Thứ Tư, 21 tháng 12, 2016

Đức Thánh Cha cầu nguyện cho nước Nga sau khi Đại sứ bị giết ở Thổ nhĩ kỳ

Đức Thánh Cha cầu nguyện cho nước Nga sau khi Đại sứ bị giết ở Thổ nhĩ kỳ

Cầu cho sự hiệp nhất
20 tháng 12, 2016
Francis in prayer. Close-up
@ Servizio Fotografico - L'Osservatore Romano
Qua một điện tín giáo hoàng, Đức Thánh Cha Phanxico gửi lời chia buồn đến gia đình của Đại sứ Nga tại Thổ nhĩ kỳ, ông đã bị bắn chết tối thứ Hai tại Ankara.
Đại sứ bị một cảnh sát không trong ca trực bắn tại buổi triển lãm nghệ thuật.
Thông điệp, được gửi đi bởi Quốc Vụ Khanh của Đức Giáo Hoàng, Đức Hồng y Phê-rô Parolin, đến Tổng thống Nga Vladimir Putin, Đức Thánh Cha cầu nguyện cho dân tộc Liên Bang Nga và sự hiệp nhất tinh thần.
Đoạn ghi hình tại hiện trường cho thấy Mevlut Mert Altintas, 22 tuổi, bắn ít nhất 8 viên đạn trong khi hét lên bằng tiếng Thổ: “Đừng quên Aleppo. Đừng quên Syria.” Người tấn công ngay sau đó bị bắn chết. Ông Karlov trước đó đã là Đại sứ tại Bắc Triều Tiên.
Dưới đây là toàn văn điện tín của Đức Thánh Cha:
__
Kính gửi Ngài Vladimir Putin
Tổng thống Liên bang Nga
Moscow
Giáo hoàng Phanxico rất đau buồn khi nghe tin vụ tấn công bạo lực tại Ankara, hậu quả gây ra cái chết của ngài Đại sứ Andrei Karlov. Giáo hoàng xin gửi những lời chia buồn đến tất cả những ai bị ảnh hưởng bởi sự mất mát này, và một cách đặc biệt đến các thành viên trong gia đình của ngài Đại sứ. Xin dâng linh hồn ông lên Thiên Chúa Toàn Năng, Đức Thánh Cha Phanxico xin gửi đến ngài và toàn thể dân tộc Liên bang Nga sự bảo đảm những lời cầu nguyện và sự hiệp nhất tinh thần trong lúc này.
Hồng y Pietro Parolin
Quốc vụ khanh

[Nguồn: zenit]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 21/12/2016]


Đức Thánh Cha Phanxico thúc giục những người thiện chí chống lại ‘sự điên rồ của chủ nghĩa khủng bố’

Đức Thánh Cha Phanxico thúc giục những người thiện chí chống lại ‘sự điên rồ của chủ nghĩa khủng bố’

A policeman walks at the Christmas market in Berlin the day after a terror attack   - AFP
Một cảnh sát đi trong chợ Giáng sinh ở Berlin ngày hôm sau vụ tấn công khủng bố - AFP
20/12/2016 15:52
(Vatican Radio) Đức Thánh Cha Phanxico đã gửi một bức điện chia buồn đến Đức Tổng Giám mục giáo phận Berlin trong đó ngài nói ngài cầu nguyện cho những người qua đời và người bị thương trong vụ tấn công hôm thứ Hai tại một chợ Giáng sinh ở thành phố thủ đô của Đức.
Trong điện tín gửi Đức Tổng Giám mục Heiner Koch, Đức Thánh Cha cũng nói rằng ngài sẽ cùng “tất cả những người thiện chí”, những người đã cam kết dấn thân vào những nỗ lực “để sự điên rồ khát máu của chủ nghĩa khủng bố không còn tìm được đất trên thế giới này.”
Bức điện được viết bởi Quốc vụ khanh Vatican, Đức Hồng y Pietro Parolin, thay mặt Đức Thánh Cha, nói rằng Đức Phanxico rất đau buồn và đang cầu nguyện cho 12 người bị giết và cho rất nhiều người bị thương trong vụ tấn công mà ngài gọi là “hành động khủng khiếp của bạo lực.”
Đức Thánh Cha cũng bày tỏ sự tri ân đối với các nhân viên y tế và an ninh vì sự hỗ trợ nhanh chóng và thiết thực của họ cho các nạn nhân.
12 người đã bị giết tối thứ Hai khi một chiếc xe tải đâm vào những đám đông tại một chợ Giáng sinh ở Berlin.
Cảnh sát Berlin đã xác định có 48 người bị thương.
Tài xế xe tải đã chạy bộ thoát khỏi hiện trường. Một thanh niên tị nạn người Pakistan 23 tuổi đã bị bắt, nhưng cảnh sát sau đó nghi ngờ người bị bắt không phải là kẻ tấn công, họ nói rằng có thể thủ phạm chính vẫn đang trên đường tẩu thoát.

