Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

THÔNG BÁO: Tân Phó Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Cristiane Murray

THÔNG BÁO: Tân Phó Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Cristiane Murray
Cristiane Murray / Copyright: Vatican Media

THÔNG BÁO: Tân Phó Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Cristiane Murray

Nhà báo sinh quán tại Brazil đã phụ trách chương trình tiếng Bồ Đào nha cho Đài Phát thanh Vatican và đóng một vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho Thượng Hội đồng về Amazon

25 tháng Bảy, 2019 13:44


Tân Phó Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh vừa được công bố: bà Cristiane Murray.

Hôm nay 25 tháng Bảy, thông báo về việc bổ nhiệm được đăng trên tập san của Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, theo sau sự bổ nhiệm Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, ông Matteo Bruni, và Thứ Năm ngày 18 tháng Bảy vừa qua.

THÔNG BÁO: Tân Phó Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Cristiane Murray

Bà Murray đánh dấu là người phụ nữ thứ hai giữ vị trí Phó Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, theo sau chị Paloma Garcia Ovejero, người đã từ chức ngày 31 tháng Mười Hai, 2018.

Cristiane Murray, người Brazil, đã là trưởng phòng chương trình tiếng Bồ Đào nha cho Đài Phát thanh Vatican, và đóng một vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho Thượng Hội đồng sắp tới về vùng Amazon, theo lịch sẽ diễn ra vào Tháng Mười tại Vatican.

Dưới đây là bản dịch của ZENIT (tiếng Anh) những phát biểu hôm nay của Cristiane Murray, của Tổng trưởng Bộ Truyền thông Vatican, Paolo Ruffini, của Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh, Matteo Bruni, và của Giám đốc phòng Biên tập Vatican, Andrea Tornielli:

***

Phát biểu của Phó Giám đốc Văn phòng Báo chí, Cristiane Murray

Tôi đón nhận sự bổ nhiệm với nhiều cảm xúc. Đối với các nhà báo và đồng nghiệp của Bộ Truyền thông, đây là trách vụ rất lớn trong công việc hàng ngày của chúng tôi là mang Tin mừng đến cho thế giới, thông điệp của Đức Giáo hoàng và của Giáo hội. Lời cảm ơn đầu tiên, của tôi và của tất cả chúng tôi, đặc biệt là những người phụ nữ, xin gửi đến Đức Thánh Cha vì đã chọn tôi cho trách vụ quan trọng này. Tôi xin cảm ơn ông Tổng trưởng, Paolo Ruffini, ông Giám đốc Biên tập, Andrea Tornielli, và Ban Tổng Thư ký của Thượng Hội đồng Giám mục, đứng đầu là Đức Hồng y Lorenzo Baldisseri, là đấng mà tôi đã làm việc cho ngài suốt hơn một năm qua để chuẩn bị cho Đại Hội Thượng Hội đồng Amazonia. Tôi hứa sự cam kết cũng như nhiệt huyết đối với ông Giám đốc, Matteo Bruni, và tất cả nhóm Văn phòng Báo chí, dành cho việc phục vụ Tòa Thánh.

* * *

Phát biểu của ông Tổng trưởng Bộ Truyền thông, Paolo Ruffini

Với việc bổ nhiệm chị Cristiane Murray làm Phó Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, việc xác định cho vị trí quản lý cấp cao của cấu trúc khung của Bộ Truyền thông đã được hoàn tất.

Việc chọn một người phụ nữ gốc Brazil và một cái nhìn mở rộng ra thế giới chứng thực ý chí xây dựng một nhóm có khả năng nói ngôn ngữ của những người lắng nghe chúng ta.

Tôi chắc chắn rằng chị Cristiane, người đã làm việc trong ngành truyền thông Vatican rất nhiều năm, và là người có khả năng chuyên môn và tính cách luôn được đánh giá cao, sẽ góp phần quan trọng cho trí tuệ, sự nhạy cảm, sự ghi nhớ và kế hoạch trong việc phục vụ mà tất cả chúng ta cùng nhau tìm kiếm để cống hiến cho Giáo hội.

