Thứ Năm, 11 tháng 7, 2019

Thống kê: Làn sóng di cư của các linh mục giữa các Châu Lục

Thống kê: Làn sóng di cư của các linh mục giữa các Châu Lục
Chrism Mass At St Peter's, April 18, 2019 © Vatican Media

Thống kê: Làn sóng di cư của các linh mục giữa các Châu Lục

Ghi chú của Văn phòng Trung tâm Thống kê Giáo hội

09 tháng Bảy, 2019 17:53

Ngày 6 tháng Bảy, 2019, L’Osservatore Romano báo cáo Văn phòng Trung tâm Thống kê Giáo hội soạn một ghi chú ngắn, để xác định số lượng làn sóng di cư của linh mục giữa các Lục địa.

Bản phân tích liên quan đến giới giáo sĩ giáo phận và tình hình thống kê trong bốn giai đoạn: 1978, năm tham khảo, 2005, 2013 và 2017.

Sự dịch chuyển của các linh mục giáo phận trên thế giới năm 2017 với con số dưới 19.000 người, gần tương đương với con số năm 2013 và tăng 21,3% so với phong trào di cư năm 2005. Ngược lại, so sánh với những số liệu của năm 1978, con số đã giảm bớt rất nhiều với mức độ 25.9%.

Trong khoảng thời gian được kiểm tra, Châu Phi và Châu Á cho thấy những mức độ cân bằng không tốt, nghĩa là con số các linh mục giáo phận đến từ những Châu Lục khác vẫn luôn ít hơn so với số linh mục rời bỏ Châu Lục.

Châu Âu trong các năm 2013 và 2017, và Châu Đại dương trong các năm 2005, 2013 và 2017, cho thấy những mức độ cân bằng về di trú tốt. Trong suốt khoảng thời gian được nghiên cứu, Châu Mỹ là Châu Lục cho thấy sự cân bằng di cư rất tốt.

Bản ghi chú giải thích rằng trong khoảng thời gian 1978-2017, làn sóng di cư của các linh mục giữa các Châu Lục chắc chắn đóng một vai trò quan trọng, nhưng khá giới hạn trong Giáo hội Công giáo. Không thể loại trừ sự gia tăng những phong trào di cư của các linh mục trong những năm sắp tới.

Văn bản cũng cho biết thêm rằng linh mục đoàn thuộc Châu Âu và Châu Mỹ là lâu đời nhất và suy yếu do những tỷ lệ đổi mới rất thấp. Trong tương lai, Đại lục Châu Á và đặc biệt là Châu Phi, là những nơi mà số ứng viên tiến chức linh mục vẫn chưa phát triển, có thể thay thế những nhiệm vụ được thực hiện bởi các linh mục của Châu Lục Lâu đời và Bắc Mỹ cho đến hiện tại, hứa hẹn một sức sống đổi mới cho các nhóm giáo hội.



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 10/7/2019]


Một lời khuyên chuyên gia của vị nữ tu người Ý: Những gì bạn có thể làm để chống lại nạn buôn người

Một lời khuyên chuyên gia của vị nữ tu người Ý: Những gì bạn có thể làm để chống lại nạn buôn người

Một lời khuyên chuyên gia của vị nữ tu người Ý: Những gì bạn có thể làm để chống lại nạn buôn người
Ngoại trưởng Hoa kỳ Michael Pompeo và cố vấn tổng thống Ivanka Trump trao chứng nhận cho Nữ tu Gabriella Bottani. State Department photo by Ron Przysucha / Public Domain.

Denver, Colo., 1 tháng Bảy, 2019 / 03:48 sáng (CNA). - Nạn buôn người “đang diễn ra gần chúng ta hơn chúng ta tưởng,” và các nhóm Công giáo đang ngày càng gia tăng cam kết chiến đấu chống lại nó qua luật, việc cầu nguyện và hành động, nhà lãnh đạo chống buôn người toàn cầu là Nữ tu Gabriella Bottani, S.M.C., nói.

“Những gì chúng ta phải làm, ngày càng phải mạnh mẽ hơn, là biết ý thức và cố gắng hiểu được nạn buôn người là gì trong thực tế của chúng ta, trong các cộng đồng của chúng ta,” Sơ Bottana trao đổi với CNA ngày 26 tháng Sáu trong một chuyến viếng thăm đến Denver.

Sơ nói, “Tôi nghĩ rằng khi Đức Thánh Cha Phanxico bắt đầu nói về việc chống lại nạn buôn người là có cam kết ngày càng lớn trong Giáo hội ở mọi cấp độ.”

Ở những cấp độ cao nhất của Giáo hội, Phân bộ người Di cư và Tị nạn thuộc Bộ Phát triển Con người Toàn diện của Vatican đang hoạt động trên các vấn đề chống buôn người và cùng hợp tác với các cơ quan khác nhau, bao gồm mạng lưới chống buôn người Talitha Kum.

