Thứ Tư, 8 tháng 11, 2017

Những lời giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxico trên Twitter 17 tháng Mười - 27 tháng Mười

Những lời giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxico trên Twitter 17 tháng Mười - 27 tháng Mười

Những lời giáo huấn của Đức Thánh Cha Phanxico trên Twitter 17 tháng Mười - 27 tháng Mười




17 tháng Mười: Trách nhiệm của gia đình nhân loại là giúp mỗi cá nhân con người thoát khỏi sự nghèo đói.

18 tháng Mười: Cầu xin cho các nghệ sĩ biết truyền bá nét đẹp của đức tin và công bố sự vĩ đại của tạo vật của Thiên Chúa và tình yêu vô bờ bến của Người cho tất cả mọi người.

19 tháng Mười: Hãy để bản thân được dẫn dắt bởi lòng nhân hậu của Thiên Chúa để anh chị em có thể biến đổi thế giới bằng đức tin.

20 tháng Mười: Chúng ta hãy đem ngọn lửa yêu thương của Đức Ki-tô đến cho nhân loại đang rất cần hạnh phúc và hòa bình đích thực.




22 tháng Mười: Hôm nay, khi kính nhớ Thánh Gio-an Phao-lô II, chúng ta cũng hãy nhớ lại lời của ngài: “Đừng sợ! Hãy mở rộng cửa cho Đức Ki-tô!”

23 tháng Mười: Chúa Giê-su ban cho chúng ta ánh sáng để soi sáng trong bóng đêm. Hãy giữ gìn và bảo vệ ánh sáng này: đó là một gia tài lớn lao nhất được trao phó cho anh chị em.

24 tháng Mười: Chúng ta hãy cùng chung sức làm việc để thúc đẩy hòa bình giữa các dân tộc và bảo vệ sự tôn trọng nhân quyền.

25 tháng Mười: Hãy can đảm làm chứng nhân cho Đức Ki-tô trong những nơi anh chị em sống và làm việc.

26 tháng Mười: Văn hóa gặp gỡ có nghĩa là nhận thức được rằng tất cả chúng ta là con cái của Thiên Chúa, bất kể những khác biệt của chúng ta.

27 tháng Mười: Thiên Chúa yêu thương chúng ta bằng một tình yêu giàu lòng thương xót đến nỗi Người luôn sẵn sàng chào đón chúng ta, bảo vệ và tha thứ cho chúng ta.





[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 5/11/2017]


Bí mật đã được giải thích: một căn bệnh bị xem thường đã dẫn đến cái chết của Đức Giáo hoàng Luciani

Bí mật đã được giải thích: một căn bệnh bị xem thường đã dẫn đến cái chết của Đức Giáo hoàng Luciani

Sự thật được mở ra trong một quyển sách: ngay trong buổi tối ngài qua đời, Đức Giáo hoàng bị một cơn tức ngực rất mạnh. Nhưng Đức Gio-an Phao-lô I không muốn báo với bác sĩ của ngài.

Gio-an Phao-lô I
Quyển sách của Stefania Falasca dựa trên những chứng ngôn, các hồ sơ mật của Tòa Thánh, và các hồ sơ chưa từng được công bố trước đây

Pubblicato il 04/11/2017
Ultima modifica il 04/11/2017 alle ore 20:25
ANDREA TORNIELLI
VATICAN CITY
Lần đầu tiên, nhờ một cuộc điều tra được ghi chép tài liệu đầy đủ, nghiêm túc như một cuộc điều tra của cảnh sát, và chính xác như một nghiên cứu lịch sử, về trường hợp cái chết của Đức Gio-an Phao-lô I, một triều đại chỉ kéo dài 33 ngày trong năm 1978: ngay trước bữa ăn cuối cùng, Đức Giáo hoàng bị một căn bệnh đột ngột, tuy nhiên mọi người lại không lường được tính nghiêm trọng của nó. Thứ Ba ngày 7 tháng 11, một quyển sách dựa trên những tài liệu và chứng nhân chưa từng được công bố sẽ được lên kệ trong các tiệm sách. Tác giả đặt dấu chấm hết cho “sự bí ẩn” về cái chết của Đức Giáo hoàng quê ở Veneto. Đức Hồng y Phê-rô Parolin Quốc vụ khanh Tòa Thánh viết lời mở đầu cho quyển "Pope Luciani. Chronicle of a Death" (tạm dịch: Đức Giáo hoàng Luciani, những ghi chép về một cái chết) (Piemme, 252 t.,17 euro). Ký giả Stefania Falasca, phó cáo thỉnh viên án phong thánh, tác giả của quyển sách đã chất vấn những chứng nhân chưa từng được biết đến trước đây, và tra cứu những tài liệu mật của Tòa Thánh cùng với những hồ sơ bệnh án của Đức Luciani.
 