* * *

Phát biểu của Giám đốc Văn phòng Báo chí, Matteo Bruni

Văn phòng Báo chí đón nhận sự bổ nhiệm chị Cristiane Murray là Phó Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh của Đức Thánh Cha với lòng tri ân. Tôi chắc chắn rằng tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm của chị đã dày dạn trong suốt những năm phục vụ Giáo hội và Tòa Thánh, sẽ trở nên vô cùng quý giá trong vị trí này. Cũng thay mặt cho nhân viên Văn phòng Báo chí, tôi xin gửi đến chị sự chào đón nồng nhiệt và những lời chúc mừng tốt đẹp cho công việc.

* * *

Phát biểu của Giám đốc Biên tập thuộc Bộ Truyền thông, Andrea Tornielli

Tôi rất tri ân Đức Thánh Cha đã chọn một đồng nghiệp người Brazil là chị Cristiane Murray vào vị trí Phó Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa thánh. Cho đến hôm nay, chị Cristiane là một nguồn lực quan trọng cho Đài Phát thanh Vatican - Vatican News và cũng được đánh giá rất cao bởi Ban Thư ký của Thượng Hội đồng Giám mục, là nơi chị đã làm việc suốt hơn một năm, cộng tác trong việc chuẩn bị cho Đại Hội Thượng Hội đồng Miền Pan-Amazonian. Một lần nữa khả năng chuyên môn của chị được đánh giá cao trong truyền thông Vatican và tôi chắc chắn rằng năng lực của chị Cristiane sẽ trở nên quý giá cho công việc của Văn phòng Báo chí Tòa Thánh.

[Văn bản chính: Tiếng Ý] [Bản dịch của ZENIT (tiếng Anh)]

***

Ông Matteo Bruni, Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, sẽ chính thức bắt đầu vai trò mới vào Thứ Hai, 22 tháng Bảy, 2019. Ông đã giữ vị trí trợ lý Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, và là một trong những hầu cận báo chí của Đức Giáo hoàng trong nhiều năm.

THÔNG BÁO: Tân Phó Giám đốc Văn phòng Báo chí Tòa Thánh, Cristiane Murray

Sinh quán tại Vương quốc Anh, ngoài tiếng Ý, ông Bruni nói thành thạo tiếng Anh, cũng như tiếng Pháp và Tây Ban nha.

Ông Alessandro Gisotti, người giữ vị trí ‘quyền’ giám đốc, theo sau sự từ chức của ông Greg Burke và chị Paloma Garcia Ovejero ngày 31 tháng Mười hai năm 2018, đã chọn là ‘quyền tạm thời’ khi ông đánh dấu mình là giám đốc đầu tiên có gia đình của Văn phòng Báo chí, và là người đầu tiên là cha của một gia đình, vì ông có hai con.

Cấu trúc truyền thông của Vatican đã mở rộng rất nhiều trong thế kỷ qua, nhưng chưa có một sự phối hợp giữa các thực thể khác nhau, chẳng hạn truyền hình, đài phát thanh, tờ báo L’Osservatore Romano của Tòa Thánh, và và nhà in.

Năm 2015, Quốc vụ viện Truyền thông, mà sau này đổi tên thành Bộ Truyền thông, được thành lập để tạo ra một sự phối hợp giữa tất cả những cơ quan của mình.

Ông Paolo Ruffini hiện đang là tổng trưởng Bộ, và đánh dấu là người giáo dân đầu tiên đứng đầu một bộ của Vatican. Andrea Tornielli là trưởng phòng biên tập cho Vatican.

Ông Alessandro Gisotti và Sergio Centofanti hiện đang giữ vị trí phó giám đốc phòng biên tập.



