Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2019

PHỎNG VẤN: Giám mục của Baghdad: Cho dù có ‘sự khủng hoảng đức tin’ hôm nay, chuyến thăm đầu tiên của Đức Giáo hoàng đến Iraq sẽ là nguồn ‘niềm vui lớn’

PHỎNG VẤN: Giám mục của Baghdad: Cho dù có ‘sự khủng hoảng đức tin’ hôm nay, chuyến thăm đầu tiên của Đức Giáo hoàng đến Iraq sẽ là nguồn ‘niềm vui lớn’
Pope's Arrival - Vatican Media Photo

PHỎNG VẤN: Giám mục của Baghdad: Cho dù ngày nay có ‘sự khủng hoảng về đức tin’, chuyến thăm đầu tiên của Đức Giáo hoàng đến Iraq sẽ là ‘niềm vui lớn’

Cuộc phỏng vấn về nhiều vấn đề với Đức Giám mục phụ tá của giáo hội Can-đê của Baghdad, Đức Giám mục Robert Saeed Jarjis, với ZENIT tại Trung Đông

23 tháng Tám, 2019 10:19

Chuyến thăm đầu tiên của một Giáo hoàng đến Iraq sẽ là một chuyến đi đầu tiên của lịch sử, và nhiều người mong chờ Đức Thánh Cha Phanxico sẽ đi vào năm tới.

Vào tháng Sáu chính Đức Giáo hoàng người Argentine đã bày tỏ mong muốn của ngài đến thăm dân tộc bị chiến tranh xé tan vào năm 2020. Cho đến thời điểm này, do những lo ngại về sự an toàn, một chuyến đi như vậy được cân nhắc là không thể thực hiện được.

Người Ki-tô hữu Iraq đã di cư từng đoàn từng đoàn sau sự bách hại khổng lồ người Ki-tô giáo và các tôn giáo thiểu số bởi Nhà nước Hồi giáo. Trong khi nhiều người vẫn muốn quay trở lại quê hương, và các tổ chức quốc tế như tổ chức của giáo hoàng Aid to the Church in Need (Cứu trợ Giáo hội thiếu thốn), đã có những cố gắng lớn tái xây dựng lại Đồng bằng Ni-ni-vê, nhiều người Iraq không còn tin rằng họ có thể an toàn xây dựng lại mọi thứ cho bản thân ở đó, và đang chờ đợi sự chào đón tại những vùng đất láng giềng, và trong những đất nước xa xôi như Úc, Canada và Hoa Kỳ. Nhiều người tị nạn Iraq bày tỏ điều này với ZENIT ở Jordan.

Trong một phỏng vấn dành riêng cho ZENIT tại Trung Đông, Giám mục Phụ tá của Tòa Thượng phụ Can-đê Babylon, ở Baghdad, Iraq, Đức Giám mục Robert Saeed Jarjis, thảo luận về tất cả các khía cạnh này và nhiều vấn đề khác.

“Ngày nay đức tin đang trong cuộc khủng hoảng, vì những gì xảy ra đã làm tổn thương tâm hồn không chỉ của người Ki-tô hữu,” Đức GM Phục tá của Baghdad nói với ZENIT, đề cập đến cả Yazidis, một nhóm thiểu số khác của Iraq. “Có những ngôi làng phải xây dựng lại hoàn toàn, không có sẵn nước sinh hoạt, không có việc làm,” ngài nói và đặt câu hỏi làm sao người ta có thể ở được một nơi thiếu những yếu tố như vậy … 

Tuy nhiên, ngài đồng thời bày tỏ niềm vui mừng lớn của tất cả người dân Iraq thuộc nhiều tôn giáo và nhóm trước triển vọng vị giáo hoàng đầu tiên đến thăm đất nước.

Vào khoảng Giáng sinh năm 2018, Đức Hồng y Phê-rô Parolin, Quốc Vụ khanh, đã đến thăm Iraq, nhưng vào lúc đó, trong chuyến trở về Roma, đã cho biết những điều kiện vẫn chưa thuận lợi cho Đức Giáo hoàng đến thăm. Tuy nhiên, kể từ đó Đức Phanxico bày tỏ mong ước được đến vào năm 2020.

“Một suy nghĩ liên tục đeo đuổi làm tôi nghĩ đến Iraq – là nơi tôi muốn đến vào năm tới – để hướng đến sự cộng tác hòa bình và chia sẻ trong công cuộc xây dựng ích chung cho mọi thành phần tôn giáo của xã hội, và để nó không còn rơi vào những căng thẳng xuất phát từ những xung đột không bao giờ chấm dứt của các thế lực trong khu vực,” ngài nói với Đại hội Họp mặt các Cơ quan Cứu trợ các Giáo hội Đông phương tại Vatican.

Deborah Castellano Lubov, Phóng viên Vatican cấp cao của Zenit, gần đây có mặt tại Amman, Jordan, để phát biểu và tham dự hội nghị quốc tế “Truyền thông và vai trò của nó trong việc bảo vệ sự thật,” phản ánh về cuộc đối thoại giữa các tôn giáo và dân tộc tại Trung Đông. Hội nghị được thúc đẩy bởi hội đồng các Tòa Thượng phụ Công giáo Đông phương, Trung tâm các môn học và truyền thông Công giáo ở Jordan, cùng cộng tác với Diễn đàn Đối thoại và Hợp tác giữa các nhà lãnh đạo tôn giáo và các học viện của Thế giới Ả-rập” và Văn phòng Du lịch Jordan, diễn ra vào cuối tháng Sáu năm 2019.

Đức Thánh Cha Phanxico đã đến thăm Jordan khi ngài đến Đất Thánh năm 2014, đến viếng địa điểm chịu Phép Rửa của Chúa Giê-su dọc theo Sông Jordan. Đức Phanxico thực hiện điều đó theo sau những bước đi của Đức Benedict XVI (2009) và Thánh Gioan Phaolo II (2000). Jordan, với đa phần dân số theo Hồi giáo, trong đó Công giáo chiếm không đầy 1%, nổi tiếng là một đất nước hòa bình và khoan dung ở Trung Đông.

Đức Thánh Cha cũng nhận lời mời của Giáo hội và Nhà nước Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất đến thăm Abu Dhabi để tham dự hội nghị liên tôn ngày 3-5 tháng Hai, 2019, đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của một Giáo hoàng đến Bán đảo Ả-rập. Trong cuộc gặp gỡ, ngài đã ký một “Văn kiện chung về Tình Huynh đệ Nhân loại: cho nền hòa bình thế giới và sống chung” với Đức Đại Imam của Đại học Al Azhar Al Tayyeb.

Tuy nhiên, Iraq có một kinh nghiệm khác với Jordan và Các Tiểu Vương quốc, đầy chiến tranh, bách hại và đau khổ, và vẫn đang nằm trong các vấn đề nghiêm trọng đó, trong đó có cả sự phân biệt đối xử chống lại người Ki-tô hữu trong đời sống hàng ngày.

Trong phỏng vấn dưới đây với ZENIT, Đức GM Jarjis đi sâu vào tình hình hiện tại của Iraq, người Ki-tô hữu như thế nào và tập trung vào chuyến đi đầu tiên được dự đoán rất nhiều của một Giáo hoàng đến Iraq – dù Vatican vẫn chưa khẳng định điều đó. Iraq là nơi, trong thành phố Ur, quê hương của những nguồn cội lịch sử của ba tôn giáo độc thần lớn trên thế giới là Ki-tô giáo, Do thái giáo, và Hồi giáo.

Ngài cũng đụng chạm đến vấn đề di cư, nhấn mạnh rằng “người Iraq, bất kể là Ki-tô hữu hay không, đều không muốn di cư vì họ không thích bị mất nguồn cội ở quê hương của họ,” vì “người Iraq yêu quê hương và văn hóa của mình.” Ngài giải thích, “Di cư, buộc chúng tôi phải cắt đứt những nguồn cội nghịch lại với ý chí của mình, là hậu quả của những vấn đề nghiêm trọng đang ảnh hưởng đến Iraq.”