Gio-an Phao-lô I
"Pope Luciani. Chronicle of a Death", Piemme, pp. 252,17 euro, được viết bởi ký giả Stefania Falasca, sẽ được lên kệ các nhà sách thứ Ba, 7 tháng 11.
 
Nữ tu Daisy  
Chị là Nữ tu Margherita Marin, hiện nay 76 tuổi, và thời điểm các biến cố xảy ra chị là người trẻ tuổi nhất trong nhóm tu sĩ người Venice phục vụ Đức Giáo hoàng. Chị là người đi vào phòng ngủ của Đức Gio-an Phao-lô II lúc bình minh ngày 29 tháng Chín, 1978, ngay sau Nữ tu Vincenza Taffarel, một nữ tu lớn tuổi đã giúp Đức Luciani trong suốt hơn 20 năm. Chị là người đầu tiên chứng kiến những việc xảy ra nhiều giờ trước cái chết đột ngột của Đức Giáo hoàng. Chị phủ nhận tin cho rằng Đức Giáo hoàng bị mệt mỏi hay thậm chí bị kiệt sức vì gánh nặng của trách vụ mới, “Tôi luôn luôn nhìn thấy ngài bình thản, thanh thản, đầy tín thác và tin tưởng.” Chị công nhận rằng ngài không theo một chế độ ăn kiêng đặc biệt nào và ngài ăn giống như những người khác. Đây là những gì diễn ra trong những giờ cuối cùng của Đức Gio-an Phao-lô I vào chiều ngày 28 tháng Chín, “Tôi đang ủi đồ trong phòng quần áo và cửa phòng mở và tôi nhìn thấy ngài bước qua bước lại. Ngài bách bộ trong nhà cầm trên tay mấy tờ báo ngài đang đọc … Tôi nhớ là ngài nhìn tôi đang ủi đồ và nói, “Seour à, tôi bắt seour phải làm việc nhiều quá … đừng mất công ủi cái áo sơ-mi kỹ quá vì nó nóng lên, tôi lại đổ mồ hôi rồi lại phải thay liên tục … chỉ cần ủi cái cổ và hai cổ tay là được rồi, phần còn lại chẳng ai nhìn thấy, seour biết rồi đấy …”

Cạnh giường
Từ những bằng chứng của những người có mặt, trong đó có Angelo Gugel là người giúp phòng, một chút ánh sáng mở ra về căn bệnh đột ngột mà Đức Luciani mắc phải tối hôm đó, ngay trước giờ ăn tối, khi đang cầu nguyện với vị thư ký người Ireland, John Magee. Tất cả được miêu tả trong một tài liệu mật được soạn thảo trong các ngày sau cái chết của ngài. Renato Buzzonetti, người bác sĩ đầu tiên được mời đến bên giường của Đức Giáo hoàng quá cố, đã viết tài liệu này. Trong báo cáo chi tiết gửi đến ngài Quốc vụ Khanh ngày 9 tháng Mười 1978, ông nói đến việc “Đức Thánh Cha bị cơn đau tấn công tại vị trí xương thứ ba phía trên trong vùng xương ức, khoảng 7:30 tối trong ngày ngài qua đời. Cơn đau kéo dài hơn 5 phút, xảy ra khi Đức Thánh Cha đang ngồi đọc kinh với Cha Magee và nó tự qua khỏi mà không cần điều trị.” Đó là một bằng chứng quyết định, vì nó được thu thập trực tiếp ngay sau khi ngài qua đời: không ai đến mở cửa Nhà thuốc Vatican, và cũng không ai báo cho Nữ tu Vincenza, chị là một y tá và đang nói chuyện qua điện thoại với bác sĩ của Đức Thánh Cha, bác sĩ Antonio Da Ros ở Vittorio Veneto, trong cùng buổi tối hôm đó nhưng không đề cập gì đến căn bệnh. Ngài Luciani không được kê bất kỳ toa thuốc nào, và cũng không có bác sĩ nào được gọi đến khám, ngoại trừ việc Đức Tân Giáo hoàng bị một cơn đau ngực rất mạnh, một triệu chứng của động mạch vành mà tối hôm đó đã làm tim ngài ngừng đập. Trong lời chứng của mình, Cha Magee kể rằng chính Đức Giáo hoàng không muốn báo với bác sĩ. Bác sĩ Buzzonetti chỉ biết được vào ngày hôm sau, khi đứng trước một xác đã lạnh nằm trên giường.

