi công việc của RENATE trong việc nâng cao nhận thức của công chúng về sự lan tràn của “tai họa này đặc biệt ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em.” Ngài đặc biệt ca ngợi họ vì “chứng tá trung thành cho Tin mừng của lòng thương xót, như được thể hiện trong sự tận tâm của họ trong việc tìm lại và phục hồi các nạn nhân.” Đức Thánh Cha đề cập một cách đặc biệt đến công việc của các phụ nữ qua cách hỗ trợ những người mẹ và trẻ em trong tiến trình phục hồi.
Đức Thánh Cha Phanxico kết luận bài diễn từ của ngài bằng bày tỏ lòng tin tưởng rằng các thành viên của RENATE sẽ góp phần “cho một chứng tá hữu hiệu hơn của Tin mừng vào một trong những vùng ngoại vi lớn của xã hội.”
Quý vị có thể đọc toàn văn của bài diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxico trước Đại hội Châu Âu lần thứ Hai của Renate ở dưới:

Anh chị em thân mến,
Tôi xin gửi lời  chào mừng nồng hậu đến anh chị em, những vị đang tham dự Đại hội lần thứ hai của Tu sĩ trong Mạng lưới Châu Âu chống nạn Buôn người và Bóc lột. Tôi xin cảm ơn Soeur Imelda Poole về những lời chào rất đẹp của chị thay mặt anh chị em, và tôi xin gửi những lời nguyện chúc tốt đẹp cho những hoa trái của những ngày cầu nguyện, suy tư và thảo luận này. Thật phù hợp khi Đại hội diễn ra tại Roma trong Năm Thánh Đặc biệt Lòng Chúa Thương xót này. Trong mùa hồng ân này, tất cả chúng ta được mời gọi để đi sâu hơn vào trong mầu nhiệm lòng thương xót của Thiên Chúa, như người Samari tốt lành, mang thuốc thơm của lòng thương xót đó đến với rất nhiều những vết thương mở trong thế giới của chúng ta.
Một trong những vết thương mở đáng lo nhất là tình trạng thương mại thân xác con người, một hình thức nô lệ hiện đại, nó vi phạm phẩm giá được Thiên Chúa ban tặng cho rất nhiều những anh chị em của chúng ta và tạo nên một tội ác thực sự chống lại nhân loại. Đã có rất nhiều việc được thực hiện để cảnh báo về tính nghiêm trọng và sự lan rộng của nó, nhưng vẫn cần phải làm thêm nhiều việc nữa để nâng cao nhận thức của công chúng, và kết hợp tốt hơn những nỗ lực của các chính phủ, bằng sự hợp tác tốt của các chính phủ, bộ máy tư pháp, các nhân viên của cơ quan chấp pháp và nhân viên xã hội.
Như tất cả chúng ta đều biết rõ, một trong những thách thức cho việc biện hộ, giáo dục và hợp tác này là một sự thờ ơ và thậm chí một sự đồng lõa, một khuynh hướng của nhiều người đang nhìn về một hướng khác (Tông huấn Niềm Vui Tin Mừng, 211) nơi gặp nhau của những nguồn lợi tức kinh tế khổng lồ và các mạng lưới tội phạm. Vì lý do này, tôi bày tỏ sự tri ân đối với những nỗ lực của anh chị em để nâng cao ý thức của công chúng về sự lan tràn của tai họa này, nó đặc biệt ảnh hưởng đến phụ nữ và trẻ em. Nhưng tôi xin đặc biệt cảm ơn anh chị em vì những chứng tá trung tín của anh chị em làm chứng cho Tin mừng của lòng thương xót, như được thể hiện trong sự tận tâm trong việc phục hồi các nạn nhân.
Hoạt động của anh chị em trong lãnh vực này nhắc chúng ta nhớ đến “những nỗ lực to lớn và thường là thầm lặng được thực hiện trong suốt bao năm qua bởi các tu hội, đặc biệt các tu hội nữ,” để chăm sóc cho những người bị thương tổn phẩm giá và để lại những vết sẹo trong cuộc đời của họ (Thông điệp Ngày Hòa bình Thế giới 2015, 5). Tôi đặc biệt nghĩ đến những đóng góp vô cùng đặc biệt của những chị em phụ nữ trong việc hỗ trợ những phụ nữ khác và trẻ em trên hành trình chữa lành và tái hội nhập riêng và sâu hơn của cá nhân mỗi người.
Các bạn thân mến, tôi tin rằng sự chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và ý kiến chuyên môn của anh chị em trong những ngày này sẽ đóng góp cho chứng tá Tin mừng hiệu quả hơn vào một trong những khu vực ngoại vi xa xôi nhất của xã hội đương thời. Phó thác anh chị em, và tất cả những người anh chị em đang phục vụ, cho sự cầu bầu yêu thương của Mẹ Maria, Mẹ của Lòng Thương xót. Tôi sẽ nhớ đến tất cả anh chị em trong lời cầu nguyện, và tôi xin anh chị em hãy cầu nguyện cho tôi.

