Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2020

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Giorgio Art | Shutterstock

Bret Thoman, OFS

18/11/20

Hãy thực hiện cuộc hành hương theo những bước chân của Thánh Phanxicô. Đường mòn bắt đầu ở Assisi, thành phố của Thánh Phanxicô, và kết thúc ở Roma, Kinh Thành muôn thuở của Thánh Phêrô.


Trong vài thập kỷ qua, việc hành hương trên con đường Camino đã trở nên phổ biến. Người hành hương bắt đầu hành trình với nhiều mục đích từ tôn giáo và lòng đạo đức đến tâm linh và tìm kiếm.

Lời kêu gọi đến Camino là một sự đáp lời trong tâm hồn để tiến đến gần hơn với Thiên Chúa – rời bỏ những điều bình thường để đón nhận những điều chưa biết trong bối cảnh đức tin. Nhiều người chứng kiến những phép lạ, các dấu chỉ và sự thật. Họ thường tìm thấy câu trả lời cho những lời cầu nguyện chân thành của mình, mặc dù có khi câu trả lời của Thiên Chúa khác với câu trả lời họ tìm kiếm.

Con đường của Thánh Phanxicô

Nhiều người đã nghe nói về, hoặc có lẽ đã từng bước đi, con đường Camino phía bắc Tây Ban Nha được gọi là Con đường của Thánh Giacôbê. Tuy nhiên, có một con đường Camino ít được biết đến hơn ở Ý: St. Francis Camino (còn được gọi là Con đường của Thánh Phanxicô). Bắt đầu tại Assisi, nó dõi theo những bước chân của Thánh Phanxicô suốt 150 dặm (250 km) trong thời gian khoảng 15 ngày đến Roma.

St. Francis Camino (tiếng Ý là Via di Francesco) không phải là một con đường hành hương cổ xưa như Con đường Tây Ban Nha hoặc Via Francigena từ Canterbury, nước Anh đến Roma. Thay vào đó, nó là một đường mòn mới được tạo ra theo những dấu chân của Thánh Phanxicô.

Những người tổ chức hành hương Camino này nhận thấy rằng việc đi bộ giữa Assisi và Roma sẽ tạo ra một hành trình không gì sánh bằng, vì hai thành phố này đại diện cho sự kết nối linh đạo bình dân của Thánh Phanxicô và thể chế của Tòa Thánh. Nó bắt đầu ở Assisi, thành phố của Thánh Phanxicô, được cho là một trong những vị thánh nổi tiếng và có thần ân nhất trong Giáo hội, và kết thúc tại kinh thành muôn thuở của Thánh Phêrô, người môn đệ mà Chúa Giêsu đã trao chìa khóa cho Nước Thiên đàng và dưới đất và là người đã dẫn dắt Giáo hội như Đá tảng.

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Photo Courtesy of Bret Thoman, người OFSA vận chuyển hàng hóa bằng động vật dọc theo đường Camino.

Vẻ đẹp thiên nhiên truyền cảm hứng

Ngoài chặng cuối cùng vào thành phố Roma, St. Francis Camino còn được biết đến với cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Nó tự hào về những cảnh quan ngoạn mục và khung cảnh bao la của các thung lũng Spoleto và Rieti. Nó uốn lượn qua những khu rừng rộng lớn, những vườn ôliu từ xa xưa, và những vùng đất nông nghiệp phì nhiêu với những cánh đồng lúa mì, ngũ cốc và hoa hướng dương. Nó vượt dốc cao lên những ngọn đồi và đỉnh núi, tiếp theo là những đường xuống thoai thoải vào các thung lũng.

Phần lớn đường St. Francis Camino nằm trong Dãy núi Apennine gồ ghề, nên nó đòi hỏi sự chuẩn bị về thể chất rất lớn. Tuy nhiên, nó đầy sự phấn khích.

Có lúc, khung cảnh hiện ra như một tấm thảm rực rỡ. Bầu trời xanh thẳm, thung lũng xanh mướt phủ sương, và những đêm bầu trời vằng vặc đầy sao trông giống như một bức bích họa được vẽ theo kích thước thật. Thật dễ dàng để chia sẻ mối tương quan anh em của Thánh Phanxicô với tạo vật, muốn bật lên và tụng ca Thiên Chúa vì Anh Mặt Trời, Chị Mặt Trăng, và tất cả tạo vật, ngài đã làm như vậy trong bài thơ/lời cầu nguyện nổi tiếng của mình, Trường ca các Tạo vật.

