Thứ Sáu, 10 tháng 3, 2017

Phỏng vấn của Đức Thánh Cha với ‘Die Zeit’: Đời sống độc thân, khủng hoảng đức tin, những chuyến đi sắp tới

Phỏng vấn của Đức Thánh Cha với ‘Die Zeit’: Đời sống độc thân, khủng hoảng đức tin, những chuyến đi sắp tới

‘Tôi chỉ là một con người làm những gì anh ta có thể’
9 tháng Ba, 2017
Phỏng vấn của Đức Thánh Cha với ‘Die Zeit’: Đời sống độc thân, khủng hoảng đức tin, những chuyến đi sắp tới
CTV Screenshot
Đời sống độc thân tùy chọn của linh mục, truyền chức cho những người đàn ông đã lập gia đình, khủng hoảng đức tin, những chuyến tông du tương lai: Đức Thánh Cha Phanxico nói về những chủ đề này trong một buổi phỏng vấn phát hành ngày 9 tháng Ba, 2017 trên tờ tuần báo của Đức Die Zeit. Đài Phát thanh Vatican có bản tóm lược bằng tiếng Pháp buổi phỏng vấn đầu tiên này cho giới truyền thông Đức.
“Tôi là một tội nhân, tôi có thể phạm lỗi lầm” được đăng làm tiêu đề trên ZEIT. Trong phỏng vấn, Đức Thánh Cha kể rằng: “Tôi không có cảm giác của một con người đặc biệt (...) Tôi chỉ là một con người làm những gì anh ta có thể.”
Đời sống độc thân và Viri Probati
Ngài nói đến việc thiếu ơn gọi, “một vấn đề Giáo hội phải giải quyết.” Để giải quyết, ngài đề nghị phải cầu nguyện nhưng, như ngài đã giải thích nhiều lần, cũng phải có hoạt động xã hội với giới trẻ “họ là những người bị lãng quên nhiều nhất trong xã hội hiện đại vì họ không có việc làm trong nhiều quốc gia.”
Tuy nhiên, sự thiếu linh mục không được dẫn đến việc dừng chương trình nhận thức, ngài cảnh báo: “Ngày nay có rất nhiều các bạn trẻ và rồi, sẽ có những người phá hoại Giáo hội vì họ không phải là linh mục của ơn gọi. Ơn gọi rất quan trọng.”
“Đời sống độc thân tùy chọn không phải là giải pháp,” Đức Thánh Cha quả quyết, ngài nghĩ rằng việc truyền chức cho những người đàn ông đã lập gia đình — viri probati — là một khả năng phải nghiên cứu. “Nhưng chúng ta cũng phải quyết định loại phận vụ để họ gánh vác, ví dụ, cho những cộng đoàn ở vùng hẻo lánh.”
Những chuyến tông du sắp tới
Trong buổi phỏng vấn, Đức Thánh Cha kể ra những chuyến tông du sắp tới: ngài khẳng định các chuyến đi đến Ấn độ, Bangladesh và Colombia. Cũng như ngài đã nói trong chuyến đến thăm Nhà thờ Anh giáo ở Roma, ngài bày tỏ mong muốn đi Nam Sudan. Một chuyến đi đến Ai-cập cũng đang được nghiên cứu.
Một số điểm đến mà ngài muốn đi nhưng rất khó thực hiện ngay lúc này, ngài kể ra: Congo-Brazzaville, Cộng hòa Dân chủ Congo, Nga, hàm ý trong đó là đến Ukraina.
Được hỏi về sự khủng hoảng đức tin, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Đức tin không phải là một điều gì đó giành lấy là được” nhưng là “một ơn sủng” và ngài nói “khủng hoảng là một phần của đời sống đức tin.” Vì thế, “một đức tin không bước vào khủng hoảng để phát triển” là vẫn còn “non trẻ.”
Đức Thánh Cha, ngài khẳng định luôn giữ được bình an, giải thích rằng ngài cầu nguyện được ơn “có khiếu hài hước; và có thể phản ứng lại một cách đùa vui với chuyện của những tờ truyền đơn nặc danh nhắm chống lại ngài, những áp phích trên đường phố ở Roma: “những romanaccio (một tiếng địa phương của người Roma) sử dụng trong những cáo buộc đó rất ấn tượng.”
Liên quan đến khủng hoảng gần đây giữa Tòa Thánh và Dòng Hiệp sĩ Malta, Đức Thánh Cha Phanxico hy vọng có giải pháp cho các vấn đề. “Đó là lý do tôi gửi tới một đặc ủy viên có khả năng giải quyết được, với một ân tứ mà Đức Hồng y Burke không có,” tuy nhiên vị thứ hai vẫn còn, vị bảo trợ của Dòng. Đức ông Angelo Becciu, thay thế chức Tổng vụ của văn phòng quốc vụ khanh, được bổ nhiệm làm đặc ủy giáo hoàng ngày 4 tháng Hai vừa qua.
Trong phần tóm lược đầu của ZENIT hôm qua, Đức Thánh Cha bày tỏ sự lo ngại về những chủ nghĩa dân túy đang nổi lên ở Tây Âu và từ chối sự sùng bái giáo hoàng.

