Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2021

Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô, 22.09.2021

Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô, 22.09.2021

Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô, 22.09.2021


Buổi Tiếp kiến chung sáng nay diễn ra trong Khán phòng Phaolô VI, tại đây Đức Thánh Cha Phanxicô gặp gỡ các nhóm tín hữu và khách hành hương từ nước Ý và khắp nơi trên thế giới.

Trong huấn từ bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha tập trung vào chuyến Tông Du gần đây của ngài đến Budapest và Slovakia (Bài đọc Kinh Thánh: Cv 13: 46-49, 52).

Sau phần tóm lược bài giáo lý bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt đến các tín hữu.

Buổi Tiếp kiến chung kết thúc với Kinh Lạy Cha và Phép Lành Tòa Thánh.

Tiếp kiến chung của Đức Thánh Cha Phanxicô, 22.09.2021 


Giáo lý: Chuyến Tông du đến Budapest và Slovakia

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay cha muốn nói với anh chị em về chuyến Tông du của cha ở Budapest và Slovakia, đã kết thúc cách đây đúng một tuần, vào thứ Tư tuần trước. Cha tóm tắt nó như sau: đó là một cuộc hành hương cầu nguyện, một cuộc hành hương về cội nguồn, một cuộc hành hương hy vọng. Cầu nguyện, cội nguồn và hy vọng.

1. Điểm dừng chân đầu tiên là ở Budapest, cho Thánh lễ bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế, bị hoãn lại đúng một năm do đại dịch. Sự tham gia buổi cử hành này thật sống động. Trong Ngày của Chúa, Dân thánh Chúa đã quy tụ trước mầu nhiệm Thánh Thể, nhờ đó họ liên tục được sinh ra và tái sinh. Họ được ôm lấy Thánh giá đứng phía trên bàn thờ, cùng hướng về một hướng của Bí tích Thánh Thể chỉ ra, đó là con đường của tình yêu khiêm nhường và vị tha, của tình yêu quảng đại và tôn trọng đối với tất cả mọi người, con đường của đức tin thanh tẩy khỏi tính thế gian và dẫn đến điều trọng yếu. Đức tin này thanh tẩy chúng ta và ngăn chúng ta khỏi tính thế gian đã hủy hoại tất cả chúng ta: nó là một con mọt hủy hoại chúng ta từ bên trong.

Và cuộc hành hương cầu nguyện đã kết thúc tại Slovakia vào ngày Lễ Đức Mẹ Sầu Bi. Ở Šaštín cũng vậy, tại Đền thờ Đức Nữ Đồng trinh Bảy Sự Thương Khó, ngày Lễ của Mẹ, cũng là ngày lễ tôn giáo quốc gia, đã có rất nhiều con cái của Mẹ tham dự. Do đó, chuyến hành hương của cha là một cuộc hành hương cầu nguyện ở trung tâm Châu Âu, bắt đầu bằng việc tôn thờ và kết thúc bằng lòng sùng mộ bình dân. Cầu nguyện, vì đây là điều mà Dân Chúa được mời gọi, trên hết: thờ phượng, cầu nguyện, hành trình, hành hương, sám hối, và nhờ đó mà cảm nhận được sự bình an và niềm vui mà Chúa ban cho chúng ta. Cuộc sống của chúng ta cần phải đi theo hướng này: thờ phượng, cầu nguyện, hành trình, hành hương, để sám hối. Và điều này có tầm quan trọng đặc biệt ở lục địa Châu Âu, nơi mà sự hiện diện của Chúa bị làm mờ nhạt – chúng ta thấy điều này hàng ngày - sự hiện diện của Chúa bị làm mờ nhạt bởi chủ nghĩa tiêu dùng, và bởi “làn sương mờ” của một lối suy nghĩ đồng nhất – một điều kỳ lạ nhưng có thật – đó là kết quả của sự pha trộn giữa những hệ tư tưởng cũ và mới. Và điều này dẫn chúng ta xa rời khỏi sự mật thiết với Chúa, khỏi sự mật thiết với Chúa. Trong bối cảnh này, câu trả lời chữa lành đến từ việc cầu nguyện, chứng tá và tình yêu thương khiêm nhường. Tình yêu khiêm nhường phục vụ. Chúng ta hãy nhắc nhớ lại ý tưởng này: người Kitô hữu là phục vụ.

