Thứ Sáu, 21 tháng 4, 2017

Đức Thánh Cha Phanxico nằm trong số 100 người có sức ảnh hưởng nhất của Tạp chí Time

Đức Thánh Cha Phanxico nằm trong số 100 người có sức ảnh hưởng nhất của Tạp chí Time

Đức Thánh Cha Phanxico nằm trong số 100 người có sức ảnh hưởng nhất của Tạp chí Time
Đức Thánh Cha Phanxico tại buổi tiếp kiến chung trong Quảng trường Thánh Phê-rô ngày 5 tháng Mười, 2016. Credit: Daniel Ibanez / CNA.

Thành Vatican, 20 tháng Tư, 2017 / 10:33 sáng (CNA/EWTN News).- Tạp chí Time đã phát hành danh sách 100 người có sức ảnh hưởng nhất của thế giới năm 2017, và Đức Thánh Cha Phanxico nằm trong số những nhà lãnh đạo nổi bật.

Sự đề cử có một bài phản ánh ngắn về Đức Thánh Cha Phanxico, được Đức Hồng y Blase J. Cupich giáo phận Chicago viết, ngài phản ánh về lòng khiêm nhường của Đức Thánh Cha rằng bằng chứng mạnh mẽ của người là điều thu hút quá nhiều người đến với thông điệp của ngài.
Đức Hồng y Cupich nhắc lại trong lần phỏng vấn đầu tiên sau khi ngài được chọn lên ngôi giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxico nhìn nhận mình là một tội nhân, và khi ngài đi giải tội trong Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô, chính ngài cũng xưng tội, “vì người ta không thể đồng hành cùng với một thế giới đau khổ nếu không nhìn nhận những lỗi lầm của riêng mình.”
“Với Giáo hội mà Đức Phanxico dẫn dắt cũng thế,” đức Hồng y nói. “Trước khi được chọn làm Giáo hoàng, Đức Phanxico có một bài diễn từ với các đức Hồng y cảnh báo chống lại việc trở thành một giáo hội ‘tự tham chiếu,’ hơn là một giáo hội bước ra ngoài tới những lề của xã hội để đến với những người đau khổ.”
“Đó là nơi Thiên Chúa đang hoạt động trong thế giới và là nơi Người gọi chúng ta đến. Điều này đặc biệt âm vang lên rất thật trong năm nay, khi Đức Phanxico lên tiếng nói về sự cần thiết phải chào đón những người tị nạn trong cuộc khủng hoảng toàn cầu,” ngài tiếp tục.
Những người khác trong danh sách của Tạp Chí Time gồm Tổng thống Hoa kỳ Donald Trump, nữ diễn viên Viola Davis, CEO của Amazon Jeff Bezos, ngôi sao NBA LeBron James, và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
[Nguồn: catholicnewsagency]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 21/04/2017]