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/7/2019


Đức Hồng y Turkson: ‘Nơi nào không có việc làm, nơi đó không có sự phát triển’

Đức Hồng y Turkson: ‘Nơi nào không có việc làm, nơi đó không có sự phát triển’
Card. Turkson, May 3, 2019 © Vatican Media

Đức Hồng y Turkson: ‘Nơi nào không có việc làm, nơi đó không có sự phát triển’


Thông điệp từ ngài Tổng trưởng Bộ Phục vụ sự Phát triển Con người Toàn diện nhân Ngày Du lịch Thế giới 2019
24 tháng Bảy, 2019 19:04

Dưới đây chúng tôi đăng Thông điệp của Đức Hồng y Phê-rô Kodwo Appiah Turkson, Tổng trưởng Bộ Phục vụ sự Phát triển Con người Toàn diện, nhân Ngày Du lịch Thế giới được mừng hàng năm vào ngày 27 tháng Chín:


Thông điệp

“Du lịch và Việc làm: Một Tương lai Cho Tất cả Mọi người” là chủ đề của Ngày Du lịch Thế giới được kỷ niệm vào ngày 27 tháng Chín, và được thúc đẩy bởi Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp quốc (UNWTO). Nó là chủ đề nhắc lại sáng kiến: “Tương lai của Việc làm,” được mong muốn bởi Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), là tổ chức năm nay sẽ kỷ niệm một trăm năm.

Cơ hội để đưa ra chủ đề du lịch xuất phát từ tầm nhìn của việc làm dường như rất thích hợp, trước những vấn đề then chốt đã bén rễ sâu và đang phát triển là đặc trưng cho chiều kích việc làm trong cuộc sống đối với tất cả mọi người, trên mọi vùng miền. Không thể đạt được những mục tiêu cho hy vọng một nền hòa bình, an ninh, thăng tiến xã hội, và bao gồm nếu cam kết chung để bảo đảm có việc làm xứng đáng, công bằng, tự do cho mọi người bị từ chối, được xây dựng vì con người và những nhu cầu căn bản cho sự phát triển con người toàn diện của họ. Đức Thánh Cha Phanxico nói, “Lao động là thích đáng với nhân vị. Nó thể hiện phẩm giá của con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa”[1]. Nơi nào không có lao động, nơi đó không thể có sự phát triển, và chắc chắn không thể có một tương lai tốt đẹp hơn. Việc làm, không chỉ là sự cam kết nhưng còn là cách để con người kiện toàn bản thân trong xã hội và trong thế giới, là một phần quan trọng trong việc quyết định sự phát triển toàn diện, bất kể là đối với con người hoặc với cộng đồng mà người đó sống.

“Chúng ta được kêu gọi để làm việc từ khi chúng ta được tạo dựng,” Đức Thánh Cha Phanxico viết trong Tông huấn Laudato Si’, nhận xét rằng “Việc làm là một sự cần thiết, nó là một phần của ý nghĩa cuộc sống trên dương thế, là một cách để trưởng thành, để phát triển con người và để kiện toàn cá nhân.” [2] “Không có việc làm — ngài lặp lại trong Thông điệp Video gửi đến các tham dự viên trong Tuần Xã hội lần Thứ 48 của giới Công giáo Ý (Cagliari, 26-29 tháng Mười, 2017) — thì không có phẩm giá.”

Như được viết trong “Trích yếu Giáo hội Công giáo” nói, “Con người là thước đo của giá trị công việc. Và, trích trong Tông huấn Laborem Exercens, ‘Thật vậy, rõ ràng công việc của con người có giá trị đạo đức của nó, được liên kết trực tiếp với thực tế rằng ai đang lao động thì đó chính là một con người.’”[3]

Liên quan cụ thể đến vấn đề du lịch, trong Sứ điệp nhân Ngày Du lịch Thế giới lần thứ 24, [4] Thánh Gioan Phaolo II cũng giải thích rằng ngành này “được coi là một cách thể hiện đặc biệt của đời sống xã hội, với ý nghĩa về kinh tế, tài chính, văn hóa và với những hệ quả quyết định cho các cá nhân và các dân tộc. Mối quan hệ trực tiếp của nó với sự phát triển toàn diện của con người, cũng như các hoạt động khác của con người, nên hướng đến việc phục vụ cho việc xây dựng nền văn minh theo ý nghĩa chân thực và đầy đủ nhất, đến việc xây dựng, cụ thể là, ‘Nền văn minh Tình yêu’ (x. Sứ điệp Sollicitudo Rei Socialisi, n. 33).”