Đây là những gì cha nhìn thấy trong cuộc gặp gỡ với dân thánh Chúa. Cha đã nhìn thấy gì? Một dân tộc trung thành, bị áp bức theo chủ nghĩa vô thần. Cha cũng nhìn thấy điều đó trên khuôn mặt của những anh chị em Do Thái của chúng ta, những người mà chúng ta đã tưởng nhớ trong cuộc diệt chủng Holocaust. Bởi vì không có lời cầu nguyện nào mà không có sự ghi nhớ. Không có lời cầu nguyện nào mà không có ký ức. Điều đó có nghĩa là gì? Rằng khi cầu nguyện, chúng ta phải nhớ đến cuộc sống của mình, cuộc sống của dân tộc chúng ta, cuộc sống của bao người đồng hành với chúng ta trong thành phố, nghĩ đến những câu chuyện của họ. Một trong các vị giám mục của Slovakia, đã lớn tuổi, khi ngài chào tôi, nói với tôi: “Con làm người soát vé trên xe điện, để trốn tránh những người cộng sản”. Ngài rất giỏi, vị giám mục đó: trong thời kỳ độc tài, đàn áp, ngài làm người soát vé trên xe điện, sau đó ngài thi hành “nghề” giám mục của mình một cách bí mật, và không ai biết. Đây là những gì diễn ra dưới sự đàn áp. Không có lời cầu nguyện nào mà không có sự ghi nhớ. Cầu nguyện, ký ức về cuộc sống của một người, về cuộc sống của dân tộc, lịch sử của họ: cam kết ghi nhớ và nhớ lại. Điều này tốt cho chúng ta, và giúp chúng ta cầu nguyện.

2. Khía cạnh thứ hai: hành trình này là một cuộc hành hương về cội nguồn. Khi gặp gỡ các anh em giám mục, cả ở Budapest và Bratislava, cha đã có thể trực tiếp trải nghiệm sự tưởng nhớ tri ân về những cội nguồn của đức tin và đời sống Kitô giáo, sống động trong gương sáng của những nhân chứng đức tin như Đức Hồng y Mindszenty và Đức Hồng y Korec, và Chân phước Giám mục Pavel Peter Gojdič. Những cội nguồn tiến ngược trở lại thế kỷ thứ chín xa xưa, trở lại với công việc rao giảng Tin mừng của hai anh em Thánh Cyril và Methodius, những vị đã đồng hành với hành trình này bằng sự hiện diện liên tục của các ngài. Cha nhận thấy sức mạnh của những cội nguồn này trong việc cử hành Phụng vụ Thánh theo nghi thức Byzantine, ở Prešov, trong Lễ Suy tôn Thánh giá. Trong các bài thánh ca, cha cảm nhận được sự rung động của trái tim dân thánh Chúa, được trui rèn bởi rất nhiều đau khổ vì đức tin của họ.

Trong một vài trường hợp, cha nhấn mạnh vào thực tế rằng những cội nguồn này luôn sống động, tràn đầy nhựa sống quan trọng đó là Chúa Thánh Thần, và vì thế chúng phải được bảo tồn: không phải giống như các cuộc triển lãm trong bảo tàng, không bị tư tưởng hóa và khai thác vì uy thế và quyền lực, để củng cố một bản sắc khép kín. Không. Điều này có nghĩa là phản bội lại truyền thống và khiến truyền thống trở nên khô cằn! Với chúng ta, Thánh Cyril và Methodius không phải là những nhân vật để tưởng nhớ, mà là những mẫu gương để bắt chước, những bậc thầy mà chúng ta luôn có thể học được tinh thần và phương pháp truyền giáo, cũng như cam kết dân sự - trong hành trình đến trung tâm Châu Âu này, cha thường nghĩ về những người cha của Liên minh Châu Âu, về cách họ mơ ước rằng nó không phải là một cơ quan truyền bá các hình thức thực dân hóa ý thức hệ thời thượng, không, nhưng như những gì họ ước mơ.

