Thứ Năm, 24 tháng 5, 2018

TIẾP KIẾN CHUNG: Phép Thêm sức (Phần I)





TIẾP KIẾN CHUNG: Phép Thêm sức (Phần I)

‘Nếu trong Phép Rửa tội chính Chúa Thánh Thần dìm chúng ta vào trong Đức Ki-tô, thì trong Phép Thêm sức chính Đức Ki-tô đổ đầy chúng ta với Thần Khí của Người, thánh hiến chúng ta thành những chứng nhân của Người, trở thành những người tham dự vào trong cùng một sự sống và sứ mạng, theo chương trình của Cha trên trời’

23 tháng Năm, 2018 17:31

Buổi Tiếp Kiến Chung sáng nay được tổ chức lúc 9:25 trong Quảng trường Thánh Phê-rô, tại đây Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ các nhóm tín hữu và từ nước Ý và khắp nơi trên thế giới.

Bắt đầu loạt bài giáo lý mới về Bí tích Thêm sức, trong bài huấn từ bằng tiếng Ý Đức Thánh Cha tập trung suy tư về chứng tá của người Ki-tô hữu (trích đoạn Tin mừng theo Thánh Luca 4:16-18).

Sau phần tóm lược bài giáo lý bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến các nhóm tín hữu hiện diện. Sau đó ngài đưa ra lời thỉnh cầu, mời gọi cầu nguyện cho người Công giáo ở Trung quốc.

Buổi Tiếp Kiến Chung kết thúc với bài hát Kinh Lạy Cha và Phép lành Tòa Thánh.

* * *

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!

Sau những bài giáo lý về Phép Rửa tội, những ngày tiếp theo sau Đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống mời gọi chúng ta suy tư về chứng tá mà Thần Khí thúc đẩy trong người được rửa tội, thực hành trong cuộc sống của họ, mở rộng tấm lòng vì sự tốt đẹp cho tha nhân. Chúa Giê-su đã trao phó một sứ mạng vĩ đại cho các môn đệ của Người: “Chính anh em là muối cho đời; anh em là ánh sáng cho trần gian” (x. Mt 5:13-16). Đó là những hình ảnh buộc chúng ta phải suy nghĩ về cách cư xử của mình, vì nếu thức ăn mà thiếu hay quá nhiều muối sẽ không còn ngon nữa, cũng như thiếu ánh sáng hay quá nhiều ánh sáng cũng làm trở ngại cho thị lực của chúng ta. Đấng có thể làm cho chúng ta thật sự trở nên muối để tạo hương vị và giữ không bị hư thối, và trở nên ánh sáng cho trần gian chỉ có thể là Thần Khí của Đức Ki-tô! Và đây là ơn chúng ta lãnh nhận trong Bí tích Thêm sức hoặc Cresima, cha muốn dừng lại và suy tư cùng với anh chị em. Nó được gọi là “Thêm sức” vì nó củng cố cho Phép Rửa tội và bồi bổ thêm ơn sủng (x. Giáo lý Giáo hội Công giáo, 1289); và với “Cresima” vì chúng ta đón nhận Thần Khí qua việc xức dầu bằng “dầu thánh hiến” (chrism) — dầu được trộn với trầm hương được thánh hiến bởi Đức Giám mục –, một thuật ngữ chỉ về Đức Ki-tô (Christ), Đấng được Xức dầu của Chúa Thánh Thần.