Sơ Bottani, một Nữ tu Thừa sai Comboni, là một nhà điều phối chính thức của Talitha Kum từ năm 2015. Mạng lưới hoạt động bởi các nữ tu, với trên 2.000 nữ tu tạo nên một phần của mạng lưới. Talitha Kum có đại diện tại 77 quốc gia và 43 mạng lưới quốc gia.

Các thành viên của mạng lưới đã và đang phục vụ 10.000 nạn nhân thoát khỏi nạn buôn người bằng cách đồng hành đưa họ đến những nơi ở an toàn và những cộng đồng địa phương khác, gắn kết cộng tác quốc tế, và trợ giúp việc hồi hương cho các nạn nhân thoát nạn. Sơ Bottani đầu tiên hoạt động trong các nỗ lực chống buôn người tại Brazil, nhưng hiện nay Sơ đang sống tại Ý.

Tại Bộ Ngoại giao Hoa kỳ ở Washington, D.C. ngày 20 tháng Sáu, Sơ Bottani là một trong số nhiều nhà lãnh đạo được công nhận với tư cách cá nhân là Anh hùng Chống Buôn người bởi Ngoại trưởng Hoa kỳ Michael R. Pompeo và Cố vấn Tổng thống Ivanka Trump.

Báo cáo của Bộ Ngoại giao khen ngợi Sơ Bottani như là “một trong những người biện hộ chống buôn người nổi bật và ảnh hưởng nhất trong cộng đồng Công giáo.” Bản báo cáo cho thấy công cuộc chống buôn người của Sơ ở Brazil trợ giúp cho các phụ nữ và trẻ em trong các khu nhà ổ chuột. Sơ dẫn đầu một phong trào quốc gia chống buôn người khi Brazil là chủ nhà World Cup năm 2014.

Báo cáo viết, “Trong suốt sự nghiệp của mình, công cuộc của Sơ đã truyền cảm hứng cho các thế hệ người biện hộ chống buôn người trong niềm tin Công giáo.”

Sơ Bottani đi khắp đất nước Hoa kỳ cùng với một phái đoàn gồm các nhà lãnh đạo chống buôn người do Bộ Ngoại giao dẫn đầu. Sơ là một trong số ít diễn giả tại buổi tiếp tân ngày 26 tháng Sáu trong Đại học Denver được tổ chức bởi WorldDenver, một chi nhánh của World Affairs Council, và Women’s Foundation của Colorado.

Tại đó, Sơ Bottani tường thuật cho CNA về trường hợp gần đây Talitha Kum điều hành ở cấp độ quốc tế: đưa hồi hương một thiếu nữ và người mẹ từ Trung Đông về nhà ở Uganda.

Tại Uganda, người phụ nữ này đã bị mất việc và tự hỏi không biết làm gì để nuôi được đứa con gái. Bà ta nhận được một lời mời hứa hẹn có việc làm tốt ở Trung đông.

“Rồi khi bà ta đến đất nước đó, hoàn cảnh hoàn toàn khác. Không có việc làm cho bà, nhưng là sự hầu hạ nô dịch trong nhà,” Sơ Bottani nói. “Bà phải làm việc trên 20 tiếng một ngày. Bà thường có rất ít thức ăn.”

“Đến một lúc bà ta có thể trốn thoát,” Sơ Bottani tiếp tục. “Bà trở nên tuyệt vọng và bà lang thang ngoài đường. Khi bà ấy tìm sự giúp đỡ, một người tài xế taxi đã cưỡng hiếp bà. Rồi bà hoàn toàn bị lạc.”

Một người khác đưa người phụ nữ đến sứ quán Uganda ở địa phương, nhưng bà ta phải chờ đợi ba ngày bên ngoài trước khi được công nhận là một công dân Uganda và được giúp đỡ.

Sứ quán “đưa bà ấy tới Nhà thờ cho các nữ tu Công giáo. Các nữ tu chăm sóc bà,” Sơ Bottani kể lại. “Đó là một hoàn cảnh rất khó khăn. Bà ta chẳng có gì mặc, bà ta bị suy nhược.”

“Giáo hội trả tiền cho chuyến bay hồi hương về nước cho bà. Một nữ tu đưa bà ra sân bay. Đây là vấn đề quan trọng của việc có một mạng lưới toàn cầu,” Sơ Bottani nói. “Qua Talitha Kum chúng tôi có thể thông báo cho các nữ tu, và chúng tôi có sự hỗ trợ ban đầu khi bà ta tới, kể cả việc chăm sóc sức khỏe.”

UNICEF ước tính khoảng 21 triệu người đã và đang bị buôn bán trên toàn cầu, gồm 5,5 triệu trẻ em. Phụ nữ là nạn nhân chính, với ước tính chiếm đến 51% số nạn nhân. Nam giới chiếm 21%, thiếu nữ 20%, và nam thiếu niên 8%, theo báo cáo 2016 của Văn phòng LHQ về Ma túy và Tội phạm.

