Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2019

Romania: Đức Thánh Cha đến để khám phá “sự phong phú về sắc tộc, văn hóa và tôn giáo” của đất nước

Romania: Đức Thánh Cha đến để khám phá “sự phong phú về sắc tộc, văn hóa và tôn giáo” của đất nước
Photo Of Director Ad Interim Of The Holy See Press Office, Alessandro Gisotti

Romania: Đức Thánh Cha đến để khám phá “sự phong phú về sắc tộc, văn hóa và tôn giáo” của đất nước

Ông Alessandro Gisotti nói

30 tháng Năm, 2019 20:04

Bucharest, Bacau, Sumuleu-Ciuc, Iasi, Sibiu, Blaj: đây là những chặng dừng chân ở Romania của chuyến Tông du thứ 30 của Đức Thánh Cha Phanxico từ 31 tháng Năm đến 2 tháng Sáu — một hành trình của “Mẹ Maria” và “đại kết”.

Con số nhiều nơi được đến thăm giải thích khao khát của Đức Thánh Cha muốn khám phá "sự phong phú về sắc tộc, văn hóa và tôn giáo" của Romania,” được biết đến như là "Khu vườn của Mẹ Thiên Chúa", ông Alessandro Gisotti, quyền Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, nói ngày 29 tháng Năm, 2019.

Ông Gisotti trình bày chương trình chi tiết chuyến thăm 3 ngày của Đức Thánh Cha, sẽ mang "nét nổi bật về Mẹ Maria," như được thể hiện trong logo của chuyến đi, trình bày Đức Maria Đồng trinh và Dân Chúa bước đi dưới sự bảo trợ của Mẹ.

Một sự đặc biệt khác là "nét đại kết," trong một đất nước với 87% là người Chính thống giáo.

Thứ Sáu, 31 tháng Năm, Đức Thánh Cha sẽ đáp sân bay lúc 11:30 sáng tại Sân bay Quốc tế Henri Coanda-Otopeni của Bucharest, thành phố lớn nhất và là thủ đô của đất nước. Tổng thống Romania, ông Klaus Werner Iohannis, và phu nhân sẽ chào đón ngài. Sự có mặt của vị Nguyên thủ Nhà nước tại chân cầu thang máy bay là "một dấu hiệu cho thấy sự quan tâm đặc biệt" đến chuyến thăm viếng của Đức Thánh Cha.

Sau nghi thức chào đón trong Dinh Tổng thống và cuộc gặp gỡ với Thủ tướng, bà Vasilica Viorica Dancila, Đức Thánh Cha sẽ đọc diễn từ đầu tiên của ngài (có tám bài diễn từ trong suốt chuyến đi) trước các nhà Chức trách, xã hội dân sự và Ngoại giao đoàn.

Buổi chiều, Đức Thánh Cha sẽ gặp riêng với Đức Thượng phụ Daniel trong Điện của Tòa Thượng phụ Chính thống, tiếp theo là cuộc gặp gỡ với Permanent Synod, và cùng đọc Kinh Lạy Cha trong tân Giáo đường Cứu độ Chính thống giáo của Romania.

Ngày đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxico ở Romania sẽ kết thúc với Thánh lễ trong Nhà thờ Chính tòa Công giáo Thánh Giu-se.

Thứ Bảy, 1 tháng Sáu, Đức Thánh Cha sẽ rời Bucharest lúc 9:30 sáng và đến Bacau, trong vùng Moldavia của Romania, dưới chân rặng núi Carpat, cũng như căn cứ không quân của lữ đoàn núi Miercurea-Ciuc.

Ngài sẽ dâng Lễ lúc 11: 30 sáng trong Đền thờ Sumuleu-Ciuc, một địa điểm hành hương lịch sử của người Công giáo nói tiếng Hungary của Romania và các quốc gia khác.

Nhà thờ Mẹ Maria, nằm bên trong tu viện Phanxico, mang tên “Minor Basilica” (tiểu Vương cung Thánh đường) và sở hữu một tượng Mẹ Maria Đồng trinh Diễm phúc bằng gỗ lime rất quý giá, được làm khoảng giữa năm 1515 và 1520, và đã thoát khỏi trận hỏa hoạn năm 1661.

Buổi chiều, Đức Thánh Cha sẽ đến Nhà thờ Chính tòa Thánh Mary Queen Iasi ở Iasi, là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa quan trọng nhất của tỉnh Moldavia thuộc Romania và là một trong những thành phố lâu đời nhất của Romania.

Một tượng đài kỷ niệm Chân phước Anton Durcovici (1888-1951), Giám mục của Iasi tử đạo năm 1951, nằm trong tầng hầm của Nhà thờ Chính tòa.

Trước khi trở lại Bucharest, Đức thánh Cha sẽ tham dự buổi gặp gỡ Maria với giới trẻ và các gia đình, sẽ được tổ chức trong Quảng trường phía trước Cung Văn hóa.

Chủ nhật, 2 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxico sẽ đến vùng Transylvania, tại đó ngài sẽ cử hành Phụng vụ Thánh Lễ lúc 11:00 sáng với Nghi thức tuyên phong Chân phước bảy vị tử đạo Công giáo-Hy lạp trong Sân vận động Freedom tại Blaj.

Tại địa điểm này, ngày 15 tháng Năm năm 1848, trên 40.000 người đã tập trung để khẳng định tinh thần quốc gia của họ và yêu cầu sự công nhận dân tộc Romania là một quốc gia, cũng như sự tự do và sự bình đẳng về quyền dân sự.

Nơi này cũng là một biểu tượng về sự đấu tranh đòi tự do tinh thần cho người tín hữu Công giáo-Hy lạp: ở đây có Đài Tưởng niệm các vị tử đạo đã nuôi dưỡng đức tin trong suốt thời kỳ độc tài của Cộng sản.

Trước khi trở về Roma, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ cộng đoàn Rom của Blaj, trong quận Barbu Lautaru.



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 31/5/2019]


Đức Thánh Cha tuyên bố: ‘Không một con người nào không thích hợp với sự sống’

Đức Thánh Cha tuyên bố: ‘Không một con người nào không thích hợp với sự sống’
© Vatican Media

Đức Thánh Cha tuyên bố: ‘Không một con người nào không thích hợp với sự sống’

Đại hội Quốc tế ‘Nói Có với Sự sống! Chăm sóc món quà quý báu của sự sống trong tình trạng mong manh’

27 tháng Năm, 2019 00:21

Ngày 25 tháng Năm, 2019, Đức Thánh Cha Phanxico chỉ trích văn hóa loại bỏ đang kết án một số trẻ em sau khi gán cho các bé cái nhãn “không thích hợp với sự sống.”

Những lời của Đức Thánh Cha trong Khán phòng Clementine của Điện Tông tòa Vatican, nơi ngài tiếp các tham dự viên Đại hội Quốc tế do Bộ Giáo dân, Gia đình, và Sự sống tổ chức cùng hợp tác với Tổ chức “The Heart in A Drop – Onlus”, cùng với sự hỗ trợ của Dòng Hiệp sĩ Columbus, về chủ đề “Nói Có với sự sống! — Chăm sóc món quà quý báu của sự sống trong tình trạng mong manh.” Đại hội, với sự tham dự của khoảng 400 người đến từ 70 quốc gia, đại diện cho các Hội đồng Giám mục, các Giáo phận, các gia đình, và giới bác sĩ chuyên khoa, được tổ chức từ 23 đến 25 tháng Năm, 2019, tại Viện Giáo phụ Augustinianum ở Roma.

Đức Thánh Cha Phanxico khẳng định, “Tuy nhiên, không một con người nào không thích hợp với sự sống, không vì tuổi tác, vì tình trạng sức khỏe, hoặc chất lượng của sự sống của người đó. Mọi đứa trẻ đi vào cung lòng của một người phụ nữ là một ân ban, nó làm thay đổi câu chuyện của một gia đình: của một người cha và một người mẹ, của ông bà và anh chị em ruột. Và đứa trẻ này cần được chào đón, được yêu thương và được chăm sóc.”

Đức Thánh Cha kể ra những tiến bộ trong công nghệ cho phép chẩn đoán về những vấn đề có thể có của một đứa trẻ khi vẫn còn đang ở trong bụng mẹ. Ngài nói rằng đây là trường hợp có thể gây ra sự tuyệt vọng về phía cha mẹ – nhưng nó không có nghĩa là cần phải cắt đứt sự sống.

“Tuy nhiên, có những điều mà y khoa biết rõ: những đứa trẻ, ngay trong cung lòng người mẹ đã cho thấy những tình trạng bệnh lý, là những bệnh nhân tí hon, là những người không hiếm khi có thể được chữa lành bằng những can thiệp về dược lý, phẫu thuật và chăm sóc đặc biệt, điều mà trong suốt nhiều năm đã góp thành một trong những nguyên nhân của việc phá thai tự nguyện và từ bỏ sự chăm sóc khi sinh cho quá nhiều trẻ em với những bệnh lý nghiêm trọng,” Đức Phanxico nói. “Về một mặt là những liệu pháp chữa trị trong bào thai và mặt khác là phương pháp chăm sóc tích cực cho bào thai đạt được những kết quả thật ngạc nhiên nói theo thuật ngữ của sự hỗ trợ lâm sàng và cung cấp sự hỗ trợ đặc biệt cho gia đình chấp nhận sự chào đời của một đứa trẻ bị bệnh.”

Đức Thánh Cha nói vô cùng rõ ràng rằng việc phá thai là không thể chấp nhận trong bất kỳ hoàn cảnh nào: “Tuy nhiên, giáo huấn của Giáo hội về điểm này rất rõ ràng: sự sống con người là thiêng liêng và không thể xâm phạm và cách sử dụng phương pháp chẩn đoán trong bào thai để đưa ra kết quả lựa chọn thật là một sự thất vọng, thể hiện trạng thái tâm lý ưu sinh vô nhân, nó lấy mất khỏi gia đình cơ hội đón nhận, ôm lấy và yêu thương những đứa con yếu đuối nhất của mình.”

Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) diễn từ của Đức Thánh Cha trước những người có mặt tại buổi tiếp kiến.


* * *

Diễn từ của Đức Thánh Cha

Thưa các Đức Hồng y,

Thưa các Huynh đệ trong Giám mục đoàn và Linh mục đoàn.