Bước đầu tiên là được tái sinh vào sự sống nước trời trong Phép Rửa tội; chúng ta từ đó phải giữ thái độ là những người con của Thiên Chúa, tức là phải trở nên giống như Đức Ki-tô, Đấng hoạt động trong Hội Thánh, để cho bản thân mình dự phần vào sứ mạng của Người trên trần gian. Việc xức dầu của Chúa Thánh Thần cung cấp cho chúng ta điều này: “không có sức mạnh của Người, con người không thể làm được điều gì” (x. Bài ca Tiếp liên Lễ Chúa Thán Thần hiện xuống). Chúng ta không thể làm được điều gì nếu không có sức mạnh của Thánh Thần: chính Thần Khí ban cho chúng ta sức mạnh để tiến bước; như suốt cuộc đời của Chúa Giê-su được linh hứng bởi Thần Khí thế nào thì đời sống của Giáo hội và của mỗi thành viên trong Giáo hội cũng ở trong sự dẫn dắt của cùng một Thần Khí. Được thụ thai trong lòng Đức Trinh Nữ bởi Thánh Thần, Chúa Giê-su thi hành sứ mạng của ngài sau khi bước lên khỏi dòng sông Gio-đan. Người được thánh hiến bởi Thần Khí, Đấng ngự xuống và ở lại với Người (x. Mc 1:10; Ga 1:32). Ngài giảng giải một cách rành mạch trong hội đường ở Na-da-rét: cách trình bày về bản thân của Chúa Giê-su thật đẹp, giấy hộ chiếu của Chúa trong hội đường Na-da-rét là gì? Chúng ta hãy nghe cách Ngài trình bày: “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn” (Lc 4:18). Chúa Giê-su giới thiệu bản thân là Đấng được Xức dầu tấn phong trong hội đường, Người là Đấng được xức dầu bởi Thần Khí. Chúa Giê-su tràn đầy Thánh Thần và là nguồn mạch Thần Khí xuất phát từ Chúa Cha (x. Ga 15:26; Lc 24:49) Cv 1:8; 2:33). Quả thật, vào tối Phục sinh Đấng Sống lại thổi hơi trên các môn đệ và nói với các ông: “Hãy nhận lấy Thánh Thần” (Ga 20:22); và vào ngày Lễ Ngũ Tuần sức mạnh của Thần Khí ngự xuống trên các Tông đồ theo một cách vô cùng đặc biệt (x. Cv 2:1-4), như chúng ta đã biết.

“Hơi thở” của Đức Ki-tô Phục sinh đổ đầy sự sống cho những lá phổi của Giáo hội; và quả thật miệng của các môn đệ “tràn đầy ơn Thánh Thần” loan báo những kỳ công của Thiên Chúa (x. Cv 2:1-11).

Lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống — mà chúng ta mừng trọng thể Chúa nhật vừa qua — là ban cho Giáo hội những gì mà sự xức dầu của Thần Khí đã ban cho Đức Ki-tô tại sông Gio-đan, tức là sự thôi thúc thừa sai với trọn cuộc sống chúng ta cho sự thánh hóa con người, cho vinh quang của Thiên Chúa. Nếu Thần Khí hoạt động trong mọi Bí tích, thì Người cũng hoạt động như vậy theo một cách rất đặc biệt trong Phép Thêm sức mà “người tín hữu lãnh nhận như là Ân huệ của Thánh Thần” (Phaolo VI, Tông hiến Divinae Consortium Naturae). Và khi làm phép xức dầu, Đức Giám mục nói lời này: “Hãy nhận lấy Thánh Thần được ban tặng cho con như là một ân huệ”: Thánh Thần là ân huệ lớn lao của Thiên Chúa. Và tất cả chúng ta đều có Thần Khí trong lòng. Thần Khí ở trong tâm hồn của chúng ta, trong linh hồn chúng ta. Và Thần Khí hướng dẫn chúng ta trong cuộc sống để chúng ta trở thành muối thật và ánh sáng thật cho con người.

Nếu trong Phép Rửa tội chính Chúa Thánh Thần dìm chúng ta vào trong Đức Ki-tô, thì trong Phép Thêm sức chính Đức Ki-tô đổ đầy chúng ta với Thần Khí của Người, thánh hiến chúng ta thành những chứng nhân của Người, trở thành những người tham dự vào trong cùng một sự sống và sứ mạng, theo chương trình của Cha trên trời. Chứng tá được thể hiện bởi người đã chịu Phép Thêm sức cho thấy sự đón nhận Thần Khí và vâng nghe theo sự linh hứng sáng tạo của Người. Cha tự hỏi: Việc chúng ta lãnh nhận Ân huệ của Thần Khí sẽ được nhìn thấy như thế nào? Nó sẽ được nhận ra nếu chúng ta thực hiện công cuộc của Thần Khí, nếu chúng ta tuyên xưng những lời được dạy bởi Thần Khí (x. 1 Cr 2:13). Chứng tá của người Ki-tô hữu chỉ được thể hiện khi chúng ta làm tất cả những gì Thần Khí của Đức Ki-tô yêu cầu chúng ta, ban cho chúng ta sức mạnh để thực hiện nó.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]