Hiểu và sống theo cách này, cội nguồn sẽ là sự đảm bảo cho tương lai: từ chúng, những nhánh hy vọng sum suê trổ sinh. Chúng ta cũng có cội nguồn: mỗi người chúng ta đều có cội nguồn của riêng mình. Chúng ta có nhớ cội nguồn của mình không? Đó là của cha mẹ, là ông bà của chúng ta? Và chúng ta có kết nối với ông bà, là báu của chúng ta không? “Nhưng họ già rồi …”. Không, không: họ cung cấp cho bạn nhựa sống, bạn phải đến với họ để được phát triển và tiến về phía trước. Chúng ta không nói, “Hãy đến và ẩn náu nơi cội nguồn”: không, không. “Hãy trở về cội nguồn, đón lấy nhựa sống từ họ và tiến bước. Hãy đi đến vị trí của bạn”. Đừng quên điều này. Và cha nhắc lại với anh chị em, điều mà tôi đã nói nhiều lần, một câu thơ thật hay: “Mọi thứ làm cho cây trổ hoa đều bắt nguồn từ những gì có dưới lòng đất”. Anh chị em có thể phát triển đến mức hợp nhất với cội nguồn của mình: sức mạnh của anh chị em đến từ đó. Nếu anh chị em cắt bỏ gốc rễ, để mọi thứ đều mới, với những ý thức hệ mới, điều này sẽ không đưa anh chị em đến đâu, nó sẽ không làm cho anh chị em phát triển: anh chị em sẽ có kết cục xấu.

3. Khía cạnh thứ ba của hành trình này: nó là một cuộc hành hương của hy vọng. Cầu nguyện, cội rễ và hy vọng, ba đặc điểm. Cha nhìn thấy niềm hy vọng lớn lao trong đôi mắt của những người trẻ, trong cuộc gặp gỡ khó quên trên sân vận động ở Košice. Điều này cũng cho cha niềm hy vọng khi nhìn thấy rất nhiều cặp vợ chồng trẻ và rất nhiều trẻ em. Và cha nghĩ về mùa đông nhân khẩu mà chúng ta đang trải qua, và những quốc gia đó đang nở rộ với những đôi vợ chồng trẻ và trẻ em: một tín hiệu của hy vọng. Đặc biệt trong thời điểm đại dịch, thời khắc cử hành này là một tín hiệu mạnh mẽ và đáng khích lệ, cũng nhờ sự hiện diện của nhiều đôi vợ chồng trẻ cùng con cái của họ. Không kém phần mạnh mẽ và lời tiên tri là chứng tá của Chân phước Anna Kolesárová, một cô gái người Slovakia đã phải trả giá bằng mạng sống để bảo vệ phẩm giá của mình trước bạo lực: một chứng tá phù hợp hơn bao giờ hết, vì bạo lực đối với phụ nữ vẫn là một vết thương mở ở khắp nơi.

Cha nhìn thấy hy vọng nơi nhiều người âm thầm quan tâm và lo lắng cho người lân cận của họ. Cha nghĩ đến các Nữ tu Thừa sai Bác ái của Trung tâm Bêlem ở Bratislava, các chị em thật giỏi, họ đón nhận những người bị xã hội từ chối: họ cầu nguyện và phục vụ, cầu nguyện và giúp đỡ. Và họ cầu nguyện rất nhiều, và giúp đỡ rất nhiều, không giả tạo. Họ là những anh hùng của nền văn minh này. Cha muốn tất cả chúng ta tri ân Mẹ Teresa và những nữ tu của Mẹ: tất cả cùng nhau, chúng ta hãy tưởng thưởng những nữ tu rất giỏi này! Những nữ tu cho người vô gia cư trú ngụ. Cha nghĩ đến cộng đồng Rôma và tất cả những người làm việc với họ trên con đường của tình huynh đệ và sự hòa nhập. Thật xúc động khi được chia sẻ trong ngày lễ của cộng đồng Rôma: một buổi lễ đơn giản với hương thơm của Tin Mừng. Người Roma là anh chị em của chúng ta: chúng ta phải chào đón họ, chúng ta phải gần gũi với họ như các giáo phụ Salêdiêng ở Bratislava, những người rất gần gũi với người Roma.