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Photo Courtesy of Bret Thoman, OFS Hoa anh túc mùa xuân ở vùng quê.

Một hành trình xuyên lịch sử

Camino cũng rất phong phú về văn hóa và lịch sử. Các thành phố cao thấp nhiều tầng và các thị trấn nhỏ trên đồi kiên cố dọc theo tuyến đường làm bừng lên trí tưởng tượng. Tưởng như chính Camino trở thành một người kể chuyện và thuật lại những câu chuyện của một thế giới đã qua: về những nền văn minh cổ xưa, những người đã xây dựng các con đường và hệ thống dẫn nước; của Guelphs và Ghibellines, những người đã xây dựng các pháo đài để bảo vệ giáo hoàng hoặc hoàng đế; của những nhà quý tộc đặc quyền, những người bảo vệ đường lối phong kiến của họ chống lại những người dân thường đấu tranh cho công bằng; của những ẩn sĩ và thánh nhân tìm kiếm thánh ý của Thiên Chúa trong những nơi hẻo lánh, và những tội nhân ít quan tâm hơn.

Trải nghiệm sự bất ngờ

Ở khoảng đâu đó trong hành trình, nhiều người trải qua một sự biến đổi. Khi họ đi vào Kinh thành muôn thuở Roma – không còn bị lúng túng bởi ánh mắt nhìn của “những người hành hương bằng xe buýt” khi họ đến nơi với bộ đồ đi bộ đường dài nhếch nhác, đôi ủng dính bùn, và ba lô bị hao mòn – họ thường trải qua một điều gì đó bất ngờ.

Chắc chắn có những giọt nước mắt hân hoan khi hoàn thành một kỳ tích gian khổ như vậy. Nhưng đồng thời, cuộc hành hương cũng tạo ra những phản ứng bất ngờ khác. Thường thì những ký ức xa xăm bừng dậy. Khuôn mặt của những con người từ quá khứ xa xưa bỗng hiện lên sống động trong tâm trí. Có những giọt nước mắt vui mừng và biết ơn vì được yêu thương và chăm sóc. Những lần khác, người hành hương đầy lòng mong muốn tha thứ cho ai đó, hoặc có thể là xin sự tha thứ.

Khi những người hành hương nhận giấy chứng nhận hoàn thành Testimonium được cấp tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô, họ nhận ra rằng chuyến hành hương không chỉ là một hành trình đến một đích điểm thực tế: hành trình thật sự diễn ra trong tâm hồn. Cho dù có thể họ không nhận được đúng những gì họ đang tìm kiếm, nhưng họ đã nhận được món quà mà Thiên Chúa dành cho họ.

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Một nhóm người hành hương chụp hình trước Vương cung Thánh đường Thánh Phanxicô tại Assisi trước khi khởi hành St. Francis Camino.

© Photo Courtesy of Bret Thoman, O

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Credenziale, hoặc hộ chiếu hành hương: những tem đặc biệt được đóng hàng ngày để xác minh và ghi dấu ấn hành trình.

© Photo Courtesy of Bret Thoman, O

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Một bức thư viết tay của Thánh Phanxicô, một trong hai bức còn tồn tại, được bảo tồn trong Nhà thờ Chính tòa Spoleto.

© Photo Courtesy of Bret Thoman, OFS

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Một vườn ôliu với cảnh quan nhìn ra Thung lũng Spoleto ở phía sau.

© Photo Courtesy of Bret Thoman, OFS

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Một cột đá đánh dấu dặm đường của La Mã cổ đại từ thời Caesar Augustus.

© Photo Courtesy of Bret Thoman, OFS

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Biển báo hành hương màu vàng / xanh lam cho biết hướng đến Roma.

© Photo Courtesy of Bret Thoman, OFS

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Một bữa ăn hảo hạng được phục vụ tại một nhà nghỉ B&B trên đường đi.

© Photo Courtesy of Bret Thoman, OFS

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Một nhà thờ đổ nát và tháp chuông trong cánh đồng ngũ cốc.

© Photo Courtesy of Bret Thoman, OFS

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Nhà thờ cổ Santa Vittoria cách Roma khoảng 40 dặm (60 km).

© Photo Courtesy of Bret Thoman, OFS

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Camino nằm bên sông Tiber trước khi đến Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô.

© Photo Courtesy of Bret Thoman, OFS

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Một nhóm đến nơi và nhận chứng nhận hoàn thành Testimonium của họ.