Dưới đây là cuộc phỏng vấn dành riêng cho Zenit của Đức GM Jarjis, được thực hiện tại Amman:


***

ZENIT: Thưa Đức GM, ngày 10 tháng Sáu, trong buổi tiếp kiến với Hội đồng ROACO, Đức Thánh Cha Phanxico bày tỏ mong muốn đến thăm Iraq vào năm 2020. Người Iraq đón nhận tin này như thế nào? Các phản ứng ra sao?

ĐGM Jarjis (GM Phụ tá Can-đê của Baghdad): Trước hết đó là niềm vui lớn, và không chỉ là niềm vui của người Ki-tô hữu, nhưng là của tất cả mọi nhóm khác nhau trong dân tộc Iraq. Điều đầu tiên Tổng thống Barham Salih của nước Cộng hòa làm là liên lạc với Đức Hồng y Sako, Thượng phụ Babylon của Giáo hội Can-đê, để lấy tất cả thông tin liên quan đến tin đó và để biết cách xử lý một sự kiện lớn như vậy, tức là chuyến thăm của một Giáo hoàng. Ngài phải làm gì? Ngài sẽ tiến hành ra sao? Những thư mời chính thức? Những nghi thức ngoại giao theo sau, hoặc có cần thiết không?

ZENIT: Như vậy là một niềm vui cho tất cả mọi người Iraq … 

ĐGM Jarjis: Dĩ nhiên, cho người Ki-tô hữu, người Hồi giáo, người Shiite và người Sunni, và tất cả những nhóm khác, vì đó sẽ là chuyến viếng thăm đầu tiên của một Giáo hoàng đến Iraq. Và Iraq, nơi chôn giấu những nguồn cội lịch sử của họ – chính xác là ở Ur, với tổ phụ Abraham – của ba tôn giáo độc thần lớn trên thế giới, Do thái giáo, Ki-tô giáo và Hồi giáo, sẽ là một chuyến đi vô cùng đặc biệt, thật vô cùng quan trọng khi được chào đón một vị Giáo hoàng ở Iraq!

ZENIT: Người Ki-tô hữu mong chờ điều gì từ chuyến thăm của Đức Giáo hoàng đến Iraq?

ĐGM Jarjis: Tôi có thể nói đó là sự hỗ trợ cho các cộng đoàn Ki-tô hữu người Iraq, là những cộng đoàn cần rất nhiều sự hỗ trợ. Tôi nói đến sự hỗ trợ về mọi mặt, nhưng trên hết là sự hỗ trợ về tinh thần, sau tất cả những cuộc tấn công mà họ phải gánh chịu và những cuộc khủng hoảng họ đã trải qua về kinh tế, xã hội … Họ đã đau khổ quá nhiều.

ZENIT: Sau việc đánh bại Nhà nước Hồi giáo, sự im lặng của truyền thông quốc tế dường như đã rơi vào Iraq … 

ĐGM Jarjis: Vì thế, được chào đón Đức thánh Cha tại Iraq là vô cùng quan trọng, để một lần nữa thu hút sự chú ý của thế giới đến đất nước này. Nếu còn đánh nhau chống Daesh thì dĩ nhiên sự chú ý không bị mất. Nhưng rồi giới truyền thông chuyển sang hướng khác, không còn tập trung vào những vấn đề chưa được giải quyết của Iraq. Nhưng sự đau khổ chưa chấm dứt! Trên hết, các cộng đoàn Ki-tô hữu vẫn còn nhiều thách đố phải đương đầu. Vẫn chưa có việc tái kiến thiết. Nhưng bây giờ sự chú ý của truyền thông tập trung vào các quốc gia khác trong vùng, chẳng hạn những căng thẳng giữa Mỹ và Iran. Ngày nay, Iraq chỉ là hậu trường của sự chú ý của báo giới quốc tế, và chuyến thăm của Đức Thánh Cha sẽ là cơ hội hiếm hoi để thay đổi mọi việc. Khi bày tỏ mong muốn đến thăm Iraq, Đức Thánh Cha Phanxico đã tạo được rất nhiều sự chú ý vào chúng tôi! Hãy thử hình dung ra hiệu ứng của chuyến đi, khi khao khát đó trở thành hiện thực! Nó sẽ là một món quà lớn, một ơn lớn!

ZENIT: Đức Thánh Cha Phanxico sẽ là vị giáo hoàng đầu tiên đến thăm Iraq, nhưng không phải là giáo hoàng đầu tiên muốn đến Iraq. Điều đó có đúng không?

ĐGM Jarjis: Đúng vậy, thậm chí Thánh Gioan Phaolo II đã muốn là một người hành hương đến Ur, đến Iraq, trong Đại Năm Thánh 2000. Nhưng trong năm đó, có nhiều thách đố cấp bách hơn phải đối mặt. Tuy nhiên, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II đã thực hiện một cuộc hành hương “tượng trưng” đến Ur từ Vatican, trong Khán phòng Phaolo VI. Tuy nhiên, mong muốn đến thăm Iraq đã nằm trong tim của các vị Giáo hoàng, thậm chí có thể là trước Đức Gioan Phaolo II. Bây giờ chúng tôi chỉ hy vọng là nó sẽ sớm diễn ra!

ZENIT: Hiện tại, nhiều sự kiện lịch sử đã xảy ra tại Iraq. Đức Cha mô tả tình hình của người Ki-tô ở Iraq hôm nay thế nào? Chúng con được biết có nhiều tổ chức, chẳng hạn như Aid to the Church in Need (Cứu trợ Giáo hội thiếu thốn), cam kết thúc đẩy sự hồi hương của những người đã di cư khỏi Iraq … 

ĐGM Jarjis: Trước hết, cộng đồng Ki-tô giáo là một phần không thể thiếu của dân tộc Iraq. Vì thế, có hai thách thức ngày nay đang phải đối mặt. Trước hết là những thách thức chạm đến và làm cho mọi người Iraq phải gánh chịu. Có thể tôi sẽ làm chị buồn cười, khi tôi nói rằng thách thức thứ nhất hiện nay là mặt trời, sức nóng, mà vào mùa hè đã lên đến gần 50 độ C (122 độ F). Nhưng đây thật sự là một thách thức, hậu quả đến từ việc môi trường đã bị đối xử như thế nào trong quá khứ. Mọi người Iraq đều phải gánh chịu sự hờ hững đối với môi trường trong những năm gần đây.

ZENIT: Và những thách thức cụ thể đối với người Ki-tô hữu Iraq?

ĐGM Jarjis: Có những ngôi làng Ki-tô giáo trong Đồng bằng Ni-ni-vê vẫn chưa được tái xây dựng. Vì vậy, tôi cho rằng ý chí, khao khát đến thăm Iraq của Đức Giáo hoàng sẽ đánh thức sự chú ý của thế giới đối với Iraq và đối với người Ki-tô hữu trong đất nước đã đánh bại nhóm Daesh, họ vẫn đang phải đối mặt với những thách thức khác. Đối với những người Ki-tô hữu trẻ – nhưng vấn đề này cũng là vấn đề của mọi người – việc làm là một thách thức. Những người có thể đầu tư vào một hoạt động kinh tế nào đó, và từ đó tạo ra việc làm, nói chung không muốn làm, vì truyền thông luôn luôn lan truyền những tin xấu về Iraq. Tình hình Iraq ngày nay có thể đầu tư vào các hoạt động kinh tế, rõ ràng là phải cẩn thận, khôn ngoan. Từ đó, người trẻ, bất kể là Ki-tô hữu hay không, sẽ có hy vọng tìm được một việc làm. Nhưng mọi người bây giờ đang khao khát có một việc làm ổn định, nhưng chính quyền không thể cung cấp việc làm cho mọi người!

