Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

61 nữ tu dòng kín đến thăm 1 nhà tù

61 nữ tu dòng kín đến thăm 1 nhà tù


Credit: Anneka via www.shutterstock.com.

Ảnh: Anneka via www.shutterstock.com.

Santiago, Chile, 28 tháng 5, 2016 / 04:02 chiều (CNA/EWTN News).- Một nhóm các nữ tu dòng kính từ sáu đan viện ở Santiago, Chile đã làm một chuyến thăm viếng lịch sử đến Trung tâm Nhà tù Phụ nữ địa phương để dành thời gian với những phụ nữ trong tù và tham dự thánh lễ với họ.
“Tôi không biết liệu trong 400 năm lịch sử của Santiago, đã có một dịp nào khác cho các nữ tu sống đời chiêm niệm từ nhiều cộng đoàn khác nhau cùng tham gia dự Lễ với một nhóm các chị em bị tù, nhưng họ là những chị em cùng đức tin,” Đức Hồng y Ricardo Ezzati, ngài chủ sự thánh lễ.
Các chị thực hiện chuyến đi đến nhà tù ngày 23 tháng 5 để đánh dấu Năm Thánh đời sống Thánh hiến như là một phần của Năm Thánh Lòng Chúa thương xót của Đức Thánh Cha Phanxico. (Pope Francis' Year of Mercy).
Hồng y Ezzati nói rằng các chị đã yêu cầu được đến thăm những chị em trong tù “để các chị đã chiêm ngắm gương mặt của Chúa mỗi ngày trong lời cầu nguyện cũng có thể chiêm ngắm khuôn mặt của Người trên gương mặt của những người đang chịu đau khổ, đang phải trải qua giai đoạn khó khăn trong cuộc đời.”
“Các chị dòng kín thân yêu này là những cánh tay nâng cao của thành phố để làm trung gian hòa giải với Thiên Chúa cho tất cả chúng ta, đặc biệt những ai đang chịu đau khổ nhất,” ngài nói.
Sau thánh lễ, các chị hát bài ca truyền thống của Chile tôn vinh Mẹ Maria Đồng trinh, và trước sự ngạc nhiên của mọi người, có 4 chị đã đứng dậy múa. Sau đó các chị đi ra sân nhà tù để tiếp tục thăm các nữ tù nhân.
Với Sr Maria Rosa thuộc Dòng Carmelite Chân đất từ Tu viện San José, ngày này như là “một ơn sủng để chia sẻ với các nữ tù nhân, để thực sự cảm nhận như chị em với họ, để cảm nhận sự buồn phiền của họ, niềm vui của họ, và trở nên một với họ.”
“Nó đã gây ấn tượng mạnh với tôi, và tôi nghĩ rằng sự gặp gỡ này đáng lẽ phải vào ngày lễ Chúa Ba ngôi. Điều đó có nghĩa là Thiên Chúa ngự trong mọi linh hồn,” chị nói với văn phòng thông tin Tổng giáo phận.
Railín, một trong những nữ tù nhân nói rằng “thật quá tốt khi các nữ tu đến và cầu nguyện cho chúng tôi. Những nữ tu và các giám mục đến giúp hỗ trợ chúng tôi, chúng tôi cần rất nhiều người đến gặp chúng tôi.”
Ana Chacón, một nữ tù nhân khác nói rằng các nữ tu “đã tặng cho chúng tôi tâm hồn của Thiên Chúa, sự có mặt của các chị là một chúc lành cho chúng tôi. Được nhìn ngắm những nữ tu dòng kín thân thiện múa những vũ điệu truyền thống và phất khăn tay là một điều rất mới đối với chúng tôi.”
Năm lòng thương xót của Đức Thánh Cha Phanxico bắt đầu từ tháng 12 năm 2015 và kết thúc tháng 11 năm 2016, nhằm mục đích khơi gợi cho những người Công giáo trải nghiệm lòng thương xót của Chúa – cả trong bí tích Hòa giải và những hành động cụ thể của lòng thương xót qua những công việc bác ái.
[Nguồn: catholicnewsagency]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 29/05/2016]



‘Mẹ Maria, Đấng Cứu giúp người Ki-tô hữu’

Diễn đàn: ‘Mẹ Maria, Đấng Cứu giúp người Ki-tô hữu’

