Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

Nhóm Liên tôn khẳng định những xác tín mạnh mẽ bảo vệ sự sống

Nhóm Liên tôn khẳng định những xác tín mạnh mẽ bảo vệ sự sống
RIIFS Website

Nhóm Liên tôn khẳng định những xác tín mạnh mẽ bảo vệ sự sống

‘Sự sống là ân ban của Thượng đế cho tất cả các thành viên của gia đình nhân loại; vì vậy, nó phải được bảo vệ từ khi thụ thai đến khi chấm dứt tự nhiên.’

14 tháng Năm, 2018 17:53
“Sự sống là ân ban của Thượng đế cho tất cả các thành viên của gia đình nhân loại; vì vậy, nó phải được bảo vệ từ khi thụ thai đến khi chấm dứt tự nhiên,” là câu tuyên ngôn cuối cùng của Hội thảo Chuyên đề lần Năm của Học viện Hoàng gia về các Môn học Liên tôn (RIIFS) của Amman, Gio-đan, và Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn, họp ngày 9-10 tháng Năm, 2018.

Bản tuyên ngôn tiếp tục, “Con người là chót đỉnh của sự sáng tạo, được ban tặng những phẩm giá, quyền, và trách nhiệm. Đây là lý do tại sao mỗi con người xứng đáng được tôn trọng, yêu thương và có mọi phương tiện cần thiết cho một đời sống đúng phẩm giá.” 

Các tham dự viên cũng lưu ý đến mối tương quan mạnh mẽ giữa việc tôn trọng nhân phẩm và sự phát triển và thịnh vượng của các dân tộc. Và hội nghị thúc giục một sự chú ý đặc biệt đến việc bảo vệ cho người di cư và giáo dục giới trẻ.


Văn bản tuyên ngôn sau cùng của Vatican cung cấp

Học viện Hoàng gia về các Môn học Liên tôn (RIIFS) (Amman, Gio-đan), và Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn (PCID) (Thành Vatican), tổ chức Hội thảo chuyên đề lần thứ năm ở Amman trong hai ngày 9 và 10 tháng Năm, 2018.

Hoàng thân El Hassan bin Talal, Chủ tịch Hội đồng Quản trị của Học viện Hoàng gia về các môn học Liên tôn, dẫn đầu Phái đoàn của RIIFS, và Đức Giám mục Miguel Ángel Ayuso Guixot, thư ký Hội đồng Tòa Thánh về Đối thoại Liên Tôn, dẫn đầu Phái đoàn PCID thay mặt cho Đức Hồng y Jean-Louis Tauran, không thể đến tham dự Hội nghị.

Các tham dự viên gửi những lời nguyện chúc đến Đức Hồng y Tauran, cảm ơn thông điệp của ngài và vì sự cam kết liên tục của ngài đối với sự đối thoại liên tôn.

Mỗi phái đoàn có mười hai tham dự viên và ba quan sát viên.

Chủ đề nghiên cứu là “Các Tôn giáo và Giá trị của sự sống: quan điểm của người Ki-tô hữu và người Hồi giáo.”

Giáo sư Abdel Jabbar Al-Refae và Tiến sĩ Youssef Kamal El-Hage trình bày chủ đề con: “Các Tôn giáo và Giá trị của Sự sống: những thách đố,” trên quan điểm của Hồi giáo và Ki-tô giáo. Giáo sư Wajih Kanso điều phối phiên họp.

Phiên họp thứ hai, được điều phối bởi Đức ông Khaled Akasheh thảo luận chủ đề “Các Tôn giáo và Giá trị Sự sống: những cơ hội.” Đức ông Bernard Munono và Giáo sư Mohammad Ali Azar Shab cùng với các tham dự viên thảo luận chủ đề này.

Trong phiên họp thứ ba, các tham dự viên lắng nghe Đại giáo trưởng Mufti Husein Kavazović và Tiến sĩ Paola Bernardini trình bày chủ đề con cuối cùng: “Các Tôn giáo và Giá trị Sự sống: Những cách nhìn.” Giáo sư Hichem Grissa điều phối phiên họp.

RIIFS mời các tham dự viên đến thưởng thức buổi hòa nhạc của Nữ tu Marie Keyrouz và Ca đoàn Salam.

Hội nghị chuyên đề diễn ra trong một không khí thân thiện và cởi mở, tạo điều kiện cho sự trao đổi những ý kiến và quan điểm rất phong phú về chủ đề và những vấn đề liên quan.

Cuối cuộc họp các tham dự viên cùng thống nhất với những đề nghị sau:

Sự sống là ân ban của Thượng đế cho tất cả các thành viên của gia đình nhân loại; vì vậy, nó phải được bảo vệ từ khi thụ thai đến khi chấm dứt tự nhiên.

