Chủ Nhật, 3 tháng 10, 2021

Bức họa Thánh Phanxicô này đã bị chiếm hữu trong vụ “Tịch thu của Tây Ban Nha”

Bức họa Thánh Phanxicô này đã bị chiếm hữu trong vụ “Tịch thu của Tây Ban Nha”

Bức họa Thánh Phanxicô này đã bị chiếm hữu trong vụ “Tịch thu của Tây Ban Nha”

Lucien de Guise

Lucien de Guise

01/10/21


Ít được biết đến hơn so với đợt Cải cách của Anh hay Cách mạng Pháp, nhưng nó cũng là một thời kỳ thảm họa không kém đối với Giáo hội Công giáo.

Khi ngày lễ Thánh Phanxicô Assisi đang cận kề, đây là một dấu ấn ấn tượng ngài để lại trong nghệ thuật. Tình yêu của ngài đối với các loài vật là một điểm chung trong hình ảnh hiện đại, nhưng tình yêu của ngài đối với Chúa Kitô thực sự là một truyền thống quan trọng hơn. Một số bức tranh thể hiện Thánh Phanxicô từ bỏ thế giới (quả địa cầu dưới chân ngài) và ôm lấy Đấng Cứu Thế. Chúa buông một cánh tay xuống để an ủi thánh nhân.

Bức họa Thánh Phanxicô này đã bị chiếm hữu trong vụ “Tịch thu của Tây Ban Nha”

“Thánh Phanxicô ôm Chúa Kitô trên Thập giá,” Murillo.

Người họa sĩ bậc thầy vẽ cảnh này là Murillo, một họa sĩ người Tây Ban Nha. Ông đã vẽ bức ảnh này và nhiều ảnh thánh khác cho Tu viện Capuchin ở Seville vào khoảng năm 1668.

Một miếng thẻ bài bằng đồng như hình dưới đây được nhiều du khách đến tu viện chiêm ngưỡng tác phẩm này mang về nhà làm kỷ vật thiêng liêng. Nó gần như chắc chắn đã được làm trước thế kỷ 19, vì đây là thời điểm bắt đầu xảy ra vụ “Tịch thu của Tây Ban Nha”. Ít được biết đến hơn so với đợt Cải cách của Anh hay Cách mạng Pháp, nhưng nó cũng là một thời kỳ thảm họa không kém đối với Giáo hội Công giáo. Rất nhiều cộng đoàn dòng tu đã bị giải tán và tài sản của họ bị nhà nước chiếm đoạt hoặc phá hủy. Tội ác về môi trường cũng đã được thực hiện, bao gồm việc phá rừng hàng loạt. Các tòa nhà tu viện thường được bán và vận chuyển từng tảng đá đến những người giàu mới nổi của Mỹ.

Bức họa Thánh Phanxicô này đã bị chiếm hữu trong vụ “Tịch thu của Tây Ban Nha”

Các bộ sưu tập nghệ thuật cũng bị thu giữ và không bao giờ được trả lại, đó là những gì đã xảy ra với các bức tranh của họa sĩ Murillo cho Dòng Capuchins. Bây giờ chúng ở trong bảo tàng nghệ thuật thành phố Seville, bản thân bảo tàng trước đây là một tu viện. Có một sự trớ trêu trên dòng chữ trong bức tranh, được các thiên thần nâng đỡ. Câu viết bằng tiếng Latinh trích trong Tin mừng theo Thánh Luca 14:33: “Ai trong anh em không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi được”.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 3/10/2021]


Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các tham dự viên trong Sự kiện cấp cao của Hội đồng Nghị viện của Ủy hội Châu Âu

Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các tham dự viên trong Sự kiện cấp cao của Hội đồng Nghị viện của Ủy hội Châu Âu

Thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxicô gửi các tham dự viên trong Sự kiện cấp cao của Hội đồng Nghị viện của Ủy hội Châu Âu:
"Môi trường và Nhân quyền: Quyền đối với môi trường an toàn, sức khỏe và bền vững”

[Strasbourg, 29 tháng Chín, 2021]

*****

Kính thưa quý ông quý bà!

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến ngài Rik Daems, Chủ tịch Hội đồng Nghị viện, vì lời mời tôi phát biểu về việc quan tâm đến môi trường, là ngôi nhà chung của chúng ta, là món quà mà chúng ta đã nhận được và chúng ta phải chăm sóc, gìn giữ và để lại.

Tòa Thánh, mặc dù chỉ là một Quốc gia Quan sát, theo dõi với sự quan tâm đặc biệt đến mọi hoạt động của Hội đồng Châu Âu về vấn đề này, với sự tin tưởng rằng mọi sáng kiến và quyết định cụ thể của Tổ chức có thể cải thiện tình hình nghiêm trọng đối với sức khỏe của hành tinh chúng ta, phải được hỗ trợ và đánh giá đúng.