[Nguồn:  news.va]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 08/11/2016]

Đức Thánh Cha: Nâng cao nhận thức về “tai họa” của nạn buôn người
Đức Thánh Cha: Nâng cao nhận thức về “tai họa” của nạn buôn người
Đức Thánh Cha: Nâng cao nhận thức về “tai họa” của nạn buôn người
Đức Thánh Cha: Nâng cao nhận thức về “tai họa” của nạn buôn người
Đức Thánh Cha: Nâng cao nhận thức về “tai họa” của nạn buôn người
Đức Thánh Cha: Nâng cao nhận thức về “tai họa” của nạn buôn người
Đức Thánh Cha: Nâng cao nhận thức về “tai họa” của nạn buôn người




TIẾP KIẾN CHUNG: Thăm bệnh nhân, người tù đày

TIẾP KIẾN CHUNG: Thăm bệnh nhân, người tù đày

‘Chúa Giê-su cho chúng ta khả năng được tự do bất kể những khiếm khuyết về bệnh tật và những giới hạn’
9 tháng 11, 2016
TIẾP KIẾN CHUNG: Thăm bệnh nhân, người tù đày
© PHOTO.VA - OSSERVATORE ROMANO
Dưới đây là bản dịch của ZENIT bài huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico trong buổi tiếp kiến sáng nay tại Quảng trường Thánh phê-rô.
__
TIẾP KIẾN CHUNG: Thăm bệnh nhân, người tù đày
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Đời sống của Chúa Giê-su, đặc biệt trong ba năm sứ vụ công khai của Ngài, là những sự gặp gỡ không ngừng với mọi người. Trong số họ, người bệnh có một vị trí đặc biệt. Không biết bao nhiêu trang Tin mừng nói về những lần gặp gỡ này! Người bại liệt, người mù, người phong cùi, người bị quỷ ám, người động kinh, và không biết bao nhiêu người bệnh đủ loại … Chúa Giê-su đã đến gần với mỗi người, và Ngài chữa lành họ bằng sự hiện diện của Ngài và quyền năng của sức mạnh chữa lành của Ngài. Vì thế, trong các mối phúc thương người, thăm viếng và giúp đỡ người bệnh là không thể thiếu.
Cùng với điều này, chúng ta có thể đưa vào mối phúc gần gũi với những người đang trong tù. Quả thật, người bệnh và người trong tù sống trong một điều kiện bị giới hạn tự do. Thực tế khi bị thiếu tự do thì chúng ta mới nhận ra nó giá trị biết bao! Chúa Giê-su cho chúng ta khả năng được tự do bất kể những khiếm khuyết về bệnh tật và về những giới hạn. Ngài cho chúng ta sự tự do đến từ sự gặp gỡ của chúng ta với Ngài và từ sự nhận thức mới mà sự gặp gỡ này dẫn đưa chúng ta đến với hoàn cảnh riêng của chúng ta.
Bằng những mối phúc thương xót này, Thiên Chúa mời gọi chúng ta đến với một hành động nhân văn vĩ đại: chia sẻ. Chúng ta hãy nhớ từ này: chia sẻ. Người bệnh thường cảm thấy cô đơn. Chúng ta không thể giấu giếm sự thật này rằng, đặc biệt trong thời đại của chúng ta, trên giường bệnh, người ta mới có một trải nghiệm sâu sắc hơn về sự cô đơn chạy qua suốt một phần lớn đời người. Một sự thăm viếng có thể làm cho người bệnh cảm thấy bớt cô đơn và một chút có tình bạn bè và là một liều thuốc tối ưu! Một nụ cười, một cái xoa bóp, một cái bắt tay là những cử chỉ đơn giản, nhưng lại vô cùng quan trọng với những người cảm thấy bị bỏ rơi. Có bao nhiêu người dành thời gian đến thăm người bệnh ở trong các bệnh viện và tại nhà! Đó là công việc vô giá của những tình nguyện viên. Khi điều đó được làm nhân danh Chúa, thì nó trở thành một cách thế thể hiện lòng thương xót hùng hồn và hiệu quả. Chúng ta đừng để người bệnh cô đơn! Chúng ta đừng cản trở họ tìm được sự khuây khỏa, và đừng ngăn cản chúng ta được nên phong phú hơn qua sự gần gũi với những người đau hổ. Bệnh viện đích thực là “những giáo đường đau khổ,” tuy nhiên, nơi đây sức mạnh của lòng bác ái được thể hiện sáng tỏ giúp duy trì và cảm nhận lòng thương xót.