Rồi người Ki-tô hữu, cũng nói về vấn đề công việc, đôi khi chịu sự đối xử khác với những người khác, thậm chí là không được cởi mở. Nếu một văn phòng ở đó tìm một người vào vị trí công việc cấp cao, chẳng hạn một giám đốc, thì luôn có những giới thiệu từ các bên này bên kia, cho dù người được đưa vào không có khả năng thực hiện được trách vụ. Ngược lại, người Ki-tô hữu chẳng có ai để đề cử, họ cảm thấy bị cô lập, cho dù họ thường có bằng cấp và sự đào tạo tốt hơn. Họ làm việc trung thực, không gây ra các vấn đề … tại sao họ lại không bao giờ có cơ hội làm việc? Điều này hàm ý nói về một vị trí cao, với mức lương cao hơn, nhiều phụ cấp hơn … 

ZENIT: Liệu thật sự vẫn còn sự nguy hiểm bị bách hại đối với một người Ki-tô hữu hồi hương về Iraq sau khi đã bỏ trốn?

ĐGM Jarjis: Bách hại chính thức thì không, cụm từ này nghe có vẻ hơi quá nghiệt ngã, hơi quá. Tuy nhiên, chắc chắn là có vấn đề khủng hoảng đức tin ngày nay, vì những gì xảy ra đã làm tổn thương tâm hồn không chỉ của người Ki-tô hữu. Tôi cũng đang nghĩ đến người Yazidis, là một nhóm thiểu số người Iraq khác. Và như tôi đã nói, có những ngôi làng cần phải xây dựng lại toàn bộ, những nơi không có sẵn nước, không có việc làm … Làm sao anh có thể sống ở một nơi nào đó nếu anh không có việc làm? Đó là chưa nói đến việc có một căn nhà. Đây là những vấn đề thực tế, dĩ nhiên, nói về vấn đề bách hại thì không thể, nhưng đây là tình hình thực tế.

ZENIT: Liệu việc di cư của người Ki-tô hữu Iraq ra nước ngoài có tạo nên những nguy cơ cho sự tồn tại của các giáo hội Ki-tô giáo ở Iraq không? Và phải dừng lại bằng cách nào?

ĐGM Jarjis: Chúng tôi cần phải đối mặt với nó một cách khôn ngoan, để có được một số kết quả thực tế, và không quên rằng trong số những nguyên nhân thì chúng ta cũng phải nói lên sự thật rằng quá nhiều người Ki-tô hữu đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ. Trước hết, tôi cho rằng chúng ta cần phải bắt đầu công cuộc tái xây dựng sự tin tưởng lẫn nhau giữa những thực thể sắc tộc và tôn giáo khác nhau tạo thành nên dân tộc Iraq. Có thể ngăn lại việc di cư ra nước ngoài. Nếu một người Iraq phải chọn việc cắt đứt nguồn cội của họ ở quê hương, thì đó là vì những lý do nghiêm trọng. Người Iraq, bất kể là Ki-tô hữu hay không, không di cư vì lý do người đó muốn cắt bỏ nguồn cội ở quê nhà. Hoàn toàn không! Người Iraq yêu quê hương và văn hóa của họ. Sự di cư, điều bắt buộc chúng ta phải cắt đứt nguồn cội ngược lại với ý muốn, là hậu quả của những vấn đề nghiêm trọng khác đang ảnh hưởng đến Iraq. Và nguyên nhân đầu tiên, tôi xin lặp lại, là việc làm, là một phương tiện để con người nhận ra được bản thân. Chúng ta hãy nghĩ đến một người trẻ thất nghiệp muốn kết hôn, làm sao anh ta có thể thực hiện được?

ZENIT: Những người Iraq đã di cư ra nước ngoài có thể đóng góp những gì cho sự phát triển của đất nước?

ĐGM Jarjis: Tôi đang nghĩ đến việc tạo ra các nhóm người di dân Iraq, ở ngoài Iraq, để đưa họ về Iraq để đến lượt họ tiếp tục tạo ra các nhóm nhỏ khác bằng cách truyền cho họ những kỹ năng và kiến thức họ đã tiếp thu được ở nước ngoài. Thật sự là với công cuộc như vậy, nếu được bắt đầu từ hôm nay sẽ tạo ra những kết quả trong năm, mười năm, nhưng nếu hôm nay chúng ta không bắt đầu thì vấn đề di cư sẽ không bao giờ dừng lại.

ZENIT: Khi Đức Cha nói về niềm tin bị tổn thương, ý cha muốn nói điều gì?

ĐGM Jarjis: Tất cả các thành phần cấu thành nên dân tộc Iraq đều bị tổn thương, tất cả họ! Nhưng việc tái xây dựng niềm tin này vẫn chưa được bắt đầu theo một cách “có tổ chức.” Có những tiếng nói lên tiếng về việc tái xây dựng niềm tin tưởng lẫn nhau, sự chung sống hòa bình, nhưng để thật sự hiểu được cách thực hiện nó thì cần phải có sự khôn ngoan rất lớn.

ZENIT: Văn kiện về Tình Huynh đệ Con người được ký bởi Đức Thánh Cha Phanxico và Đức Đại Imam Al Tayyeb ở Abu Dhabi nói rất nhiều về “quyền công dân”, một vấn đề then chốt ở Iraq. Văn kiện này đã có tác động gì đối với Iraq? Nó có được phổ biến, đọc, hay thảo luận không?

ĐGM Jarjis: Thật đáng tiếc, văn kiện Abu Dhabi chưa được phổ biến rộng rãi và được đánh giá nghiêm túc. Giáo hội Công giáo đã cố gắng phổ biến và phát hành nó, tôi phải đặc biệt nhắc đến công cuộc của Đức Hồng y Thượng phụ Sako đã công bố nó. Nhưng báo chí Ki-tô giáo ở Iraq vẫn không đủ mạnh và có sức lan tỏa.

ZENIT: Nhưng nó có được miễn phí không?

ĐGM Jarjis: Hoàn toàn miễn phí, nhưng đôi lúc phải có sự khôn ngoan. Sự thật phải được nói lên, nhưng không phải là bằng đủ mọi cách và mọi lúc. Và ở đây cần phải có sự khôn ngoan để hiểu. Quay lại với văn kiện Abu Dhabi, tôi nghĩ rằng Trung Đông sẽ thật sự hiểu được nó theo thời gian, phải từ từ, nhưng cần phải cho giới truyền thông chú ý đến nó.

ZENIT: Văn kiện được ký bởi một nhà lãnh đạo của Hồi giáo Sunni, nhưng ở Iraq, Shiites lại là đa số …

ĐGM Jarjis: Người Shiites khẳng định họ có anh em cả trong tôn giáo và tạo vật; tất cả, tức là, theo người Shiites, chúng ta là anh em trong tạo vật. Và tuyên bố này nhắc lại tiêu đề của văn kiện Abu Dhabi. Vì vậy, dù số người Shiites sống ở Iraq là rất nhiều nhưng văn kiện này chắc sẽ có một ảnh hưởng rất mạnh tại Iraq, miễn là chúng ta thực hiện nó, đem nó vào thực hành!

ZENIT: Trong suốt chuyến thăm của giáo hoàng đến Iraq, Đức Cha có thể cho biết những địa điểm nào hay những sự gặp gỡ nào sẽ không thể thiếu trong chương trình?

ĐGM Jarjis: Theo ý tôi, mong ước của Đức Thánh Cha Phanxico cũng sẽ giống như mong ước của Thánh Gioan Phaolo II là sẽ bắt đầu hành trình đến Iraq từ Ur, đó là một địa điểm thuộc sách thánh, một địa điểm chung của người Do thái giáo, người Ki-tô hữu và Hồi giáo. Đó sẽ là một cách để gửi đi thông điệp rằng nếu quá khứ của mọi người là từ Ur, thì hiện tại và tương lai cũng có thể ở đó. Sự đối thoại liên tôn phải tập trung vào những điểm chung! Rồi xem đến những gì làm chúng ta khác biệt! Và Ur là một nơi mang ý nghĩa chung.