© Photo Courtesy of Bret Thoman, OFS

Hành hương theo con đường Camino của Thánh Phanxico ở Ý

Testimonium, hay chứng nhận hoàn thành, được cấp trong phòng thánh tại Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô.

© Photo Courtesy of Bret Thoman, OFS


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/11/2020]


Núi lửa, bệnh dịch, chiến tranh: Vị thánh bác sĩ với một câu chuyện đáng kinh ngạc

Núi lửa, bệnh dịch, chiến tranh: Vị thánh bác sĩ với một câu chuyện kinh ngạc

Núi lửa, bệnh dịch, chiến tranh: Vị thánh bác sĩ với một câu chuyện đáng kinh ngạc

Inviaggio | CC BY-SA 3.0

Larry Peterson

20/11/20

Trong phòng khám nghiệm tử thi nơi ngài làm việc, ngài treo một cây thánh giá trên tường có khắc câu 13:14 của Hôsê: “Hỡi thần chết, ta sẽ là sự chết của ngươi.”

Joseph Moscati là con thứ bảy trong số chín người con sinh ra trong một gia đình quý tộc ở thị trấn Benevenuto ngày 25 tháng Bảy năm 1880. Thân phụ của ngài, ông Francesco, là một luật sư và thẩm phán rất được kính trọng trong vùng. Thân mẫu của ngài, bà Rosa De Luca Dei Marchesi di Roseto, xuất thân từ giới quý tộc. Joseph được rửa tội sáu ngày sau khi chào đời và rước lễ lần đầu năm tám tuổi (vào thời đó, thông lệ chung cho việc Rước Lễ lần đầu là 12 tuổi).

Anh trai của Joseph là Alberto bị ngã ngựa khi huấn luyện trong quân đội. Anh bị chấn thương nặng ở đầu và bị tàn tật. Joseph đã được quan sát việc điều trị và chăm sóc cho anh trai cậu. Nó đã thôi thúc cậu chú tâm vào việc học ngành y. Sau tốt nghiệp trung học năm 1897, cậu vào Đại học Naples để theo đuổi đam mê này. Đó là một năm buồn vui lẫn lộn đối với cậu vì thân phụ của cậu đã qua đời trong thời gian đó. Cậu tốt nghiệp bác sĩ năm 1903.

Khi tốt nghiệp, cậu được nhận vào biên chế của Bệnh viện những Bệnh Nan y. Bên cạnh việc chăm sóc theo ca trực hàng ngày của mình, cậu tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu các cách để giúp đỡ những người bị chấn thương hoặc bệnh tật. Cậu nhanh chóng nổi tiếng vì sự tận tâm với công việc và tình yêu chân thành dành cho bệnh nhân của mình. Sau đó vào ngày 8 tháng Tư năm 1906, núi Vesuvius phun trào. Danh tiếng của cậu sẽ lớn thêm.

Bác sĩ Moscati đang làm việc trong bệnh viện ở Torre del Greco khi núi lửa phun. Bệnh viện chỉ cách tâm núi lửa vài dặm. Nhiều bệnh nhân là người cao tuổi, và nhiều người bị liệt. Bác sĩ Moscati ngay lập tức theo phản xạ lao vào phụ trách việc sơ tán. Suy nghĩ nhanh nhạy và khả năng lãnh đạo của ngài là động lực giúp đưa tất cả bệnh nhân ra khỏi tòa nhà một cách an toàn. Bệnh nhân cuối cùng đã được đưa ra chỉ một ít phút trước khi toàn bộ mái nhà đổ sập, kéo theo tòa nhà sập xuống. Bác sĩ Moscati gửi một lá thư đến Ban Phục vụ Bệnh viện Neopolitan, cảm ơn tất cả những người đã giúp đỡ trong cuộc sơ tán. Ngài không bao giờ đề cập đến bản thân.

Năm 1911, một trận dịch tả bùng phát ở Naples. Bác sĩ Moscati đã được chính phủ yêu cầu thực hiện các cuộc kiểm tra sức khỏe và nghiên cứu để giúp tìm (các) nguyên nhân gây ra căn bệnh này, cũng như phát triển những cách kiểm soát và quản lý nó. Ngài làm việc nhanh chóng và hiệu quả và đã thực hiện một công việc tuyệt vời là thu thập dữ liệu và trình bày những cách chống lại dịch bệnh. Nhiều ý tưởng trong đó đã được áp dụng vào thực tế. Năm 1911, Bác sĩ Moscati được chào đón với tư cách là thành viên của Học viện Y học phẫu thuật Hoàng gia, nhận bằng tiến sĩ hóa lý.