Cũng như vậy, cha cũng nghĩ đến những người trong tù. Chúa Giê-su cũng không quên họ. Bằng cách đưa việc thăm viếng người tù vào trong các mối phúc của lòng thương xót, Ngài muốn mời gọi chúng ta, trước hết, hãy đừng là quan tòa của bất cứ ai. Dĩ nhiên, nếu một người phải vào tù tức là anh ta đã phạm tội, anh ta đã không tôn trọng pháp luật và sự cùng chung sống của mọi người. Vì thế, anh ta đang phải nếm sự trừng phạt trong nhà tù. Nhưng, bất kể một tù nhân đã làm những gì, thì anh ta vẫn luôn được Thiên Chúa yêu thương. Ai có thể bước sâu vào lương tâm của người đó để hiểu anh ta cảm thấy thế nào? Ai có thể hiểu được sự đau khổ và sự hối hận? Thật vô cùng dễ dàng để rửa tay của chúng ta khi khẳng định rằng anh ta có tội. Thay vì vậy, một người Ki-tô hữu được kêu gọi để quan tâm đến anh ta, để một người đã phạm tội hiểu được tội lỗi anh ta đã làm và quay trở lại với chính con người anh ta. Chẳng nghi ngờ gì, thiếu tự do là một trong những tình trạng thiếu thốn lớn nhất cho con người. Nếu cộng thêm với việc này là sự giảm sút tính nhân đạo mà những con người này đang phải sống, thì thực sự đây là trường hợp người Ki-tô hữu cảm thấy được thúc đẩy để làm cách nào đó tốt nhất để lấy lại cho họ phẩm giá.
Thăm người trong tù là một mối phúc thương xót, đặc biệt ngày nay, nó mang lấy một giá trị đặc biệt vì những hình thức khác nhau của chủ nghĩa trung ương điều khiển mà chúng ta là đối tượng phải chịu. Vì thế, không ai được chỉ ngón tay vào người khác. Thay vào đó tất cả chúng ta phải trả lại cho bản thân chúng ta những khí cụ của lòng thương xót, bằng những thái độ chia sẻ và tôn trọng. Cha tự hỏi là điều gì đã khiến họ phải phạm tội và làm sao họ lại có thể đầu hàng trước nhiều hình thức tội lỗi khác nhau. Tuy nhiên, cộng tất cả những suy nghĩ này lại với nhau, cha cảm thấy tất cả họ đang thiếu thốn sự gần gũi và lòng nhân hậu, vì thế lòng thương xót của Chúa sẽ làm nên những điều kỳ diệu. Cha đã nhìn thấy không biết bao nhiêu nước mắt rơi xuống trên má của những tù nhân, những người có lẽ chưa bao giờ khóc trong đời họ; và điều này chỉ vì họ cảm thấy được đón nhận và được yêu.
Và chúng ta cũng đừng quên rằng Chúa Giê-su và các Tông đồ cũng trải qua tù đày. Trong trình thuật cuộc Thương khó chúng ta biết về những đau khổ mà Thiên Chúa phải gánh chịu: bị bắt, bị lôi đi như một kẻ tội đồ, bị chế nhạo, bị trừng phạt, bị đội mão gai … Người, là Đấng Duy Nhất Vô tội! Và Thánh Phê-rô và thánh Phaolo cũng bị tù (Cv 12:5; Phl 1:12-17). Chúa nhật vừa rồi là Năm Thánh của Tù nhân – vào buổi chiều, một nhóm các tù nhân từ Padua đến gặp cha. Cha hỏi họ sẽ làm gì ngày hôm sau, trước khi trở về Padua. Họ nói với cha: “Chúng con sẽ đến nhà tù Mamertine để chia sẻ trải nghiệm với Thánh Phaolo.” Nghe thật dễ thương làm sao, và nó làm cha thật vui. Và cũng trong đó, trong nhà tù, họ đã cầu nguyện và rao giảng Phúc âm. Thật cảm động là trang trong sách Công vụ Tông đồ kể chuyện ở trong tù của Thánh Phaolo; ngài cảm thấy cô đơn và muốn một trong các người bạn đến thăm ngài (2 Ti-mô-thê 4:9-15). Ngài cảm thấy cô đơn vì đại đa số đã rời bỏ ngài một mình … Phaolo vĩ đại.
Những mối phúc thương xót này, như chúng ta đều biết, là rất cổ xưa và luôn hợp thời. Chúa Giê-su đã bỏ lại những việc đang làm và đến thăm nhạc mẫu của Thánh Phê-rô; một mối phúc thương xót xa xưa. Chúa Giê-su đã làm điều đó. Chúng ta đừng rơi vào tính thờ ơ, nhưng chúng ta hãy trở thành những khí cụ của Thiên Chúa và việc này sẽ làm cho chúng ta nhiều điều tốt lành hơn nhiều việc khác vì lòng thương xót được truyền qua bằng một hành động, một lời nói, một sự thăm viếng và lòng thương xót này là một hành động phục hồi lại niềm vui và phẩm giá cho người đã bị mất nó.

