Thứ Năm, 26 tháng 5, 2016

Đứng Giám mục phải kêu lớn tiếng khi ISIS tàn phá các thị trấn ở Syria

Đức Giám mục phải kêu lớn tiếng khi ISIS tàn phá các thị trấn ở Syria

“Chúng tôi chăm sóc mọi người không phải vì một tôn giáo nào đó của họ nhưng vì họ là con người”
25 tháng 5, 2016
Syria, Tartous, 26 January 2016Bishop Antoine Chbeir in the garden and in front of the Cathedral
ACN Photo
Một vị Giám mục Syria đã mô tả những nỗ lực tuyệt vọng để chăm sóc cho những người bị thương và người chết sau những vụ tấn công liên tục của ISIS vào Tartous và Jableh, đã làm hơn 200 người chết và gần 650 người bị thương.
Đức Giám mục Antoine Chbeir đã nói với tổ chức Bác ái Công giáo Quốc tế Cứu trợ Giáo hội Đang cần (the Church in Need) rằng những vụ tấn công hôm 23 tháng 5 trong giáo phận của ngài là những vụ đầu tiên của họ nhắm vào một khu vực nơi những người Syrian di tản tập trung lên tới hàng trăm ngàn. Vùng duyên hải vẫn còn nằm dưới quyền kiểm soát của chính phủ và được xem là một trong những nơi trú ẩn an toàn cuối cùng còn lại dành cho cả người Hồi giáo và Ki-tô hữu của đất nước.
Đức Giám mục cảnh báo rằng những vụ tấn công vào hai thành phố duyên hải có thể lại làm dấy lên làn sóng người chạy khỏi Syria: “Nếu không còn nơi nào an toàn ở Syria, sẽ có thêm nhiều người rời bỏ đất nước — có thể để tìm điều kiện tốt. Nhiều người sẽ đi bằng đường biển.”
Theo những báo cáo trên báo chí địa phương, rõ ràng mục tiêu của ISIS nhắm vào là tấn công vào chế độ của Assad ngay giữa đồn lũy của họ, và được bảo vệ bởi quân đội Nga.
Vị Giám mục Hội thánh Maron thuộc vùng Latakia mô tả những nỗ lực tuyệt vọng của các linh mục và giáo dân đến để cứu trợ cho các nạn nhân, ngài nói thêm rằng các linh mục đã bắt đầu chôn các người chết. Đức giám mục Chbeir nói: “Chúng tôi đang cố gắng giúp mọi người và chăm sóc những người bị thương. Tình hình rất là thê lương và khi thảm họa ập đến chúng tôi tự hỏi không biết chúng tôi có đương đầu nổi không.
“Hiện tại các linh mục và người dân đang ở tại hiện trường. Họ đến thăm mọi người – nhiều người đã bị gãy chân và bị thương nặng, chưa nói đến những ảnh hưởng về tâm lý.
Đức Giám mục Chbeir tiếp tục: “Trước hết, chúng tôi cần những giúp đỡ về y tế và vật chất, chỉ để giúp những người bị ảnh hưởng có cái gì đó để ăn và hỗ trợ họ chăm sóc những người bị thương.” Ngài nói thêm: “Chúng tôi chăm sóc mọi người không phải vì một tôn giáo nào đó của họ, nhưng vì họ là con người. Trong tháng 5 này, chúng tôi cầu nguyện Mẹ Maria cứu giúp chúng tôi.”
Tổ chức Cứu trợ Giáo hội đang cần (Aid to the Church in Need) là một tổ chức bác ái Công giáo quốc tế dưới sự hướng dẫn của Đức Thánh Cha, đang cung cấp sự hỗ trợ cho Giáo hội đau khổ và bị bách hại ở trên 140 quốc gia. www.churchinneed.org (USA); www.acnuk.org (UK); www.aidtochurch.org (AUS); www.acnireland.org (IRL); www.acn-aed-ca.org (CAN) www.acnmalta.org (Malta)
[Nguồn: ZENIT]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 26/05/2016]



Guồng máy kiểm soát dân số của Trung Quốc đã đạt đến tỷ lệ mất cân đối thảm hại

Guồng máy kiểm soát dân số của Trung Quốc đã đạt đến tỷ lệ mất cân đối thảm hại

Nhà hoạt động nhân quyền Reggie Littlejohn thảo luận về những phát triển gần đây nhất trong chính sách đánh vào trẻ em của đất nước này

EDWARD PENTIN
23/05/2016
Women's Rights Without Frontiers
Reggie Littlejohn
– Quyền Phụ nữ không Biên giới
ROME — Bất kể luật cho phép sinh 2 con ở Trung quốc — không còn luật 1 con — chính sách được đưa ra đầu năm, bắt buộc  phá thai, hầu hết là các thai nhi nữ sẽ vẫn tiếp tục ở một tỷ lệ khổng lồ. Báo cáo này của Reggie Littlejohn, người sáng lập và giám đốc của tổ chức Quyền phụ nữ không biên giới (Women’s Rights Without Frontiers). Trong chuyến thăm đến Roma tháng này, chị đã ngồi thảo luận về chính sách kiểm soát dân số gần đây nhất của chính quyền Trung quốc.