Đức Hồng Y Tổng Giám mục Wuerl giáo phận Washington suy tư về Đức Mẹ Đầy ơn phúc khi chúng ta sắp kết thúc tháng mừng kính Mẹ
26 tháng 5, 2016
HỒNG Y  DONALD WUERL
Madonna with the child Jesus
Pixabay CC0 - Falco
Dưới đây là bài suy niệm của Đức Hồng y Donald Wuerl, Tổng Giám mục Giáo phận Washington, với đề tựa ‘Mẹ Maria, Đấng Bảo trợ người Ki-tô hữu.’ đăng ngày 24 tháng 5 trên trang blog của Đức Hồng y Wuerl:
***
Mẹ Maria Đồng trinh Đầy ơn phúc là một Đấng đẹp xinh, yêu mến, quan trọng và tỏa lan trong đời sống người Ki-tô hữu và trong lịch Giáo hội. Mẹ đã giữ vị trí như vậy ngay từ những ngày đầu của Giáo hội. Lễ mừng kính Mẹ rất đa dạng tùy theo các nền văn hóa trên khắp thế giới, với mỗi nền văn hóa đều có những truyền thống, những nghi thức, và những cách sùng mộ khác nhau. Ví dụ, Giáo hội tôn vinh Mẹ Maria mỗi thứ Bảy để gợi nhớ lại hai yếu tố, một là Chúa Giê-su nằm trong mồ trọn ngày và hai là niềm tin truyền thống rằng Mẹ là vị tông đồ giữ vững niềm tin tốt nhất trong ngày đó. Giáo hội sơ khai đã lấy chọn việc thực hành giữ đức tin cùng Mẹ vào ngày đó hàng tuần.
Từ thời Trung cổ, Giáo hội đã dành trọn tháng Năm cho Mẹ. Nhiều giáo xứ có những cuộc “Rước cung nghinh Năm” trong suốt thời gian này, một tượng Đức Mẹ đầy ơn phúc được đội vương miện hay một vòng hoa. Rất nhiều Ki-tô hữu đi hành hương trong suốt tháng này đến những đền thờ kính Mẹ Maria Đầy ơn phúc. Trong tháng 5, cũng có 3 lễ khác kính Mẹ Maria giúp chúng ta hiểu được những điều Mẹ dạy chúng ta trở nên một tông đồ.
Đầu tháng này, ngày 13 tháng 5, chúng ta kính nhớ kỷ niệm Đức Mẹ Fatima nhắc nhớ lại những lần xuất hiện của Mẹ Đầy Ơn phúc với 3 trẻ ở Bồ Đào Nha năm 1917. Mẹ đã khuyên răn mọi người sám hối, hoán cải và lần chuỗi mân côi, cảnh báo cho thế giới về một cuộc chiến kinh hoàng và những đau khổ, nhưng rồi, “Cuối cùng, Trái tim Tinh tuyền của Mẹ sẽ chiến thắng.”
Lễ Đức Bà, Đấng Bảo trợ người Ki-tô hữu, được mừng kính hôm nay 24 tháng 5, là một lễ có nguồn gốc xưa hơn, quay ngược lại từ thế kỷ XVI là một thời điểm không Châu Âu không được yên bình. Năm 1571, người Công giáo trên toàn Châu lục sốt sắng lần chuỗi mân côi trong niềm cậy trông thắng được lực lượng quân đội Hồi giáo đã từ lâu tìm cách mở rộng vào Châu Âu. Những lời khẩn nguyện đã được nhậm lời trong trận chiến ngày 7 tháng 10, 1571, mà bây giờ là lễ Đức Bà Mân Côi.
Cả hai lễ này đều đánh dấu không chỉ sức mạnh mà chúng ta tìm được khi nguyện xin sự can thiệp của Mẹ, kết nối lời cầu nguyện của chúng ta với sự cầu bầu của Mẹ, mà còn vững tâm tin rằng Thiên Chúa vẫn luôn hoạt động trên thế gian này. Thiên Chúa nghe thấy những tiếng kêu cầu của những ai đau khổ và Người nhận lời.
