Thứ Sáu, 26 tháng 2, 2021

Chuyến hành hương theo bước chân Thánh Phanxicô ở Thung lũng Spoleto

Chuyến hành hương theo bước chân Thánh Phanxicô ở Thung lũng Spoleto

Chuyến hành hương theo bước chân Thánh Phanxicô ở Thung lũng Spoleto

Emanuele Mazzoni Photo | Shutterstock

Bret Thoman, OFS

03/02/21

Bài thứ hai trong loạt bài viết về chuyến hành hương khám phá các địa điểm liên quan đến Thánh Phanxicô và Thánh Clare.


Trong bài thứ hai của loạt ba bài viết “Theo bước chân của Thánh Phanxicô và Thánh Clare,” chúng ta sẽ khám phá những địa điểm trong Thung lũng Spoleto. Trong khi Thánh Phanxicô lớn lên ở thành phố Assisi, thì nhiều biến cố liên quan đến sự hoán cải của ngài lại diễn ra bên ngoài các bức tường thành. Nhiều người hành hương và du khách đến Assisi trải nghiệm linh đạo Phan Sinh đích thực không phải ở Assisi, mà ở vùng nông thôn trong thung lũng.

Địa điểm đầu tiên là Thánh địa San Damiano. Khởi đầu của sự hoán cải, Thánh Phanxicô đang cầu nguyện tại đây thì nghe thấy một giọng nói với ngài từ thập giá rằng: “Phanxicô, hãy đi sửa chữa lại Ngôi nhà của Ta đang bị hư nát, như con có thể nhìn thấy.” Ngài đến thị trấn Foligno gần đó, tại đây ngài bán số vải của thân phụ để xây dựng lại nhà thờ này. Việc đó dẫn đến sự rạn nứt trong mối quan hệ của họ. Cuối cùng, ngài đối mặt với cha mình trước mặt giám mục và người dân thị trấn, và khước từ toàn bộ tài sản thừa kế của mình. Sau đó, ngài bắt đầu công việc xây dựng lại nhà thờ San Damiano, tiếp theo là hai nhà thờ khác trong thung lũng. Thập giá ban đầu nói chuyện với Thánh Phanxicô hiện ở trong Vương cung Thánh đường Thánh Clare ở Assisi, trong khi ở đây tại San Damiano có một bản sao. Sau đó, Thánh Bônaventura viết rằng thập giá đã được đóng dấu thiêng liêng vào linh hồn của Thánh Phanxicô ở San Damiano về sau tự tỏ lộ ra bên ngoài trên thân thể của ngài ở Laverna.

Chuyến hành hương theo bước chân Thánh Phanxicô ở Thung lũng Spoleto

Khung cảnh đi bộ từ Assisi xuống San Damiano là một trong những cảnh đẹp nhất trong vùng.
© Photo courtesy of Bret Thoman

Chuyến hành hương theo bước chân Thánh Phanxicô ở Thung lũng Spoleto

Bên trong thánh đường San Damiano nhỏ này, Chúa Kitô nói Thánh Phanxicô xây dựng lại Giáo hội qua khổ giá.
© Photo courtesy of Bret Thoman

Chuyến hành hương theo bước chân Thánh Phanxicô ở Thung lũng Spoleto

Khổ giá ban đầu của San Damiano được bảo tồn trong Vương cung Thánh đường Thánh Clare ở Assisi.
© José Luiz Bernardes Ribeiro | CC BY-SA 4.0

Từ San Damiano, rẽ trái trên con đường trải nhựa và đi theo cầu thang bên phải theo các biển chỉ dẫn đến San Masseo. Trong 15 phút, bạn sẽ đến khu đất vườn được cắt tỉa rất công phu của Tu viện San Masseo. Thánh Phanxicô đã đến đây để nghỉ ngơi và cầu nguyện. Từ thế kỷ Mười Một, San Masseo là một tu viện Dòng Biển Đức. Năm 2010, một nhóm các tu sĩ từ cộng đoàn Biển Đức đại kết ở Bose đã tái thiết lập một cộng đoàn chiêm niệm ở đây.

Rời San Masseo tiếp tục đi về phía thung lũng. Băng qua Via Francesca và bắt đầu một chuyến đi bộ thơ mộng trong vùng đồng bằng trên Via San Rufino d’Arce bên dưới Assisi. Ở cuối con đường, đối diện với nghĩa trang, là một tu viện có hàng rào bao quanh, tu viện Suore Missionare della Susa. Trong khuôn viên là Nhà thờ San Rufino d’Arce. Đây là một phần của Nhà thương ArceLeper của Assisi. Nhà thờ Santa Maria Maddalena gần đó, cách 100m, cũng là một phần của khu phức hợp.

