Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

Dân số thế giới sẽ đạt 9,8 tỷ vào năm 2050 - LHQ

Dân số thế giới sẽ đạt 9,8 tỷ vào năm 2050 - LHQ

Dân số thế giới sẽ đạt 9,8 tỷ vào năm 2050 - LHQ
Tỷ lệ sinh khá cao trong những quốc gia đang phát triển đang làm bùng nổ nhanh sự gia tăng dân số thế giới. - AFP
22/06/2017 15:45
Dân số của Ấn độ, hiện tại là quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới với 1,3 tỷ, được dự đoán sẽ vượt qua số 1,4 tỷ người của Trung Quốc vào năm 2024; và Nigeria, xếp thứ bảy, được dự đoán sẽ thay thế Hoa kỳ là nước đông dân thứ ba vào năm 2050, theo một báo cáo mới đây của Liên Hợp quốc phát hành hôm thứ Tư.
Dân số thế giới hiện tại là 7,6 tỷ sẽ tăng lên 8,6 tỷ vào năm 2030, lên 9,8 tỷ vào năm 2050 và 11,2 tỷ vào năm 2100, bản báo cáo có tiêu đề, “Những Viễn cảnh Dân số Thế giới: Đánh giá năm 2017.” Được phát hành bởi Phòng Dân số của Bộ Kinh tế và Xã hội, bản nghiên cứu nói rằng sự gia tăng sẽ bùng nổ mạnh bởi những tỷ lệ sinh khá cao ở những quốc gia đang phát triển – dù có mức độ giảm chung về số trẻ em trên toàn cầu. Khoảng 83 triệu người được thêm vào dân số của thế giới hàng năm và chiều hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục cho dù có sự giảm sút liên tục trong các tỷ lệ sinh, những tỷ lệ này đã giảm đều liên tục từ thập niên 1960.
Viễn cảnh của Châu Phi
John Wilmoth, trưởng Phòng Dân số, nói rằng bản báo cáo gồm thông tin về dân số của 233 quốc gia hoặc khu vực trên thế giới. Dân số ở Châu Phi đáng lưu ý vì tỷ lệ phát triển nhanh, và dự đoán trước cho thấy hơn một nửa sự gia tăng dân số toàn cầu trong khoảng thời gian từ bây giờ đến năm 2050 sẽ diễn ra ở vùng đó,” ông trình bày trong một buổi họp báo tại Liên Hợp quốc ở New York ngày 21 tháng Sáu. “Ở một mức độ cực đoan khác, theo ước tính cho biết dân số của Châu Âu sẽ giảm đến một mức nào đó trong những thập niên sắp tới,” ông nói.
Cơ quan Liên Hợp quốc dự báo rằng từ thời điểm hiện tại đến năm 2050 một nửa số dân tăng của thế giới sẽ tập trung vào trong 9 quốc gia - Ấn độ, Nigeria, Congo, Pakistan, Ethiopia, Tanzania, Hoa kỳ, Uganda và Indonesia. Những quốc gia này được liệt kê theo thứ tự “đóng góp của họ vào sự gia tăng chung,” báo cáo cho biết. Báo cáo cho biết thêm, trong cùng thời gian dân số của 26 quốc gia Châu Phi được cho là sẽ gia tăng ít nhất gấp đôi.
Những tỷ lệ sinh giảm
Báo cáo nói rằng tỷ lệ sinh đã giảm hầu như ở mọi vùng miền trong những năm gần đây. Giữa những năm 2010 và 2015, ông Wilmoth nói, “trên thế giới một phụ nữ có trung bình 2 ½ lần sinh trong suốt đời - nhưng con số này rất khác nhau trên toàn thế giới.” “Châu Âu có mức độ sinh thấp nhất, ước tính 1,6 lần sinh trên một phụ nữ trong khoảng thời gian gần đây, trong khi Châu Phi có tỷ lệ cao nhất, khoảng 4,7 lần sinh trên một phụ nữ,” ông nói. Báo cáo cho biết ngày càng có nhiều quốc gia hiện nay có tỷ lệ sinh dưới mức độ cần thiết là 2,1 lần sinh trên một phụ nữ để thay thế cho thế hệ hiện tại. Trong khoảng thời gian 2010-2015, báo cáo nói, tỷ lệ sinh dưới mức độ cần thiết để thay thế xảy ra trong 83 quốc gia góp 46 phần trăm cho dân số thế giới. Báo cáo cho hay, những quốc gia đông dân nhất với tỷ lệ sinh thấp là Trung quốc, Hoa kỳ, Brazil, Nga, Nhật, Việt nam, Đức, Iran, Thái lan và Anh.
Dân số già
Báo cáo viết, ngoài việc tăng dân số chậm, tỷ lệ sinh thấp dẫn đến dân số già hơn. Nó dự báo rằng số người tuổi từ 60 hoặc cao hơn sẽ tăng gấp đôi từ hiện tại là 962 triệu lên 2,1 tỷ vào năm 2050 và gấp hơn ba lần là 3,1 tỷ vào năm 2100. Một phần tư dân số Châu Âu hiện đã từ 60 tuổi trở lên, và tỷ lệ đó dự đoán sẽ đạt đến 35 phần trăm vào năm 2050 và sau đó duy trì ở mức đó cho đến hết thế kỷ.
Di dân và người tị nạn
Báo cáo cũng lưu ý đến những ảnh hưởng của các dòng di dân và người tị nạn giữa các quốc gia, đặc biệt lưu ý đến ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng người tị nạn Syria và con số ước tính là 4,2 triệu người trong các năm 2010-2015. Liên quan đến tình trạng di cư, “dù việc di cư quốc tế ở những mức độ hiện tại sẽ không đủ để bù lại trọn vẹn cho số dân thiếu hụt vì những tỷ lệ sinh thấp, đặc biệt ở khu vực Châu Âu, sự di chuyển của con người giữa các quốc gia có thể giúp để làm bớt đi những hậu quả bất lợi của dân số già,” các tác giả của bản báo cáo viết.
[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 26/06/2017]