ZENIT: Và ngoài Ur, còn những điểm dừng nào Đức Cha cho rằng quan trọng?

ĐGM Jarjis: Chắc chắn là Baghdad, để gặp gỡ các tổ chức cao cấp nhất của nhà nước. Rồi chắc chắn là Kurdistan, về phía bắc, với thành phố Erbil, như là một dấu chỉ của sự gần gũi với người Ki-tô hữu trong vùng, vì từ khi người Ki-tô hữu bị đẩy ra khỏi làng mạc của họ thì họ chủ yếu sống ở Erbil. Vì vậy, thật là tuyệt nếu Đức Thánh Cha cũng đến đó, và tôi nghĩ rằng đây không chỉ là ý của tôi, nhưng đức Thượng phụ Sako cũng có ý này. Liên quan đến những vấn đề rõ ràng này, tôi nhìn thấy trước sự chung sống hòa bình ở Iraq, sự động viên với mọi thành phần trong dân tộc Iraq trên con đường này và văn kiện Abu Dhabi như là một sự hỗ trợ trên hành trình.

ZENIT: Xin cảm ơn Đức Giám mục.



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/8/2019]


Phóng viên thể thao đi từ việc bị sa thải do một đề mục bất cẩn trở thành một linh mục

Phóng viên thể thao đi từ việc bị sa thải do một đề mục bất cẩn trở thành một linh mục

Phóng viên thể thao đi từ việc bị sa thải do một đề mục bất cẩn trở thành một linh mục

23 tháng Tám, 2019

Trong thời khắc đen tối nhất của anh, Chúa đã ở đó nhẹ nhàng hướng dẫn Anthony Federico trên một con đường hoàn toàn mới.

Năm 2012, Anthony Federico, một phóng viên thể thao trẻ tuổi cho kênh ESPN, theo dõi trận bóng rổ giữa đội New York Knicks và New Orleans Hornets. Federico tường thuật sau bảy bàn thắng liên tục, Knicks bị thua do sự thể hiện kém của một trong những cầu thủ trụ cột của họ là Jeremy Lin. Khuya hôm đó, khi Federico chọn một đề tựa cho bản tường thuật của mình, anh đã dùng cụm từ “a chink in the armor” (tạm dịch: một yếu điểm), và ngay lập tức làm bùng nổ những cáo buộc về chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

Federico giải thích lý do đằng sau sự lựa chọn từ ngữ kém cỏi của mình cho John Ourand của tờ Sports Business Daily nói rằng ý nghĩa của chúng là để “mô tả sự thể hiện mở màn quá yếu của Jeremy Lin.” Nhưng người khác lại xem đó như là một cú tấn công về sắc tộc đối với dòng máu Trung Hoa của Lin (ND: chink là một từ chỉ về người Trung Hoa một cách khinh miệt). Khi bản tin với đề tựa sử dụng từ ngữ vô ý lan truyền, người phóng viên 28 tuổi “ruột gan nóng như lửa” và ngay nửa đêm đi thẳng về nhà để xin lời khuyên của cha mẹ.

Dù mẹ và cha của anh nghĩ rằng vụ này rồi cũng nhanh chóng chìm lắng, nhưng nó không như vậy. Sự nghiệp vừa mở màn của Federico bị tiêu tan, anh và cha mẹ bị báo chí bám sát, và cuối cùng anh bị ESPN sa thải. Chẳng có gì ngạc nhiên khi biến cố này đưa Federico bước vào “tháng tồi tệ nhất trong cuộc đời của tôi.”

Sự nghiệp của Federico lại tìm được một cơ hội khác với công việc tại một công ty truyền thông, LiveClips ở Stamford, Connecticut. Đồng thời anh cũng có cơ hội gặp gỡ ăn trưa với Lin, một hành động mà Federico tin rằng sẽ cho thấy Lin không cảm thấy đề mục kia là một sự nhục mạ cố ý chống lại anh.

Một trong những lợi điểm của vị trí công việc mới của Federico là anh làm việc giờ hành chính, có nghĩa là anh có thể ra ngoài ăn trưa. Trong khi ra ngoài và một ngày kia anh tình cờ đi đến một nhà thờ Công giáo, Vương cung thánh đường Thánh Gioan Thánh sử. Trong ngày thứ ba anh đi ngang qua anh đã bước vào trong nhà thờ, và lần bước vào đó cuối cùng đã thay đổi cuộc đời anh.

Federico bắt đầu đi lễ tại nhà thờ này mỗi giờ nghỉ ăn trưa. Anh thậm chí khuyến khích những đồng nghiệp khác — cả người không Công giáo — cùng đi với anh và sau đó thảo luận về những nghi thức khác nhau. Anh dành các buổi tối để học hỏi thêm về các giáo huấn Công giáo cho đến thời điểm chín mùi, 18 tháng sau, anh cảm nhận được tiếng gọi đến với chức tư tế.

Anh tìm những hướng dẫn trên Google về những bước đi cần thiết, và rồi anh nhận được sự hướng dẫn từ giám đốc ơn gọi tại tổng giáo phận Hartford. Khi anh hỏi không biết đó có phải là một bước đi đúng không, anh liền hỏi ý kiến mẹ anh, và bà cho anh những lời khôn ngoan này: “Con cảm thấy sợ vào chủng viện? Cứ thực hiện điều đó với sự sợ hãi,” bà nói. “Hãy đối mặt với những sự sợ hãi vì con sẽ luôn luôn tự hỏi nó sẽ diễn ra như thế nào nếu ít nhất con không thử một cơ hội.”

Federico trải qua sáu năm trong một chủng viện ở Washington, D.C. và vào tháng Sáu năm 2019 anh đã được truyền chức linh mục và được bổ nhiệm về một giáo xứ ở Cheshire, Connecticut.

Thật là đẹp khi người cựu phóng viên cuối cùng tìm được ơn gọi của mình, nhưng điều thật sự truyền cảm hứng đó là câu chuyện của anh là một câu chuyện của hy vọng — cũng như thật an lòng biết bao khi tình cờ bước vào một nhà thờ địa phương! Trong những thời khắc mà anh mô tả là những ngày đen tối và tồi tệ nhất trong đời của anh, thì Chúa ở đó, sẵn sàng hướng dẫn anh trên con đường mới. Federico đồng ý rằng toàn bộ sự cố của đề mục thật sự lại là một ơn lành: “Có một điều gì đó mách bảo với tôi rằng nó đã là con đường tôi được kêu gọi để đi. Đây là con đường Thiên Chúa dùng để gây sự chú ý cho tôi — là chương trình của Ngài cho đời sống của tôi.”

Bạn có thể đọc toàn bộ câu chuyện tại Sports Business Daily.



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/8/2019]


Thứ Năm, 29 tháng 8, 2019

TOÀN VĂN TIẾP KIẾN CHUNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Tông đồ Công vụ (Cv 5: 12,15-16)

TOÀN VĂN TIẾP KIẾN CHUNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Tông đồ Công vụ (Cv 5: 12,15-16)
Vatican Media

TOÀN VĂN TIẾP KIẾN CHUNG CỦA ĐỨC THÁNH CHA: Tông đồ Công vụ (Cv 5: 12,15-16)

‘Chúng ta cũng hãy xin Chúa Thánh Thần ban cho sức mạnh để không sợ hãi trước những kẻ bắt chúng ta phải im lặng, những kẻ phỉ báng chúng ta và thậm chí chống lại đời sống chúng ta’

28 tháng Tám, 2019 13:24

Buổi Tiếp Kiến Chung sáng nay được tổ chức lúc 9:20 trong Quảng trường Thánh Phê-rô, tại đây Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ các nhóm người hành hương và tín hữu từ nước Ý và khắp nơi trên thế giới.

Tiếp tục loạt giáo lý về sách Tông đồ Công vụ, trong bài huấn từ bằng tiếng Ý Đức Thánh Cha tập trung phân tích về chủ đề: “khi ông Phê-rô đi qua …” (Cv 5:15); Phê-rô là chứng nhân quan trọng của Đấng Phục sinh. (Trích đoạn: sách Tông đồ Công vụ, 5:12.15-16).