[Nguồn: zenit]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 10/03/2017]



PHỎNG VẤN: Đức Hồng y Ravasi: ‘Cuối cùng đã có một tiếng nói của nữ giới trong Giáo triều Roma”

PHỎNG VẤN: Đức Hồng y Ravasi: ‘Cuối cùng đã có một tiếng nói của nữ giới trong Giáo triều Roma”

Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa nói rằng sự cố vấn của nữ giới trong Thánh Bộ của ngài cho thấy hy vọng rằng phụ nữ sẽ ngày càng quan trọng hơn ở Vatican
9 tháng Ba, 2017
PHỎNG VẤN: Đức Hồng y Ravasi: ‘Cuối cùng đã có một tiếng nói của nữ giới trong Giáo triều Roma”
Đức Hồng y Ravasi trong Văn phòng Báo Chí Tòa Thánh
“Điều quan trọng đó là bắt đầu có sự hiện diện của nữ giới trong Vatican, và đó không phải là sự hiện diện để trang trí hay làm màu,” Đức Hồng Y Gianfranco Ravasi, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Văn hóa nói trong một buổi phỏng vấn riêng dành cho ZENIT.
Đức Hồng y nói trong một nhận xét ngẫu nhiên từ buổi giới thiệu Nhóm Cố Vấn Nữ được bắt đầu bởi Thánh Bộ của ngài hôm Thứ Ba, 7 tháng Ba, 2017. Vị Hồng y người Ý nhấn mạnh rằng ngài mong muốn xây dựng cơ quan mới này “có màu hồng” để làm cho các hoạt động của Bộ có “vẻ nữ tính,” nhắm “đưa ra những sự gợi ý mà chúng tôi những người đàn ông thậm chí không hề nghi ngờ, ngài phân tích.
Hơn nữa, ngài nói thêm rằng nhóm này không xuất phát từ sự cần thiết phải có phần thưởng đáp lại “những đòi hỏi” của “các chỉ tiêu cho nữ giới,” – Đức Hồng y giải thích – “ngài không muốn điều đó giống như một yếu tố trang trí, một “sự có mặt của nét đẹp” trong một chân trời thuần túy nam giới.” 37 phụ nữ được chọn sẽ thực sự chủ động và được lắng nghe.