Đức Thánh Cha: Người Ki-tô hữu không cần phải xem tử vi để đoán trước tương lai

Đức Thánh Cha: Người Ki-tô hữu không cần phải xem tử vi để đoán trước tương lai

Đức Thánh Cha: Người Ki-tô hữu không cần phải xem tử vi để đoán trước tương lai
Đức Thánh Cha Phanxico dâng Lễ tại nhà nguyện Thánh Marta
26/06/2017 16:28
(Vatican Radio) Hôm thứ Hai Đức Thánh Cha Phanxico nói với các tín hữu đừng đi xem tử vi hay đến những thầy bói để đoán trước tương lai; nhưng hãy để cho Thiên Chúa hướng dẫn họ trong một hành trình đầy sự ngạc nhiên.
Đức Thánh Cha nói trong Thánh Lễ cuối cùng trong nhà nguyện Thánh Marta trước kỳ nghỉ hè của ngài và sau chuyến tông du đến Columbia trở về vào tháng Chín.
Mời gọi các tín hữu không trở nên “quá ổn định, quá yên vị, quá chắc chắn,” Đức Thánh Cha Phanxico suy tư về bài đọc trong ngày trong đó Thiên Chúa nói với ông A-bra-ham rời bỏ miền đất, bỏ quê hương của ông, căn nhà của cha ông và ra đi cùng với những bà con họ hàng, và ông A-bra-ham – lúc đó đã 75 tuổi – ra đi, như lời Thiên Chúa hướng dẫn ông.
Đức Thánh Cha nói, “Có một lối sống cho người Ki-tô hữu, một lối sống dựa trên ba chiều kích: “sự từ bỏ mình,” “lời hứa,” và “chúc phúc.”
“Để là một người Ki-tô hữu phải luôn mang lấy chiều kích từ bỏ bản thân này,” đó là một chiều kích phản ánh lại sự trút bỏ mình của Chúa Giê-su trên Thập giá, ngài nói.
Luôn cần phải “bước chân ra đi,” thực hiện bước đi đầu tiên và “rời bỏ quê hương mình, gia đình, căn nhà của cha ông.”
Đức Thánh Cha nói, sách Thánh và Tin mừng có nhiều những câu chuyện và những đoạn quan trọng trong đó các tiên tri và môn đệ được gọi cất bước ra đi.
Ngài tiếp tục, người Ki-tô hữu phải có “khả năng khước từ và trút bỏ” nếu không họ chưa phải là “Ki-tô hữu đích thực.”
Ngài nói, ông A-bra-ham vâng lời Thiên Chúa với niềm tin, và ra đi đến một vùng đất không biết trước để “đón nhận quyền thừa kế.”
“Người Ki-tô hữu không xem tử vi để đoán trước tương lai; người Ki-tô hữu không đi thầy bói để bói bằng cách nhìn vào quả cầu thủy tinh hay nhìn bàn tay …” Đức Thánh Cha nói.
Một người Ki-tô hữu, ngài nói, để mình được hướng dẫn bởi Thiên Chúa Đấng dẫn đưa chúng ta trên một con đường hướng đến sự hoàn tất lời hứa của Người.
“Chúng ta là những con người đang hướng đi đến một lời hứa,” ngài nói – con đường mà ông A-bra-ham tiến bước về vùng đất mới.”
Tuy nhiên, Đức Phanxico tiếp tục, ông A-bra-ham không xây một căn nhà, ông dựng lên một cái lều, cho thấy rằng “ông đang trên một hành trình và tin tưởng vào Thiên Chúa”; ông dựng một bàn thờ “để thờ phụng Người” và sau đó tiếp tục đi: ông luôn luôn trên hành trình.
Đức Thánh Cha giải thích, hành trình của một Ki-tô hữu lại bắt đầu từ mỗi buổi sáng, tín thác cho Thiên Chúa và mở lòng ra trước nhiều điều ngạc nhiên của Ngài.
Ngài phân tích rằng có lúc những điều ngạc nhiên này là tốt đẹp, có những lúc khác lại xấu – “hãy nghĩ đến cơn bệnh hay cái chết” – ngài nói – nhưng chúng ta phải luôn mở lòng vì chúng ta biết rằng Người sẽ đưa chúng ta về một nơi an toàn, về một vùng đất đã được chuẩn bị đặc biệt cho chúng ta.
Một đặc điểm khác của người Ki-tô hữu là người đó luôn luôn mang theo một sự chúc phúc. Người Ki-tô hữu nói về Thiên Chúa và về người khác, và xin phúc lành của Thiên Chúa để tiến bước trên những con đường của họ.
Đức Thánh Cha nói, đây là mẫu đời sống của người Ki-tô hữu vì mọi người, “ngay cả giáo dân bình thường, phải chúc phúc cho người khác, phải nói về Thiên Chúa và về người khác.”
Rất thường khi, ngài nói thêm, chúng ta nói xấu về anh em của mình, “cái lưỡi của chúng ta lung liêng quá nhiều” thay vì noi theo lệnh truyền mà Thiên Chúa đã cho “tổ phụ” A-bra-ham của chúng ta như là một bài học cho cuộc sống:
“Hãy tiến bước, hãy để mình được Thiên Chúa dẫn dắt, tín thác vào lời hứa của Người và không đáng trách,” ngài nói.
“Từ tận sâu thẳm, Đức Phanxico kết luận, đời sống người Ki-tô hữu rất đơn giản!”

[Nguồn: radiovaticana]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 27/06/2017]