Anh chị em thân mến,

Xin chào anh chị em và xin chào mừng. Tôi xin gửi lời chào Đức Hồng y Farrell và tôi xin cảm ơn về những lời giới thiệu của ngài. Tôi xin chào các tham dự viên của Đại hội Quốc tế “Nói Có với sự sống! — Chăm sóc món quà quý báu của sự sống trong tình trạng mong manh,” được tổ chức bởi Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, và Tổ chức “The Heart in a Drop”, một trong những thực thể nỗ lực hết sức từng ngày để giúp các trẻ em được chào đời trong các tình trạng vô cùng mong manh. Những trẻ em mà trong một số trường hợp bị văn hóa loại bỏ mô tả là “không thích hợp với sự sống,” và vì thế mà bị kết án tử.

Tuy nhiên, không một con người nào không thích hợp với sự sống, không vì tuổi tác, vì tình trạng sức khỏe, hoặc chất lượng của sự sống của người đó. Mọi đứa trẻ đi vào cung lòng của một người phụ nữ là một ân ban, nó làm thay đổi câu chuyện của một gia đình: của một người cha và một người mẹ, của ông bà và anh chị em ruột. Và đứa trẻ này cần được chào đón, được yêu thương và được chăm sóc. “Nhưng nó sẽ ồn ào phiền phức lắm … chúng ta hãy phá bỏ nó.” Không, đây là một loại âm nhạc mà tất cả chúng ta phải nghe. Và tôi nói rằng đứa trẻ nghe thấy tiếng vỗ tay chào đón và nó nhận ra rằng điều đó là dành cho bé. Lắng nghe là luôn luôn cần thiết, và khi đứa trẻ gây ra cho chúng ta một số rắc rối, ngay cả trong nhà thờ, cứ để cho các bé khóc trong nhà thờ! Chúng đang ca khen Thiên Chúa đó. Đừng bao giờ đưa đứa trẻ ra ngoài vì nó khóc. Xin cảm ơn vì chứng tá.

Khi một phụ nữ khám phá thấy mình đang mang thai, một ý thức về sự huyền nhiệm thẳm sâu ngay lập tức làm rung động bà. Những phụ nữ đã là mẹ đều biết điều này. Ý thức về một sự hiện hữu, nó lớn lên trong lòng bà, lan tỏa khắp người bà, khiến cho bà không chỉ là một người phụ nữ nhưng là một người mẹ. Ngay lập tức một sự đối thoại qua lại mạnh mẽ được thiết lập giữa bà và đứa con, điều mà khoa học gọi là cross-talk (chuyện riêng). Đó là một sự nhận thức rõ ràng và mạnh mẽ giữa hai con người, họ giao tiếp với nhau, ngay từ giây phút thụ thai đầu tiên, thúc đẩy một sự thích nghi lẫn nhau, khi đứa bé lớn dần và phát triển. Khả năng giao tiếp này không chỉ riêng của người phụ nữ nhưng đặc biệt là của đứa trẻ, trong tính cách riêng của đứa trẻ nó có thể gửi đi những thông điệp để tỏ lộ sự hiện hữu của mình và những nhu cầu của mình cho người mẹ. Chính từ đó một sinh linh mới ngay lập tức trở thành một đứa con, làm rộn rã toàn bộ con người của bà để giao tiếp với đứa con.

Ngày nay, những kỹ thuật hiện đại của khoa chẩn đoán bào thai có khả năng phát hiện những dị tật và các bệnh lý ngay từ những tuần đầu của bào thai, và khả năng đó có thể đặt sự sống của đứa trẻ và sự bình an của người phụ nữ vào vòng nguy hiểm. Sự nghi ngờ về một bệnh lý, và thậm chí là sự chắc chắn của một căn bệnh, làm thay đổi trải nghiệm của sự mang thai, làm cho người phụ nữ và các cặp vợ chồng rơi vào tâm trạng buồn nản sâu sắc. Cảm giác cô đơn, bất lực, và sợ hãi của nỗi đau của đứa trẻ và của toàn gia đình nổi lên khi một tiếng khóc thầm lặng, một tiếng kêu xin giúp đỡ trong bóng tối của bệnh tật luôn tồn tại và thậm chí các bác sĩ cũng thường không biết nó sẽ thể hiện như thế nào nơi cá nhân đơn lẻ.

Tuy nhiên, có những điều mà y khoa biết rõ: những đứa trẻ, ngay trong cung lòng người mẹ đã cho thấy những tình trạng bệnh lý, là những bệnh nhân tí hon, là những người không hiếm khi có thể được chữa lành bằng những can thiệp về dược lý, phẫu thuật và chăm sóc đặc biệt, điều mà trong suốt nhiều năm đã góp thành một trong những nguyên nhân của việc phá thai tự nguyện và từ bỏ sự chăm sóc khi sinh cho quá nhiều trẻ em với những bệnh lý nghiêm trọng. Về một mặt là những liệu pháp chữa trị trong bào thai và mặt khác là phương pháp chăm sóc tích cực cho bào thai đạt được những kết quả thật ngạc nhiên nói theo thuật ngữ của sự hỗ trợ lâm sàng và cung cấp sự hỗ trợ đặc biệt cho gia đình chấp nhận sự chào đời của một đứa trẻ bị bệnh.

Những khả năng và kiến thức như vậy phải được dành cho tất cả mọi người, để truyền bá một bước tiếp cận về khoa học và mục vụ của việc đồng hành trọn vẹn. Vì thế, điều không thể thiếu được là bác sĩ không những phải có mục tiêu rất rõ ràng cho việc điều trị nhưng còn là giá trị thiêng liêng của sự sống con người, mà sự bảo vệ nó cuối cùng phải dựa vào y tế. Nghề y là một sứ mạng, một ơn gọi đối với sự sống, và điều quan trọng là các bác sĩ phải ý thức được rằng chính họ là một món quà cho các gia đình được trao phó cho họ: bác sĩ có khả năng bước vào mối quan hệ, chăm sóc sự sống cho người khác, là những người chủ động xử lý cơn đau, có khả năng trấn an, cam kết tìm ra những giải pháp, đó là những cách thể hiện sự tôn trọng đối với phẩm giá của sự sống mỗi con người.

Liên quan đến vấn đề này, chăm sóc thai kỳ những tháng cuối là một cách chăm sóc làm cho y học đầy nhân tính, vì nó chuyển thành một mối quan hệ có trách nhiệm với đứa trẻ bị bệnh, được đồng hành chăm sóc bởi các nhà hoạt động và gia đình của bé trong một quá trình phối hợp hỗ trợ, không bao giờ bỏ rơi bé, làm cho bé cảm nhận được sự ấm áp và tình yêu của con người.

Tất cả điều này cho thấy sự cần thiết, theo khả năng kiến thức khoa học hiện tại, đặc biệt khi đối phó với những em bé được dự đoán sẽ chết ngay sau khi sinh, hoặc sau một thời gian ngắn. Trong những trường hợp này, sự chăm sóc có vẻ như là một sự cam kết nỗ lực vô ích và gây thêm đau khổ cho cha mẹ. Tuy nhiên, một cái nhìn thận trọng có thể hiểu được ý nghĩa đích thực của nỗ lực này, nhằm mang đến tình yêu trọn vẹn của một gia đình. Thật vậy, việc chăm sóc những đứa trẻ đó giúp cha mẹ hiểu rõ về niềm thương tiếc và không chỉ nghĩ về nó như là một sự mất mát mà còn là một giai đoạn của hành trình cùng sánh bước. Đứa trẻ đó sẽ mãi mãi ở lại trong cuộc đời của họ. Và họ sẽ có thể yêu thương nó. Thường thường, chỉ vài giờ người mẹ có thể ru con trong nôi sẽ để lại một dấu ấn trong trái tim của bà, và bà sẽ không bao giờ quên. Và bà cảm nhận được — cho phép tôi sử dụng từ này — thỏa mãn; bà cảm nhận mình là một người mẹ.

Thật đáng buồn, văn hóa đang thống trị ngày nay không thúc đẩy sự tiếp cận này: ở mức độ xã hội, sự sợ hãi và chán ghét sự gặp gỡ với những người khuyết tật thường xui khiến lựa chọn cách phá thai, xem nó như một cách để “ngăn ngừa.” Tuy nhiên, giáo huấn của Giáo hội về điểm này rất rõ ràng: sự sống con người là thiêng liêng và không thể xâm phạm và cách sử dụng phương pháp chẩn đoán trong bào thai để đưa ra kết quả lựa chọn thật là một sự thất vọng, thể hiện trạng thái tâm lý ưu sinh vô nhân, nó lấy mất khỏi gia đình cơ hội đón nhận, ôm lấy và yêu thương những đứa con yếu đuối nhất của mình. Đôi lúc chúng ta nghe thấy nói rằng: “Người Công giáo các anh không chấp nhận phá thai, đó là vấn đề của tôn giáo các anh.” Không, nó là vấn đề còn hơn cả tôn giáo. Chúng ta đừng buộc tội tôn giáo về một điều gì đó ngay từ ban đầu đã không thuộc trách nhiệm của nó. Nó là vấn đề của con người. Chỉ cần hai câu nói sẽ giúp anh chị em hiểu được vấn đề này rõ ràng: hai câu hỏi. Câu hỏi thứ nhất: chấm dứt một sự sống con người để giải quyết một vấn đề là có hợp pháp không? Câu hỏi thứ hai: thuê sát thủ để giải quyết một vấn đề là có hợp pháp không? Câu trả lời tùy vào anh chị em. Đây mới là điểm mấu chốt. Đừng đổ cho tôn giáo một điều gì đó liên quan đến những vấn đề thuộc con người. Nó không hợp lý. Đừng bao giờ, đừng bao giờ cắt đứt một sự sống con người hay thuê sát thủ để giải quyết một vấn đề.