Con người là chót đỉnh của sự sáng tạo, được ban tặng những phẩm giá, quyền, và trách nhiệm. Đây là lý do tại sao mỗi con người xứng đáng được tôn trọng, yêu thương và có mọi phương tiện cần thiết cho một đời sống đúng phẩm giá.

Có một mối tương quan mạnh mẽ giữa việc tôn trọng nhân phẩm và nhân quyền đối với sự phát triển và thịnh vượng của các dân tộc. Mối tương quan này góp phần tạo nên một động lực khác cho sự thăng tiến nhân phẩm. Cần phải có sự chú ý đặc biệt đến những cảm xúc, giá trị, và quan niệm chung.

Cần phải có sự chú ý và chăm sóc đặc biệt cho người di cư, người tị nạn, và những nạn nhân của tình trạng buôn người, để bảo vệ cho sự sống và phẩm giá của họ, suy xét đến ý nghĩa của sự đau khổ theo nhân loại học.

Các thế hệ trẻ cần phải được giáo dục sự tôn trọng công trình tạo dựng và giá trị của sự sống. Ý tưởng về việc dạy nguyên tắc đạo đức tại nhà trường đáng được nghiên cứu kỹ lưỡng, suy xét đến những hiện tượng tiêu cực trong các xã hội của chúng ta.

Phái đoàn Công giáo bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến Hoàng thân El Hassan bin Talal, đến Giám đốc RIIFS là Tiến sĩ Majeda Omar, và toàn thể nhân viên.

Cuối Hội nghị, một Biên bản Ghi nhớ được ký kết giữa hai bên, khẳng định và thể chế hóa sự hợp tác đang phát triển và đầy hoa trái của hai bên. RIIFS cũng ký một biên bản ghi nhớ với Đại học Ez-Zitouna, Tunisia, và Trung tâm Đối thoại và Hành động, Pakistan.


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 15/5/2018]


11 chi tiết về Vatican hầu hết mọi người không biết

11 chi tiết về Vatican hầu hết mọi người không biết

10 tháng Năm, 2018
11 chi tiết về Vatican hầu hết mọi người không biết
Antoine Mekary | ALETEIA | I.Media
Một vài con số thống kê dưới đây có thể làm bạn ngạc nhiên, chẳng hạn có có nhiêu cây ATM!

Vatican chẳng phải là một công viên giải trí cho các nhà lý luận. Quả thật, hầu hết những hoạt động bên trong những bức tường của nó có thể rất chán đối với công chúng. Chẳng hạn, những ý nghĩa bí mật của cụm từ Archivum Secretum Apostolicum Vaticanum — đó là tên gọi chính thức đầy đủ của các Văn khố Vatican — có thể do cách dịch sai từ nguyên gốc tiếng Latinh: “secretum,” không thể dịch là “secret” (bí mật/riêng), đơn giản nó có nghĩa là “cá nhân”. Có ai đã từng có một vị trí thư ký văn phòng có thể hiểu được một chút manh mối ở đây: “Secret Archive” (Văn khố riêng) của Vatican là một tổng hợp các tài liệu cá nhân, chủ yếu là các thư riêng, sử biên niên và các tài liệu lịch sử của các đức giáo hoàng quá cố. Xin lỗi đã làm cho các bạn miên man ra khỏi chủ đề.

Dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ với các bạn danh mục 11 câu hỏi có thể bạn luôn muốn biết về Vatican.

1. Có bao nhiêu người sống ở Vatican?

Chính xác có 605 người.

2. Trong số 605 cư dân đó có bao nhiêu người là linh mục?

Sáu mươi hai người sống trong Vatican, cộng thêm 105 thành viên của Đội Vệ binh Thụy sĩ. Số người còn lại là các hồng y, giám mục, linh mục, và các tu sĩ nam nữ.

3. Có bao nhiêu người làm việc tại Vatican?

Người ta kể rằng khi một phóng viên hỏi Chân phước Gioan XXIII (giáo hoàng từ 1958 đến 1963) có bao nhiêu người làm việc trong Vatican, Đức Giáo hoàng dừng một lát, suy nghĩ và trả lời, “Khoảng phân nửa số đó.”

Bây giờ gạt chuyện hài hước qua một bên, có 4.810 người làm việc cho Tòa Thánh (hỗ trợ cho công việc mục vụ của đức giáo hoàng trên toàn thế giới) và trong Thành Vatican. Giống như bất kỳ thành phố nào khác, Vatican cũng có một siêu thị, các viện bảo tàng, một ngân hàng, v.v..

Tòa Thánh tuyển dụng 2.880 người cho 65 cơ quan khác nhau (các dòng tu thuộc Vatican, các hội đồng giáo hoàng, các thánh bộ, sứ thần, văn phòng, v.v..) Chỉ riêng trong Thành Vatican có 1.930 người làm việc.