Chuyến hành hương theo bước chân Thánh Phanxicô ở Thung lũng Spoleto

Trong khu phức hợp Benedictine của San Masseo gần Assisi là một cộng đoàn các tu sĩ.
© Photo courtesy of Bret Thoman

Chuyến hành hương theo bước chân Thánh Phanxicô ở Thung lũng Spoleto

Nhà thờ Santa Maria Maddalena nằm ở trung tâm của một trại phong, hay nhà thương phong, vào thời Trung Cổ.
© Photo courtesy of Bret Thoman

Tại đây, trong vùng ngoại vi của Arce, một biến cố xảy ra đã làm thay đổi Thánh Phanxicô mãi mãi, đánh dấu một phần quan trọng trong sự hoán cải của ngài. Ngài ôm một người bệnh phong. Về sau, ngài viết trong Chúc thư của ngài trước khi chết: “Khi tôi đang ở trong tội lỗi, dường như rất cay đắng cho tôi khi nhìn thấy những người bệnh phong. Và chính Chúa đã dẫn dắt tôi đến giữa họ và tôi đã thương xót họ. Và khi tôi rời bỏ họ, thì điều dường như cay đắng đối với tôi đã được biến thành sự ngọt ngào của linh hồn và thân xác; và sau đó, tôi nấn ná lại một chút và rời bỏ thế gian.”

Cuộc gặp gỡ với người phong có sức mạnh rất lớn đối với Phanxicô vì trước khi hoán cải, Phanxicô ghét đến gần những người bệnh phong. Tuy nhiên, mối tương quan của ngài với Chúa Kitô đã biến đổi ngài và khiến ngài cảm thấy niềm vui khi được ôm lấy và phục vụ những người bệnh phong.

Bây giờ đi bộ về hướng nam với thành phố Assisi và Núi Subasio nằm ở mé bên trái. Trong khoảng 20 phút, vừa qua Nghĩa trang British War (Chiến tranh Anh) là Vương cung thánh đường Rivotorto theo phong cách tân gothic. Bên trong là hai căn phòng hầm nơi Thánh Phanxicô và các tu huynh đầu tiên sống cùng nhau trong những ngày đầu. Thánh Phanxicô và những tu huynh tiên khởi sống ở đây trong cảnh nghèo khó, ăn củ cải dại và làm những công việc lặt vặt để bố thí. Họ ngủ trong túp lều bên phải, cầu nguyện một cách tự nhiên trong không gian giữa các túp lều, và nấu ăn trong túp lều bên trái. Từ đây, họ đi bộ đến các nhà thương gần đó để phục vụ những người phong cùi. Cha Murray Bodo, OFM, trong quyển sách The Journey and the Dream (tạm dịch: Hành trình và Mơ ước) kinh điển của mình, đã mô tả trải nghiệm của Thánh Phanxicô và những người anh em đầu tiên ở Rivotorto như là “tuần trăng mật” của cuộc đời họ trong những năm đầu tiên. Họ cảm nhận một tiếng gọi đặc biệt đối với sự nghèo khó và đơn sơ, nhưng tràn đầy niềm vui. Từ Rivotorto, Thánh Phanxicô lên đường đến Roma vào năm 1209 cùng với 12 anh em đầu tiên của mình, để tìm sự chuẩn nhận cho cách sống của họ từ Đức Giáo hoàng Innocent III.

Chuyến hành hương theo bước chân Thánh Phanxicô ở Thung lũng Spoleto

Trong Vương cung thánh đường Rivotorto là hai căn phòng hầm nơi Thánh Phanxicô sống với những tu huynh đầu tiên.
© Buffy1982 | Shutterstock

Chuyến hành hương theo bước chân Thánh Phanxicô ở Thung lũng Spoleto

Tái xây dựng những căn phòng hầm nơi Thánh Phanxicô sống cùng với những anh em đầu tiên.
© Photo courtesy of Bret Thoman

Bây giờ rời khỏi Rivotorto để đến một thánh đường khác mà Thánh Phanxicô đã xây dựng lại. Đi về phía nam theo hướng trung tâm Rivotorto, rẽ phải theo đường dành cho xe đạp Spoleto-Assisi. Tiếp tục đi theo đường này một đoạn cho đến khi bạn đến một trung tâm cưỡi ngựa. Ở phía sau bất động sản này là một số tòa nhà đổ nát. Tòa nhà xa nhất có tháp chuông là nhà thờ cổ San Pietro della Spina. Đây là một trong ba nhà thờ Thánh Phanxicô đã xây dựng lại trong thời gian đầu hoán cải. Nó một lần nữa rơi vào cảnh đổ nát và là một phần của tài sản tư nhân.