Sau phần tóm lược bài giáo lý bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt đến các nhóm tín hữu hiện diện.

Buổi Tiếp Kiến Chung kết thúc với bài hát Kinh Lạy Cha và Phép Lành Tòa Thánh.


* * *

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Cộng đoàn hội thánh được mô tả trong sách Tông đồ Công vụ sống quá đỗi phong phú như vậy, theo sự sắp đặt của Thiên Chúa — Thiên Chúa vô cùng quảng đại! –, đến mức cộng đoàn phát triển rất lớn về con số và là một lớp men bột lớn, cho dù có những sự tấn công từ bên ngoài. Để cho chúng ta thấy được sức sống này, Thánh Lu-ca chỉ cho chúng ta thấy những nơi cụ thể, chẳng hạn như Đền Salomon (Portico) (x. Cv 5:12) là điểm họp mặt của các tín hữu. Portico (stoa) là một tòa nhà mở sử dụng như một nơi trú ngụ, nhưng cũng là một nơi hội họp và làm chứng nhân. Đó là nơi Chúa Giê-su đến trong các ngày lễ lớn (x. Ga 10:23); nơi người què được chữa lành bước đi bên cạnh Phê-rô và Gioan và là nơi Phê-rô rao giảng cho mọi người, giải thích rằng niềm tin vào danh Chúa Giê-su đã làm cho việc chữa lành đó được thực hiện (x. Cv 3:11). Vì vậy, Portico là nơi biến cố của Đức Ki-tô được thông truyền qua lời nói, làm lay động các tâm hồn và có thể chạm đến và chữa lành thân thể. Thật vậy, Lu-ca nhấn mạnh vào những dấu chỉ và những điều phi thường đi cùng với lời nói của các Tông đồ trong việc chăm sóc đặc biệt cho người bệnh mà các ông dành tâm sức cho họ.

Trong chương của Công vụ, Giáo hội mới khai sinh thể hiện mình như một “nhà thương di động”, đón nhận những con người yếu đuối nhất, cụ thể đó là bệnh nhân. Sự đau khổ của họ cuốn hút các Tông đồ, là những người “vàng bạc đều không có” (Cv 3:6) — Phê-rô nói như vậy với người què — nhưng các ông rất vững mạnh trong danh của Chúa Giê-su. Trước mắt các tông đồ, cũng như trước mắt người Ki-tô hữu của mọi thời đại, bệnh nhân là những người thụ hưởng đặc quyền của sự loan báo tin vui Nước Trời; họ là những người anh em mà qua đó Đức Ki-tô hiện diện theo một cách đặc biệt, chúng ta hãy đi tìm kiếm họ (x. Mt 25:36.40). Bệnh nhân là người được đặc ân của Giáo hội, của trái tim người tư tế, của tất cả mọi người tín hữu. Họ không phải là người bị chối bỏ; ngược lại, họ là người để được chăm sóc và bảo vệ. Họ là mục tiêu quan tâm của người Ki-tô hữu.

Giữa các Tông đồ, Phê-rô nổi lên, là người nổi bật từ trước trong nhóm các tông đồ như là người đứng đầu (x. Mt 16:18) và sứ mạng đón nhận từ Đấng Phục sinh (x. Ga 21:15-17). Chính ông là người mở ra con đường rao giảng lời Chúa trong ngày Lễ Ngũ tuần (x. Cv 2:14-41) và là người thực hiện vai trò hướng dẫn tại Công đồng Giê-ru-sa-lem (x. Cv 15 và Gl 2:1-10).

Phê-rô tiến đến các băng cáng và đi qua các bệnh nhân như Chúa Giê-su đã làm, đón lấy cho bản thân ngài sự mỏng dòn và bệnh tật của họ (x. Mt 8:17; Is 53:4). Người ngư phủ của Galilê không còn chài lưới cá nữa nhưng được kêu gọi để chài lưới tâm hồn của những người đón nhận sự sống của Chúa Ki-tô: ông không là vai chính. Ông chỉ đi qua, nhưng ông để cho một Đấng khác tỏ lộ: Đức Ki-tô hằng sống và hoạt động! Thật vậy, một chứng nhân là người làm tỏ lộ Đức Ki-tô, bất kể đó là bằng lời nói, bằng sự hiện diện thể lý, để tường thuật về Người và là sự nối dài Lời trở nên nhục thể trong lịch sử. Phê-rô là người thực hiện những công trình của Thầy (x. Ga 14:12: nhìn đến ông bằng con mắt đức tin thì sẽ nhìn thấy chính Đức Ki-tô. Được đổ tràn đầy Thần Khí của Chúa, Phê-rô đi qua mà không làm bất cứ điều gì, bóng của ông trở thành sự “chăm sóc” chữa lành, trở thành sự thông truyền sức khỏe, sự tuôn đổ lòng nhân từ của Đấng Phục sinh, là Đấng cúi xuống trước người bệnh và phục hồi lại sự sống, ơn cứu độ, phẩm giá. Từ đó, Thiên Chúa thể hiện sự gần gũi của Người và làm cho những vết thương của con cái Người trở thành “nơi của lòng nhân hậu của Người theo thần học” (Tĩnh tâm sáng, nhà nguyện Thánh Martha, 14.12.2017). Trong những vết thương của người bệnh, trong những căn bệnh làm trở ngại để tiến bước trong cuộc sống, luôn có sự hiện diện của Chúa Giê-su, vết thương của Chúa Giê-su. Chính Chúa Giê-su kêu gọi từng người chúng ta chăm sóc họ, hỗ trợ họ, chữa lành họ. Hoạt động chữa lành của Thánh Phê-rô gây nên sự ganh ghét và đố kỵ nơi người Sa-đu-xê, họ tống ngục các Tông đồ, và bối rối trước sự giải phóng huyền nhiệm của các ngài, họ đã cấm các ngài giảng dạy. Những con người này nhìn thấy phép lạ các Tông đồ làm không phải là phép thuật, nhưng nhân danh Chúa Giê-su, nhưng họ không muốn chấp nhận điều đó và tống giam các ông; họ đánh đòn các ông. Rồi các ông được thoát khỏi ngục một cách kỳ diệu, nhưng tâm hồn của người Sa-đu-xê quá chai đá đến mức họ không muốn tin những gì họ chứng kiến. Và Phê-rô trả lời, đưa ra điểm then chốt của đời sống Ki-tô hữu: “Phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời người phàm” (Cv 5:29), vì họ — người Sa-đu-xê — nói: “Các anh không được phép tiếp tục làm những việc này; các anh không được chữa bệnh.” “Tôi vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời con người,” đây là câu trả lời tuyệt vời của người Ki-tô hữu. Điều này có nghĩa là nghe lời Thiên Chúa không lưỡng lự, không trì hoãn, không tính toán; gắn kết với Người để có thể trở nên bạn hữu với Người và với những người chúng ta gặp gỡ trên con đường của chúng ta.

Chúng ta cũng hãy xin Chúa Thánh Thần ban cho sức mạnh để không sợ hãi trước những kẻ bắt chúng ta phải im lặng, những kẻ phỉ báng chúng ta và thậm chí chống lại đời sống chúng ta. Chúng ta hãy xin Người củng cố tinh thần cho chúng ta để vững tin về sự hiện diện đầy yêu thương và an ủi của Chúa bên chúng ta.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]



Tiếng Ý

Cha gửi lời chào những người tham dự trong chuyến hành hương của Ukraine [các tín hữu đáp lại bằng lời chào bằng tiếng Ukraine].

Cha rất vui được chào đón các Nữ tu Dòng Thánh Anne; Dòng Tiểu muội Đức Nữ Đồng trinh Diễm phúc Vô nhiễm Nguyên tội và các tham dự viên trong cuộc họp mặt mùa hè cho các chủng sinh, do Opus Dei tổ chức.