Chị cũng giải thích cách hoạt động của chiến dịch “Cứu một bé gái” của tổ chức của cô đã cứu thoát bao nhiêu sự sống và Hiệp hội Chuẩn Bị làm Cha Mẹ Quốc Tế đang hoạt động “tay trong tay” (“hand in hand”) với cỗ máy kiểm soát dân số của Trung quốc. Littlejohn đến Roma để tham dự Diễn đàn Sự sống Roma thường niên, tập trung những người lãnh đạo các tổ chức chống phá thai trên toàn thế giới.
Chị nói rằng thống kê về tỷ lệ phá thai bắt buộc ở Trung quốc cao hơn nhiều so với suy đoán ban đầu. Chị có thể giải thích cao hơn như thế nào?
Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã phát hành báo cáo nhân quyền thường niên vào tháng trước, và báo cáo về Trung quốc cho hay Trung quốc phá thai hơn 13 triệu ca một năm — một con số đảng Cộng sản Trung quốc chính thức báo cáo là con số phá thai. Thật là một con số khủng khiếp. Dân số của họ gấp 4 lần dân số Mỹ, và chúng ta có 1 triệu ca phá thai 1 năm. Họ thì được báo cáo là 13 triệu.
Nhưng thực tế, con số còn cao hơn 10 triệu — gần như gấp đôi. Có một báo cáo chính thức trên truyền thông cho biết 13 triệu ca phá thai chỉ là những ca được ghi lại trong các bệnh viện và phòng khám hợp pháp của Trung quốc. Nó không bao gồm 10 triệu ca khác được thực hiện trong những phòng khám bất hợp pháp, như vậy thực tế con số là 23 triệu 1 năm (23 million a year.) Như vậy họ có dân số cao gấp 4 lần Mỹ và gấp 23 lần số ca phá thai. Con số đó chia ra là 63.000 ca phá thai 1 ngày, 2600 ca 1 giờ, và 43 ca trong 1 phút. Như vậy mỗi lần bạn hít thở không khí thì 1 thai nhi bị phá bỏ ở Trung quốc.
Và có phải đây là do chính sách bắt buộc 1 con (bây giờ là 2) không?
Đúng, và đây là vấn đề: Bản báo cáo của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ chấm dứt ngày 31 tháng 12. Đó là báo cáo năm 2015; chính sách 2 con bắt đầu ngày 1 tháng 1. Như vậy đây không phải là báo cáo của những gì thuộc chính sách 2 con như đã được báo cáo trong năm ngoái của cái được gọi là chính sách 1 con. Nhưng chính sách 1 con có quá nhiều ngoại lệ đến mức hầu như 1/3 đất nước đã hưởng được chính sách 2 con. Và ngay cả khi chính sách 2 con đang được áp dụng, vẫn có những vụ phá thai bắt buộc và phá thai vì lựa chọn giới tính. Vì thế dưới chính sách 2 con, toàn bộ cấu trúc khung của tình trạng bắt buộc vẫn như cũ.
Tất cả các cặp vợ chồng ở Trung quốc bây giờ được phép sinh 2 con, và điều đó cũng có nghĩa là bạn phải là một người kết hôn. Phụ nữ không kết hôn vẫn không được phép có con; ở Trung quốc không kết hôn mà có con vẫn là bất hợp pháp, vì thế hơn một nửa các vụ phá thai ở Trung quốc, theo Đảng Cộng sản Trung quốc, là những phụ nữ chưa kết hôn — và đó là những ca phá thai bắt buộc. Họ bị bắt buộc vì nó bất hợp pháp. Họ thậm chí không được lựa chọn cách trả tiền phạt; họ phải phá thai. Và những em bé thứ ba phải bị phá bỏ.