4. Có bao nhiêu nhà thờ trong Vatican?

Ngoài Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô, có sáu nhà thờ khác gồm: nhà thờ San Pellegrino in Vaticano, nhà thờ các Thánh Martin và Sebastian của Thụy sĩ, nhà thờ Sant’Anna dei Palafrenieri, nhà thờ Sant’Egidio ở Borgo, nhà thờ Santo Stefano degli Ungheresi, và nhà thờ Thánh Stê-pha-nô của giáo hộp Cốp.

5. Có bao nhiêu viện bảo tàng?

Thậm chí nếu chúng ta có nói đến “các Viện Bảo tàng Vatican” ở số nhiều, thì người ta vẫn tranh cãi rằng “Bảo tàng viện Vatican” chỉ là một, bao gồm nhiều nhà bảo tàng và phòng triển lãm nghệ thuật khác nhau (chẳng hạn Pinacoteca Vaticana, Nhà Bảo tàng Pio-Clementine, Nhà Sưu tập Nghệ thuật Tôn giáo hiện đại (the Collection of Religious Modern Art), Nhà Bảo tàng Chiaramonti, và các nhà Bảo tàng Etrurian-Gregorian và Egyptian-Gregorian). Có tất cả 54 nhà triển lãm nghệ thuật, kể cả Điện Sistine.

Viện Bảo tàng có khoảng 70.000 tác phẩm nghệ thuật, trong đó có 20.000 tác phẩm trưng bày, và hiện tại đang có 640 người làm việc trong 40 phòng quản lý, học thuật, và phục chế.

Như trong phần phụ chú, Điện Thánh Charles có phòng chiếu phim của Vatican (do Thư viện Film Vatican điều hành), trong đó các giáo hoàng, nhân viên Vatican hoặc các vị khách xem phim. Phòng chiếu phim là một nhà thờ cổ được chuyển đổi mục đích sử dụng vì nhà thờ không còn được giữ lại cho các hoạt động mục vụ, vì nó ở bên trong Vatican. Đức Gioan Phaolo II, ngài đã nhiều lần xem phim ở đó, có lần nói về ngôi nhà thờ cổ: “Chỉ có hai nơi trên thế giới có nhà thờ được chuyển thành rạp chiếu phim: Liên bang Xô-viết và Vatican!”

6. Có bao nhiêu tòa nhà?

Cho đến nay theo chúng tôi biết, vẫn không có một con số chính thức. Nhưng dĩ nhiên không thể có quá nhiều tòa nhà trong một diện tích 0,44 km vuông (0,17 dặm vuông), đặc biệt khi phải dành nhiều không gian cho đại Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô và quảng trường. Cũng phải lưu ý rằng Thành Vatican có 13 tòa nhà trong thành phố Roma (gồm các Vương cung Thánh đường Thánh Maria Maggiore và Thánh Gioan Lateran), cũng như Vương cung Thánh đường Thánh Mary các Thiên thần ở Assisi và lâu đài Castel Gandolfo (khu nghỉ dưỡng mùa hè của các giáo hoàng). Có các tòa nhà thuộc đặc khu ngoại giao: tức là, khi bạn ở trong các nơi đó bạn không phải ở trong nước Ý, nhưng ở trong Vatican.

7. Có bao nhiêu đài phát thanh?

Chỉ có một: Đài phát thanh Vatican, với các kênh sóng khác nhau. Bây giờ nó là một nhánh của Quốc vụ viện Truyền thông của Tòa Thánh, sau lần cải tổ của Đức Thánh Cha Phanxico. Nó được thành lập năm 1931 bởi chính nhà phát minh radio, Guglielmo Marconi người Ý. Đài phát thanh trên internet bằng 38 ngôn ngữ, với số nhân viên gồm 355 người từ 59 quốc gia.

8. Có bao nhiêu kênh truyền hình?

Không có. Trung tâm Truyền hình Vatican không phải là một kênh truyền hình. Nó là một trung sản xuất truyền hình, đặc biệt dành riêng cho các hoạt động của đức giáo hoàng, chia sẻ sóng với các kênh truyền hình khác, web và các kênh YouTube trên khắp thế giới.

9. Nhà nước Vatican bao nhiêu tuổi?

Nhà nước Vatican được thành lập ngày 11 tháng Hai, 1929, khi Hiệp ước Lateran được ký kết. Nguồn gốc từ thời tử đạo của Thánh Phê-rô trong Hý trường Nero, địa điểm này hiện nay là Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô.

10. Tại sao Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô là nhà thờ chính tòa của đức giáo hoàng?

Thật ra không phải. Nhà thờ chính tòa của giáo hoàng — nhà thờ của ngài với cương vị là Giám mục Roma — là Vương cung Thánh đường Thánh Gioan Lateran ở Roma nằm ngoài Vatican nhưng là trường hợp thuộc đặc khu ngoại giao.

11. Có bao nhiêu cây ATMs trong Thành Vatican?

Một. Và sử dụng tiếng Latinh!


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 13/5/2018]