Tại sao nhà khoa học vô thần nổi tiếng Stephen Hawking có trong Hàn lâm viện Giáo hoàng
Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ Stephen Hawking, ngày 28 tháng 11, 2016. Credit: L'Osservatore Romano.
Vatican City, 2 tháng 12, 2016 / 03:35 am (CNA/EWTN News).- Chuyến thăm của Stephen Hawking đến Vatican tuần này làm nổi lên sự tò mò, với một số người thắc mắc chính xác nhà vật lý vũ trụ nổi tiếng và là người vô thần làm gì ở giữa trung tâm của Giáo hội Công giáo.
Nhưng với Vatican, việc đến thăm của ông không hàm ý gì khác ngoài một động tác bình thường. Hawking là một thành viên của Hàn Lâm Viện Giáo hoàng về Khoa học – trong đó gồm 80 nhà khoa học nổi danh nhất trên thế giới – và ông đến Vatican để tham dự cuộc họp thường niên của nhóm.
Hội nghị năm nay tập trung vào “Khoa học và sự Phát triển Bền vững”. Chính ông Hawking đã trình bày bài nói về “Nguồn gốc của Vũ trụ,” đã mang đến cho ông tiếng tăm trên khắp thế giới.
Đức tin tôn giáo – Công giáo hoặc không – không phải là một tiêu chuẩn để là thành viên của Hàn lâm viện Giáo hoàng. Chủ tịch của nhóm, Werner Arber, là nhà khoa học đã được nhận giải Nobel Y Khoa, là một người Tin lành. Và các thành viên của Hàn lâm viện gồm người Công giáo, vô thần, Tin lành, và các tôn giáo khác.
Chính sách về điều kiện thành viên mở rộng này được áp dụng vì Hàn lâm viện Giáo hoàng được xem như một nơi khoa học và đức tin có thể gặp gỡ và thảo luận. Nó không phải là một diễn đàn bày tỏ niềm tin, nhưng là một nơi có thể có được một sự thảo luận mở và nghiên cứu những phát triển khoa học trong tương lai.
Hàn lâm viện được thành lập năm 1603 bởi Hoàng tử Federico với phép lành của Đức Giáo hoàng Clê-men-tê VII, và người lãnh đạo đầu tiên là Galileo Galilei. Khi Hoàng tử Cesi qua đời, Hàn lâm viện bị đóng cửa. Đức Pi-ô IX tái lập năm 1847, nhưng Hàn lâm viện sau đó thuộc quyền của Vương quốc Ý sau sự sụp đổ của Nhà nước Giáo hoàng. Năm 1936, Đức Pi-ô XI tái thành lập nó một lần nữa, đặt cho nó cái tên như ngày nay và một quy chế được Đức Phaolo VI cập nhật năm 1976 và Thánh Gioan Phaolo II cập nhật lại một lần nữa năm 1986.
Lướt qua danh sách các thành viên của Hàn lâm viện qua nhiều năm, chúng ta có thể tìm thấy nhiều Người Nhận Giải Nobel, một số trong họ nhận giải Nobel trước khi là thành viên của Hàn lâm viện Giáo hoàng, một số nhận giải sau khi là thành viên của Hàn lâm viện.
Trong số những Người nhận giải Nobel khi là thành viên của Hàn lâm viện Giáo hoàng có Niels Bohr, Rita Levi Montalcini, Werner Heisenberg, Alexander Fleming, và Carlo Rubbia.
Với quyền chưởng ấn hàn lâm viện là Đức Tổng Giám mục Marcelo Sanchez Sorondo, thời điểm những năm 1930 là “một trong những thời điểm thú vị nhất của Hàn lâm viện.”
Một trong những thành viên của thời gian đó là Max Planck, Người được trao giải Nobel Vật lý năm 1918 và là người dẫn đầu trong các nghiên cứu về vật lý lượng tử. Chính Max Planck là người đã cảnh báo cho Đức Pi-ô về những hậu quả có thể xảy ra của chiến tranh hạt nhân.
Những cảnh báo của Planck đã khơi gợi nguồn cảm hứng cho giáo huấn của Đức Pi-ô XII. Nói chuyện trước Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học ngày 30 tháng 11, 1941, Đức Giáo hoàng nói rằng “chiến tranh sẽ xé nát thế giới và đang thu thập mọi nguồn tài nguyên công nghệ sẵn có để phá hủy nó.” Đức Giáo hoàng lưu ý rằng khoa học có thể là con dao hai lưỡi trong tay của con người, có thể chữa lành và giết chết. Ngài đề cập đến “sự liều lĩnh không thể tin được của con người dấn bước vào việc nghiên cứu năng lượng nhiệt hạch và những biến đổi hạt nhân.”