Phá thai không bao giờ là câu trả lời mà người phụ nữ và gia đình tìm kiếm. Đúng hơn là, chính sự sợ hãi và sự cô đơn làm cho cha mẹ ngập ngừng. Những khó khăn của một trật tự thực tế, thuộc con người và tinh thần là không thể phủ nhận, nhưng chính vì điều này mà những hoạt động mục vụ khôn ngoan nhất trở nên vô cùng cấp bách và cần thiết để hỗ trợ những người chấp nhận các đứa con bị bệnh của họ. Tức là, cần phải tạo ra những khu vực, những địa điểm và “những mạng lưới yêu thương” để các cặp vợ chồng có thể hướng tới, cũng như dành thời gian để đồng hành với các gia đình này. Đến đây tôi chợt nhớ câu chuyện tôi được nghe ở các Giáo phận của tôi. Có một cô thiếu nữ 15 tuổi bị hội chứng Down mang thai, và cha mẹ của cô đến Thẩm phán để xin phép phá thai. Vị Thẩm phán, một con người chính trực và nghiêm nghị, nghiên cứu trường hợp và nói: “Tôi muốn hỏi trực tiếp cô gái.” “Nhưng nó bị Down, nó không hiểu gì …” “Không, không, cứ đưa cô gái tới đây.” Cô thiếu nữ 15 tuổi đến, ngồi xuống ở đó, bắt đầu nói chuyện với vị Thẩm phán và ông ta nói với cô: “Cháu có biết chuyện gì đang xảy ra với cháu không?” “Có. Cháu bị bệnh …” “À, và cháu bị bệnh gì?” “Người ta nói với cháu rằng có một con thú vật bên trong người cháu và nó đang ăn cái bao tử của cháu vì vậy cháu phải có sự can thiệp.” “Không phải, cháu không có con giun nào ăn dạ dày của cháu. Cháu có biết cháu có gì ở trong đó không? Một em bé!” Và cô thiếu nữ bị Down thốt lên: “Ôi, thật là đẹp!” Vậy đó. Với câu chuyện này, vị Thẩm phán không cho phép phá thai. Người mẹ của cô gái muốn điều đó. Một bé gái chào đời. Nhiều năm trôi qua. Em bé đi học, lớn lên và trở thành một luật sư. Từ lúc cô ấy hiểu được câu chuyện của đời mình vì cô được người ta kể lại, mỗi lần sinh nhật là cô gái gọi điện thoại cho vị Thẩm phán để cảm ơn ông vì món quà được sinh ra đời. Đây là những điều của cuộc sống. Vị Thẩm phán qua đời và bây giờ cô ấy đã trở thành người thúc đẩy công lý. Vậy đó, thật là một điều dễ thương! Phá thai không bao giờ là câu trả lời mà phụ nữ và gia đình tìm kiếm.

Vì vậy, xin cảm ơn tất cả anh chị em làm việc về vấn đề này. Và đặc biệt xin cảm ơn các gia đình, những người mẹ người cha là những người chấp nhận sự sống mong manh — chữ mong manh được nhấn mạnh — vì những người mẹ, và những người phụ nữ nói chung là các chuyên gia về sự mong manh: họ đón nhận sự sống mong manh. Và bây giờ anh chị em trở thành một nguồn hỗ trợ và giúp đỡ cho các gia đình khác. Chứng tá yêu thương của anh chị em là một món quà cho thế giới. Cha chúc lành cho anh chị em và cầu nguyện cho anh chị em. Và cha xin anh chị em hãy cầu nguyện cho cha.

Cảm ơn anh chị em!

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]

© Libreria Editrice Vatican



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 27/5/2019]


Thứ Năm, 30 tháng 5, 2019

Toàn văn huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico trong Buổi Tiếp Kiến Chung

Toàn văn huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico trong Buổi Tiếp Kiến Chung
© Vatican Media

Toàn văn huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico trong Buổi Tiếp Kiến Chung

‘Với họ, Người đã chứng tỏ cho các ông thấy Người đang sống … và Người truyền cho các ông … chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa’

29 tháng Năm, 2019 15:29

Buổi Tiếp Kiến Chung sáng nay được tổ chức lúc 8:55 trong Quảng trường Thánh Phê-rô, tại đây Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ những người hành hương và tín hữu từ nước Ý và khắp nơi trên thế giới.

Bắt đầu một loạt giáo lý mới theo sách Tông đồ Công vụ, trong huấn từ bằng tiếng Ý Đức Thánh Cha tập trung phân tích về chủ điểm: “Với họ, Người đã chứng tỏ cho các ông thấy Người đang sống … và Người truyền cho các ông … chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa” (Trình thuật sách Thánh: trích Tông đồ Công vụ 1:3-4).

Sau phần tóm lược bài giáo lý bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt đến các nhóm tín hữu hiện diện.

Buổi Tiếp Kiến Chung kết thúc với bài hát Kinh Lạy Cha và Phép Lành Tòa Thánh.


* * *

Bài Giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay chúng ta bắt đầu một hành trình giáo lý qua sách Tông đồ Công vụ. Quyển sách thánh này, được viết bởi Thánh sử Lu-ca, nói cho chúng ta biết về một hành trình — về một hành trình: nhưng là hành trình gì? Đó là hành trình của Tin mừng trong thế giới và chỉ cho chúng ta thấy sự hiệp nhất tuyệt vời giữa Lời Chúa và Thánh Thần, là sự khởi đầu cho thời gian rao giảng phúc âm. Các vai chính của Công vụ thật ra là một “cặp đôi” rất hoàn hảo và hiệu quả: Lời và Thần Khí.

Thiên Chúa “tống đạt lệnh truyền xuống đất” và “lời Người hỏa tốc chạy đi” — như lời Thánh vịnh nói (147:15). Lời Chúa chạy đi, Lời rất năng động, tưới mát mọi vùng đất Lời gieo xuống. Và sức mạnh của Lời là gì? Thánh Lu-ca kể cho chúng ta biết rằng lời con người trở nên hữu hiệu — không phải nhờ tài hùng biện là một nghệ thuật diễn thuyết thu phục –, nhưng nhờ Chúa Thánh Thần, Đấng là động lực của Thiên Chúa, là động lực của Thiên Chúa. Sức mạnh của Ngài, có quyền năng thanh tẩy lời, để làm cho nó mang đến sự sống. Chẳng hạn có những câu chuyện trong Kinh thánh, những lời nói của con người. Nhưng đâu là sự khác nhau giữa Kinh thánh và một quyển sách lịch sử? Sự khác nhau đó là lời của Kinh thánh được lấy từ Thánh Thần là Đấng trao ban một sức mạnh rất lớn, một sức mạnh khác biệt, và là Đấng trợ giúp chúng ta để lời đó là hạt giống của sự thánh thiện, hạt giống của sự sống, rất hữu hiệu. Khi Thần Khí gặp gỡ lời của con người nó liền trở nên sinh động, giống như “thuốc nổ,” tức là lời có thể làm tâm hồn bừng sáng và phá vỡ những mưu đồ, những sức kháng cự, và những bức tường chia rẽ, mở ra những con đường mới và mở rộng những ranh giới của dân Chúa. Và trong hành trình của những bài giáo lý này chúng ta sẽ chứng kiến điều đó trong Sách Công vụ Tông đồ. Chỉ duy nhất Thánh Thần là Đấng ban tặng cho lời nói vô cùng yếu ớt của chúng ta, thậm chí là giả dối và trốn tránh trách nhiệm, âm vang rền và sắc bén, Chúa Con đã được sinh ra bởi Người; Thần Khí đã xức dầu và giữ vững Người trong sứ vụ; nhờ Thần Khí mà Người đã chọn các Tông đồ và bảo đảm với các ông sự rao giảng, sự bền chí, và hoa trái dồi dào, cũng như Người bảo đảm điều đó với việc rao giảng của chúng ta ngày nay.

Tin mừng kết thúc với sự Phục sinh và Lên trời của Chúa Giê-su, và trình thuật của Công vụ Tông đồ bắt đầu chính xác từ đó, từ tính dư đầy sự sống của Đấng Phục sinh, rót đổ sang Hội thánh của Người. Thánh Lu-ca kể cho chúng ta rằng Chúa Giê-su “chứng tỏ cho các ông thấy là Người vẫn sống sau khi đã chịu khổ hình: trong bốn mươi ngày, Người đã hiện ra nói chuyện với các ông về Nước Thiên Chúa” (Cv 1:3). Đấng Phục sinh, Chúa Giê-su Phục sinh thực hiện những hành động rất con người, chẳng hạn cùng dùng chung bữa ăn với các ông, và Người mời gọi các ông hãy sống thật vững vàng và chờ đợi sự kiện toàn của lời hứa của Chúa Cha: “anh em sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần” (Cv 1:5).

Thật vậy, Phép Rửa trong Thánh Thần là một trải nghiệm cho phép chúng ta đi vào sự kết hiệp riêng tư với Thiên Chúa và tham gia vào Chương trình cứu độ phổ quát của Người, đạt được ơn parrhesia, là lòng can đảm, tức là có khả năng mạnh dạn công bố “với tư cách là con cái của Chúa,” không chỉ với tư cách con người nhưng là tư cách của con cái Chúa: một lời công bố dõng dạc, tự do, hữu hiệu đầy tràn lòng yêu mến Chúa Ki-tô và tha nhân. Vì vậy, không có sự đấu tranh để giành được hoặc được trao tặng ân tứ của Chúa. Tất cả đều được trao ban một cách nhưng không và vào đúng thời điểm. Thiên Chúa ban tặng cho tất cả một cách nhưng không. Ơn cứu độ không thể mua bán, nó cũng chẳng phải trả tiền; đó là một món quà nhưng không. Trước sự lo lắng khi biết trước thời gian của những biến cố Người đã loan báo sẽ xảy ra, Chúa Giê-su trả lời cho các môn đệ của Người: “Anh em không cần biết thời giờ và kỳ hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt, nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Giê-ru-sa-lem, trong khắp các miền Giu-đê, Sa-ma-ri và cho đến tận cùng trái đất” (Cv 1:7-8).

Đấng Phục sinh mời gọi các môn đệ của Người không những sống thời gian hiện tại bỏ qua mọi lo lắng, nhưng còn kết hiệp mật thiết với thời gian, và có khả năng chờ đợi sự hé mở của một câu chuyện thánh thiêng đã không bị đứt đoạn nhưng tiến tới, một câu chuyện luôn luôn tiến tới; và có thể chờ đợi “những bước chân” của Chúa, Thiên Chúa của thời gian và không gian. Đấng Phục sinh mời gọi những môn đệ của Người không “chế tạo” ra sứ vụ của riêng họ, nhưng là chờ đợi Chúa Cha thúc đẩy tâm hồn của họ bằng Thánh Thần, có thể góp phần trở thành một chứng nhân rao giảng đủ khả năng chiếu tỏa từ Giê-ru-sa-lem đến Sa-ma-ri và vượt qua mọi biên giới của Israel để tiến đến các vùng ngoại vi của thế giới.