Ví dụ, nhà hoạt động Chen Guangcheng đã nói một cách ngắn gọn dễ hiểu khi ông đăng trên Tweeter về chính sách 2 con: “Chẳng có gì đáng mừng; họ thường giết mọi thai nhi sau đứa con thứ nhất. Bây giờ thì họ giết tất cả thai nhi sau đứa thứ 2.” Do vậy phá thai bắt buộc và phá thai do lựa chọn giới thính vẫn diễn ra.
Chị có một chương trình cứu sống các bé gái. Chị có thể cho chúng tôi biết thêm về chương trình đó?
Chúng tôi có 1 chiến dịch “Cứu một bé gái” (Save a Girl”) và chúng tôi đã cứu sống hàng trăm thai nhi gái ở Trung quốc. Đa số những em bé đó là con gái thứ hai. Ở miền quê, trong quá khứ, khi còn chính sách 1 con, nếu đứa con thứ nhất của họ là con trai, thì họ có thể có thêm một đứa thứ hai; nếu con thứ nhất của họ là con gái, thì họ vẫn có thể sinh đứa thứ hai — nhưng điều chúng tôi tìm ra được là những đứa con thứ hai đó, nếu là con gái, chắc chắn là bị phá bỏ trong bào thai hoặc bị bỏ rơi. Và đó là lúc chúng tôi đến gõ cửa từng nhà và nói, “Xin đừng phá bỏ hay bỏ rơi con gái của anh chị; em bé rất quý giá, và em bé sẽ mang lại nhiều niềm vui cho anh chị — và chúng tôi sẽ đến hỗ trợ anh chị hàng tháng để giúp anh chị giữ lại đứa con gái.”
Bằng cách đó chúng tôi đã cứu được hàng trăm trẻ em. Chúng tôi cũng sẽ làm tương tự như vậy dưới chính sách 2 con, vì khi đứa con đầu là con gái, thì những bé gái thứ hai có nguy cơ rất cao bị phá bỏ, vì người ta chỉ muốn có con trai.
Và điều đó hầu như không thể tránh khỏi?
À, khi thụ thai đứa thứ ba, họ chắc chắn sẽ bị buộc phải bỏ, trừ khi họ rất giàu có và có đủ khả năng để trả tiền phạt, nó gấp 10 lần lương hàng năm của họ.
Đã có dấu hiệu nào cho thấy họ sẽ mở rộng hơn hay thể hiện sự thương cảm với người dân của họ?
Chẳng có một cái gì được gọi là thương cảm đối với Đảng Cộng sản Trung quốc. Vấn đề là như vầy: Họ rất thực dụng. Họ chuyển từ chính sách 1 con sang chính sách 2 con vì họ không có đủ người trẻ tuổi để chăm sóc hỗ trợ cho dân số già của họ, và vì sự mất cân bằng giới tính mà họ đang cố sửa đổi qua chính sách 2 con này. Nhưng tôi không nghĩ tỷ lệ giới tính lúc sinh có thể thay đổi. Nên họ sẽ có thể chuyển sang chính sách 3 con.
Nhưng điều đó chắc khó có thể xảy ra?
Không, nó có thể xảy ra. Tôi đã đoán trước về chính sách 2 con có thể xảy ra và trên báo cáo tôi đã nói tôi nghĩ họ sẽ sớm có chính sách 2 con; và thực tế, 1 tuần trước khi chính sách được đưa ra, tôi đã nói là họ sẽ có chính sách 2 con.
Anh thấy đó, vấn đề trọng tâm của những chính sách này là do tình thế bắt buộc. Nó không phải là con số trẻ em được cho phép ra đời; đúng là họ đang đặt ra một con số và giữ con số đó bằng cách bắt buộc phá thai và triệt sản. Vì thế, như trong làng của tôi, chúng tôi có chiến dịch “Cứu thoát một bé gái”, phụ nữ thường triệt sản sau đứa con thứ hai. Chuyện gì sẽ xảy ra với chính sách 2 con? Phụ nữ không muốn bị triệt sản vì họ như bị làm thịt vậy. Việc triệt sản lại không được thực hiện bởi những bác sĩ giải phẫu phụ khoa được đào tạo chuyên khoa: Họ chỉ là những người được đào tạo tay ngang và không có khử trung, và phụ nữ thường bị đa nhiễm trùng và những biến chứng kinh khủng.