Anh chị em thân mến, niềm hy vọng này, niềm hy vọng của Tin Mừng mà cha đã có thể nhìn thấy trong chuyến đi, chỉ có thể trở nên hiện thực và cụ thể nếu nó được diễn tả bằng một từ ngữ khác: cùng nhau. Hy vọng không bao giờ làm thất vọng, hy vọng không đứng một mình, mà cùng nhau. Ở Budapest và Slovakia, chúng ta thấy mình cùng với những nghi lễ khác nhau của Giáo hội Công giáo, cùng với các anh chị em của những tông phái Kitô khác, cùng với các anh chị em Do Thái của chúng ta, cùng với tín đồ của các tôn giáo khác, cùng với những người yếu đuối nhất. Đây là con đường, bởi vì tương lai sẽ là hy vọng nếu chúng ta cùng với nhau, không đơn độc: điều này rất quan trọng.

Và sau hành trình này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành. Cảm ơn các giám mục, cảm ơn các nhà hữu trách dân sự, cảm ơn ngài Tổng thống Hungary và Bà Tổng thống Slovakia, cảm ơn tất cả những người đã cộng tác trong việc tổ chức [hành trình]; cảm ơn rất nhiều tình nguyện viên; cảm ơn đến từng anh chị em đã dâng lời cầu nguyện. Xin hãy thêm lời cầu nguyện nữa, để những hạt giống được gieo trong chuyến Tông du có thể sinh hoa kết trái tốt. Chúng ta hãy cầu nguyện cho điều này.


Lời chào bằng tiếng Anh

Cha gửi lời chào anh chị em hành hương và các du khách nói tiếng Anh tham dự buổi Tiếp kiến chung hôm nay, đặc biệt các nhóm đến từ nước Anh và Hoa Kỳ. Cha gửi lời chào một cách đặc biệt đến các tân chủng sinh của chủng viện Venerable English College khi họ bắt đầu việc đào tạo linh mục ở đây tại Rôma. Cha khẩn xin niềm vui và sự bình an của Chúa đổ xuống trên anh chị em và gia đình. Xin Chúa chúc lành cho anh chị em.


[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 23/9/2021]

Vị giáo hoàng đầu tiên đi du lịch bằng máy bay

Vị giáo hoàng đầu tiên đi du lịch bằng máy bay

Vị giáo hoàng đầu tiên đi du lịch bằng máy bay
AFP
Đức Giáo hoàng Phaolô VI chào đám đông từ trên cầu thang máy bay vào ngày 04 tháng Một năm 1964 tại Roma, trước khi khởi hành đến Jordan, Israel và Đất Thánh. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một vị giáo hoàng tới Đất Thánh (Jordan, Israel, Jerusalem và các vùng lãnh thổ của người Palestine) và là lần đầu tiên một vị giáo hoàng ra ngoài lãnh thổ Ý sau hơn 150 năm.. (Photo by AFP)

Daniel Esparza

15/09/21


Trước Công đồng Vatican II, các giáo hoàng hiếm khi ra khỏi Roma.

Đức Innocent XII là vị giáo hoàng cuối cùng để râu, Đức Clement VIII là vị giáo hoàng đầu tiên thử dùng cà phê, và Đức Leo X là vị đầu tiên (và cuối cùng) nuôi một chú voi làm thú cưng. Nhưng Đức Giáo hoàng Phaolô VI (được gọi là “Giáo hoàng Hành hương”) là vị đầu tiên đi du lịch bằng máy bay, là vị đầu tiên rời khỏi nước Ý kể từ năm 1809, và là người đầu tiên đến thăm tất cả các lục địa.

Ngài đã thực hiện những chuyến thăm mục vụ đến Uganda (do đó trở thành vị giáo hoàng lần đầu tiên trong lịch sử đến Châu Phi) và Philippines, tham dự các đại hội thánh thể ở Bombay (Ấn Độ) và Bogotá (Colombia), và phát biểu trước Liên Hợp Quốc tại Thành phố New York vào Tháng Mười năm 1965.