Lễ thứ ba về Đức Mẹ trong tháng 5 là lễ Đức Mẹ Thăm Viếng ngày 31 tháng 5. Chúng ta nhớ cách Mẹ đã lên đường đến nhà của người chị họ là Elizabeth để chăm sóc bà sắp đến ngày sinh con là Gioan Tẩy giả. Trong lời chào mừng vô cùng đẹp được kể lại trong chương đầu tiên Tin Mừng Luca, Mẹ Maria lần đầu tiên loan báo Đấng Messia ngự đến cho dân tộc Israel khi Mẹ dâng lời tụng ca mà chúng ta gọi là kinh Magnificat. “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa và Thần trí tôi nhảy mừng trong Chúa, Đấng Cứu độ tôi” (Lc 1:46). Đây là một lời kinh nguyện vui mừng và vững tin rằng chúng ta không bao giờ cô đơn khi kết hiệp gần gũi với Đức Ki-tô.
Những lễ mừng kính này, cũng như tất cả các lễ mừng kính Mẹ Maria, quả thật là mừng kính Đức Giê-su Ki-tô, vì mọi nguồn ơn Mẹ đều đón nhận từ Thiên Chúa. Ngày nay chúng ta học cách kết hiệp mật thiết với Đức Ki-tô qua lời cầu nguyện và qua việc thực hành đức ái, như chăm sóc người thân trong những lúc cần thiết, với niềm tin chắc chắn rằng lời cầu nguyện của chúng ta sẽ được nhận lời.
Cùng nhảy mừng với Mẹ là cách ca tụng sự tạo dựng vĩ đại của Thiên Chúa – người nữ mà Người đã chọn làm Mẹ của Người, người nữ đã cưu mang và sinh Người ra cho nhân loại. Trong cuộc sống của “người nữ tỳ của Thiên Chúa”, chúng ta hiểu được ý nghĩa của chữ “xin vâng” của cuộc sống trong Đức Ki-tô và trong Người chúng ta tìm ra được ý nghĩa cuộc sống.
Bằng tình mẫu tử dành cho chúng ta, Mẹ muốn những gì tốt đẹp nhất cho chúng ta – Mẹ muốn dành Đức Giê-su cho chúng ta, nên Mẹ mới  thúc, “Cứ làm những gì Người bảo” (Gioan 2:5). Rồi Mẹ cũng sẽ giúp chúng ta khi chúng ta dẫn dắt những người khác trên con đường tìm biết và yêu mến Con của Mẹ. Những ngày lễ kính Mẹ Maria không những tăng sức cho chúng ta bước đến bên Mẹ qua lời cầu nguyện, nhưng còn để yêu Giê-su và tha nhân với một tình yêu lớn hơn.
Để hiểu thêm về những điều này và những lễ khác mừn kính Mẹ, tôi mời anh chị em đọc quyển sách do tôi và người cộng sự lâu năm Mike Aquilina viết chung, có đề tựa Các Thánh lễ: Niên lịch Giáo hội rèn luyện chúng ta thành người Công giáo (The Feasts: How the Church Year Forms Us as Catholics) (2014).
– Xin xem thêm tại: http://cardinalsblog.adw.org/#sthash.B9tcNRmk.dpuf
***
Bài đăng gốc trên blog của Đức Hồng Y Wuerl: http://cardinalsblog.adw.org
[Nguồn: ZENIT]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 27/05/2016]