Ở nhiều làng, họ không có nước máy; công việc của phụ nữ là bơm lấy nước từ tầng nước ngầm, và cần nhiều sức lực. Vì thế phụ nữ trước khi triệt sản, họ có thể bơm được nhiều thùng nước, đủ theo nhu cầu cho họ, và khi họ đã triệt sản, họ gần như bất lực; có cố lắm thì họ cũng chỉ bơm được 1 xô nước, và đương nhiên là vô cùng thiếu cho gia đình họ. Vì vậy nếu họ có được đứa con trai, tôi nghĩ họ sẽ dừng ở đó và không sinh đứa thứ hai vì họ không muốn bị triệt sản sau đứa thứ hai. Nếu họ có con gái, và họ lại có thai, và nếu lại là con gái thì chắc chắn họ sẽ phá hoặc bỏ rơi em bé — vì họ đang “để dành” đứa thứ hai là con trai … Có thể họ sẽ sẵn sàng triệt sản nếu là bé trai, nhưng chắc chắn họ sẽ không triệt sản nếu đứa con thứ hai của họ là con gái.
Chị có thấy một chút hy vọng gì là hệ thống này sẽ bị vỡ một lúc nào đó?
Không, thực sự tôi đã chứng thực trước Quốc hội vào tháng 4 năm ngoái (testified before Congress in April last year saying) rằng tôi không tin Đảng Cộng sản Trung quốc sẽ từ bỏ việc kiểm soát dân số cưỡng bức. Rồi tôi nói tôi nghĩ chúng ta sẽ thấy họ sắp sửa áp dụng chính sách 2 con. Nhưng họ sẽ không từ bỏ việc kiểm soát.
Như vậy có vẻ họ sẽ không từ bỏ việc kiểm soát Giáo hội, như là một cách để kiểm soát dân số?
Tôi nghĩ ngay từ đầu, khi họ xây dựng chính sách 1 con, mục đích của chính sách là kiểm soát dân số, rồi sự kinh hoàng họ gây ra do phá thai về sau chỉ là một sản phẩm phụ phát sinh. Bây giờ sự kinh hoàng lại là mục đích của chính sách. Và họ muốn duy trì sự kìm kẹp đó vì ngay cả với chính sách 2 con, họ vẫn muốn giám sát chu kỳ kinh nguyện của người dân, thực hiện việc kiểm tra thụ thai. Toàn bộ cơ cấu của sự kìm kẹp và kiểm soát phụ nữ vẫn không thay đổi. Dạ con của phụ nữ cũng là một lãnh địa quản lý của chính phủ.
Có một lỗ hổng nào nữa? Một bà mẹ có cách nào để có em bé một cách bí mật không?
Có chứ, vẫn có những lỗ hổng. Ví dụ, chúng tôi có một số trẻ em sinh trong vòng bí mật vì các bé sinh ra bất hợp pháp. Và chuyện gì xảy ra với chính sách 2 con? Họ có 1 đứa con gái đầu lòng hợp pháp, sau đó họ mang thai đứa con thứ hai, và nó lại là đứa con gái, thế là họ muốn phá bỏ hoặc bỏ rơi. Chúng tôi đến nhà người mẹ và nói, “Xin đừng làm vậy.” Và chuyện xảy ra là người mẹ đó đành phải sinh con một cách bí mật.
Chính phủ Trung quốc cấp 2 “hukous” cho mỗi gia đình. Một hukou là một sổ đăng ký gia đình [chính thức xác nhận một người là cư dân của một địa phương và gồm những thông tin nhận dạng như tên, gia đình, cha mẹ, vợ chồng và ngày sinh. Chúng cũng được phát chung theo từng gia đình, và thường có những thông tin như ngày sinh, ngày chết, kết hôn, ly dị, chuyển đến chuyển đi của mọi thành viên trong gia đình. Chuyện xảy ra là đứa trẻ sinh bí mật sẽ không được hưởng chăm sóc y tế, không được đi học, không có chứng nhận chính thức về sự hiện diện trên mặt đất, không thể có được việc làm hợp pháp, không thể kết hôn, hay có passport hoặc đi du lịch hợp pháp. Họ không phải là người trong đất nước của họ. Chuyện sẽ xảy ra với đứa con gái thứ hai là họ phải sinh bé trong bí mật, và em bé sẽ không có hukou, để họ có thể sinh đứa con thứ ba; và nếu nó là con trai, họ sẽ có thể nhận được hukou đó vì họ để dành hukou cho bé trai. Vì vậy một số bé gái của chúng tôi không được đăng ký, nhưng ít nhất thì các bé còn được sống.