Các Tông đồ cùng nhau sống tinh thần chờ đợi này; họ sống tinh thần đó như gia đình của Chúa trong phòng Tiệc Ly, một lần nữa những bức tường của căn phòng là các chứng nhân cho ơn sủng mà Chúa Giê-su đã trao tặng chính thân mình cho các môn đệ của người trong Phép Thánh Thể. Và chờ đợi sức mạnh, chờ đợi động lực của Chúa như thế nào? Bằng cách kiên trì cầu nguyện, giống như không có ai khác nhưng chỉ là một. Cầu nguyện trong sự hiệp nhất với lòng kiên trì. Thật vậy, chính nhờ sự cầu nguyện mà người ta vượt qua được sự cô đơn, cám dỗ, và sự hoài nghi và mở lòng đón nhận sự hiệp nhất. Sự có mặt của những người phụ nữ và Mẹ Maria, thân mẫu của Chúa Giê-su, làm mạnh mẽ thêm trải nghiệm này: trước hết họ học được từ Thầy để làm chứng cho sự chung thủy của tình yêu và cho sức mạnh của sự hiệp nhất giúp vượt qua mọi nỗi sợ hãi.

Chúng ta hãy xin Chúa ban cho lòng kiên nhẫn biết chờ đợi những bước chân của Người, không “chế tạo ra” điều được gọi là công việc của Người, và luôn nhu mỳ cầu nguyện, khẩn xin Thần Khí và gieo trồng sự hiệp nhất hội thánh.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]

© Libreria Editrice Vatican

Toàn văn huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico trong Buổi Tiếp Kiến Chung

[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 30/5/2019]


Đức Thánh Cha ca ngợi những ích lợi của thể thao tại Đại hội ‘Môn Bóng đá chúng tôi yêu’

Đức Thánh Cha ca ngợi những ích lợi của thể thao tại Đại hội ‘Môn Bóng đá chúng tôi yêu’
© Vatican Media

Đức Thánh Cha ca ngợi những ích lợi của thể thao tại Đại hội ‘Môn Bóng đá chúng tôi yêu’

Khoảng 6.000 thiếu nhi có mặt, từ Lazio và Abruzzo

24 tháng Năm, 2019 16:40

Ngày 23 tháng Năm, 2019, tiếp các tham dự viên trong đại hội “Môn Bóng đá chúng tôi yêu,” được tổ chức bởi tờ báo thể thao “La Gazzetta dello Sport” cùng hợp tác với Bộ Giáo dục, Đại học và Nghiên cứu (MUIR), Liên đoàn Bóng đá Ý và Liên đoàn Giải Serie A. Khoảng sáu ngàn thiếu nhi có mặt từ các vùng Lazio và Abruzzo.

“Thể thao là một cơ hội tuyệt vời để để cống hiến tốt nhất khả năng, với sự hy sinh và cam kết, nhưng trên hết, nó không chơi một mình,” Đức Thánh Cha nhận xét. “Hãy nghe kỹ: thể thao, không chơi một mình. Chúng ta sống trong một thời đại khi mà do sự có mặt ồ ạt của các công nghệ mới, nó rất dễ dẫn đến sự tự cô lập, tạo ra những mối dây liên kết ảo với nhiều người, nhưng ở xa cách. Nhiều kết nối, nhưng lại cô đơn. Điều tuyệt vời của việc chơi với một trái bóng là có thể cùng chơi với người khác, chuyền bóng ở giữa sân, học cách xây dựng hành động của một trận đấu, cùng kết hợp với nhau thành một đội … Trái bóng trở thành một phương tiện mời gọi những con người bằng xương bằng thịt chia sẻ tình bạn, để tìm được bản thân trong một không gian, để nhìn vào bản thân, để thách đố bản thân đưa ra áp dụng những kỹ năng của các bạn. Các bạn thân mến, bóng đá là một môn thể thao đồng đội: các bạn không thể chơi nó một mình! Và nếu được sống theo đúng cách này, nó cũng sẽ có tác dụng tốt cho tâm trí và tâm hồn trong một xã hội chỉ chú trọng đến chủ nghĩa chủ thể, trung tâm điểm là cái tôi của mình, gần như nó là một nguyên tắc tuyệt đối … Chơi thể thao làm cho các bạn hạnh phúc vì các bạn có thể thể hiện sự tự do của mình, thi đấu theo con đường vui vẻ, sử dụng thời gian rảnh rỗi một cách đơn sơ … Tại sao vậy? Tại sao vậy? … Vì các bạn thích nó, các bạn thích chơi bóng đá, các bạn chạy theo một ước mơ nhưng không cần thiết phải trở thành một nhà vô địch. Hiến chương về Quyền của Trẻ em đối với Thể thao cũng khẳng định quyền của mỗi thiếu nhi “được chơi một môn thể thao chỉ vì niềm vui” (Mục 10).

Ngài tiếp tục kêu gọi bậc cha mẹ hãy truyền cho con cái của họ trạng thái tâm lý của một trận thi đấu, của phần thưởng nho nhỏ, và của tình thân “để động viên các em trong những thời gian khó khăn, đặc biệt sau một sự thất bại … Và giúp các em hiểu rằng ngồi trên ghế dự bị không phải là một sự xấu hổ, nhưng là một cơ hội để phát triển và là một cơ hội cho người khác. Để các em luôn có thể có được niềm phấn khích thể hiện hết mình vì ngoài trận thi đấu là cuộc sống đang chờ đợi các em.”

Trong cuộc phiêu lưu này, huấn luyện viên có vai trò rất quan trọng, vì họ đại diện cho một điểm tham chiếu cho thiếu nhi luyện tập. “Mọi điều các bạn nói và làm, và cách các bạn nói và làm điều đó, là một bài học cho các học viên của các bạn, và đến mức độ sẽ để lại một dấu ấn không phai trong cuộc sống của các em, để trở nên tốt hơn hoặc xấu hơn,” Đức Thánh Cha cảnh báo.

Ngài cũng có đôi lời gửi đến các đội vô địch bóng đá truyền cảm hứng cho các vận động viên trẻ này. “Đừng quên các bạn đã bắt đầu từ đâu: trong sân bóng ở những vùng ngoại vi của thành phố, trong câu lạc bộ nhỏ đó … Cha mong rằng các bạn sẽ luôn cảm nhận sự biết ơn đối với lịch sử của mình được xây dựng bằng những hy sinh, những chiến thắng, và những thất bại. Và ước mong rằng các bạn cũng ý thức được trách nhiệm giáo dục của các bạn, được thể hiện qua tính kiên định trong cuộc sống và sự đoàn kết với người yếu đuối nhất, động viên những em nhỏ nhất trở nên vững vàng trong lòng và có thể trở thành những người vô địch trong cuộc sống.”

Ngài dành những lời cuối gửi đến các người quản lý, ngài kêu gọi họ luôn bảo vệ tinh thần của trận đấu không vì tiền bạc. “Ước mong rằng vẻ đẹp của bóng đá không bị mất đi trong các thỏa thuận tài chính.”



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/5/2019]


Thứ Tư, 29 tháng 5, 2019

Đức Thánh Cha với các ngân hàng lương thực: chống đói cũng có nghĩa là chống lãng phí

Đức Thánh Cha với các ngân hàng lương thực: chống đói cũng có nghĩa là chống lãng phí
© Vatican Media

Đức Thánh Cha nói với các ngân hàng lương thực: chống đói cũng có nghĩa là chống lãng phí

‘Tôi xin cảm ơn về về tất cả những gì các bạn làm: cung cấp lương thực cho những người đang đói.’

20 tháng Năm, 2019 16:15

Ngày 18 Tháng Năm, 2019, trong Khán phòng Mật nghị thuộc Điện Tông tòa của Vatican Đức Thánh Cha tiếp các thành viên của Liên hiệp các Ngân hàng Lương thực Châu Âu, vào cuối buổi họp thường niên của họ ở Roma, năm nay là kỷ niệm năm thứ ba mươi ngày thành lập của Ngân hàng Lương thực Ý.

Dưới đây là diễn từ của Đức Thánh Cha với những người hiện diện:


Diễn từ của Đức Thánh Cha

Các bạn thân mến,

Sau khi nghe những gì ông Chủ tịch nói, tôi bị cám dỗ thôi không nói nữa, vì ông nói giống như một Giáo hoàng rồi! Cảm ơn ông, vì tôi hiểu rằng những gì ông nói là những lời xuất phát từ trái tim. Cảm ơn ông!

Tôi xin gửi lời chào nồng ấm đến các bạn, và qua các bạn, tôi xin gửi lời chào đến tất cả các thành viên và những tình nguyện viên của các Ngân hàng Lương thực Châu Âu. Tôi rất vui được chào đón các bạn tại buổi kết thúc của cuộc họp thường niên của các bạn được tổ chức ở Roma đây nhân kỷ niệm năm thứ ba mươi ngày thành lập Ngân hàng Lương thực Ý: xin chúc mừng nhân ngày kỷ niệm của các bạn!

Tôi xin cảm ơn về về tất cả những gì các bạn làm: cung cấp lương thực cho những người đang đói. Điều này không chỉ đơn thuần có nghĩa là cung cấp những sự ích lợi nhưng còn hơn thế là đưa ra một hành động cụ thể ban đầu của sự đồng hành trên con đường giải phóng. Khi tôi nhìn đến các bạn, tôi có thể hình dung cam kết của rất nhiều người đang âm thầm làm việc mà không mong chờ được tưởng thưởng, cung cấp quá nhiều sự giúp đỡ. Nói về người khác thì luôn luôn dễ dàng; nhưng trao tặng cho người khác thì khó hơn nhiều, nhưng đây mới là vấn đề chính. Các bạn can dự không phải bằng lời nói, nhưng bằng đời sống thật, vì các bạn đang chiến đấu chống lại sự lãng phí lương thực, cứu lại những gì có thể đã bị lãng phí. Các bạn đã lấy lại những gì bị ném vào trong vòng xoáy rất xấu của sự lãng phí và đưa nó trở lại vào “vòng xoay tốt lành” của cách sử dụng tốt đẹp. Công việc của các bạn giống như công việc của một cây xanh – đây là một hình ảnh hiện lên trong trí tôi – nó hít thở sự ô nhiễm nhưng lại thải ra chất ô-xi. Và cũng giống như cây xanh, các bạn không giữ lại ô-xi: các bạn phân phối số lượng cần thiết cho sự sống để nó đến được với những người đang cần.