Rồi, khi đọc diễn từ tại cùng Hàn lâm viện này ngày 21 tháng 2 năm 1943, Đức Pi-ô XII đưa ra một thỉnh cầu với các nguyên thủ quốc gia, “Dẫu cho chúng ta không thể nghĩ rằng việc tìm được lợi ích kỹ thuật từ quy trình hạt nhân đó, cũng quy trình này vạch ra lối đi cho hàng loạt cơ hội, để khả năng xây dựng một cỗ máy năng lượng uranium không thể được xem đơn thuần là một phạm vi không tưởng.”
Đức Giáo hoàng nói thêm rằng “quan trọng là không nên để quy trình này xảy ra, và tốt hơn là phải dừng quy trình này lại bằng những biện pháp hóa học phù hợp,” vì “nếu không một thảm họa kinh hoàng có thể xảy ra không chỉ tại địa điểm đó, nhưng trên toàn hành tinh.”
Những cuộc họp của Hàn lâm viện Giáo hoàng về Khoa học thảo luận những chủ đề về tính tiên phong của khoa học. Ví dụ, Hàn lâm viện Giáo hoàng đã nhiều lần thảo luận về “hạt Higgs”. Hạt cơ bản cuối cùng đã được khám phá năm 2015, nhưng các nhà khoa học của CERN của Geneva đã tiên báo trước về khám phá sắp tới của nó vào cuộc họp năm 2011 về vật lý dưới hạt nhân (subnuclear physics) được tổ chức tại lâu đài Casina Pio IV, trụ sở của Hàn lâm viện.
Theo một ý nghĩa nhất định, Hàn lâm viện là một cầu nối giữa khoa học, đức tin và thế giới. Nó chứng minh rằng kiến thức khoa học không loại trừ sự hiện hữu của Thiên Chúa.
“Nhà khoa học,” Đức Tổng Giám mục Sanchez từng nói, “khám phá ra những thứ anh không đặt nó ở đó. Thắc mắc ai đã đặt những thứ đó ở đấy là một câu hỏi thần học: nhà khoa học chỉ khám phá ra chúng, người có đức tin nhìn thấy sự hiện hữu của Thiên Chúa trong chúng.”
Đức Tổng Giám mục cũng kể lại rằng ngài có hỏi ông Hawking làm sao ông vẫn giữ ý kiến rằng Thiên Chúa không tồn tại, nếu ông đã bước đến kết luận như vậy trên cương vị một nhà khoa học hoặc trên căn bản kinh nghiệm sống của ông. Và, ngài nói, “Ông Hawking đã phải nhận ra rằng sự khẳng định của ông chẳng có gì liên quan đến khoa học.”
Đây là một trong nhiều chuyện kể hành lang có trong Hàn lâm viện, cho thấy bằng chứng rằng Vatican không phải là một kẻ thù của khoa học, nhưng là một nơi để thảo luận về những tiến bộ khoa học đã từ lâu được khuyến khích và được tích cực thúc đẩy.
Trong suốt hội nghị tại lâu đài Casina Pio IV, Stephen Hawking tỏ lòng kính trọng đối với Đức ông George Lemaitre, chủ tịch Hàn Lâm viện Giáo hoàng về Khoa học từ 1960 đến 1966. Ông Hawking nói rằng Đức ông Lemaitre là cha đẻ thực sự của “Thuyết Big Bang,” do đấy gạt bỏ niềm tin của mọi người rằng cha đẻ của thuyết là nhà vật lý tự nhiên người Mỹ, George Gamow.
“Ngài Georges Lemaitre là người đầu tiên trình bày một mô hình theo đó vũ trụ có một khởi đầu là một khối dày đặc. Chính ngài, chứ không phải George Gamow, là cha đẻ của Big Bang,” Hawking nói.
Do đó không có gì lạ khi Hawking sẽ tham dự phiên họp ngày 2 tháng 12 của Hàn lâm viện để kỷ niệm 50 năm ngày mất của Đức ông Lemaitre. Sự kiện sẽ được tổ chức tại Hàn Lâm viện của Bỉ ở Ý, sẽ được bế mạc bởi Đức Hồng y Gerhard Ludwig Mueller, chủ tịch của Bộ Giáo lý và Đức tin.
[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 03/12/2016]