Bài nói chuyện đầy thương cảm của Đức Thánh Cha với các thiếu niên

Cái chết của cô bé tị nạn tạo bố cục cho bài nói chuyện đầy thương cảm của Đức Thánh Cha với các thiếu niên


Pope Francis holds the life-jacket of the drowned refugee girl during his remarks to youth at the Vatican, May 28, 2016. Credit: L'Osservatore Romano.

Đức Thánh Cha Phanxico giữ chặt cái áo phao của cô bé tị nạn bị chết chìm trong suốt buổi nói chuyện với các thiếu niên tại Vatican ngày 28 tháng 5, 2016. Ảnh: L'Osservatore Romano.
Vatican City, 28 tháng 5, 2016 / 09:54 sáng (CNA/EWTN News).- Câu chuyện 1 bé gái tị nạn bị chết chìm trên biển là trung tâm điểm của bài huấn dụ của Đức Thánh Cha Phanxico trước 400 thiếu niên du lịch đến Vatican từ vùng Calabria thuộc Nam Ý vào hôm thứ Bảy.
Bài nói ứng khẩu trước các em đến bằng “Treno per Bambini” – “Tàu lửa của trẻ em” – và là những em đại diện cho nhiều tôn giáo, văn hóa, và sắc tộc khác nhau, Đức Thánh Cha đã mời các em đặt tên cho cô bé vô danh.
“Các con và cha cùng suy nghĩ đến tên của cô gái nhỏ này nhé: tên cô gái là gì? Cha không biết: một cô gái nhỏ không tên,” Đức Thánh Cha nói, theo bản dịch của Đài Vatican. “Mỗi chúng con hãy đặt cho cô bé một cái tên mà chúng con thích, cái tên trong trái tim của mỗi chúng con. Cô gái bây giờ đang trên Thiên đàng, cô đang nhìn xuống chúng ta.”
Đức Thánh Cha Phanxico đã kể câu chuyện của cô bé gái theo lời kể lại của một nhân viên cứu nạn, người đã cố hết sức để cứu bé, nhưng thành công duy nhất là cứu được cái áo phao của cô bé.
“Chú nhân viên cứu nạn đã đem đến cho cha cái áo này,” Đức Thánh Cha nói và giơ cái áo ra trước mặt các em, “và với đôi mắt đẫm lệ người nhân viên đó nói với cha, ‘Cha ơi, con không thể làm được gì hơn – có một bé gái trên các ngọn sóng, con đã cố hết sức, nhưng con vẫn không thể cứu được bé: chỉ còn lại mỗi cái áo phao của em!’”
“Cha không kể cho chúng con câu chuyện này vì mục đích làm cho chúng con buồn, nhưng vì chúng con là những người gan dạ nên chúng con cần phải biết sự thật: những người ngoài kia đang thực sự bị nguy hiểm – nhiều bạn trai và bạn gái, những em nhỏ, đàn ông và phụ nữ – họ đang bị nguy hiểm,”  ngài nói.
Chuyến “Tàu lửa của trẻ em” hàng năm chở đến nhóm các trẻ em nam nữ, là sáng kiến của Hội Đồng Giáo hoàng về Văn hóa. Chủ đề của sự kiện năm nay là “Trôi đi theo những con sóng,” hàm ý khơi gợi hình ảnh của những nguy hiểm đồng thời là sự hy vọng của những người di cư, theo đài Vatican tường thuật.
Trong số những em tham dự sự kiện có Hội đoàn Gioan XXIII, và Ban Hợp xướng Thiếu nhi “Quattrocanti” của thành phố, gửi đến sự kiện những trẻ em nam nữ của 8 sắc tộc khác nhau.
Hiệu trưởng của một trường học ở Vibo Marina, cô Mary Salvia, mang theo với mình đến sự kiện ngày 28 tháng 5 tại Vatican số tiền đã được trường quyên góp cho các trẻ em ở đảo Lesbos, kèm theo là lá thư có chữ ký của các học sinh.
“Chúng con là những trẻ em xin hứa rằng chúng con sẽ chào đón tất cả những ai đến đất nước chúng con,” lá thư viết, và được Đức Hồng Y  Gianfranco Ravasi, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa, đọc trước Đức Thánh Cha: “chúng con sẽ không bao giờ đắn đo cân nhắc về bất kỳ một ai, e sợ họ sẽ là một địch thù nguy hiểm chỉ vì họ có màu da khác, nói ngôn ngữ khác, hay họ tin theo một tôn giáo khác với tôn giáo của chúng con.”
Trong suốt buổi chiều thứ Bảy gặp gỡ Đức Giáo hoàng, một trong các em được hỏi ý nghĩa của việc “là một Giáo hoàng” là gì. Em trả lời: Làm những điều tốt lành mà con có thể làm.”
“Cha cảm thấy rằng Chúa Giê-su đã gọi cha vào việc này là: Chúa Giê-su muốn cha là một Ki-tô hữu, và một Ki-tô hữu thì phải biết làm việc tốt (theo khả năng có thể),” ngài nói; “Và Chúa Giê-su muốn cha làm một linh mục, rồi làm một giám mục – và là một linh mục và một giám mục thì phải làm được điều tốt theo khả năng; Cha cảm thấy rằng Chúa Giê-su đang gọi cha làm điều này – đó là những điều cha cảm nhận.”
[Nguồn: catholicnewsagency]
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 29/05/2016]