Cuộc chiến chống lại tai họa kinh khủng của nạn đói cũng có nghĩa là cuộc chiến chống lại sự lãng phí. Sự lãng phí cho thấy tính thờ ơ đối với mọi vật và đối với những người thiếu thốn. Tính lãng phí là hình thức gạt bỏ thô bạo nhất. Tôi nghĩ đến giây phút khi Chúa Giê-su yêu cầu thu gom lại những mẩu bánh vụn sau khi phân phát bánh cho các đám đông, để không thứ gì bị lãng phí (x. Ga 6:12). Thu gom lại để tái phân phát; không phải sản lượng dẫn đến sự lãng phí. Vứt bỏ thức ăn cũng có nghĩa là vứt bỏ con người. Ngày nay thật đáng hổ thẹn khi người ta không chú ý rằng lương thực là một nguồn lợi ích quý báu biết bao, nhưng lại không biết bao điều lợi ích lại có một kết cục xấu.

Lãng phí những sự ích lợi là một thói quen rất xấu có thể len lỏi vào khắp nơi, thậm chí cả trong những công cuộc bác ái. Có những lúc, các sáng kiến hữu ích được soi dẫn bởi những mục đích tốt nhất có thể rơi vào sự tuyệt vọng bởi tính quan liêu tràn lan, bởi những chi phí quản lý quá mức, hoặc trở thành những hình thức phúc lợi không dẫn đến sự phát triển đích thực. Trong thế giới phức tạp ngày nay điều quan trọng là sự ích lợi phải được thực hiện một cách tốt đẹp, và nó không phải là kết quả của sự ứng biến; nó đòi hỏi trình độ hiểu biết, khả năng lập kế hoạch và tính liên tục. Nó cần một tầm nhìn tổng hợp của những con người cùng chung mục đích: thật khó làm được điều ích lợi khi không biết quan tâm đến nhau. Theo ý nghĩa này, những kinh nghiệm của các bạn, thậm chí cả những kinh nghiệm gần đây, đưa chúng ta trở lại với những cội nguồn của tình đoàn kết ở Châu Âu; vì họ tìm kiếm sự hiệp nhất trong những điều ích lợi cụ thể. Thật vô cùng tốt đẹp khi nhìn thấy các ngôn ngữ, các niềm tin, các truyền thống và những bước tiếp cận khác nhau cùng hội tụ lại, không vì ích riêng, nhưng là để trao tặng phẩm giá cho người khác. Công việc của các bạn làm đưa ra một thông điệp rõ ràng mà không cần nhiều lời nói: chúng ta không xây dựng tương lai bằng việc tìm kiếm những mối lợi cho riêng mình; sự phát triển của tất cả mọi người nâng cao lên mỗi khi chúng ta cùng bước đi với những người bị bỏ rơi đằng sau.

Nền kinh tế rất cần điều này. Ngày nay mọi việc đều được kết nối và trôi qua rất nhanh, nhưng sự tranh giành tiền bạc một cách điên cuồng đi kèm với sự bạc nhược nội tâm trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, với việc đánh mất phương hướng và đánh mất ý nghĩa rõ ràng. Điều tôi quan tâm đó là một nền kinh tế nhân văn hơn, một nền kinh tế có linh hồn chứ không phải là một cỗ máy liều lĩnh nghiền nát con người. Quá nhiều người ngày nay không có việc làm, không có phẩm giá hay niềm hy vọng; và vẫn còn những người bị đàn áp bởi những đòi hỏi về sản lượng phi nhân làm trống rỗng những mối quan hệ của con người và có một tác động tiêu cực đến cả gia đình và đời sống cá nhân. Đôi lúc, khi tôi thi hành thừa tác vụ Giải tội, có những người trẻ có con cái đến, và tôi hỏi họ: “Con có chơi đùa với con cái của con không?” Và rất nhiều lần nhận được câu trả lời là: “Thưa cha, con không có thời gian … Khi con ra khỏi nhà để đi làm thì chúng vẫn còn đang ngủ, và khi con trở về thì chúng đã lên giường.” Điều này là phi nhân: sự quay cuồng của công việc không còn tình người này. Nền kinh tế được thiết lập “để chăm sóc cho gia đình,” đã trở nên vô nhân đạo; thay vì phục vụ con người, nó lại bắt chúng ta làm nô lệ, nô dịch hóa chúng ta cho những cơ chế của đồng tiền trở nên xa rời khỏi đời sống thực tế hơn bao giờ hết và ngày càng trở nên khó kiểm soát. Những cơ chế tài chính là “chất lỏng,” chúng là “thể khí”, chúng không bao giờ có sự chắc chắn. Làm sao chúng ta sống một cách dễ chịu khi con người chỉ còn là những con số và khi những con số thống kê thay thế cho những khuôn mặt con người, khi đời sống chịu lệ thuộc vào thị trường chứng khoán?

Chúng ta có thể làm gì? Đứng trước một tình hình kinh tế đang đau ốm, chúng ta không thể can thiệp bằng sức mạnh vũ phu và liều lĩnh. Nhưng chúng ta phải tìm ra một phương thuốc điều trị: không phải bằng cách tạo ra sự bất ổn hoặc mơ ước về quá khứ, nhưng là ủng hộ cho những điều tốt lành và tiếp nối những con đường đoàn kết, mang tính xây dựng. Chúng ta phải cùng đến với nhau để tái khởi động lại những điều lợi ích, hiểu thật rõ rằng cho dù cái ác có tràn lan trên thế giới, thì với sự trợ giúp của Thiên Chúa và thiện chí của rất nhiều người như các bạn, thế giới có thể trở nên một nơi tốt đẹp hơn. Chúng ta cần phải ủng hộ những người mong muốn thay đổi mọi điều để tốt hơn; chúng ta cần phải khuyến khích những mô hình phát triển dựa trên sự bình đẳng xã hội, trên phẩm giá con người, trên gia đình, trên tương lai của người trẻ, trên sự tôn trọng môi trường. Một nền kinh tế tuần hoàn (circular economy) không còn là việc chúng ta có thể trì hoãn. Sự lãng phí không thể là lời nói cuối cùng để lại cho hậu thế bởi một số ít người giàu có, trong khi phần lớn nhân loại vẫn chìm trong im lặng.

Với những lời bày tỏ sự lo lắng và hy vọng này mà tôi muốn chia sẻ với các bạn, một lần nữa tôi xin gửi lòng tri ân đến các bạn và động viên các bạn hãy tiến bước, thu hút mọi người mà các bạn gặp, đặc biệt là người trẻ, để họ có thể cùng tham gia với các bạn trong việc thúc đẩy điều thiện, để tạo ích lợi cho tất cả mọi người.

Cảm ơn các bạn!

© Libreria Editrice Vatican


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 21/5/2019]


Đức Thánh Cha nói với Hội Truyền Giáo Châu Phi: ‘Anh em là một gia đình đầy niềm vui và phát triển,’ là những người thậm chí có lúc liều mạng sống để rao giảng phúc âm

Đức Thánh Cha nói với Hội Truyền Giáo Châu Phi: ‘Anh em là một gia đình đầy niềm vui và phát triển,’ là những người thậm chí có lúc liều mạng sống để rao giảng phúc âm
© Vatican Media

Đức Thánh Cha nói với Hội Truyền Giáo Châu Phi: ‘Anh em là một gia đình đầy niềm vui và phát triển,’ là những người thậm chí có lúc liều mạng sống để rao giảng phúc âm

‘Trung thành với cội nguồn, anh em được kêu gọi để làm chứng cho Đức Ki-tô Sống lại,’ Đức Thánh Cha nhắc nhở các nhà truyền giáo

17 tháng Năm, 2019 13:12

Trung thành với cội nguồn, anh em được kêu gọi để làm chứng cho Đức Ki-tô Sống lại, Đức Thánh Cha Phanxico động viên các nhà truyền giáo Châu Phi.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh điều này với những người tham dự trong Tổng Công hội của Hội Truyền Giáo Châu Phi, ở Roma từ ngày 30 tháng Tư đến 24 tháng Năm, về chủ đề: “Một gia đình trung thành với đặc sủng truyền giáo trong bối cảnh phức tạp và thay đổi ngày nay.” Hôm nay ngày 17 tháng Năm, Đức Thánh Cha đón tiếp họ trong Thính phòng Mật hội của Điện Tông tòa.

Đức Thánh Cha nói với Hội Truyền Giáo Châu Phi: ‘Anh em là một gia đình đầy niềm vui và phát triển,’ là những người thậm chí có lúc liều mạng sống để rao giảng phúc âm

Đức Thánh Cha dâng lời cảm tạ Thiên Chúa “vì công cuộc vĩ đại của việc rao giảng phúc âm mà anh em mang đến cho Châu Phi, đặc biệt cho những người ở các vùng hẻo lánh xa xôi nhất, nơi cộng đồng Ki-tô giáo rất mong manh hoặc không tồn tại.”

Ngài tiếp tục: “Tôi rất vui mừng với ý chí của anh em phát triển những hình thức hiện diện mới, nơi những vùng dân Châu Phi gốc đang ở các nơi khác trên thế giới, với sự chú ý đặc biệt đến người di cư.”

Đức Thánh Cha nói, “những chân trời mục vụ mới này cho thấy sức sống của Chúa Thánh Thần, Đấng luôn ngự trị trong họ và thúc đẩy họ đáp lời lại cho những thách đố luôn mới đối với sứ mạng rao giảng phúc âm của Giáo hội và để “tiến đến các vùng ngoại vi cần có ánh sáng của Tin mừng.”

Đức Phanxico cảm ơn họ vì “nhiệt huyết truyền giáo, được tỏa lan với lòng dũng cảm, nó dẫn đưa anh em tiến bước để trao tặng toàn bộ sự sống của Chúa Giê-su Ki-tô, đôi khi liều cả mạng sống của chính mình,” theo những bước chân của các Cha sáng lập, Tôi tớ Chúa Melchior de Marion Bresillac và Cha Augustin Planque.

Cha Pierluigi Maccalli, bị bắt cóc ở Niger

Đức Thánh Cha cầu nguyện cho người anh em của họ là Cha Pierluigi Maccalli, bị bắt cóc đã nhiều tháng ở Niger, bảo đảm với họ về “sự quan tâm và ân cần của Tòa Thánh liên quan đến tình hình đáng lo ngại.”

Thể hiện sự đánh giá cao rằng cộng đoàn hội thánh của họ tạo thành một gia đình, với các Nữ tu Truyền giáo và các giáo dân, Đức Thánh Cha nói thêm: “Đó là một gia đình đầy niềm vui và phát triển, nhờ vào rất nhiều ơn gọi ở Châu Phi và Châu Á.”

Ngài nói: “Đặc tính gia đình chắc chắn là một sự phong phú mà anh chị em làm rất tốt để củng cố và phát triển,” ngài nói.