[Nguồn: radiovaticana]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 21/12/2016]



Đức Thánh Cha sẽ đến viếng Fatima trong ngày Kỷ niệm hiện ra

Đức Thánh Cha sẽ đến viếng Fatima trong ngày Kỷ niệm hiện ra

Nguyện xin chuyến viếng thăm sẽ đánh dấu một trăm năm của 6 lần hiện ra của Mẹ Đồng Trinh Maria với các trẻ chăn cừu
19 tháng 12, 2016
Pope Francis praying in front of Our Lady of Fatima statue
PHOTO.VA - OSSERVATORE ROMANO
Tin chính thức: Đức Thánh Cha Phanxico sẽ đi hành hương đến Đền thờ Đức Bà Fatima để đánh dấu 100 năm những lần hiện ra của Đức Mẹ Đồng Trinh Maria Đầy Ơn Phúc tại Cova da Iria ở Bồ Đào Nha.
Thứ Bảy vừa rồi,Văn phòng Báo chí Tòa Thánh đã thông báo rằng Đức Thánh Cha nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Bồ đào nha và hội đồng giám mục quốc gia đến viếng thăm ngày 12-13 tháng Năm.
Lần hiện ra đầu tiên của Đức Bà với các trẻ ở Fatima xảy ra hôm Chúa nhật, 13 tháng 5, 1917. Mẹ tiếp tục hiện ra trong 6 tháng tiếp theo vào đúng ngày 13 hàng tháng, ngoại trừ tháng 8, ngày 13, các nhà cầm quyền ngăn cản không cho các trẻ đến nơi gặp gỡ.

[Nguồn: zenit]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 20/12/2016]