Hy vọng của tôi là hệ thống hukou sẽ bị khai tử, để các bé gái đó được sống hợp pháp, nhưng hiện tại chúng tôi chỉ đang cố gắng cứu sự sống cho các bé, đồng thời, cũng đang tấn công vào hệ thống hukou.
Chị cũng có đề cập đến sự liên hệ giữa chính phủ Trung quốc và Hội Chuẩn bị làm Cha mẹ Quốc tế.
Vân, chúng tôi có gửi đi một bản báo cáo về sự liên hệ của Hội Chuẩn bị làm Cha mẹ Quốc tế (IPP). IPP đã bắt tay với đảng Cộng sản Trung quốc và Hội Kế hoạch hóa Gia đình Trung quốc ngay từ ngày bắt đầu chính sách 1 con và đã tặng cho họ một vài giải thưởng v.v.. Vì vậy sự việc chúng tôi đang cấp tài chính cho IPP [thông qua đánh thuế đồng dollar], về một ý nghĩa nào đó, làm cho chúng tôi có dính líu đến tất cả mọi chuyện này.
Edward Pentin là ký giả ở Roma của Register.
[Nguồn: ncregister]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 25/05/2016]



TRIỀU YẾT CHUNG: Cầu nguyện không thôi

TRIỀU YẾT CHUNG: Cầu nguyện không thôi

“Cầu nguyện không phải là chiếc đũa thần. Cầu nguyện để giúp giữ đức tin vào Chúa và phó thác chúng ta trong tay Người, ngay cả khi chúng ta không hiểu được ý định của Người”
MAY 25, 2016
Pope Francis
L'Osservatore Romano
Dưới đây là bản dịch của ZENIT bài giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxico trong buổi Triều yết sáng nay tại Quảng trường Thánh Phê-rô.
__
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị!
Dụ ngôn trong Tin mừng chúng ta vừa nghe (Lc 18:1-8) có một lời dạy rất quan trọng: “Nhu cầu phải cầu nguyện luôn, không được nản chí” (c. 1). Như vậy, cầu nguyện không phải chỉ là thỉnh thoảng, là khi nào tôi cảm thấy thích. Không phải vậy, Chúa Giê-su dạy chúng ta rằng chúng ta phải “cầu nguyện luôn, không được nản chí,” và Người đưa ví dụ về người góa phụ và ông quan tòa.
Ông quan tòa là một nhân vật quyền lực, được kêu gọi xét xử dựa trên nền tảng của Luật Môi-sê. Vì vậy theo truyền thống thánh kinh cho biết các quan tòa phải là người kính sợ Thiên Chúa, trung thành với đức tin, công bằng và liêm chính (Xh 18:21). Tuy nhiên, ông quan tòa này “chẳng kính sợ Thiên Chúa và cũng chẳng coi ai ra gì” (c. 2). Ông ta là một quan tòa lỗi đạo lý, không cần suy xét phải trái, ông ta không cần quan tâm đến Luật nhưng chỉ làm những gì ông ta muốn làm, tùy vào ý thích của ông ta. Người góa phụ, cùng với đứa con mồ côi và người ngoại, là những giai cấp yếu kém nhất trong xã hội. Những quyền cho họ được Luật bảo vệ dễ dàng bị chà đạp vì họ là những người cô thân cô thế và không có sức tự vệ, họ khó có thể làm cho tiếng nói của mình được lắng nghe: một người quả phụ nghèo ở đó, một mình, không ai bảo vệ cho bà ; họ có thể dễ dàng bỏ qua không để ý đến bà, và cũng không cho bà sự công bằng. Những người con mồ côi cũng vậy, và người ngoại cũng cùng tình trạng, người nhập cư; tại thời điểm đó vấn đề này là nổi cộm. Trước thái độ lãnh đạm của người quan tòa, người góa phụ phải cầu viện bằng một vũ khí duy nhất: liên tục năn nỉ để quấy rầy ông ta, trình bày lên ông ta đòi công lý. Và đúng như niềm tin của bà, bà đã hoàn thành được mục tiêu của mình. Quả thực, trong một thời điểm nào đó, một lúc nào đó ông quan tòa có lắng nghe bà ta, không phải ông ta cảm thương vì lòng thương xót, hay vì lương tâm thức tỉnh ông ta; ông ta chỉ đơn giản thừa nhận: “vì mụ góa này quấy rầy ta mãi, thì ta phải xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến ta hoài, làm ta nhức đầu nhức óc.” (c. 5).