Bí mật được tiết lộ
Quyển sách của Falasca, nhờ vào những bằng chứng mới, làm lộ ra một số mâu thuẫn trong các câu chuyện của hai vị thư ký đặc biệt của Đức Giáo hoàng. Cha Don Diego Lorenzi, vị linh mục đã theo Đức Luciani từ Venice, không có mặt khi Đức Giáo hoàng lên cơn đau ngực trong nhà nguyện. Và tối ngày 28 tháng Chín, ngay sau bữa tối, linh mục rời căn hộ. Seour Margherita Marin tường trình rằng Đức Gio-an Phao-lô I đã quyết định thay người. Sáng 29 tháng Chín, không phải các thư ký phát hiện Đức Giáo hoàng đã qua đời, nhưng chính là soeur Vincenza và seour Margherita. Đức Thánh Cha đã không đụng đến tách cà-phê dành cho ngài để trong phòng áo lúc 5:15 sáng, vì vậy sau nhiều lần gõ cửa, seour Vincenza bước vào phòng và nói, “Thưa Đức Thánh Cha, ngài đừng ghẹo con nữa!” Thực sự chị nữ tu lúc đó thấy lạnh người. Chị Margherita kể lại, “Rồi chị chạy ra gọi ầm lên giọng thất thanh. Tôi hối hả chạy vào và cũng nhìn thấy ngài … Tôi sờ vào đôi bàn tay của ngài, chúng lạnh toát. Tôi nhìn thấy, và tôi thảng thốt nhìn thấy các đầu móng tay của ngài đã hơi sậm màu.”
 
Những nghi ngờ của các Hồng y
Trong số những tài liệu chưa được công bố trong phần phụ lục có những hồ sơ y khoa trong đó người ta tìm thấy rằng năm 1975, trong một lần nhập viện, hồ sơ có ghi lại một triệu chứng nhẹ của bệnh tim mạch, đã được điều trị bằng thuốc chống đông tụ và được xem là dứt điểm. Và cũng có một thư tay ghi rằng các đức Hồng y, trước cơ mật viện mới, muốn làm việc với các bác sĩ đã tẩm liệm Đức Giáo hoàng. Thông qua ngài Quốc vụ khanh, các Đức Hồng y đặt vấn đề liệu “việc khám nghiệm tử thi” có “bác bỏ được những nghi ngờ về thương tích do chấn thương hay không”; liệu sự điều tra phân tích về “cái chết bất ngờ” có được xác định chắc chắn, và cuối cùng các ngài hỏi liệu “cái chết bất ngờ đó là hoàn toàn tự nhiên” không. Những nghi vấn rất lớn: các Hồng y không loại trừ giả thuyết về một cái chết có nguyên nhân tác động, điều mà các bác sĩ phủ nhận.
 
 
Gio-an Phao-lo I
 
Thư tay không đề ngày được gửi bởi ngài Quốc vụ khanh (có lẽ ngày 10 hay 11 tháng Mười 1978) đến bác sĩ Renato Buzzonetti, với những câu hỏi mà các hồng y muốn hỏi những bác sĩ đã làm công tác tẩm liệm Đức Giáo hoàng.
Bước cuối cùng của án phong chân phước đã được thông qua
Thứ Ba ngày 7 tháng Mười Một, cùng ngày phát hành quyển sách của Falasca, phiên họp thường kỳ của các hồng y và giám mục thuộc Bộ Phong Thánh sẽ được tổ chức tại Vatican: các ngài được mong chờ sẽ công bố “các nhân đức anh dũng” của Đức Albino Luciani. Cùng ngày hôm đó, hoặc hôm sau, việc ký sắc lệnh của Đức Giáo hoàng Bergoglio sẽ được công bố. Trong khi chờ đợi, hai án điều tra đang được tiến hành đối với hai “phép lạ” được cho là nhờ sự can thiệp của vị Giáo hoàng người Venice. Việc phong Chân phước đang ngày càng gần hơn.
 
 
Gio-an Phao-lo I
 
Hồ sơ bệnh án của Đức Albino Luciani, Tổng Giám mục Venice, trong thời gian nằm viện tháng Mười Hai 1975 vì một “cục máu tụ trong tĩnh mạch võng mạc” trong mắt trái

[Nguồn: lastampa]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 05/11/2017]