Bài Giảng của Đức Thánh Cha Phanxico trong Sinh nhật 80 của ngài

Bài Giảng của Đức Thánh Cha Phanxico trong Sinh nhật 80 của ngài

‘Đây là đời sống người Ki-tô hữu: tiến bước đến đích gặp gỡ sau cùng’
19 tháng 12, 2016
Bài Giảng của Đức Thánh Cha Phanxico trong Sinh nhật 80 của ngài
© Servizio Fotografico - L'Osservatore Romano
Thứ Bảy, nhân dịp sinh nhật thứ 80, Đức Thánh Cha Phanxico chủ tế Thánh Lễ Đồng tế với các Hồng y trong nhà nguyện Thánh Phê-rô của Điện Tông truyền. Dưới đây là bản dịch của ZENIT bài giảng của Đức Thánh Cha:
* *
Tại thời điểm mà sự mong chờ trở nên mạnh hơn trong Mùa Vọng; tại thời điểm Giáo hội bắt đầu từ hôm nay cầu nguyện bằng những bài tụng ca tuyệt vời, một giây phút trọng đại mà chúng ta đang đến gần với Giáng sinh, Phụng vụ nhắc chúng ta phải dừng lại một chút. Phụng vụ nói rằng: “Hãy dừng lại,” và cho chúng ta trích đoạn Tin mừng này. Sự tạm dừng lại này có ý nghĩa gì trong thời điểm mà sự mong chờ đang đến thật gần? Giáo hội đơn giản chỉ muốn chúng ta ghi nhớ: “Dừng lại và ghi nhớ. Hãy nhìn lại, nhìn lại con đường.” Ký ức: thái độ theo Đệ Nhị Luật tặng ban cho tâm hồn vô vàn sức mạnh. Ký ức mà chính Kinh Thánh nhấn mạnh là cách chúng ta cầu nguyện, gặp gỡ Thiên Chúa. “Hãy nhớ lại những người lãnh đạo các ngươi,” tác giả của các Thư gửi tín hữu Do thái nói với chúng ta (13:7). ”Hãy nhớ lại những ngày xưa …” (Dt 10:32): cùng như vậy. Rồi, trong cùng một thư, các chứng tá trong chương 11, những người đã đi theo con đường tiến đến sự viên mãn của thời gian: “Hãy nhớ, quay nhìn lại để có thể tiến lên tốt hơn.” Đây là ý nghĩa của phụng vụ trong ngày hôm nay: ân sủng ghi nhớ. Cầu xin ân sủng này là cần thiết: để không quên.
Thật chính đáng khi biết yêu mến ký ức; thật chính đáng khi luôn có trước mắt chúng ta nhiều điều, nhiều điều tốt lành mà chúng ta đã được lãnh nhận; thật chính đáng biết yêu việc nhìn lại lịch sử: chúng ta đến từ đâu, cha mẹ của chúng ta, tổ tiên của chúng ta, con đường đức tin … Và ký ức này làm chúng ta trở nên tốt hơn, vì nó làm cho nao nức hơn trong sự chờ đợi Giáng sinh này – một ngày yên tĩnh. Sự ghi nhớ lấy từ khởi đầu cho việc lựa chọn dân tộc: “Giê-su Ki-tô, con Đa-vít, con của Abraham” (Mt 1:1). Dân được Tuyển chọn tiến bước đến với lời hứa bằng toàn bộ sức mạnh của Giao ước, của những Giao ước liên tục nhắc lại. Hành trình của một người Ki-tô hữu cũng thế, hành trình của chúng ta cũng vậy, đơn giản. Một lời hứa được lập với chúng ta, chúng ta được bảo rằng: hãy bước đi trước mặt ta và hãy nên xứng đáng trước Cha của chúng ta. Một lời hứa sẽ nên hoàn tất, vào giờ cuối, nhưng nó được củng cố với mọi Giao ước chúng ta đã làm với Thiên Chúa, Giao ước của sự Trung tín; và nó làm chúng ta nhận ra rằng không phải do chúng ta chọn: nó làm chúng ta hiểu được rằng tất cả chúng ta được chọn. Sự lựa chọn, lời hứa và Giao ước giống như những trụ cột của ký ức của người Ki-tô hữu, nó làm chúng ta nhìn lại để tiến bước tốt hơn.
Đây là ân sủng của hôm nay: ghi nhớ. Và khi chúng ta nghe trích đoạn Tin mừng này, có một lịch sử, một lịch sử của ân sủng, ân sủng thật vĩ đại; nhưng cũng có một lịch sử của tội lỗi. Trên hành trình chúng ta luôn tìm thấy ân sủng và tội lỗi. Ở đây, trong lịch sử của ơn cứu độ, trong dòng dõi này (Mt 1:1-17), có những tội nhân lớn và có những vị Thánh. Và trong đời sống của chúng ta, chúng ta cũng thấy tương tự: những giây phút rất trung thành với Thiên Chúa, những giây phút vui mừng trong phục vụ, và có những lúc khủng khiếp của sự bất tín, của tội lỗi làm chúng ta cảm thấy cần có ơn cứu độ. Và đây cũng là sự an toàn của chúng ta, vì khi chúng ta cần ơn cứu độ, chúng ta tuyên xưng đức tin, chúng ta tuyên xưng niềm tin của mình: “Con là một tội nhân, nhưng Ngài có thể cứu con, Ngài dẫn con tiến bước.” Và vì thế chúng ta tiến bước trong niềm vui hy vọng.
Chúng ta bắt đầu bước theo con đường này trong Mùa Vọng, chờ đợi Thiên Chúa trong sự mong chờ nôn nao. Hôm nay chúng ta tạm lắng lại, nhìn lại, chúng ta nhìn thấy hành trình đi qua rất tốt, thấy rằng Thiên Chúa đã không làm chúng ta nản chí, thấy rằng Thiên Chúa trung tín. Chúng ta cũng nhìn thấy rằng, bất kể trong lịch sử hay trong đời sống của chúng ta, đã có những giây phút rất đẹp của sự trung thành và những giây phút kinh khủng của tội lỗi. Nhưng Thiên Chúa vẫn ở đó, với đôi tay của Ngài giang rộng ra nâng chúng ta lên và nói: “Hãy tiến bước!” Và đây là đời sống người Ki-tô hữu: tiến bước về phía trước đến đích gặp gỡ sau cùng. Đây là một hành trình có rất nhiều cảm xúc mãnh liệt, trong sự mong đợi nôn nao Thiên Chúa đến, nó không lấy mất ân sủng ghi nhớ của chúng ta, ân sủng biết nhìn lại tất cả những gì Thiên Chúa đã làm cho chúng ta, cho Giáo hội, trong lịch sử ơn cứu độ. Và vì vậy chúng ta hiểu được tại sao Giáo hội cho chúng ta đọc trích đoạn này hôm nay, nó một phần nào có hơi chán, nhưng đây là lịch sử của một Thiên Chúa ước mong đồng hành trên hành trình với Dân của Người và cuối cùng, hạ mình thành một con người giống như mọi người chúng ta.
Nguyện xin Thiên Chúa trợ giúp chúng ta tìm lại được ân sủng ghi nhớ này. “Nhưng nó rất khó, chán, có nhiều vấn đề quá …” Tác giả của Thư gửi tín hữu Do thái có một cách diễn đạt những phàn nàn kêu ca rất đẹp, rất đẹp: “Quả thật, trong cuộc chiến đấu với tội lỗi, anh em chưa chống trả đến mức đổ máu đâu” (c. 12:4). Cũng có một chút hài hước trong câu nói của tác giả khơi dậy nguồn cảm hứng, giúp chúng ta tiến bước. Nguyện xin Thiên Chúa ban cho chúng ta ân sủng này.
[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT]