Chuyến hành hương theo bước chân Thánh Phanxicô ở Thung lũng Spoleto

Ra khỏi con đường đất nện là nhà thờ San Pietro of Spina đổ nát, một trong ba nhà thờ Thánh Phanxicô đã xây dựng lại. Ngày nay nó thuộc sở hữu tư nhân và kể từ đó lại rơi vào cảnh hoang tàn.
© Photo courtesy of Bret Thoman

Bây giờ quay trở lại các nhà thờ cho người phong và đi theo đường ray xe lửa đến thị trấn St. Mary of the Angels. Tại cửa hàng McDonald’s, rẽ trái và đi bộ trên vỉa hè lát gạch đỏ nhộn nhịp cho đến khi bạn đến Vương cung Thánh đường Thánh Mary các Thiên thần. Vương cung Thánh đường lớn bao quanh nhà nguyện nhỏ cũng được gọi là Portiuncula (một chữ tiếng Ý cổ có nghĩa là “Phần đất nhỏ”). Thánh Phanxicô yêu quý ngôi nhà thờ này hơn tất cả những nơi khác. Thánh Phanxicô yêu quý nhà thờ này vì lòng sùng kính Đức Mẹ của ngài. Theo tu sĩ Thomas of Celano là người viết tiểu sử đầu tiên của ngài: “Ngài tràn đầy một tình yêu không thể diễn tả được đối với Thân Mẫu của Chúa Giêsu, bởi vì chính Mẹ là người đã làm cho Đức Chúa trở thành người anh của ngài.” Thánh Phanxicô đã viết rằng việc tôn vinh Đức Trinh Nữ Diễm phúc là điều đúng đắn, vì Mẹ đã cưu mang Chúa Giêsu trong cung lòng rất thánh của Mẹ. Thánh Phanxicô qua đời tại đây, ngày 3 tháng Mười năm 1226. Vị trí này cũng được đánh dấu bằng một nhà nguyện. Mỗi năm, lễ Transitus của Thánh Phanxicô được tổ chức tại đây, tưởng nhớ việc ngài bước vào cuộc sống đời sau.

Chuyến hành hương theo bước chân Thánh Phanxicô ở Thung lũng Spoleto

Vương cung thánh đường Thánh Mary of the Angels là nhà mẹ của Dòng Phan Sinh OFM kể từ khi Thánh Phanxicô sống và qua đời ở đây vào đầu thế kỷ 13.
© Kimahri88 | CC BY-SA 4.0


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 23/2/2021]


Đức Thánh Cha nói chuyện với Hội nghị LA: Trong những cơn khủng hoảng, tâm hồn con người được bộc lộ

Đức Thánh Cha nói chuyện với Hội nghị LA: Trong những cơn khủng hoảng, tâm hồn con người được bộc lộ

Đức Thánh Cha nói chuyện với Hội nghị LA: Trong những cơn khủng hoảng, tâm hồn con người được bộc lộ

Grzegorz Gałązka/EAST NEWS

Kathleen N. Hattrup

19/02/21

Đức Thánh Cha nói cùng nhau ước mơ là điều vô cùng quan trọng, và cùng nhìn về phía trước.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói chuyện với các tham dự viên trong một hội nghị về giáo dục ở Los Angeles, thúc giục các bạn trẻ “hãy trở thành những thi sĩ của một vẻ đẹp mới của con người, một vẻ đẹp của tình huynh đệ và thân thiện mới!”

Trong một thông điệp video gửi tới Đại hội về Giáo dục Tôn giáo với chủ đề “Hãy công bố Lời hứa!”, Đức Thánh Cha nói về cuộc khủng hoảng của đại dịch. Ngài ghi nhận biết bao nhiêu chứng tá về lòng quảng đại mà chúng ta đã nhìn thấy giữa những thử thách. Ngài cũng nhắc lại một chủ đề chính trong thông điệp của ngài khi ban phép lành “urbi et orbi” ngoại thường lúc bắt đầu đại dịch: đó là “bạn không bao giờ thoát khỏi một cuộc khủng hoảng mà trở về như trước, hoặc bạn trở nên tốt hơn hoặc tệ hơn, nhưng bạn không bao giờ thoát khỏi nó mà trở về như cũ.”

Trong những khủng hoảng, tâm hồn con người được bộc lộ: sự kiên vững, lòng nhân từ, sự vĩ đại, sự nghèo nàn. Khủng hoảng khiến chúng ta phải lựa chọn và cam kết bản thân theo một con đường.

Dưới đây là bản dịch toàn văn thông điệp video (tiếng Anh) của Vatican:

*****

Anh chị em thân mến,

Xin gửi lời chúc thân ái hậu đến tất cả các tham dự viên trong Hội nghị về Giáo dục Tôn giáo được Tổng Giáo phận Los Angeles tài trợ, để kỷ niệm năm thứ 65 của mình và kỷ niệm 50 năm “Ngày Giới trẻ.” Chúc mừng những sáng kiến này đã thực hiện một hành trình dài và đầy hiệu quả, và hiện đang diễn ra dưới hình thức trực tuyến.