Cho đến nay, những công việc trong lĩnh vực du lịch cũng gặp không ít vấn đề, nó bị suy giảm về tính chuyên nghiệp rất đa dạng trong các nhiệm vụ cụ thể. Những người tư vấn du lịch và hướng dẫn viên du lịch, đầu bếp, bồi bàn và phục vụ rượu, tiếp viên hàng không, người hoạt náo, chuyên gia về tiếp thị du lịch và mạng xã hội: trong nhiều trường hợp họ làm việc trong những điều kiện bấp bênh và đôi khi bất hợp pháp, với chế độ đãi ngộ không công bằng, bị buộc phải làm những công việc kiệt sức, thường phải xa gia đình, có nguy cơ cao bị căng thẳng và phải cúi đầu tuân theo các quy tắc của một cuộc cạnh tranh khốc liệt.

Và thật đáng lên án là sự bóc lột người lao động ở các nước nghèo nhưng lại có lượng khách du lịch rất cao nhờ vào gia sản về môi trường và văn hóa lịch sử đặc trưng cho họ, nơi người dân bản địa hiếm khi thu được lợi ích từ việc sử dụng những nguồn tài nguyên địa phương. Cũng không thể chấp nhận được các hành vi bạo lực chống lại những cư dân chủ nhà, hành vi xúc phạm đến bản sắc văn hóa của họ, và tất cả các hoạt động gây nên sự xuống cấp và bóc lột môi trường.

Liên quan đến vấn đề này, vào năm 2003 Thánh Gioan Phaolo II đã chứng minh rằng “những hoạt động Du lịch có thể đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống đói nghèo, xét cả về quan điểm kinh tế hoặc xã hội và văn hóa. Qua việc du lịch, người ta sẽ biết được những địa điểm và hoàn cảnh khác nhau, và người ta nhận ra khoảng cách quá lớn giữa các nước giàu và các nước nghèo. Hơn nữa, các nguồn lực và các hoạt động địa phương có thể được đánh giá cao hơn, bằng cách thúc đẩy sự tham gia của các phân khúc dân số nghèo nhất.”[5]

Trong mối liên quan này, một cái nhìn sâu hơn về những tiềm năng phát triển mà ngành du lịch cung cấp là điều rất đáng kể, có thể đó là về những cơ hội việc làm hoặc thăng tiến về con người, xã hội và văn hóa. Đặc biệt, các cơ hội được mở ra cho người trẻ và khuyến khích họ tham gia với tư cách là những vai chính cho sự phát triển của họ, có thể thông qua các sáng kiến tự làm chủ ở những quốc gia kém phát triển.

Dữ liệu do Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) công bố nhấn mạnh rằng trong số 11 công việc trên thế giới, có ít nhất một công việc được tạo ra bởi ngành du lịch một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, và họ ghi nhận sự phát triển không ngừng của hiện tượng, liên quan đến hàng triệu người ở mọi miền của trái đất. Có những ý kiến nói về một chu kỳ mở rộng, với ý nghĩa to lớn trên mặt bằng xã hội, kinh tế và văn hóa, đã vượt qua những kỳ vọng lạc quan nhất. Chỉ cần nghĩ đến năm 1950 lượng khách du lịch quốc tế chỉ có hơn 25 triệu, trong khi đó, trong thập kỷ tới, ước tính rằng con số có thể đạt tới 2 tỷ khách du lịch trên toàn thế giới.