Cha gửi lời chào các thiếu niên Thêm sức của Giáo phận Verona; các thiếu niên thêm sức của Giáo phận Chiavari cùng với Đức Giám mục, Đức ông Alberto Tanasino; và các thiếu niên Thêm sức của giáo phận Lucca cùng với Đức Giám mục, Đức ông Paolo Giulietti.

Cha xin chào tín hữu của các giáo xứ Ficulle và Dragonara di Potenza; và Hiệp hội Oncologic Hemopathic Child.

Cha gửi lời chào đặc biệt đến các bạn trẻ, ông bà cao tuổi, anh chị em bệnh nhân và những đôi uyên ương mới.

Hôm nay chúng ta mừng Lễ Kính Thánh Augustine, Giám mục và Tiến sĩ Hội thánh. Cha mời gọi tất cả anh chị em hãy cho phép bản thân được truyền cảm hứng bởi sự thánh thiện và giáo lý của ngài. Cùng với ngài, tái khám phá con đường nội tâm dẫn về Thiên Chúa và đến với những anh em túng thiếu nhất của chúng ta.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/8/2019]


Đạp dập đầu Satan trong đời sống của bạn bằng 10 câu nói đầy sức mạnh của Thánh Giáo hoàng Piô X

Đạp dập đầu Satan trong đời sống của bạn bằng 10 câu nói đầy sức mạnh của Thánh Giáo hoàng Piô X

21 tháng Tám, 2019
Đạp dập đầu Satan trong đời sống của bạn bằng 10 câu nói đầy sức mạnh của Thánh Giáo hoàng Piô XPublic Domain

Thánh Giáo hoàng Piô X là một nguồn cảm hứng quá lớn cho người Công giáo!

Sinh trong một gia đình người Ý nghèo có 10 người con, vị giáo hoàng đầu tiên của thế kỷ 20 này được biết đến nhiều nhất vì những cải tổ về phụng vụ và giáo luật. Trong suốt triều đại giáo hoàng 11 năm của ngài (1903-1914), ngài luôn giữ đúng câu khẩu hiệu, Instaurare Omnia in Christo, hoặc “Thiết lập lại mọi điều trong Đức Ki-tô.”

Thánh Giáo hoàng Piô X trước hết thay đổi việc Rước Lễ lần đầu được sớm hơn (bảy tuổi), khuyến khích thường xuyên lãnh nhận Thánh Thể, và giữ một lòng sùng kính mạnh mẽ với Đức Mẹ.

Ngài cũng là một nhà biện hộ chống lại thần học duy tân, khuyến khích giáo dân đọc Kinh Thánh, khôi phục lại Bình ca, “sửa lại Kinh Nhật tụng, tái tổ chức giáo triều, và khởi động công việc soạn giáo luật.”

Đức Giáo hoàng Piô XII tuyên phong thánh Thánh Giáo hoàng Piô X năm 1958.

Dưới đây là 10 câu trích dẫn của Thánh Giáo hoàng Piô X để giúp chúng ta đè bẹp đầu Satan trong đời sống của chúng ta:

1) “Đâu là con đường dẫn chúng ta đến với Đức Giê-su Ki-tô? Nó ở ngay trước mắt chúng ta: đó là Giáo hội. Trách nhiệm của chúng ta là nhắc nhở mọi người, người vĩ đại cũng như người nhỏ bé, về sự tuyệt đối cần thiết rằng chúng ta phải trông cậy vào Giáo hội này để tìm được ơn cứu độ đời đời.”

2) “Tôi sinh ra nghèo, tôi đã sống nghèo, và tôi ước mong được chết nghèo.”

3) “Tất cả sức mạnh của thế lực Satan đều tùy vào sự dễ dãi yếu đuối của người Công giáo.” 

4) “Kinh Mân côi là lời kinh đẹp nhất và giàu có ơn sủng nhất trong các lời kinh, đó là lời kinh chạm nhiều nhất đến Trái tim của Mẹ Thiên Chúa … và nếu anh chị em muốn có bình an ngự trị trong gia đình, hãy đọc Kinh Mân côi gia đình.”

5) “Rước Thánh Thể là con đường ngắn nhất và an toàn nhất để lên Thiên Đàng.”

6) “Rõ ràng trong tâm hồn của tất cả mọi người đều có khao khát bình an. Nhưng thật khờ dại biết bao khi con người tìm kiếm sự bình an ngoài Thiên Chúa; vì nếu Thiên Chúa bị gạt ra ngoài, thì công bình sẽ bị xóa bỏ, và khi công bình không có thì mọi hy vọng và sự bình an sẽ mất.”

7) “Điều cần thiết là mọi trẻ em phải được nuôi dưỡng bằng Đức Ki-tô trước khi chúng bị thống trị bởi những đam mê của chúng, để chúng có thể dũng cảm để chống lại với những sự tấn công của ma quỷ, của xác thịt, và của những kẻ thù khác, bất kể từ bên trong hay từ bên ngoài.”

8) “Chắc chắn chúng ta sẽ trải qua những thời gian bất hạnh khi mà chúng ta có thể thốt lên lời kêu ca của Ngôn sứ: ‘Chẳng có tín thành, chẳng có ân nghĩa, cũng chẳng có sự hiểu biết Thiên Chúa’ (Hs 4:1).

“Nhưng giữa cơn phong ba của sự ác, Đức Nữ Đồng Trinh đầy Lòng Thương xót hiện lên trước mắt chúng ta như một cầu vồng, như một trọng tài giữa Thiên Chúa và con người.”

9) “Chướng ngại lớn nhất trong chức vị tông đồ của Giáo hội là tính hay sợ hãi, hoặc là tính nhút nhát của người tín hữu.”

10) “Hãy để cho phong ba nổi cơn thịnh nộ và bầu trời tối đen – nhưng không để những điều đó làm chúng ta hoảng sợ. Nếu chúng ta tín thác nơi Mẹ Maria, chúng ta sẽ nhận ra Mẹ, Đức Nữ Đồng Trinh Quyền Thế nhất ‘là người với bàn chân tinh tuyền đã đạp dập đầu con rắn.’”

Xin Thánh Giáo hoàng Piô X cầu cho chúng con!



[Nguồn: churchpop]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 23/8/2019]


Thứ Tư, 28 tháng 8, 2019

Đức Giáo hoàng sống ở đâu?

Đức Giáo hoàng sống ở đâu?

Đức Giáo hoàng sống ở đâu?
©ServizioFoto graficoOR/CPP
Một căn phòng tại Domus Sanctae Marthae, trong Vatican

19 tháng Tám, 2019

Kể từ Thánh Phê-rô, giáo hoàng đã sống ở nhiều nơi chứ không luôn luôn sống tại thành Roma.

Thánh Phê-rô được Chúa Giê-su Ki-tô chọn để lãnh đạo Giáo hội sau khi Chúa Giê-su rời khỏi trần gian này. Ban đầu Thánh Phê-rô sống ở Antioch, và được xem là giám mục đầu tiên của thành đó.

Thánh Phê-rô cũng có một thời gian ngắn sống ở Giê-ru-sa-lem, nhưng giai đoạn cuối sứ vụ, Phê-rô đến Roma.

Khi sống tại thành Roma, Phê-rô sống với cộng đoàn Ki-tô hữu địa phương, và chúng ta không biết chính xác căn nhà nào là nơi ngài đã trú ngụ, mặc dù truyền thống địa phương cho rằng có liên quan đến căn nhà của Thánh Pudens (hiện nay được biết đến là nhà thờ Thánh Pudenziana). Hầu như ngài liên tục di chuyển, rao giảng và chữa lành, cho đến cuối cùng ngài bị bắt và bị đóng đinh.

Theo Bách khoa toàn thư Công giáo, “Về địa điểm hành hình có khả năng được công nhận cao nhất là Khu vườn Nero trên đồi Vatican, theo Tacitus, vì nói chung có những cảnh kinh hoàng của thời kỳ bách hại của Nero; và trong quận này, trong vùng phụ cận của con đường Via Cornelia và tại chân đồi Vatican, Hoàng tử của các Tông đồ đã được chôn tại đây.”