Pakistan chặn đứng vụ tấn công khủng bố Phục sinh

Pakistan chặn đứng vụ tấn công khủng bố Phục sinh

Pakistan chặn đứng vụ tấn công khủng bố Phục sinh
Noreen Leghari, một nữ nghi phạm đánh bom tự sát, trong một video nhận tội chiếu tại một buổi họp báo tại Rawalpindi, Pakistan, 17 tháng Tư, 2017. - AFP
18/04/2017 12:52
Quân đội, các cơ quan an ninh và tình báo Pakistan đã chặn đứng được một vụ tấn công khủng bố đã có thể xảy ra cho các Ki-tô hữu ở Lahore hôm Lễ Phục Sinh. Hôm thứ Hai quân đội nói rằng họ đã bắt giữ một nữ sinh viên y khoa, được nhận diện là Noreen Leghari, thừa nhận mình là một phần trong vụ tấn công được lên kế hoạch nhắm vào một nhà thờ được giấu tên trong Lễ Phục sinh. Trong buổi họp báo hôm thứ Hai, Thiếu tướng Asif Ghafoor, tổng giám đốc của phòng quan hệ công chúng của quân đội cho trình chiếu một phần của băng video trong đó người phụ nữ nói rằng cô ta đã đi từ thị trấn quê ở Hyderabad đến Lahore và làm việc với hai người đàn ông khác để thực hiện vụ tấn công.
An ninh vẫn được siết chặt tại tất cả các nhà thờ ở Lahore nơi 72 người đã bị giết chết trong một vụ đánh bom tự sát tại công viên giải trí ở Lahore Phục sinh năm 2016. Hơn 25 nhân viên cảnh sát công thêm 30 thanh niên tình nguyện giữ bảo vệ trong suốt năm Thánh Lễ Phục sinh tại nhà thờ chính tòa Công giáo.
Đức Tổng giám mục Sebastian Shah của Lahore tặng hoa cho những nhân viên cảnh sát giữa những tiếng hoan hô cuối Thánh lễ Canh thức Phục sinh ngày 16 tháng Tư. Sĩ quan Cảnh sát Cấp cao Ali Raza chia sẻ lời chúc mừng Phục sinh với cộng đoàn tại Nhà thờ chính tòa Thánh tâm, Lahore. “Cùng hợp tác chặt chẽ với những nhân viên an ninh đang làm nhiệm vụ, họ bảo vệ cho quý vị. Đưa mắt canh chừng các khu vực xung quanh quý vị ngay cả khi đang thờ phụng. Báo cáo ngay bất kỳ vật thể hoặc người khả nghi nào,” ông nói. Cha Jahanzeb Iqbal, chánh xứ nhà thờ chính tòa nói họ cảm ơn cảnh sát và quân đội vì sự bảo vệ của họ và người Ki-tô hữu vẫn giữ cảnh giác đêm ngày trong suốt thời gian những buổi lễ.
Nữ nghi phạm khủng bố bị bắt sau một chiến dịch kết hợp của cảnh sát, các cơ quan an ninh và tình báo hôm thứ Sáu ở Khu Nhà Máy của Lahore gần  Punjab Housing Society. Một tay khủng bố bị bắn hạ trong một cuộc đọ súng, trong khi Leghari và hai nghi phạm khủng bố khác bị bắt. Bốn binh sĩ bị thương. Các áo chứa bom và vật liệu nổ được lấy ra từ người của các nghi phạm.
Trong video, Leghari thú nhận, “họ có hai áo chứa đầy (chất nổ) và bốn lựu đạn rời, và các áo bom này được dùng cho một vụ tấn công vào một nhà thờ nào đó trong Lễ Phục sinh và tôi được chỉ định là một người đánh bom tự sát.” “Nhưng trước đó, đêm 14 tháng Tư, các lực lượng an ninh đã bất ngờ tấn công khu ẩn náu của chúng tôi,” cô ta nói.

[Nguồn:  radiovaticana]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 20/04/2017]



Bài giảng ứng khẩu của Đức Thánh Cha trong Lễ Chúa nhật Phục sinh (toàn văn)

Bài giảng ứng khẩu của Đức Thánh Cha trong Lễ Chúa nhật Phục sinh (toàn văn)