Đức Thánh Cha kết luận bằng sự phó thác gia đình truyền giáo của họ cho sự chuyển cầu của Mẹ Maria Đồng trinh, xin Mẹ duy trì vững vàng những nỗ lực của họ, ban phép lành cho họ và nhắc họ cầu nguyện cho ngài.

Dưới đây là bản dịch huấn từ (tiếng Anh) của Đức Thánh Cha trong buổi gặp gỡ với những người có mặt tại buổi tiếp kiến.


* * *

Huấn từ của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến,

Tôi xin chào mừng anh chị em là những thành viên của Hội Truyền giáo Châu Phi nhân dịp Tổng Công hội của anh chị em đang được tổ chức tại Roma. Sự gặp gỡ này cho phép tôi cảm tạ Chúa vì công cuộc rao giảng phúc âm vĩ đại mà anh chị em đang tiến hành ở Châu Phi, đặc biệt giữa những cư dân vùng quê xa xôi nhất nơi cộng đồng Ki-tô giáo rất mong manh hoặc không tồn tại. Tôi rất vui mừng với ý chí của anh em phát triển những hình thức hiện diện mới, nơi những vùng dân Châu Phi gốc đang ở các nơi khác trên thế giới, với sự chú ý đặc biệt đến người di cư.

Những chân trời mục vụ mới này cho thấy sức sống của Chúa Thánh Thần, Đấng luôn ngự trị trong họ và thúc đẩy họ đáp lời lại cho những thách đố luôn mới đối với sứ mạng rao giảng phúc âm của Giáo hội và để “tiến đến các vùng ngoại vi cần có ánh sáng của Tin mừng” (Tông huấn Evangelii Gaudium, 20). Tôi cảm ơn anh chị em vì nhiệt huyết truyền giáo, được tỏa lan với lòng dũng cảm, nó dẫn đưa anh em tiến bước để trao tặng toàn bộ sự sống của Chúa Giê-su Ki-tô, đôi khi liều cả mạng sống của chính mình, theo những bước chân của các Cha sáng lập, Tôi tớ Chúa Melchior de Marion Bresillac và Cha Augustin Planque. Trong mối liên hệ này, tôi cùng hiệp lời cầu nguyện với anh chị em cho người anh em là Cha Pierluigi Maccalli, đã bị bắt cóc nhiều tháng nay tại Niger, và bảo đảm với anh chị em về sự quan tâm và ân cần của Tòa Thánh liên quan đến tình hình đáng lo ngại.

Năm nay anh chị em mong muốn làm nổi bật lên sự thật rằng cộng đoàn hội thánh mới của anh chị em tạo thành một gia đình, với các Nữ tu Truyền giáo và các giáo dân. Đó là một gia đình đầy niềm vui và phát triển, nhờ vào rất nhiều ơn gọi ở Châu Phi và Châu Á. Đặc tính gia đình chắc chắn là một là một sự phong phú mà anh chị em làm rất tốt để củng cố và phát triển.

Thật vậy, việc rao giảng phúc âm luôn luôn được thực hiện bởi một cộng đoàn hoạt động “qua những công cuộc và hành động trong cuộc sống hàng ngày với người khác, làm ngắn lại những khoảng cách, hạ mình xuống mức nhịn nhục nếu cần thiết, và gánh lấy đời sống con người, chạm đến da thịt đau khổ của Đức Ki-tô trong những con người” (Nt., 24). Tôi động viên anh chị em hãy bền chí trong cam kết của mình, trong sự cộng tác với các thành viên của các tôn giáo và tổ chức khác, để phục vụ trẻ em và những người yếu đuối nhất, những nạn nhân của chiến tranh, bệnh tật, nạn buôn người, vì chọn những người hèn mọn nhất, những người mà xã hội từ chối và gạt bỏ, là một dấu chỉ tỏ lộ một cách cụ thể sự hiện hữu và sự ân cần của Đức Ki-tô đầy lòng thương xót. Từ đó, nhờ sự thúc đẩy của Thần Khí, anh chị em trở thành những người phục vụ cho một văn hóa đối thoại và gặp gỡ là văn hóa chăm sóc những người bé mọn và người nghèo, để góp phần vào con đường tiến đến tình huynh đệ con người thật sự.

Trung thành với những nguồn cội của minh, anh chị em được kêu gọi như một gia đình để làm chứng cho Đức Ki-tô Sống lại qua sự yêu thương gắn kết anh chị em với nhau, và với niềm vui tỏa rạng của một đời sống huynh đệ đích thực. Vì vậy, tôi mời gọi anh chị em miệt mài tìm kiếm — qua việc lắng nghe Lời Chúa, trong sự sống của bí tích và trong việc phục vụ anh em –, phương thế để làm mới lại trong mỗi người anh chị em sự gặp gỡ riêng tư với Đức Ki-tô. Quả thật, “động lực đầu tiên để rao giảng phúc âm là tình yêu của Chúa Giê-su mà chúng ta đã đón nhận, kinh nghiệm được cứu thoát bởi Người, điều khiến cho chúng ta yêu mến Người hơn bao giờ hết. [...] Vì thế, điều cấp bách là hãy tái khám phá tinh thần chiêm niệm, nó làm cho anh chị em tái khám phá mỗi ngày rằng chúng ta là những người thụ hưởng một sự tốt lành làm chúng ta có nhân tính, giúp dẫn đưa đến một đời sống mới” (Nt., 264).

Anh chị em thân mến, một lần nữa tôi xin cảm ơn chuyến thăm của anh chị em, cũng như chứng tá anh chị em trao tặng. Tôi động viên anh chị em hãy kiên trì, với nhiệt huyết và động lực luôn được đổi mới, trên con đường đi theo Hội Truyền giáo Châu Phi, là hội đã làm trổ sinh quá nhiều hoa trái là sự trở về với Đức Ki-tô. Khi lắng nghe Thần Khí, anh chị em đừng e sợ mở ra những con đường mới, để bày tỏ rằng “Thiên Chúa luôn là sự mới mẻ, sự mới mẻ đó thúc đẩy chúng ta liên tục khởi đầu trở lại và để thay đổi những địa điểm vượt ra ngoài những gì đã trở nên quen thuộc, hướng về những vùng ngoại vi và những biên giới” (Tông huấn Gaudete et Exsultate, 135). Với sự hy vọng này, tôi dâng gia đình truyền giáo của anh chị em cho sự cầu bầu của Mẹ Maria Đồng Trinh, xin mẹ giữ vững những nỗ lực của anh chị em. Tôi chúc lành và cầu nguyện cho anh chị em. Và xin anh chị em đừng quên cầu nguyện cho tôi.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 18/5/2019]


Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019

Đức Thánh Cha nói với các Đại sứ ‘Trách nhiệm trọng đại’ của họ giữa những nhu cầu cấp bách

Đức Thánh Cha nói với các Đại sứ ‘Trách nhiệm trọng đại’ của họ giữa những nhu cầu cấp bách

Đức Thánh Cha nói với các Đại sứ ‘Trách nhiệm trọng đại’ của họ giữa những nhu cầu cấp bách

Giữa những thách thức toàn cầu ngày càng nhiều, tình huynh đệ là vô cùng cần thiết

MAY 23, 2019 14:23

Tình huynh đệ là điều cần thiết để đối mặt với những thách thức toàn cầu phức tạp ngày càng lớn … 

Đức Thánh Cha đưa ra sự cổ vũ này khi tiếp các Tân Đại sứ của Thái Lan, Na Uy, New Zealand, Sierra Leone, Guinea, Guinea Bissau, Luxembourg, Mozambique và Ethiopia, nhân buổi trình Ủy nhiệm thư hôm nay ngày 23 tháng Năm, trong Khán phòng Sala Clementina của Điện Tông tòa Vatican.

Đức Thánh Cha bắt đầu bằng lời nhờ các đại sứ chuyển đến các nguyên thủ quốc gia của họ những tình cảm thể hiện lòng kính trọng, và bảo đảm rằng ngài cầu nguyện cho họ và cho dân tộc mà họ phục vụ.

Đức Thánh Cha bắt đầu, “Nhân cơ hội này, ngay lúc khởi đầu của nhiệm vụ mới của quý vị, để trân quý những đóng góp tích cực của các quốc gia của quý vị cho ích chung của thế giới, cho phép tôi đề cập đến trách nhiệm cao cả mà chúng ta cùng nhau gánh vác để bảo vệ những người dễ bị xúc phạm nhất trong anh chị em của chúng ta.”

“Nhu cầu cấp bách chú ý đến những người nghèo nhất trong số các công dân của chúng ta là một trách nhiệm trọng đại, nó được thể hiện một cách thuyết phục nhất khi chúng ta hiệp nhất trong việc thúc đẩy sự phát triển con người toàn diện của họ, tôn trọng sự đa dạng chính đáng. Hơn nữa, sự hiệp nhất này có một cái tên cụ thể: đó là tình huynh đệ!”

Thừa nhận rằng chúng ta đang phải đối mặt với những thách đố toàn cầu phức tạp ngày càng nhiều hơn, Đức Phanxico nhấn mạnh rằng tầm quan trọng của tình huynh đệ phải được đề cao, “để cùng nhau phấn đấu bảo đảm cho sự chung sống hòa bình và công bằng không đơn thuần là một chiến lược của chính trị xã hội nhưng là một mẫu gương của sự đoàn kết đi sâu hơn mong muốn đạt được một mục tiêu chung.”

Hòa bình luôn là điều có thể

Đức Phanxico nói thêm, “Vả lại, tình huynh đệ như vậy có thể được nhìn thấy trong khao khát tình bạn chung giữa các cá nhân, các cộng đồng và dân tộc, cho rằng nó không bao giờ là một điều ngẫu nhiên.” Ngài lưu ý rằng trong số những mối đe dọa lớn nhất cho sự chung sống hòa hợp là bạo lực và xung đột vũ trang.

“Tuy nhiên bài học đau đớn của sự chia rẽ và thù hận cũng dạy cho chúng ta biết rằng hòa bình luôn là điều có thể,” ngài nhấn mạnh rằng sự quyết tâm và hòa giải xung khắc là “những dấu chỉ tích cực cho thấy sự hiệp nhất mạnh mẽ hơn chia rẽ và tình huynh đệ có uy lực hơn lòng hận thù.”