Lời thỉnh cầu của Đức Thánh Cha

Ngày mai 24 tháng Năm là Lễ Mẹ Maria Đồng trinh Diễm phúc “Hằng cứu giúp người Ki-tô hữu” thường niên được mừng trọng thể tại Đền thờ Sheshan của Thượng hải, Trung quốc. Lễ này mời gọi chúng ta hiệp nhất trong tinh thần với tất cả các tín hữu Công giáo sống ở Trung quốc. Chúng ta hãy dâng lời cầu nguyện lên Đức Mẹ cho họ, để họ có thể sống đức tin với lòng quảng đại và bình an, và để họ có thể thi hành những hành động cụ thể của tình huynh đệ, hòa hợp và hòa giải, trong sự hiệp nhất trong vẹn với Đấng Kế nhiệm Thánh Phê-rô.

Các môn đệ của Chúa trong nước Trung quốc thân yêu, Giáo hội hoàn vũ cầu nguyện cùng với anh chị em và cho anh chị em, để cho dù giữa những khó khăn nhưng anh chị em vẫn có thể tiếp tục dâng hiến cho ý định của Thiên Chúa. Đức Mẹ sẽ không bao giờ thiếu sự trợ giúp cho anh chị em, và Mẹ sẽ bảo vệ anh chị em bằng tình yêu thương hiền mẫu của Mẹ.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester của ZENIT]


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/5/2018]


Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

19 tháng Năm, 2018
Public Domain


Mời bạn xem những bức ảnh dưới đây: từ xe ngựa đến những chiếc Mercedes hiện đại!

Tất cả chúng ta đều biết chiếc xe giáo hoàng đặc trưng màu trắng hiện nay, nhưng có bao giờ bạn nhìn thấy bộ yên cương của ngựa giáo hoàng chưa? Hoặc chiếc xe lục mã chính thức của giáo hoàng?

Dưới đây mời các bạn lướt qua các xe giáo hoàng trong ba thế kỷ qua:

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Tiền thân của tất cả các xe giáo hoàng: bộ yên cương cho ngựa của giáo hoàng.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

1/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Chiếc xe lục mã lớn.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

2/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Đức Lê-ô XII cho đóng chiếc xe này năm 1824 và Đức Giáo hoàng Gregory XVI cho cải tiến lại rất nhiều.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

3/22


Chiếc xe này được đóng ở Roma bởi anh em nhà Casalini năm 1823 dưới triều đại của Đức Giáo hoàng Piô IX. Huy hiệu của ngài được vẽ trên cửa hai bên và nội thất được trang trí rất sặc sỡ. Nó được sử dụng trong nhiều triều đại giáo hoàng suốt đến thế kỷ 20.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

4/22


Chiếc xe này là một quà tặng từ Vua Ferdinand II, Quốc vương Naples, cho Đức Piô IX. 

Ngày 24 tháng Mười Một, 1848, Đức Giáo hoàng Piô IX buộc phải rời khỏi Roma trong đêm, cải trang thành một linh mục, và lánh nạn tại Gaeta.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

5/22


Chiếc kiệu được Tổng Giáo phận Naples tặng cho Đức Leo XIII năm 1887. Chiếc kiệu được đóng theo hình con thuyền, một biểu tượng của Giáo hội Công giáo mà Đức Giáo hoàng là người lái con thuyền. Trên cửa là hình vẽ Thánh Phê-rô thánh hóa Thánh Asprenas.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

6/22


Bên hông kiệu miêu tả đức Giáo hoàng đang giữ bánh lái tàu.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