Chúa Giê-su rút ra hai kết luận từ dụ ngôn này: nếu bà quả phụ đã thành công trong việc làm xiêu lòng ông quan tòa bất lương, thì Thiên Chúa còn hơn thế biết bao nhiêu vì Người là Cha nhân từ và công bằng. Người “sẽ minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao?” Và, còn hơn thế nữa, “Người sẽ mau chóng minh xét cho họ.” (cc. 7-8).
Vì thế, Chúa Giê-su thúc đẩy chúng ta cầu nguyện “không nản chí.” Tất cả chúng ta đều trải nghiệm những giây phút mệt mỏi và thất vọng, đặc biệt khi lời cầu nguyện của chúng ta có vẻ không linh nghiệm. Nhưng Chúa Giê-su bảo đảm với chúng ta: ngược lại với ông quan tòa bất lương, Thiên Chúa nhanh chóng lắng nghe tiếng kêu của con cái của Người cho dù có lúc người không làm như vậy hay không làm theo cách chúng ta muốn. Cầu nguyện không phải là một chiếc đũa thần. Cầu nguyện để giúp chúng ta giữ đức tin vào Chúa và phó thác trong tay Người, ngay cả khi chúng ta không hiểu được ý định của Người.
Về vấn đề này thì chính Đức Giê-su – Người đã cầu nguyện rất nhiều!– là một tấm gương. Thư gửi tín hữu Do thái nhắc nhở chúng ta rằng “Khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giê-su đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính. (5:7). Nếu nhìn thoáng qua, lời khẳng định dường như không thật, vì Đức Giê-su đã chết trên cây thập tự. Tuy nhiên Thư gửi tín hữu Do thái không lầm lẫn: Thiên Chúa đã thực sự giải thoát Đức Giê-su khỏi cái chết và cho Người chiến thắng vinh quang sự chết, nhưng con đường để đến được vinh quang đó phải đi qua cái chết! Việc nhắc đến lời khẩn nguyện mà Thiên Chúa đã lắng nghe hàm ý chỉ lời cầu nguyện của Chúa Giê-su trong vườn Giệt-si-ma-ni. Bị sợ hãi vì những đau đớn sắp xảy đến, Chúa Giê-su đã cầu xin Chúa Cha cất cho Người thoát khỏi chén đắng của Cuộc Thương khó, nhưng lời cầu nguyện của Người phủ đầy sự tín thác vào Chúa Cha và phó thác Người cho ý định của Chúa Cha mà không do dự: “Tuy vậy – Chúa Giê-su nguyện cầu  – xin đừng theo ý con, mà xin theo ý Cha” (Mt 26:39). Mục đích của lời cầu nguyện lại chuyển sang chiều kích thứ hai; điều quan trọng thứ nhất của tất cả mọi sự là mối quan hệ của Người với Chúa Cha. Chúng ta cùng xem lời nguyện xin của Người như thế nào: lời khẩn nguyện chuyển sang lòng khát khao và vâng nghe theo Thánh ý Thiên Chúa, cho dù như thế nào, nguyện xin cho tất cả những ai kêu cầu khát khao trên hết được kết hiệp với Người, Tình yêu nhân từ.
Dụ ngôn kết bằng một câu hỏi: “Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” (c. 8). Và, với câu hỏi này, chúng ta phải luôn tỉnh thức: chúng ta không được ngừng cầu nguyện ngay cả những lúc lời cầu nguyện của chúng ta không được lắng nghe. Chỉ lời cầu nguyện mới giúp giữ vững đức tin, không có lời cầu nguyện, đức tin của chúng ta sẽ bị lung lay! Chúng ta hãy khẩn xin Thiên Chúa ban cho chúng ta đức tin để tạo nên những lời cầu nguyện liên lỉ và kiên trì, như cách người góa phụ trong dụ ngôn, một đức tin được nuôi dưỡng bằng khát khao mong chờ Người đến. Và trong lời cầu nguyện, chúng ta trải nghiệm được lòng thương xót của Chúa, khi Người, với cương vị người Cha, đến gặp con cái của Người với tình thương bao la nhân từ.
[Văn bản gốc: Tiếng Ý]  [Dịch sang tiếng Anh bởi ZENIT]
[Dịch từ bản tiếng Anh: TRI KHOAN 26/05/2016]