Chúng ta có thể đã quen nhìn thấy các giáo hoàng tông du khắp thế giới, nhưng trong nhiều thế kỷ một vị giáo hoàng đi du lịch ra ngoài Roma là khác thường. Trong 500 năm đầu tiên của Kitô giáo, các đức giáo hoàng chỉ rời khỏi Roma nếu bị bắt buộc — hầu hết là bị các nước đế quốc buộc lưu đày. Thật vậy, lưu đày dường như là quy luật trong những ngày đầu của Kitô giáo. Đức Giáo hoàng Clement I (vị giáo hoàng thứ tư, sau Thánh Phêrô, Đức Linus và Đức Cletus) đã bị hoàng đế Trajan bắt lưu đày, và sau đó tử đạo bị ném xuống Biển Đen vào khoảng năm 99, theo các tài liệu ngụy thư. Đức Giáo hoàng Pontian (230-235) chết lưu vong ở Sardinia. Đức Giáo hoàng Cornelius (251-253) cũng qua đời sau một năm lưu đày ở Civitavecchia (cách Roma 80 cây số). Đức Giáo hoàng Liberius (352-366) bị hoàng đế Constantius II đày đến Beroea. Nhưng lưu đày thì khó mà được coi là “du lịch”.

Từ thế kỷ thứ sáu trở đi, chúng ta thấy có ít nhất ba vị giáo hoàng đi từ Roma đến Constantinople: Đức Vigilius năm 547, Đức Agatho năm 680, và Đức Giáo hoàng Constantine năm 710. Đức Giáo hoàng Stephen II trở thành vị giáo hoàng đầu tiên vượt qua dãy Alps vào năm 752 để trao vương miện cho vua Pepin the Short, và Đức Pius VII cũng làm điều tương tự (khoảng một ngàn năm sau) để trao vương miện cho Napoléon. Nhưng, tất nhiên, không có vị nào có máy bay để đi.

Vị giáo hoàng đầu tiên đi du lịch bằng máy bay

Đức Phaolô VI, trong Đại hội Thánh Thể Quốc tế ở Bogotá, Colombia, năm 1968.

Quả thật, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã có nhiều chuyến đi mục vụ hơn tất cả các vị tiền nhiệm cộng lại: ngài đã đi khoảng 721.052 dặm (khoảng 1.160.420 km), gần tương đương với khoảng 31 chuyến đi vòng quanh thế giới. Nhưng Đức Phaolô VI vẫn giữ danh hiệu không những là vị giáo hoàng đầu tiên đi máy bay, mà còn là vị đầu tiên tông du bên ngoài Châu Âu. Các chuyến đi của ngài là tấm gương cho các vị giáo hoàng tiếp nối, và được tiếp tục bởi các đấng kế nhiệm của ngài là Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Đức Benedict XVI và Đức Phanxicô.

Chuyến đi đầu tiên của Đức Phaolô VI bên ngoài Châu Âu (ngài là vị giáo hoàng đầu tiên rời nước Ý kể từ năm 1809) là chuyến hành hương đầu tiên của Đức Giáo hoàng đến Đất Thánh trong lịch sử, đến thăm Jordan và Israel vào tháng Một năm 1964. Vào tháng Mười Hai cùng năm đó, ngài đã đến Li Băng và Ấn Độ. Vào tháng Mười năm 1965, ngài đến thành phố New York và gặp Tổng thống Lyndon B. Johnson, phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, và cử hành Thánh lễ tại Sân vận động Yankee.

Độc giả xem loạt ảnh dưới và khám phá 10 câu trích dẫn lời của Thánh Giáo hoàng Phaolô VI.

Vị giáo hoàng đầu tiên đi du lịch bằng máy bay

“Con người hiện đại sẵn sàng lắng nghe chứng nhân hơn là các nhà thuyết giáo, và nếu người ta lắng nghe các nhà thuyết giáo, đó là bởi vì họ là các chứng nhân.”

Vị giáo hoàng đầu tiên đi du lịch bằng máy bay

“Sứ mạng loan báo Tin Mừng cho tất cả mọi dân tộc là sứ mạng trọng yếu của Giáo Hội. Đó là một nhiệm vụ và sứ mạng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết trước những thay đổi rộng lớn và sâu sắc của xã hội ngày nay. Quả thật rao giảng Tin mừng là ân sủng và là ơn gọi thích đáng với Giáo hội, căn tính sâu sắc nhất của Giáo hội. Giáo hội tồn tại để rao giảng Tin mừng.”