Ở Mỹ, gần 9.000 trường hợp buôn người được báo cáo cho Đường dây nóng Buôn người Quốc gia và BeFree Textline trong năm 2017, với con số thật được tin là còn nhiều hơn, tạp chí Fortune báo cáo tháng Tư năm 2019.

Theo UNICEF nạn buôn người ước tính tạo ra $32 tỷ một năm. Những ước tính khác còn cao hơn.

Trong khi tình trạng bóc lột tình dục là hình thức phổ biến nhất của nạn buôn người, nạn buôn người cho việc lao động cưỡng bức là hình thức phổ biến nhất ở Đông Âu, Trung Á và Châu Phi Hạ Sahara.

Sơ Bottani cảnh báo về tất cả các hình thức bóc lột. Trên mức độ toàn cầu, những người lao động bị bắt buộc phục vụ trong các ngành công nghiệp như nông nghiệp, làm việc nhà, xây dựng, và đánh bắt cá. Ở một số vùng, người bị bán buộc phải trở thành người ăn mày.

Sơ nói, “Người ta bị buộc đi vào con đường buôn bán ma túy hoặc trở thành chiến binh trẻ em.”

Sơ cũng cảnh báo chống lại việc làm đơn giản hóa tình hình phức tạp.

“Chúng ta phải có khả năng đối mặt với sự phức tạp, và chúng ta chỉ có thể làm điều đó chung với nhau,” Sơ nói. “Chúng ta có thể giúp nhau trở nên vững mạnh trong niềm hy vọng, và trong việc cố gắng hiểu thấu nguyên nhân gốc rễ của nạn buôn người.”

Sơ nói thêm, “Chỉ qua cách thực hiện công việc này thì chúng ta có thể xây dựng nên một thế giới tốt đẹp hơn cho mọi người.”

Theo Sơ Bottani, các nỗ lực chống buôn người cần sự hỗ trợ từ mọi người.

“Mọi cộng đoàn trong Giáo hội có thể hỗ trợ cho công cuộc được thực hiện, không chỉ bằng tài chính nhưng còn bằng lời cầu nguyện,” Sơ nói. “Cầu nguyện nhưng cũng cố gắng tìm ra cách để chúng ta có thể hỗ trợ cụ thể.”

Sơ Bottani làm nổi bật ngày 8 tháng Hai là Ngày Quốc tế Cầu nguyện và Ý thức Chống Nạn Buôn người. Ngày này được Đức Giáo hoàng Phanxico trao phó cho các nam nữ tu sĩ, cùng với Talitha Kum chịu trách nhiệm về chiến dịch.

Về vấn đề hoạt động, Sơ kể mẫu gương đơn giản của các người thiện nguyện tại các trại của phụ nữ, họ chăm sóc cho trẻ em khi các người phụ nữ đi tham gia tập huấn. Những phụ nữ này thường thiếu một mạng lưới hỗ trợ thuộc địa phương.

Sơ Battani nói, “Chúng tôi có thể cung cấp sự hỗ trợ này. Chúng tôi sử dụng những kỹ năng của mình và tình nguyện trong bối cảnh này.”

Cái tên Talitha Kum lấy từ tiếng Aramaic, trích lời của Đức Ki-tô trong Tin mừng Thánh Mác-cô chương năm. Trong đó Người nói với đứa con gái 12 tuổi vừa qua đời của ông Dai-rô: “Này bé, Thầy truyền cho con: trỗi dậy đi!” Sau đó Chúa Giê-su cầm lấy tay cô bé và cô bé đứng dậy và bước đi.

Mạng lưới lấy tên của mình như là một cách diễn đạt cho “sức mạnh biến đổi của lòng trắc ẩn và lòng thương xót” cho những người đã bị thương tổn vì “nhiều hình thức bóc lột.” Mạng lưới phát triển nhờ những cố gắng trong thập niên 1990 và là một nỗ lực hợp tác với Liên đoàn các Bề trên Tổng quyền Quốc tế. Mạng lưới được chính thức thành lập năm 2009.

Talitha Kum hoạt động như là đối tác với các tổ chức Công giáo như Caritas Quốc tế, Nhóm Santa Martha, Liên đoàn Công giáo Quốc tế về Di trú và các tổ chức khác.

Đức Thánh Cha Phanxico đã lên tiếng tố cáo nạn buôn người. Trong một số lần ngài đã khẩn cầu sự can thiệp của Thánh Josephine Bakhita, bản thân thánh nữ trước đây là một nô lệ, cầu bầu để đem đến sự chấm dứt cho “đại dịch” này. Trong diễn từ ngày 11 tháng Tư, Đức Thánh Cha Phanxico kết án nạn buôn người như là một “tội ác chống lại nhân loại” và chống lại các nạn nhân là những người “được mong muốn và được tạo dựng bởi Thiên Chúa.”

Talitha Kum website là www.talithakum.info.




[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 7/7/2019]