[Văn bản gốc: Tiến Ý] [Bản dịch tiếng Anh của]

Tiếng Ý
Anh chị em hành hương nói tiếng Ý thân mến: xin chào mừng! Cha xin chào các Cha Dòng Năm Dấu Thánh đang mừng kỷ niệm 200 năm thành lập và các Nữ tu Dòng Thánh Ca-tê-rin thành Siena. Cha xin chào nhóm Caritas từ Livorno; các bạn trẻ bị Hội chứng Rett; các sinh viên và đặc biệt các anh em từ học viện Severi-Guerrisi, cùng đi theo có Đức Cha Oppido Mamertina-Palmi, Đức ông Francesco Milito, và các quân nhân “Reoas” Trung Đoàn Ba Viterbo. Nguyện xin cho việc đi qua Cửa Thánh nhắc mỗi người chúng ta nhớ rằng chỉ qua Chúa Giê-su thì chúng ta mới có thể đi vào tình yêu và lòng thương xót của Chúa Cha, Người đón nhận và tha thứ tất cả.
Một lời chào đặc biệt gửi tới các bạn trẻ, các bệnh nhân và các đôi uyên ương mới cưới. Hôm nay chúng ta mừng Cung hiến Vương Cung Thánh Đường La-tê-ra-nô, thánh đường của Roma. Các bạn trẻ, hãy cầu nguyện cho người kế nhiệm Thánh Phê-rô, để ngài luôn xác quyết anh em trong đức tin; anh chị em bệnh nhân thân yêu, hãy cảm nhận sự gần gũi của giáo hoàng trong lời cầu nguyện, để đối mặt với những thử thách của bệnh tật; các đôi uyên ương thân yêu, hãy dạy đức tin cho các con cái bằng sự đơn giản, nuôi dưỡng nó bằng tình yêu dành cho Giáo hội và cho những vị mục tử của Giáo hội.

[Bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch tiếng Anh của ZENIT]

[Nguồn:  zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 10/11/2016]

TIẾP KIẾN CHUNG: Thăm bệnh nhân, người tù đày
TIẾP KIẾN CHUNG: Thăm bệnh nhân, người tù đày
TIẾP KIẾN CHUNG: Thăm bệnh nhân, người tù đày
TIẾP KIẾN CHUNG: Thăm bệnh nhân, người tù đày
TIẾP KIẾN CHUNG: Thăm bệnh nhân, người tù đày
TIẾP KIẾN CHUNG: Thăm bệnh nhân, người tù đày
TIẾP KIẾN CHUNG: Thăm bệnh nhân, người tù đày
TIẾP KIẾN CHUNG: Thăm bệnh nhân, người tù đày

TIẾP KIẾN CHUNG: Thăm bệnh nhân, người tù đày