Vị giáo hoàng đầu tiên đi du lịch bằng máy bay

“Nhân bản luận đích thực hướng con đường đến Thiên Chúa và chấp nhận nhiệm vụ mà chúng ta được kêu gọi, nhiệm vụ mang lại cho chúng ta ý nghĩa thực sự của cuộc sống con người. Con người không phải là thước đo cuối cùng của con người. Con người chỉ trở thành con người thực sự bằng cách vượt qua chính mình.”

Vị giáo hoàng đầu tiên đi du lịch bằng máy bay

“Thế giới kêu gọi và trông đợi ở chúng ta tính đơn sơ của cuộc sống, tinh thần cầu nguyện, bác ái đối với tất cả mọi người, đặc biệt là đối với những người hèn mọn và nghèo khó, vâng lời và khiêm nhường ... Nếu không có dấu ấn của sự thánh thiện này, lời nói của chúng ta sẽ khó chạm đến trái tim của con người hiện đại. Nó có nguy cơ trở nên vô ích và cằn cỗi.”

Vị giáo hoàng đầu tiên đi du lịch bằng máy bay

“Chúa Thánh Thần cũng ban cho anh chị em ân sủng để khám phá ra hình ảnh của Chúa trong tâm hồn con người, và dạy anh chị em yêu thương họ như anh chị em của mình. Một lần nữa, Người giúp anh chị em nhìn thấy những biểu lộ tình yêu của Người trong các biến cố. Nếu chúng ta khiêm nhường chú ý đến con người và mọi sự, thì Thần Khí của Chúa Giêsu soi sáng và cho chúng ta trở nên phong phú bằng sự khôn ngoan của Người, miễn là chúng ta được thấm nhuần tinh thần cầu nguyện.”

Vị giáo hoàng đầu tiên đi du lịch bằng máy bay

“Đức Maria không những là mẫu gương cho toàn thể Giáo hội trong việc thực hiện thờ phượng Thiên Chúa, mà còn là người thầy dạy về đời sống thiêng liêng cho các cá nhân Kitô hữu. Ngay từ thuở sơ khai, các tín hữu đã bắt đầu hướng đến Đức Maria và noi gương Mẹ trong việc biến cuộc sống của họ trở thành một hành động thờ phượng Thiên Chúa, và biến việc thờ phượng trở thành một cam kết của cuộc sống.”

Vị giáo hoàng đầu tiên đi du lịch bằng máy bay

“Bài học về đời sống gia đình: ước mong Nazareth dạy cho chúng ta biết ý nghĩa của đời sống gia đình, sự hòa hợp của tình yêu, sự đơn sơ và vẻ đẹp chân phương, đặc tính thiêng liêng và bất khả xâm phạm của nó; ước mong Nazareth dạy cho chúng ta biết rằng việc rèn luyện là ngọt ngào biết bao và không thể thay thế được, vai trò của gia đình là nền tảng và không thể so sánh được trên bình diện xã hội.”

Vị giáo hoàng đầu tiên đi du lịch bằng máy bay

“Không còn chiến tranh, không bao giờ là chiến tranh nữa. Nó chính là hòa bình, hòa bình phải dẫn dắt vận mệnh của các dân tộc và của toàn nhân loại.”

Vị giáo hoàng đầu tiên đi du lịch bằng máy bay

“Mệnh lệnh cho Nhóm Mười Hai ra đi loan báo Tin Vui cũng có giá trị đối với tất cả các Kitô hữu, mặc dù theo những cách khác ... Tin Vui của Nước Chúa đang đến và đã bắt đầu là cho tất cả mọi người trong mọi thời đại. Những ai đã đón nhận Tin Mừng và nhờ Tin Mừng được quy tụ vào cộng đoàn của ơn cứu độ phải truyền bá và lan tỏa Tin Mừng. "

Vị giáo hoàng đầu tiên đi du lịch bằng máy bay

“Thế giới chúng ta đang sống rất cần cái đẹp để không bị chìm trong tuyệt vọng. Chính cái đẹp, giống như chân lý, mang lại niềm vui cho tâm hồn con người và là hoa trái quý giá chống lại sự hao mòn của thời gian, là thứ gắn kết các thế hệ và khiến họ chia sẻ mọi điều với lòng ngưỡng mộ.”


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/9/2021]