LỜI CHÀO SAU LỄ
Tôi xin cảm ơn tất cả anh em trong thánh lễ đồng tế này, cùng đồng hành với tôi trong ngày này: xin cảm ơn rất nhiều! Và thưa Đức Hồng Y Dean, một lời chân thành: cảm ơn ngài rất nhiều!
Trong vài ngày qua, một từ ngữ xuất hiện trong đầu tôi, nghe có vẻ kinh khủng: tuổi già. Ít nhất, nó làm cho sợ hãi, nó làm cho sợ hãi … Hôm qua cũng vậy, tặng quà cho tôi, Đức ông Cavaliere tặng cho tôi De senectute của Cicero – thêm một giọt nữa … Tôi nhớ điều đã nói với anh em hôm 15 tháng 3, [2013] trong buổi họp đầu tiên của chúng ta: “Tuổi già là tuổi của sự khôn ngoan.” Hy vọng là điều này đúng cho tôi. Chúng ta cứ hy vọng như vậy!
Cũng xuất hiện trong đầu của tôi — vì nó hiện ra quá nhanh, nó hiện ra rất nhanh — hiện lên trong đầu của tôi bài thơ đó … tôi tin lời Pliny; “Tacito pede lapsa vetustas” [Ovid]: Tuổi già đến với bạn bằng một bước chân thinh lặng. Nó là một cú đòn giáng xuống! Tuy nhiên, khi chúng ta nghĩ đến nó là một giai đoạn của cuộc đời để trao tặng niềm vui, sự hy vọng, chúng ta lại hồi sinh trở lại. Và một câu thơ khác cũng hiện lên trong đầu tôi và tôi có trích dẫn cho anh em hôm đó: “Tuổi già là an bình và đạo đức” – “Es ist ruhig, das Alter, und fromm” [Holderlin]. Cầu xin tuổi già của tôi cũng được như vậy: an bình, đạo đức và hữu ích – và vui mừng. Xin cảm ơn anh em.
[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT]

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 20/12/2016]