Trước những thông tin này, chiều kích của sự gặp gỡ có vẻ rất đáng khích lệ đối với chúng ta, với những công việc trong ngành du lịch có thể mang lại. Các nhà điều hành của ngành ở tất cả các cấp, trong khi thực hiện các công việc hàng ngày của họ, trong nhiều trường hợp họ có cơ hội gặp gỡ những người ở các quốc gia khác nhau trên thế giới, và bắt đầu có được kiến thức góp phần xây dựng bước đầu việc từ bỏ những định kiến và khuôn sáo và xây dựng những mối quan hệ thể hiện tình bạn. Đức Giáo hoàng Phanxicô nói về du lịch như một cơ hội để gặp gỡ, khi nói chuyện với những bạn trẻ của Trung tâm Du lịch Thanh niên vào tháng 3 năm ngoái, nhân dịp kỷ niệm 70 năm thành lập Hiệp hội. Đức Thánh Cha bày tỏ sự đánh giá cao về cam kết đầy nhiệt huyết của họ trong việc quảng bá “du lịch chậm”, “không bị khuấy động bởi những tiêu chuẩn của chủ nghĩa tiêu dùng hưởng thụ hoặc chỉ đơn thuần mong muốn tích lũy kinh nghiệm, nhưng có thể thúc đẩy sự gặp gỡ giữa những con người và lãnh thổ, và phát triển trong sự tôn trọng lẫn nhau.”[6]

Do đó, Bộ Phục vụ Sự Phát triển Con người Toàn diện lên tiếng kêu gọi tất cả các nhà quản trị và lãnh đạo các chính sách kinh tế quốc gia hãy thăng tiến công việc trong lĩnh vực du lịch, đặc biệt là của người trẻ. Một công việc đặt phẩm giá của con người vào trung tâm — như Ủy ban Toàn cầu về Tương lai của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) [7] đã đề ra — để chính bản thân nó trở thành một công cụ thúc đẩy sự phát triển toàn diện của mỗi con người và của toàn thể nhân loại, là những người hợp sức trong việc phát triển các cộng đồng riêng lẻ, mỗi người theo những đặc thù riêng của mình, và thúc đẩy việc tạo ra các mối quan hệ của tình bạn và tình huynh đệ giữa con người và các dân tộc.

Chúng tôi cam kết sự gần gũi và sự hỗ trợ của chúng tôi với tất cả những người cam kết đạt được các mục tiêu này, và chúng tôi khuyến khích các giám đốc và nhà điều hành du lịch có được nhận thức về những thách thức và cơ hội đặc trưng cho công việc trong ngành du lịch. Cuối cùng, chúng tôi xin cảm ơn, đặc biệt là các nhân viên mục vụ vì tất cả năng lượng bỏ ra mỗi ngày, để Lời Chúa có thể chiếu tỏa và làm sống động môi trường này của con người.

Viết từ Vatican, 23 tháng Bảy, 2019

Phê-rô K. A. Turkson, Hồng y Tổng trưởng

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]


[1] Phanxico, Bài giáo lý trong Buổi Tiếp Kiến Chung, 15 tháng Tám, 2015.

[2] Phanxico, Tông huấn Laudato Si’, 24 tháng Năm, 2015, s. 128.

[3] Trích yếu Giáo lý Xã hội của Giáo hội, s. 271.

[4] Gioan Phaolo II, Sứ điệp Ngày Du lịch Thế giới lần thứ 24, 2003.

[5] Nt.

[6] Phanxico, Huấn từ Tiếp kiến các Giám đốc và Thành viên của Trung tâm Du lịch Thanh niên, 22 tháng Ba, 2019.

[7] “Việc làm cho một tương lai tốt đẹp hơn,” Báo cáo của của Ủy ban Toàn cầu về Tương lai Việc làm, 22 tháng Năm, 2019; đăng trên trang; https://www.ilo.org/rome/risorse-informative/comunicati-stampa/WCMS_664152/lang–it/index.htm


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/7/2019]