Tiến sĩ Moscati vừa là nhà nghiên cứu vừa là bác sĩ. Ngài phụ trách Viện Giải phẫu Bệnh học địa phương, tại đây ngài có một cách thức riêng để giữ quan điểm đúng về sứ mệnh của mình. Trong phòng khám nghiệm tử thi, ngài gắn một cây Thánh giá trên tường. Được khắc trên đó là câu 14 Chương 13, Sách Hôsê: Ero mors tua, o mors (Hỡi thần chết, ta sẽ là sự chết của ngươi).

Ngài là một trong những bác sĩ đầu tiên của Neopolitan thử nghiệm loại thuốc mới, được gọi là insulin, được phát hiện vào năm 1911. Mãi đến năm 1922 thì Insulin mới được sử dụng cho bệnh nhân. Thân mẫu của ngài chết vì bệnh tiểu đường năm 1914.

Tiến sĩ Moscati đã tìm cách nhập ngũ trong Đệ Nhất Thế Chiến, nhưng người ta quyết định rằng ngài sẽ là một gia tài lớn hơn khi làm việc ở vị trí một bác sĩ. Ngài đã băng bó cứu chữa cho hơn 3.000 thương, bệnh binh. Sau chiến tranh, ngài được bổ nhiệm làm giám đốc một trường y.

Tiến sĩ Moscati vẫn trung thành và nhiệt thành với đức tin của mình trong suốt cuộc đời. Ngài tham dự thánh lễ hầu như mỗi buổi sáng, rước lễ và kết hiệp mình với Chúa Giêsu trong ngày. Sau đó là đến bệnh viện. Thời gian còn lại trong ngày của ngài dành để chữa trị cho bệnh nhân.

Một phần của các phương pháp điều trị cho bệnh nhân của ngài luôn là cầu nguyện, và nếu là người Công giáo, ngài giải thích về sức mạnh và hiệu quả chữa bệnh đối với việc thường xuyên lãnh nhận các bí tích có thể mang lại. Ngài không bao giờ tính phí cho việc khám chữa bệnh của mình đối với một người nghèo, và ngài thường tặng thuốc miễn phí cho ai đó. Khi về đến nhà, họ sẽ tìm thấy tờ tiền 50 lira trong chai.

Tiến sĩ Joseph Moscati bắt đầu ngày 12 tháng Tư năm 1927 giống như bất kỳ ngày nào khác. Ngài tham dự thánh lễ, rước lễ, lo công việc bệnh viện và về nhà chữa bệnh. Đến 3 giờ chiều, ngài cảm thấy mệt mỏi. Vì vậy, Ngài ngồi xuống để nghỉ ngơi, nhắm mắt và chết. Khi đó ngài 46 tuổi.

Nhiều người biết ngài đã gọi ngài là một người làm phép lạ vì ngài chẩn đoán các triệu chứng rất giỏi chỉ bằng cách nghe về chúng.

Nhưng sau khi qua đời, ngài vẫn được coi là một người làm phép lạ: Ngài được ghi nhận là có những sự chữa lành kỳ diệu, và người ta nói rằng những lời cầu nguyện xin sự chuyển cầu của ngài sau khi ngài chết đã giúp họ khỏe lại.

Các báo cáo về những công việc tốt lành này cuối cùng đã đến Roma. Những phép lạ nhờ sự chuyển cầu của ngài đã được công nhận, và ngày 25 tháng Mười năm 1987, Bác sĩ Joseph Moscati được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong thánh. Ngài là vị bác sĩ đầu tiên của thế kỷ 20 được phong thánh.

Lễ của ngài là ngày 16 tháng Mười Một, đó là ngày hài cốt của ngài được chuyển đến Iglesia del Gesù Nuovo ở Naples, ba năm sau khi ngài qua đời. Ngài cũng đã được Thánh Giáo hoàng Phaolô VI phong chân phước ngày 16 tháng Mười Một năm 1975. (Ngày mất của ngài rơi vào Tuần Thánh, và ngài được an táng vào Thứ Năm Tuần Thánh.)

Thánh Giuseppe (Joseph) Moscati, xin hãy cầu nguyện cho chúng tôi, đặc biệt là trong thời gian đại dịch này.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/11/2020]