Đức Thánh Cha Phanxico kết luận và nói với các vị đại sứ rằng khi họ bắt đầu những trách nhiệm mới phục vụ dân tộc của họ, ngài bảo đảm về sự hợp tác và hỗ trợ của các văn phòng của Tòa Thánh, gửi đến những lời cầu chúc cho họ và cho công việc quan trọng của họ, và ngài khẩn cầu ơn trên đổ xuống trên họ.

Dưới đây là văn bản diễn từ của Đức Thánh Cha do Vatican cung cấp (bản tiếng Anh):



***

Kính thưa quý vị,

Tôi xin gửi lời chào thân ái đến tất cả quý vị nhân dịp trình Ủy nhiệm thư với cương vị là những Đại sứ Đặc mệnh Toàn quyền cho đất nước của quý vị tại Tòa Thánh: Thái Lan, Na Uy, New Zealand, Sierra Leone, Guinea, Guinea-Bissau, Luxembourg, Mozambique và Ethiopia. Tôi xin quý vị chuyển đến các vị Nguyên thủ Quốc gia của quý vị những tình cảm của lòng quý trọng, và tôi dâng lời cầu nguyện cho họ và cho dân tộc mà các quý ngài phục vụ.

Nhân cơ hội này, ngay lúc khởi đầu của nhiệm vụ mới của quý vị, để trân quý những đóng góp tích cực của các quốc gia cho ích chung của thế giới, cho phép tôi nói đến trách nhiệm cao cả mà chúng ta cùng nhau gánh vác để bảo vệ những người dễ bị xúc phạm nhất trong anh chị em của chúng ta. Nhu cầu cấp bách phải chú ý đến những người nghèo nhất trong số các công dân của chúng ta là một trách nhiệm trọng đại, nó được thể hiện một cách thuyết phục nhất khi chúng ta hiệp nhất trong việc thúc đẩy sự phát triển con người toàn diện của họ, tôn trọng sự đa dạng chính đáng. Hơn nữa, sự hiệp nhất này có một cái tên cụ thể: đó là tình huynh đệ!

Khi chúng ta đang phải đối mặt với những thách đố toàn cầu phức tạp ngày càng nhiều hơn, tầm quan trọng của tình huynh đệ phải được đề cao, để cùng nhau phấn đấu bảo đảm sự chung sống hòa bình và công bằng không đơn thuần là một chiến lược của chính trị xã hội nhưng là một mẫu gương của sự đoàn kết đi sâu hơn mong muốn đạt được một mục tiêu chung. Vả lại, tình huynh đệ như vậy có thể được nhìn thấy trong sự khao khát tình bạn chung giữa các cá nhân, các cộng đồng và dân tộc, dù rằng nó không bao giờ là một điều đương nhiên. Trong số những mối đe dọa lớn nhất cho sự chung sống hòa hợp là bạo lực và xung đột vũ trang. Tuy nhiên bài học đau đớn của sự chia rẽ và thù hận cũng dạy cho chúng ta biết rằng hòa bình luôn là điều có thể. Sự quyết tâm và hòa giải xung khắc là những dấu chỉ tích cực cho thấy sự hiệp nhất mạnh mẽ hơn chia rẽ và tình huynh đệ có uy lực hơn lòng hận thù.

Thật vô cùng khích lệ khi nhìn thấy những nỗ lực đang được thể hiện trong cộng đồng quốc tế để vượt qua những tình hình xung đột vũ trang và tiến đến con đường hòa bình, và nhìn thấy con đường của sự đối thoại huynh đệ này là không thể thiếu được trong việc đạt được những mục tiêu quý giá nhất. Quả thật “đối thoại, thấu hiểu và thúc đẩy một văn hóa khoan dung, chấp nhận người khác và cùng chung sống hòa bình sẽ góp phần đáng kể để giảm bớt nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội, chính trị và môi trường đang đè một gánh quá nặng trên phần lớn nhân loại” (x. Văn kiện về Tình Huynh đệ Nhân loại cho nền Hòa bình Thế giới và sự Chung sống, 4 tháng Hai 2019).

Thưa quý Tân Đại sứ, khi quý vị bắt đầu những trách nhiệm mới phục vụ dân tộc của mình, tôi xin bảo đảm về sự hợp tác và hỗ trợ của các văn phòng của Tòa Thánh. Xin nhận nơi tôi những lời cầu chúc cho cho công việc quan trọng của quý vị, và tôi khẩn cầu những ơn trên đổ xuống trên quý vị.

[Văn bản chính: tiếng Ý]



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/5/2019]


Đức Thánh Cha Phanxico ghi hình thông điệp video về cuộc điện thoại với Đức Tổng Giám mục Canterbury

Đức Thánh Cha Phanxico ghi hình thông điệp video về cuộc điện thoại với Đức Tổng Giám mục Canterbury

Đức Thánh Cha Phanxico ghi hình thông điệp video về cuộc điện thoại với Đức Tổng Giám mục Canterbury

Cho cuộc vận động phong trào cầu nguyện toàn cầu ‘Nước Cha trị đến’

20 tháng Năm, 2019 16:12

Ngày 18 tháng Năm, 2019, Đức Tổng Giám mục Canterbury, Đức Justin Welby, chia sẻ một thông điệp video đặc biệt trên truyền thông xã hội từ Đức Thánh Cha Phanxico gửi người Ki-tô hữu trên toàn thế giới.

Trong thông điệp, được ghi hình suốt chuyến viếng thăm gần đây của Đức Tổng Giám mục đến Vatican, Đức Thánh Cha khích lệ người Ki-tô hữu tham gia vào phong trào “Thy Kingdom Come” (Nước Cha trị đến) – phong trào cầu nguyện được các Đức Tổng Giám mục của Canterbury và York khởi động năm 2016.

Đức Tổng Giám mục Justin và Đức Thánh Cha Phanxico có mối quan hệ gần gũi kể từ khi cả hai vị lãnh đạo nhậm chức gần trùng ngày với nhau vào năm 2013 – dù rằng đây là cuộc thử sức lần đầu tiên của hai ngài hợp tác trên truyền thông xã hội.

Thông điệp tự phát được thông dịch viên của Đức Thánh Cha ghi âm cuộc điện thoại với Đức Tổng Giám mục. Đoạn này tiếp theo sau một cuộc chuyện trò rất sôi nổi giữa hai vị lãnh đạo trong đó Đức Tổng Giám mục nói với Đức Thánh Cha Phanxico về những con số ngày càng nhiều người Ki-tô hữu trên khắp thế giới tham gia vào phong trào cầu nguyện.

Trong video, Đức Thánh Cha nói: “Tất cả chúng ta đều có một vấn đề và vấn đề đó là tâm hồn chúng ta dường như chùng xuống, trở nên nhỏ bé hơn và khép kín. Chúng ta không thể giải quyết vấn đề đó bởi cá nhân mỗi người.”

Chỉ tay lên trời, ngài nói thêm: “Chỉ có Chúa Thánh Thần mới có thể giải quyết được nó. Xin Thánh Thần hãy đến. Và hướng lên Chúa Giê-su, “Nguyện Nước Cha trị đến – Vương quốc của Chúa Cha mà Người đến để công bố.”

Gửi lời trực tiếp đến người xem video, Đức Thánh Cha nói: “Và gửi tới tất cả anh chị em, và cùng với huynh đệ của tôi là Đức Justin Welby, chúng tôi muốn nói với anh chị em rằng: chúng tôi cùng song hành với anh chị em với lời nguyện xin cho Nước Cha trị đến.”

Đức Tổng Giám mục Justin Welby nói: “Mỗi khi tôi gặp gỡ Đức Giáo hoàng Phanxico, tôi vô cùng cảm động trước đức tin sâu sắc của ngài và tầm nhìn của ngài về một thế giới phản ánh tình yêu của Thiên Chúa cho mọi người – tình yêu ngự đến để bước đi giữa chúng ta là Đức Giê-su, và luôn sẵn sàng cho tất cả chúng ta qua Chúa Thánh Thần.

“Thật là một niềm vui quá lớn và là một đặc ân khi Đức Giáo hoàng Phanxico gửi thông điệp này – không chỉ gửi tới tín đồ Anh giáo, nhưng gửi tới người Ki-tô hữu khắp Hội thánh khi chúng ta tập trung cầu nguyện để có nhiều người hơn được biết đến tình yêu của Đức Ki-tô.”

Đức Cha Canon Chris Russell, cố vấn của Đức Tổng Giám mục Canterbury về rao giảng phúc âm và chứng nhân, nói: “Những người anh chị em Công giáo của chúng ta ở nước Anh và Wales đã tham gia vào phong trào Nước Cha Trị Đến trong ba năm qua, và đó đã và đang là một nguồn mạch của niềm vui và truyền cảm hứng lớn lao. Khi năm nay chúng tôi chuẩn bị cầu nguyện trên khắp thế giới cho mọi người được gặp Chúa Giê-su Ki-tô, thật vô cùng đặc biệt có được thông điệp ủng hộ này từ Đức Giáo hoàng Phanxico.”

“Nó nói về mối quan hệ bằng hữu giữa hai vị lãnh đạo – nhưng còn quan trọng hơn thế nó nói về Thiên Chúa mà Thánh Thần của Người đang liên kết chúng ta trong lời cầu nguyện trên khắp thế giới cho mọi người được biết tình yêu biến đổi sự sống của Chúa Giê-su Ki-tô.”



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 21/5/2019]


Thứ Hai, 27 tháng 5, 2019

Huấn từ Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng: Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ ngự đến

Huấn từ Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng: Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ đến
Vatican Media Screenshot

Huấn từ Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng: Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ ngự đến

‘Người dạy bảo chúng ta từng ngày để đi theo luận lý của Tin mừng, luận lý của Tình yêu chào đón, dạy bảo chúng ta mọi điều và nhắc nhở chúng ta tất cả những gì Chúa đã nói với chúng ta’

26 tháng Năm, 2019 15:18
Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico hôm nay, trước và sau giờ đọc Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng với những người tập trung trong Quảng trường Thánh Phê-rô.


* * *

Trước Kinh Lạy Nữ Vương:

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Tin mừng Chúa nhật thứ Sáu Phục sinh cung cấp cho chúng ta một trình thuật về giáo huấn của Chúa Giê-su cho các Tông đồ trong Bữa Tiệc Ly (x. Ga 14:23-29). Người nói đến công cuộc của Chúa Thánh Thần và hứa rằng: “Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (c. 26). Trong thời khắc khổ hình thập giá đang đến gần, Chúa Giê-su lại một lần nữa bảo đảm với các Tông đồ rằng các ông sẽ không cô đơn: Chúa Thánh Thần, Đấng Bảo trợ (Paraclete), sẽ luôn ở với các ông, Đấng sẽ giữ gìn các ông trong sứ vụ đem Tin mừng cho toàn thế giới. Trong ngôn ngữ gốc Hy lạp, chữ “Paraclete” có nghĩa là ở gần, giữ vững và an ủi. Chúa Giê-su về với Chúa Cha, nhưng Người tiếp tục hướng dẫn và động viên các môn đệ của Người qua hoạt động của Chúa Thánh Thần.