‘Sự Phục sinh của Đức Ki-tô không phải là một lễ hội với nhiều loại hoa. Nó rất đẹp, nhưng không phải như vậy, nó còn hơn thế; đó là mầu nhiệm của tảng đá bị loại bỏ cuối cùng trở nên nền tảng của sự sống của chúng ta’
19 tháng Tư, 2017
Bài giảng ứng khẩu của Đức Thánh Cha trong Lễ Chúa nhật Phục sinh (toàn văn)
L'OSSERVATORE ROMANO
Lúc 10 giờ Chúa nhật Phục sinh của ngày Chúa Sống lại, 16 tháng Tư, 2017, Đức Thánh Cha Phanxico chủ tế lễ trọng Thánh lễ Ban ngày trước Vương cung Thánh đường Vatican.
Cùng tham dự thánh lễ là các tín hữu Roma và khách hành hương trên khắp thế giới, nhân dịp mừng Lễ Phục sinh, bắt đầu với nghi thức “Resurrexit” .
Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của bài giảng ứng khẩu của Đức Thánh Cha Phanxico, giảng trong Thánh Lễ, sau bài Tin Mừng.
* * *
Bài giảng của Đức Thánh Cha
Hôm nay, Giáo hội lặp lại, ca vang, và tung hô: “Chúa Giê-su đã sống lại!” Nhưng làm sao có thể xảy ra như vậy? Phê-rô, Gio-an, những phụ nữ đi ra mồ và nó trống; Người không có ở đó. Họ đi ra với tâm hồn nặng trĩu u buồn, nỗi u buồn của một người bị đánh bại: người Thầy của họ, Người mà họ quá yêu thương, đã bị xử tử, đã chết. Và chẳng có ai bước về từ cõi chết.
Đây là sự bại trận, đây là con đường bại trận, con đường đi ra mồ. Tuy nhiên, Thiên thần loan báo cho họ: “Người không có ở đây, Người đã sống lại.” Đó là lời loan báo đầu tiên: “Người đã sống lại.” Và mọi việc rối lên, con tim khép lại, những lần hiện ra. Tuy nhiên, các tông đồ vẫn khóa kín trong nhà Tiệc Ly suốt ngày, vì các ông sợ rằng sẽ có việc xảy ra cho họ tương tự như đã xảy ra với Chúa Giê-su. Và Giáo hội không ngừng nói với những tâm hồn bị đánh bại, khóa chặt và sợ hãi: “Thiên Chúa đã sống lại.” Nhưng nếu Chúa đã sống lại, làm sao mọi chuyện vẫn cứ xảy ra? Làm sao vẫn có quá nhiều thảm kịch, bệnh tật, buôn bán người, trung chuyển người, chiến tranh, tàn phá, lấy nội tạng, thù hằn, hận thù?
Vậy, Thiên Chúa ở đâu?
Hôm qua, cha gọi điện thoại cho một thanh niên bị bệnh nặng, một thanh niên có học thức, một kỹ sư và cho cậu ấy một dấu hiệu của niềm tin, cha nói với cậu ấy: “Không có cách để giải thích được cho những gì đang xảy ra với con. Hãy nhìn lên Chúa Giê-su trên thập giá, Thiên Chúa đã làm điều này với Con của Người, và chẳng có một giải thích nào khác.” Và cậu ấy trả lời cho cha: “Vâng đúng, nhưng Chúa đã hỏi Con của Người và Con của Người đồng ý. Còn con đây chẳng được hỏi xem con có muốn điều này không.” Điều này làm chúng ta đầy cảm xúc, chẳng ai trong chúng ta được hỏi điều gì: “Con có vui với những gì đang diễn ra trong thế giới hôm nay không? Con có sẵn sàng mang thánh giá này tiến bước không?” Nhưng thánh giá thì vẫn cứ ở đó, và niềm tin vào Chúa Giê-su đi xuống. Hôm nay, Giáo hội lại tiếp tục nói: “Chúa Giê-su đã sống lại.”
Và đây chẳng phải là một sự lãng mạn, sự Phục sinh của Đức Ki-tô không phải là một lễ hội với nhiều loại hoa. Nó rất đẹp, nhưng không phải như vậy, nó còn hơn thế; đó là mầu nhiệm của tảng đá bị loại bỏ cuối cùng trở nên nền tảng của sự sống của chúng ta. Điều đó có nghĩa là Đức Ki-tô đã sống lại. Trong một văn hóa hay thay đổi nơi mà những gì không hữu dụng sẽ bị gạt bỏ rồi bị quăng đi, nơi mà những gì không hữu dụng liền bị loại bỏ, tảng đá đó – Đức Giê-su – bị loại bỏ nhưng lại là nguồn sống. Và cả chúng ta nữa, là những hòn đá cuội trên mặt đất, trong mảnh đất của đau khổ, của những thảm kịch, với niềm tin vào Đức Ki-tô Phục sinh có ý nghĩa của nó, giữa quá nhiều những tai ương.
Ý nghĩa của việc nhìn đến người khác, ý nghĩa của việc nói rằng: “Này, không có bức tường nào đâu; có một chân trời, có một sự sống, có một niềm vui, có một thập giá lẫn lộn giữa những cái yêu và ghét này. Hãy nhìn về phía trước; đừng ‘đóng’ cửa lòng mình lại. Bạn, một hòn đá cuội có một ý nghĩa trong cuộc sống này vì bạn là một hòn đá cuội bên cạnh hòn đá cuội kia, bên cạnh tảng đá mà cái ác của tội đã loại bỏ nó.” Giáo hội nói gì với chúng ta hôm nay trước quá nhiều thảm kịch. Đơn giản chỉ là vầy. Tảng đá bị loại bỏ đã không bị loại bỏ. Những hòn đá cuội tin tưởng và gắn kết bản thân với tảng đá kia không bị loại bỏ, chúng có một ý nghĩa và với tình cảm này Giáo hội lặp lại từ trong sâu thẳm con tim của mình: “Đức Ki-tô đã sống lại.”
Chúng ta hãy suy nghĩ một chút, mỗi người chúng ta hãy suy nghĩ đến một trong những vấn đề thường ngày, đến những bệnh tật mà chúng ta đã vượt qua hoặc đến một trong những người họ hàng của chúng ta đã chịu đựng; chúng ta hãy nghĩ đến chiến tranh, đến những thảm kịch của con người và, đơn giản, với một tiếng nói khiêm nhường, không có hoa bông, chỉ một mình, trước nhan Thiên Chúa, trước chính con người của chúng ta, chúng ta nói: “Tôi không biết tại sao nó lại như vậy, nhưng tôi chắc chắn rằng Đức Ki-tô đã sống lại và tôi đoan chắc về điều này.” Anh chị em thân mến, đây là điều cha muốn nói với anh chị em. Hôm nay trở về nhà, lặp lại trong lòng mình: “Đức Ki-tô đã sống lại.”

[Nguồn: zenit]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 20/04/2017]