* * *
ZENIT: Đức Hồng y có thể giải thích những tiêu chuẩn để chọn các phụ nữ cho Nhóm Cố Vấn Nữ của Hội Đồng Giáo hoàng về Văn hóa? Họ được chọn như thế nào?
HY Ravasi: Đây là một câu hỏi quan trọng vì có lẽ nó là một trong những công việc khó khăn nhất và hóc búa nhất của tôi. Trước hết, tôi nghĩ đến “vấn đề” mang tính quốc tế. Vì vậy, phải có phụ nữ từ Hoa Kỳ, Ireland, Iran, Chile, Thổ Nhĩ kỳ, và v.v.. Thứ hai, “vấn đề” liên tôn: nhiều “quan điểm” khác nhau được trình bày, đặc biệt Hồi giáo, Do thái giáo, Ki-tô giáo, theo nhiều hình thức khác nhau của họ, và cả Tin lành. Thứ ba là tiêu chuẩn về chuyên môn, về những hoạt động, ví dụ, ưu tiên cho những phụ nữ hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, bậc đại học, những nữ nghệ sĩ, y khoa, khoa học, nhưng cũng bao trùm cả những lĩnh vực khác, chẳng hạn thể thao, chúng ta thấy có chị Fiona May, có cả trọn vẹn chân trời của các ngành chuyên môn. Tiêu chuẩn thứ tư là kinh nghiệm gia đình. Có những phụ nữ chưa lập gia đình nhưng cũng có những người có gia đình, vì thế, họ trải nghiệm mọi vấn đề khó khăn của việc nuôi dạy trẻ, v.v.. Tiêu chuẩn thứ tư là “sự nhạy bén.”
ZENIT: Ngài có ý gì với cụm từ “sự nhạy bén,” thưa Hồng Y?
HY Ravasi: Chẳng hạn, chính trị – vì tôi cũng muốn có đời sống chính trị được thể hiện – tôi chọn một người rất quan tâm đến vấn đề “lãng phí,” nói rõ là, sự lãng phí thực phẩm, sự tái chế biến lại những thực phẩm có thể bị lãng phí, và chúng tôi nói đến điều này không chỉ là ở nước Ý mà cả thế giới, về một phần ba tất cả lương thực được sản xuất. Và chị cũng là một người rất quan tâm đến công việc thiện nguyện, chị là một thành viên của Ủy ban Quốc hội chịu trách nhiệm về người tị nạn, và v.v.. Ngoài ra, tôi cũng muốn cân nhắc đến những câu hỏi lớn về sự cùng khổ, về người di cư, theo tinh thần của Đức Thánh Cha Phanxico. Chúng tôi có thể nói rằng những chủ đề này cũng được trình bày trong Nhóm Cố Vấn, cứ cho là có những phụ nữ đã gắn kết vào những hoạt động của một hình thức bác ái nào đó, mặc dù chúng tôi không muốn điều đó được chú ý đến, nhưng vẫn có những hoạt động như vậy. Đây là những tiêu chuẩn mà anh hỏi tôi.
ZENIT: Đức Thánh Cha có ý kiến gì về nhóm cố vấn không? Cảm tưởng của ngài như thế nào?
HY Ravasi: Có chứ.
ZENIT: Như vậy Hồng y đã nói về nó ...
HY Ravasi: Đúng, chúng tôi thực sự đã nói về nó. Ngài chia sẻ rất nhiều về ý tưởng của Nhóm Cố Vấn này, vì ngài luôn nói đến việc thiếu những tiếng nói của nữ trong Giáo triều Roma. Chúng tôi biết rằng những khó khăn vẫn tồn tại, các cơ cấu rất phức tạp, lịch sử đã qua có phần nào “nặng nề,” nhưng cần thiết phải bắt đầu từ một điểm nào đó. Và quả thật, tôi lặp lại một lần nữa, vì nó rất quan trọng cho tôi: sự hiện diện của phụ nữ của Nhóm Cố Vấn không được là một “sự trang trí,” chỉ vì áp lực nên bắt buộc phải có một số phụ nữ ở Vatican, như người ta thường nói là những chỉ tiêu ‘hoa hồng.”
Điều quan trọng là phải có không gian cho tất cả, rồi con người đi vào những không gian này theo khả năng của họ, không chỉ bởi vì họ là phụ nữ hay đàn ông để rồi tự động bước vào, như trong quá khứ: họ là đàn ông nên họ tự động đi vào Giáo triều Roma, thậm chí không có khả năng, không có sự chuẩn bị …
Vì vậy, tôi cũng nói rằng: chức năng của những phụ nữ này là một chức năng thực sự, họ được kêu gọi để đưa ra những cách nhìn; họ cũng đã chỉ trích tôi về một số đề nghị và đã thúc đẩy một số khác! Ví dụ, liên quan đến Hội nghị Khoáng đại của Thánh Bộ về tế bào thần kinh, bộ óc nhân tạo, gien, người máy, công nghệ thông tin, v.v.. về tất cả những vấn đề này, những người phụ nữ này – với tư cách là các nhà khoa học và là nữ giới – đã đưa ra những cách nhìn mà chúng tôi chắc không thể trình bày rõ ràng chính xác được.
Vì vậy, đúng là, tôi có thể nói như vậy, sự kiện khai mạc của Hội nghị Khoáng đại sắp tới là một thời khắc quan trọng nhất của hoạt động của thánh bộ, được tổ chức bởi nhóm cố vấn nữ; nó sẽ có buổi trình chiếu trên truyền hình và họ đã bắt đầu công việc này rồi.
ZENIT: Như vậy, nhóm này đang bắt đầu hoạt động trong thánh bộ về những gì Hồng y vừa kể. Nhưng Hồng y có cho rằng nhóm cố vấn nữ này là một hình thức “thử nghiệm,” tức là có thể hiểu rằng sẽ có thể có điều tương tự được bắt đầu trong các thánh bộ khác?
HY Ravasi: Tôi hy vọng như vậy, để giữ theo nguyên tắc gọi là noi gương … Rồi mọi người có cách riêng để hoạt động và thực hiện chức năng. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng những gì Đức Thánh Cha Phanxico nói là khả thi, chính xác đó là một số chức năng trong các thánh bộ Vatican có thể được đảm trách bởi nữ giới, trao phó cho nữ giới: tôi đang nói đến những phụ nữ thực sự bước vào trong các thánh bộ. Chúng ta chỉ tìm thấy những phụ nữ trong các vị trí làm thư ký, hay vị trí quản lý. Và đây là một sai lầm! Vì vậy, tôi nghĩ đến nguyên tắc noi gương trong tương lai.
[Nguồn: zenit]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 10/03/2017]