Trong một vài thế kỷ đầu các giáo hoàng kế tiếp cũng di chuyển tương tự, và cũng chịu sự bắt bớ.

Người ta tin rằng “Đức Giáo hoàng Symmachus (498-514) xây các khu nhà ở phía bên phải và bên trái của Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô [nơi chôn cất] và liền kề với nó. Có thể đã có một nơi ở cũ, vì từ ban đầu các giáo hoàng phải tìm được một nơi ở cần thiết gần với vương cung thánh đường Thánh Phê-rô.”

Đồng thời, “Từ đầu thế kỷ 4, khi được Hoàng đế Constantine trao tặng lại cho giáo hoàng, cung điện Lateran là nơi ở chính của các giáo hoàng, và cứ liên tục như vậy trong khoảng một ngàn năm.”

Nơi ở này của giáo hoàng tọa lạc tại vương cung thánh đường hiện nay là Vương cung Thánh đường Thánh Gioan Lateran, nằm trên Đồi Caelian của Roma.

Rồi từ năm 1309 đến 1376, giáo hoàng sống ở Avignon, Pháp, vì sự tranh chấp về chính trị. Điều này dẫn đến kết quả là một số giáo hoàng Pháp chịu sự ảnh hưởng chính trị của vua Pháp.

Sau thời gian này, “các giáo hoàng trở lại Roma [nơi] ban đầu các ngài sống tại Santa Maria ở Trastevere, sau đó tại Santa Maria Maggiore, và cuối cùng cố định một nơi ở tại Vatican.”

Tại Vatican, các giáo hoàng sống tại Khu nhà giáo hoàng bắt đầu từ thế kỷ 17 và liên tục ở đó (với một khoảng ngắn thời gian sống tại Cung điện Quirinal) cho đến triều đại Giáo hoàng Phanxico.

Từ năm 2013 giáo hoàng sống tại St. Martha’s House, (thường được nhắc đến với tên gọi bằng tiếng Tây Ban nha Casa Santa Marta, hoặc tiếng La-tinh, Domus Sanctae Marthae), một tòa nhà trong Vatican hoàn thành năm 1996 và ban đầu được thiết kế như một khách sạn hoặc nhà khách cho giới giáo sĩ đến thăm viếng. Đức Phanxico, là một thành viên Dòng Tên và quen với việc sống trong cộng đoàn, đã chọn chỗ ở này để bớt cảm thấy xa cách. Đức Giáo hoàng Phanxico sống trong một khu phòng khách sạn, được mô tả trong một bài báo đăng trên Aleteia như sau:

“Căn phòng đầu tiên là một phòng khách với vài cái ghế, một ghế trường kỷ, một cái bàn, một tủ sách và một thánh giá. Hoàn toàn không có dấu hiệu của sự xa hoa: hoàn toàn đơn giản. Phòng thứ hai là một phòng ngủ kiểu tu viện: một giường ngủ bằng gỗ màu tối, một tủ quần áo, một bàn để đầu giường. Các bóng đèn nê-ông khiến cho không khí có vẻ hơi lạnh lẽo, giống như một phòng ký túc xá sinh viên, nhưng giáo hoàng không phải là người quan tâm đến điều đó.”

Không chắc nơi đây sẽ vẫn là nơi ở của giáo hoàng tiếp sau triều đại của Đức Phanxico hay không, vì chẳng có luật cụ thể nào nói về nơi ở của giáo hoàng.



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 20/8/2019]


CHUYÊN MỤC: Bạn có đáp lại lời kêu gọi cầu nguyện của Đức Thánh Cha không?

CHUYÊN MỤC: Bạn có đáp lại lời kêu gọi cầu nguyện của Đức Thánh Cha không?
@ Vatican Media

CHUYÊN MỤC: Bạn có đáp lại lời kêu gọi cầu nguyện của Đức Thánh Cha không?

Một cách để bắt đầu là dành một phút với Mẹ Maria.


19 tháng Tám, 2019 16:51

Ngay từ giây phút đầu tiên, Đức Thánh Cha Phanxico cầu nguyện. Ngài cầu nguyện cho Đức Giáo hoàng nghỉ hưu Benedict XVI. Ngài cầu nguyện cho thế giới và mọi người – và ngài xin mọi người cầu nguyện cho ngài.

Ngày 13 tháng Ba năm 2013, ngài đứng trên ban công của Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô nhìn xuống đám đông đang hoan hô và chào đón vị tân giáo hoàng được bầu chọn. Và trong lần xuất hiện đầu tiên trước công chúng với cương vị là người lãnh đạo Giáo hội, ngài cầu nguyện.

Từ thời điểm đó ngài thúc giục việc cầu nguyện. Nhưng rất nhiều người còn lơ là với lời kêu gọi của ngài.

Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, năm mươi năm phần trăm người Mỹ trưởng thành cầu nguyện hàng ngày.

Với người Công giáo, mức độ cầu nguyện hàng ngày của họ cao hơn: 59 phần trăm. Nhưng trước khi bạn cảm thấy đầy lòng tự hào, thì tỷ lệ người Công giáo thấp hơn tỷ lệ cầu nguyện mỗi ngày của người Tin lành rất nhiều là 79 phần trăm; với người Mormon là 85 phần trăm; người Hồi giáo là 69 phần trăm; người theo Chứng nhân Giê-hô-va là 90 phần trăm.

Theo Viện Angus Reid chỉ có 20 phần trăm người Canada cầu nguyện hàng ngày. Và Pew báo cáo rằng chỉ có một phần mười người Tây Âu cầu nguyện mỗi ngày.

Dĩ nhiên, những con số này chỉ cho biết mức độ thường xuyên mà người ta cho biết về việc cầu nguyện của họ. Nó không cho thấy sự đánh giá về chất lượng chiều sâu của việc cầu nguyện. Những con số thống kê này có thể làm cho một số độc giả cảm thấy hơi khó chịu. Có thể bạn rơi vào số gần một phần tư người Mỹ trưởng thành rất ít khi hoặc chẳng bao giờ cầu nguyện.

Bất kể bạn cầu nguyện hàng ngày hay bị hội chứng trốn tránh cầu nguyện, bạn vẫn tìm được một thời gian bình an trong việc thực hành Một Phút với Mẹ Maria.

CHUYÊN MỤC: Bạn có đáp lại lời kêu gọi cầu nguyện của Đức Thánh Cha không?

Một phút với Mẹ Maria là một dự án của Trung tâm Maria Dallas, có sứ mạng hỗ trợ những nhà chuyên môn trẻ trong việc hướng dẫn mọi người trên toàn thế giới phát triển mối quan hệ với Chúa Giê-su Ki-tô thông qua Mẹ Maria được phản ánh qua những hoạt động thúc đẩy các chiến dịch cầu nguyện và đi hành hương đến các đền thờ Công giáo và các thánh địa trên toàn thế giới.

Trung tâm Maria Dallas được thành lập năm 1989. Một nhóm các nhà chuyên môn trẻ đã thành lập Một phút với Mẹ Maria năm 2011 và định hướng cho trung tâm sau Ngày Giới trẻ Thế giới năm đó. Họ muốn một con đường đơn sơ để thúc đẩy lòng sùng kính Mẹ Maria và giúp những người khác xây dựng một mối quan hệ với Mẹ qua đời sống cầu nguyện liên lỷ.

Ngay từ đầu, sứ mạng đặt ra là khám phá những phương tiện sáng tạo và công nghệ mới để gia tăng lòng sùng kính Mẹ Maria không chỉ riêng đối với người trẻ nhưng với tất cả những ai đang tìm kiếm một tình bạn sâu đậm hơn với Mẹ Diễm Phúc của chúng ta.