7/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Chiếc Citroën Lictoria C6 được tặng cho Đức Piô XI ngày 9 tháng Sáu, 1930 bởi nhà sản xuất xe hơi Citroën của Ý để kỷ niệm sự hòa giải giữa Giáo hội và Chính phủ Ý.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

8/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Không như những xe khác, nội thất của chiếc Lictoria C6 này được thiết kế rất tinh xảo, theo phong cách phòng trà Venetic thế kỷ 18. Nó được lót lớp vải nhung đỏ thẫm và có những hộp gỗ rất tinh tế để đựng các đồ vật hữu dụng mỗi khi di chuyển, chẳng hạn sách kinh nhật tụng.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

9/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Chiếc Mercedes Benz 460 Nürburg được tặng cho Đức Piô XI ngày 14 tháng Mười Một, 1930, nhân kỷ niệm sự hòa giải giữa Giáo hội và Chính phủ Ý. Cũng như nhiều xe giáo hoàng khác, nội thất phía sau xe được trang bị chỗ ngồi lót vải gấm đỏ, gợi nhớ đến ngai tòa của giáo hoàng.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

10/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Mỗi xe giáo hoàng đều gắn cờ Vatican. Nó được thông qua ngày 7 tháng Sáu, 1929, năm Đức Giáo hoàng Piô XI ký Hiệp ước Lateran với chính phủ Ý, thành lập Nhà nước Vatican, độc lập và được lãnh đạo bởi Tòa Thánh.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

11/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Từ năm 1930, Vatican có hệ thống bảng số xe riêng. Có hai loại bảng số: SCV cho những xe thuộc sở hữu của Nhà nước Vatican và xe CV cho những công dân được cấp phép đăng ký này.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

12/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Chiếc limousine Mercedes-Benz 300 SEL 1966 được sử dụng làm xe chính thức của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II, cho dù không có máy điều hòa.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

13/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Năm 1981, sau vụ tấn công trong Quảng trường Thánh Phê-rô, chiếc xe này được bọc thép tứ phía.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

14/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Năm 1980, trong chuyến thăm nước Pháp, Đức Giáo hoàng đi trên chiếc Citroën SM nổi tiếng, loại xe chính thức dùng cho các nhà lãnh đạo chính phủ Pháp.

Public Domain

15/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Chiếc SEAT Panda (1980-1985), được Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II sử dụng trong suốt chuyến thăm của ngài đến Barcelona Tây Ban nha năm 1982.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

16/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Chiếc Nuova Campagnola được tặng cho Đức Gioan Phaolo II năm 1980 bởi hãng xe Fiat làm “xe giáo hoàng” trong suốt một năm 1 ngày.

Đây là chiếc xe Đức Gioan Phaolo II đi trong ngày ngài bị ám sát 13 tháng Năm, 1981.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

17/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Chiếc Mercedes-Benz 230 GE phục vụ làm xe giáo hoàng từ năm 1990 và vẫn sử dụng đến năm 2002.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

18/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Chiếc Maggiolino Volkswagen được dâng cho Đức Gioan Phaolo II ngày 26 tháng Năm, 2004 bởi Luis Manuel Abella Armella, chủ tịch hãng xe Volkswagen ở Mexico, để tạ ơn ngài vì chuyến đi của ngài đến Mexico năm 2002, trong chuyến đi đó ngày đã phong chân phước cho Juan Diego Cuauhtlatoatzin.

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

19/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Renault 4L, được dâng cho Đức Thánh Cha Phanxico ngày 7 tháng Chín, 2013. Chiếc xe này của Cha Renzo Zocca, người phục vụ thừa tác linh mục nhiều năm trong khu Saval của giới lao động ở Verona (Ý).

© Musei Vaticani | Antoine Mekary for Aleteia

20/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Đức Thánh Cha Benedict XVI trong chiếc xe giáo hoàng Mercedes-Benz năm 2008. 

Ảnh của Katherine Ruddy

21/22

Những hình ảnh về xe giáo hoàng qua các thế kỷ

Đức Thánh Cha Phanxico trong chiếc xe giáo hoàng Chevrolet Traverse của ngài năm 2017. 

Marko Vombergar | Aleteia | I.Media

22/22


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 20/5/2018]