Như vậy sứ vụ của Chúa Thánh Thần bao gồm những gì, điều mà Chúa Giê-su hứa như một món quà? Chính Người nói về điều đó: “Người sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em.” Trong suốt hành trình cuộc sống nơi trần gian của Người, Chúa Giê-su đã truyền ban tất cả những gì Người mong muốn trao phó cho các Tông đồ: Người mặc khải trọn vẹn Nước Trời, cụ thể là tất cả những điều Chúa Cha nói với nhân loại bằng sự Nhập thể của Chúa Con. Công việc của Chúa Thánh Thần là làm cho con người ghi nhớ, tức là hiểu trọn vẹn và thúc giục con người thi hành những giáo huấn của Chúa Giê-su một cách cụ thể. Và quả thật, đây là sứ mạng của Giáo hội. Giáo hội thực hiện việc này qua một lối sống mẫu mực, có lúc phải cấp bách: tin tưởng vào Chúa và tuân nghe Lời Người; nhu mỳ trước hoạt động của Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho Chúa Phục sinh liên tục sống động và hiện hữu; việc đón nhận sự bình an của Người và làm chứng cho nó qua thái độ mở lòng và gặp gỡ với người khác.

Để nhận biết tất cả những điều này, Giáo hội không thể đứng im tại chỗ, nhưng với sự cộng tác của mỗi người được rửa tội, Giáo hội được kêu gọi phải hoạt động như một cộng đoàn trên đường, được động viên và hỗ trợ bởi ánh sáng và sức mạnh của Chúa Thánh Thần, Đấng làm cho mọi sự trở nên mới. Đó là việc được giải phóng thoát khỏi những mối dây ràng buộc của thế gian, mà đại diện cho chúng là những quan điểm, những sách lược, những mục tiêu thường đè gánh nặng lên hành trình đức tin của chúng ta, và để cho bản thân mình biết nhu mỳ lắng nghe Lời của Chúa. Từ đó, chính Thần Khí của Chúa hướng dẫn chúng ta và hướng dẫn Giáo hội, để khuôn mặt đích thực, xinh đẹp và rạng ngời của Giáo hội được tỏa rạng, như ý muốn của Đức Ki-tô.

Hôm nay Chúa mời gọi chúng ta hãy mở rộng tâm hồn để đón nhận món quà của Chúa Thánh Thần để Người sẽ dẫn dắt chúng ta trên những chặng đường lịch sử. Người dạy bảo chúng ta từng ngày để đi theo luận lý của Tin mừng, luận lý của Tình yêu chào đón, “dạy bảo chúng ta mọi điều” và “nhắc nhở chúng ta tất cả những gì Chúa đã nói với chúng ta”.

Nguyện xin Mẹ Maria, Đấng mà chúng ta sùng kính và dâng lời cầu nguyện đặc biệt như là Mẹ Thiên quốc của chúng ta trong tháng Năm này, luôn bảo vệ Hội thánh và toàn thể nhân loại. Nguyện xin Mẹ, Đấng với niềm tin khiêm hạ và can đảm đã cộng tác trọn vẹn với Chúa Thánh Thần cho sự Nhập Thể của Con Thiên Chúa, trợ giúp để chúng ta biết cho phép bản thân được chỉ bảo và được dẫn dắt bởi Đấng Bảo trợ, để chúng ta có thể đón nhận Lời Chúa và làm chứng cho Lời bằng cuộc sống của chúng ta.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]

© Libreria Editrice Vatican

Huấn từ Kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng: Chúa Thánh Thần là Đấng Bảo Trợ đến

Sau Kinh Lạy Nữ Vương

Anh chị em thân mến!

Cha xin chào tất cả anh chị em, người Roma và khách hành hương: các gia đình, các nhóm giáo xứ, và các hội đoàn. Đặc biệt, cha gửi lời chào các tín hữu từ Malta và Madrid, nhóm “504 Youth Band” của Honduras và Kolping Work của Đức.

Cha chào các thiếu niên ứng sinh Phép Thêm sức của Genoa, các học sinh của trường “Catherine of Saint Rose” của Roma, thiếu nhi và thiếu niên của Torre Gaia và các tín hữu của Berchiddeddu cùng với ca đoàn “Laudato Si’”.

Cha gửi lời chào và phép lành đến anh chị em hành hương Ba lan, tham gia chuyến hành hương vĩ đại đến Đền thờ Maria Piekari Slaskie.

Cha chúc tất cả anh chị em một Chúa nhật hạnh phúc. Xin đừng quên cầu nguyện cho cha. Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và tạm biệt!

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]

© Libreria Editrice Vatican


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 27/5/2019]


Hồ bơi trên mái Nhà thờ Đức Bà? Dưới đây là 6 đề xuất cải tiến kỳ lạ

Hồ bơi trên mái Nhà thờ Đức Bà? Dưới đây là 6 đề xuất cải tiến kỳ lạ

25 tháng Năm, 2019
Hồ bơi trên mái Nhà thờ Đức Bà? Dưới đây là 6 đề xuất cải tiến kỳ lạ@pamwrightmedia, Twitter / mathieulehanneur, Instagram / @WilsonDesignKPU, Twitter / ChurchPOP


Mọi người trên khắp thế giới đang góp ý tưởng cải tiến cho Vương cung Thánh đường Đức Bà.

Nhiều kiến trúc sư nhà nghề đã đề xuất cảnh quan của Nhà thờ Đức Bà sau khi công trình cải tiến hoàn tất.

Dưới đây là 6 đề xuất cải tiến Nhà thờ Đức Bà rất kỳ lạ mà chúng tôi tìm thấy trên internet: 

1) Hồ bơi trên mái

Hồ bơi trên mái Nhà thờ Đức Bà? Dưới đây là 6 đề xuất cải tiến kỳ lạ@pamwrightmedia, Twitter

Nhóm Kiến trúc sư Ulf Mejergren đề xuất xây một hồ bơi trên mái thay vì xây một tháp hình chóp.

Website của công ty giải thích rằng “hầu hết các đề xuất chúng tôi đã xem đặt quá nhiều sự tập trung và nỗ lực vào tháp hình chóp; là một phần phụ thêm được xây dựng gần đây vào lần sửa chữa của thế kỷ 19.”

Công ty tiếp tục giải thích, “Thay vì vậy, chúng tôi đề xuất một không gian chiêm niệm chung; một trải nghiệm không gian chiêm ngắm tòa nhà với cảnh quan toàn Paris không gì sánh kịp.”

“Tháp hình chóp đã mất, nhưng mười hai bức tượng các tông đồ được cất đi trong thời gian khôi phục và đã thoát khỏi trận hỏa hoạn, sẽ được đưa trở lại mái, bây giờ sẽ trở thành những người bảo vệ bao quanh hồ bơi công cộng rộng lớn chiếm toàn bộ diện tích mái.”

2) Bãi đậu xe trên mái

Hồ bơi trên mái Nhà thờ Đức Bà? Dưới đây là 6 đề xuất cải tiến kỳ lạYung Yonge, @brndan_


Người sử dụng Twitter Yung Yonge đăng tải một tấm ảnh mái Nhà thờ Đức bà được tái xây dựng thành một bãi đậu xe.

Tuy nhiên, anh ta giải thích trong phần bình luận rằng đề xuất này chỉ là một sự đùa vui.

Sau đó kiến trúc sư Rob Cross thêm câu chuyện vui bằng một tấm ảnh của bãi đậu xe nhiều tầng. Anh bình luận, “Chắc được, khi chúng ta đến đó, chúng ta đến bãi đậu xe nhiều tầng!”

Dưới đây là ảnh của Cross:

@RobCross247, Twitter

3) Tầng mái

Tham khảo quyển “Thằng gù của Nhà thờ Đức Bà” của Victor Hugo mà Hollywood lấy bối cảnh cho nhiều bộ phim, Who Cares Design đề xuất một tầng mái.

Tầng mái bao gồm một khu vườn và hồ.


5) Palingenesis

Công ty Kiến trúc Vincent Callebaut đặt tiêu đề cho dự án của họ là “Palingenesis,” chữ này lấy gốc từ tiếng Hy lạp có nghĩa là “tái sinh.” Thiết kế kết hợp kiến trúc Gothic và một khu rừng sinh thái.

Website của công ty giải thích rằng họ “ủng hộ một dự án gương mẫu về ngành kỹ nghệ sinh thái có cảm xúc thật sự với thời gian và tránh một kiểu kiến trúc chắp vá biến thành phố thành một viện bảo tàng mở.

“Nền kinh tế tuần hoàn, những năng lượng tái sinh, sự đổi mới xã hội bao gồm, nông nghiệp đô thị, bảo vệ hệ sinh thái, nhưng không quên cái đẹp và nâng cao tâm hồn: dự án tái kiến trúc của chúng tôi làm thỏa mãn những giá trị như vậy để đưa ra một ý nghĩa sâu sắc và đầy ý thức.”


6) Tháp giống ngọn lửa cháy


Nhà thiết kế và kiến trúc sư người Pháp, Mathieu Lehanneur đăng một tấm ảnh theo đề xuất riêng của ông trên Instagram.

“Một số người nói rằng chúng ta nên xây dựng lại ngọn tháp giống như nguyên bản của nó. Một số người cho rằng chúng ta nên thiết kế một kiểu tháp khác. Vậy thì chúng ta hãy xây dựng một ngọn tháp mới như nó … cách đây 8 ngày,” Lehanneur giải thích trong bài đăng của ông.

Nhà thiết kế nói với New York Times rằng ông nhận được sự hồi đáp rất tiêu cực. Một số người thậm chí gọi nó là báng bổ.

Tuy nhiên, ông giải thích rằng ngọn lửa là một biểu tượng mạnh mẽ theo kinh thánh.

Chúng ta hãy cầu nguyện cho việc tái thiết phù hợp đối với Vương cung Thánh đường Notre Dame, theo ý Chúa.

Lạy Mẹ, xin cầu bầu cho Vương cung Thánh đường Notre Dame!



[Nguồn: churchpop]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/5/2019]