Rõ ràng là chúng ta đang trong một thời gian khó khăn đối với tất cả mọi người, và nó là thời gian khủng hoảng. Trong bối cảnh này, lời kêu gọi của hội nghị thật vô cùng phù hợp: “Hãy công bố lời hứa! Chúng ta cần phải công bố và ghi nhớ rằng chúng ta có lời hứa của Thiên Chúa, và Thiên Chúa luôn luôn giữ lời hứa của Người (xem 1 Cr 1:9-11). Chúng ta cũng phải nhớ rằng “mọi con người nam nữ, và mọi thế hệ, đều mang triển vọng về những năng lực tương quan, tri thức, văn hóa và tâm linh mới mẻ” (Tông huấn Fratelli tutti, 196).

Đại dịch đã đánh dấu cuộc sống của con người và lịch sử của cộng đồng chúng ta. Đối mặt với tình huống này và những tình huống khác, cần phải xây dựng ngày mai, cần phải nhìn về tương lai, và để làm được như vậy, cần phải có sự nỗ lực, sức mạnh và sự cống hiến của mọi người. Chúng ta cần hành động theo phong cách của người Samari, đó là việc hãy cho phép bản thân bị tác động bởi những gì chúng ta nhìn thấy, biết rằng đau khổ sẽ thay đổi chúng ta, và chúng ta phải can dự vào sự đau khổ của người khác. Chứng tá của tình yêu quảng đại và nhưng không mà chúng ta đã chứng kiến ​​trong suốt những tháng này, biết bao nhiêu chứng tá, đã để lại dấu ấn không thể phai mờ trên lương tâm và cả trên cơ cấu xã hội, dạy chúng ta biết bao nhiêu sự gần gũi, quan tâm, đồng hành và hy sinh là cần thiết để nuôi dưỡng tình anh em. Chúng là sự công bố và thực hiện lời hứa của Thiên Chúa. Chúng ta hãy nhớ một nguyên tắc chung: anh không bao giờ thoát khỏi một cuộc khủng hoảng mà trở về như trước, hoặc anh trở nên tốt hơn hoặc tệ hơn, nhưng anh không bao giờ thoát khỏi nó mà trở về như cũ. Trong những khủng hoảng, tâm hồn con người được bộc lộ: sự kiên vững, lòng nhân từ, sự vĩ đại, sự đơn sơ. Khủng hoảng khiến chúng ta phải lựa chọn và cam kết bản thân theo một con đường.

“Trong thời đại này của chúng ta, bằng cách nhìn nhận phẩm giá của mỗi con người, chúng ta có thể góp phần phục sinh một cảm hứng phổ quát về tình huynh đệ … Chúng ta cần một cộng đoàn nâng đỡ và trợ giúp mình, trong đó chúng ta có thể giúp nhau hướng nhìn về phía trước. Thật quan trọng biết bao việc biết cùng mơ ước với nhau,” và cùng nhìn về phía trước! (Tông huấn Fratelli tutti, 8).

Cha gửi lời chào đặc biệt đến các bạn trẻ. Cha mời gọi các con hãy hy vọng, đó là điều “nói với chúng ta về một cái gì đó cắm rễ sâu trong mọi trái tim con người, dù hoàn cảnh và điều kiện lịch sử của chúng ta thế nào đi nữa” (Tông huấn Fratelli tutti, 55). Hỡi các bạn trẻ, hãy trở thành những thi sĩ của một vẻ đẹp mới của con người, một vẻ đẹp của tình huynh đệ và thân thiện mới!

Và chúng ta hãy ghi nhớ thực tại này nữa: “Các giấc mơ … được kiến tạo cùng với nhau. Chúng ta hãy mơ ước, trong tư cách là một gia đình nhân loại duy nhất, như những bạn đồng hành chia sẻ cùng một cốt nhục, như những đứa con của cùng mẹ trái đất là ngôi nhà chung của mình, mỗi người chúng ta đóng góp bằng sự phong phú của những niềm tin tưởng và xác tín của mình, mỗi chúng ta với tiếng nói của mình, tất cả đều là anh chị em” (Tông huấn Fratelli tutti, 8).

Cha phó thác anh chị em cho sự dịu dàng của Mẹ Maria, Mẹ của Giáo hội, và ban phép lành cho anh chị em. Xin cảm ơn các vị thừa tác viên và các thầy cô giáo về những gì anh chị em làm và xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Cảm ơn anh chị em.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 20/2/2021]