Chiến dịch đầu tiên được truyền cảm hứng quan sát thấy rằng người trẻ quá thường xuyên bị lôi cuốn bởi những điều làm họ sao lãng trong cuộc sống hàng ngày đến mức không dành được thậm chí chỉ một phút để cầu nguyện. Những người thành lập khởi động một chiến dịch cách mạng trong Ngày Giới trẻ Thế giới ở Madrid, Tây Ban nha nhân ngày Lễ Đức Mẹ Lên Trời. Với một sứ mạng đơn giản: thúc đẩy việc cầu nguyện với Mẹ Maria mỗi ngày. Họ phân phát hàng ngàn chuỗi mân côi đeo cổ tay mời gọi mọi người dành một phút mỗi ngày cho Mẹ Maria. Chiến dịch nhanh chóng thu hút sự hưởng ứng của hàng ngàn người từ hơn 100 quốc gia.

Được truyền cảm hứng bởi những lời đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxico từ ban công của Vương cung Thánh đường Thánh Phê-rô khi ngài mời gọi mọi người trên khắp thế giới cầu nguyện cho Đức Giáo hoàng nghỉ hưu Benedict XVI rằng “Chúng ta cùng cầu nguyện cho người, xin Chúa chúc lành cho người và Đức Mẹ gìn giữ người” trước khi nói thêm rằng “Xin hãy cầu nguyện cho tôi” để các tín hữu xin Chúa chúc phúc cho ngài. Nhóm Một phút với Mẹ Maria khởi động chiến dịch thứ hai bằng cách phân phát hàng ngàn “đồng xu cầu nguyện” in hình chân dung Đức Thánh Cha Phanxico với mục đích gửi cho bạn bè sau khi chia sẻ một phút cầu nguyện với Mẹ Maria cho đức giáo hoàng, xây dựng một mạng lưới cầu nguyện toàn cầu. Một lần nữa, chiến dịch thu hút sự hưởng ứng của hàng ngàn người khắp nơi trên thế giới.

CHUYÊN MỤC: Bạn có đáp lại lời kêu gọi cầu nguyện của Đức Thánh Cha không?

Karla Alfaro và Horacio Gomez, cả hai đều là thành viên của Regnum Christi, là hai trong số những người chủ chốt thành lập và tiếp tục dẫn dắt Trung tâm Maria và Một phút với Mẹ Maria.

Karla nói, “Từ khi khởi động Một phút với Mẹ Maria, mối quan hệ của tôi với Mẹ mỗi ngày mỗi phát triển. Tôi rất mong muốn làm được một điều gì đó để đưa người ta lại gần hơn với Mẹ Maria.”

Horacio chào đời và lớn lên tại Guadalajara, Mexico, và chuyển đến Hoa Kỳ để học đại học. Khi Một phút với Mẹ Maria được khởi động, ý tưởng cầu nguyện trên mạng rất mới và một trong những “chuyên gia” trong số những nhà chuyên môn trẻ mà anh biết đề cập đến một website thách đố những người xem “không làm gì hết” trong hai phút đồng hồ.

“Chúng tôi nghĩ rằng nếu ai đó có thể thúc đẩy ý tưởng không làm gì hết trong một vài phút thì chúng tôi chắc có thể thu hút người ta cầu nguyện trong một phút,” Horacio nói. “Đặc biệt chúng tôi muốn tiếp cận với lớp người trẻ.”

Karla nói, “Ý tưởng là giúp người trẻ xây dựng một thói quen cầu nguyện. Mẹ Mẹ Maria muốn duy trì nó một cách đơn giản.”

Và nó thật đơn giản. Hãy truy cập vào Marian Minute, nhấp vào nút start (bắt đầu), và cầu nguyện trong một phút. CẢNH BÁO: Mẹ Maria muốn bạn phải tập trung trọn vẹn trong một phút, vì vậy nếu con chuột vi tính của bạn di chuyển thì bộ đếm giờ sẽ chấm dứt.

Karla nói họ tin rằng họ đã có ý tưởng tuyệt vời và năm 2011 họ đã đi trước bước ngoặt “công nghệ”. Cô đã đúng; tháng đầu tiên của website Marian Minute đã có 100.000 lượt khách ghé thăm từ 120 quốc gia. Ngày nay, nó có 500-1000 lượt khách thăm một ngày và được cung cấp bằng mười ngôn ngữ.

Nhóm đã có một chiến dịch khác cho Ngày Giới trẻ Thế giới ở Rio: Tem hình tràng hạt Mân côi dán trên điện thoại. Chúng là sự nhắc nhở cầu nguyện – và là điều vô cùng quan trọng trong đời sống.

CHUYÊN MỤC: Bạn có đáp lại lời kêu gọi cầu nguyện của Đức Thánh Cha không?

Cầu nguyện một phút với Mẹ Maria hoặc có một tem tràng mân côi nhắc nhở dán trên điện thoại của bạn nghe có vẻ là những bước đi nhỏ bé. Nhưng gộp chung nhiều bước đi nhỏ bé này với nhau cuối cùng dẫn đến một cuộc hành hương trên một hành trình dài. Và thật là một điều tốt đẹp khi Đức Thánh Cha tiếp tục thúc đẩy việc cầu nguyện.

“Hôm nay, nhân ngày lễ trọng của Mẹ Maria,” Đức Phanxico nói ngày 15 tháng Tám, 2019, khi làm phép 6.000 cỗ tràng hạt cho các tín hữu ở Syria. “Cha sẽ làm phép những cỗ tràng hạt này, và sau đó sẽ được gửi đến cho các cộng đoàn ở Syria như là một dấu hiệu thể hiện sự gần gũi của cha, đặc biệt đối với các gia đình đã bị mất người thân vì chiến tranh. Lời cầu nguyện được thực hiện với đức tin sẽ có đầy sức mạnh! Chúng ta hãy tiếp tục đọc Kinh Mân côi cầu cho hòa bình ở Trung Đông và trên toàn thế giới.”

Đức Thánh Cha Phanxico đã nói rằng việc cầu nguyện có thể mang tính riêng tư và đơn sơ. Khi các môn đệ xin Chúa Giê-su dạy cho họ cầu nguyện, câu trả lời của Ngài rất cụ thể, Đức Thánh Cha giải thích trong giờ Kinh Truyền Tin ngày 28 tháng Bảy năm 2019 trong Quảng trường Thánh Phê-rô. Người dạy cho họ cách thưa chuyện trực tiếp với Chúa Cha.

Đức Thánh Cha nói, “Đây là tính mới mẻ của việc cầu nguyện của người Ki-tô hữu! Nó là sự đối thoại giữa những người yêu nhau; một sự đối thoại đặt trên niềm tin tưởng, cùng với sự lắng nghe và mở lòng cam kết tình đoàn kết. Nó là sự đối thoại của Chúa Con với Chúa Cha, một sự đối thoại giữa những người con và người Cha. Đó là sự cầu nguyện của Ki-tô hữu.”

Ngay từ đầu Mùa Chay vào tháng Mười Hai năm 2018, Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng Chúa Giê-su liên tục cầu nguyện. Ở nơi công cộng, trong riêng tư, vào buổi sáng, vào lúc đêm khuya.

Đức Thánh Cha nói, “Các Tin mừng cho chúng ta những bức ảnh chân dung rất sống động của Chúa Giê-su là một người cầu nguyện. Bất kể có sự cấp bách trong sứ vụ khi quá nhiều người đang chờ đợi Người, Chúa Giê-su cảm nhận sự cần thiết phải lui vào nơi thanh tịnh để cầu nguyện.”

Đức Thánh Cha Phanxico đi đầu trong mẫu gương cầu nguyện. Bạn sẽ tìm thấy Đức Thánh Cha Phanxico ở đâu trong ngày đầu tiên trước khi ngài khởi hành một chuyến tông du? Bạn sẽ tìm thấy ngài tại cùng một địa điểm diễn ra hoạt động đầu tiên không chính thức của ngài bên ngoài Thành Vatican sau khi lên ngôi Giáo hoàng: cầu nguyện trong Vương cung Thánh đường Đức Bà Cả ở Roma.



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 20/8/2019]