Cũng trong sự kiện này, vào ngày 25 tháng Mười Một năm 2014, tôi đã nhấn mạnh đến sự hợp tác chặt chẽ và hiệu quả giữa Tòa Thánh và Hội đồng Châu Âu, và tôi nhắc lại rằng “trong các vấn đề đòi hỏi sự phản ánh và cộng tác của chúng ta là việc bảo vệ môi trường, bảo vệ miền đất thân yêu của chúng ta, là tài nguyên tuyệt vời mà Thiên Chúa đã ban cho chúng ta để chúng ta có thể sử dụng mà không làm mất đi vẻ đẹp, không bóc lột và làm suy thoái nó, nhưng nhờ việc tận hưởng vẻ đẹp bao la của nó, chúng ta có thể sống theo phẩm giá”. [1]

Sau đó, trong Tông huấn Laudato si', tôi quay lại tầm quan trọng của việc chăm sóc ngôi nhà chung, một nguyên tắc phổ quát không chỉ liên quan đến người Kitô giáo, mà còn liên quan đến mọi người thiện chí có lòng bảo vệ môi trường. Sự kiện này, diễn ra trước Hội nghị COP26, dự kiến vào tháng Mười Một sắp tới tại Glasgow, sẽ có thể đưa ra một đóng góp giá trị cho cuộc họp tiếp theo của Liên hợp quốc, nhờ sự cân nhắc thấu đáo hơn đến nguyên tắc nền tảng của chủ nghĩa đa phương. Tòa thánh cũng tin tưởng rằng mọi sáng kiến của Hội đồng Châu Âu không chỉ giới hạn trong không gian địa lý của lục địa này, mà bắt đầu từ Châu Âu thân yêu của chúng ta, có thể vươn ra toàn thế giới.

Theo ý nghĩa này, không còn thời gian để chờ đợi, chúng ta phải hành động. Bất kỳ công cụ nào tôn trọng quyền con người, các nguyên tắc dân chủ và pháp quyền, những giá trị nền tảng của Hội đồng Châu Âu, đều có thể hữu ích trong việc giải quyết thách thức toàn cầu này.

Không ai có thể phủ nhận quyền căn bản của mỗi con người là “sống có phẩm giá và phát triển toàn diện”; [2] và nếu “tất cả chúng ta là con người được sinh ra trên trái đất này với cùng một phẩm giá [...], và do vậy, là một cộng đồng, chúng ta có nghĩa vụ phải bảo đảm rằng mọi người sống đúng phẩm giá và có đủ cơ hội để phát triển toàn diện.”[3]

Mặt khác, khi con người xem mình là chúa tể của vũ trụ, mà không phải là người quản lý có trách nhiệm của nó, khi con người không còn nhận ra vị trí đúng của mình trong mối tương quan với thế giới, thì con người sẽ biện minh cho bất kỳ hình thức loại bỏ nào, cả về môi trường và con người, và xem người khác và thiên nhiên đơn thuần là những đồ vật.

Người xưa đã nói: “Esse oportet ut vivas, non vive ut edas” - “Con người ăn để sống chứ không phải sống để ăn”. Con người tiêu dùng để sống, không phải sống để tiêu dùng. Và trên hết, không bao giờ được tiêu dùng một cách cẩu thả như hiện nay. Mọi người phải sử dụng đất đai là những gì cần thiết cho sinh kế của họ.

Mọi sự đều được kết nối, và với tư cách là một đại gia đình các dân tộc, chúng ta phải có mối quan tâm chung: “để nhìn thấy rằng môi trường sạch hơn, trong lành hơn và được bảo tồn. Và chăm sóc thiên nhiên, để thiên nhiên chăm sóc chúng ta”. [4]

Do đó, tất nhiên cần có một sự thay đổi thực sự, để có một nhận thức mới về mối tương quan của con người với chính bản thân, với người khác, với xã hội, với tạo vật và với Thiên Chúa.

Chắc chắn cuộc khủng hoảng sinh thái này, là “một cuộc khủng hoảng môi trường-xã hội phức tạp”, [5] mời gọi chúng ta tham gia một cuộc đối thoại liên ngành và hoạt động ở tất cả các cấp, từ địa phương đến quốc tế, và đối với trách nhiệm cá nhân cũng như tập thể. Do đó, chúng ta cũng cần phải nói về bổn phận của mỗi con người sống trong một môi trường trong lành, lành mạnh và bền vững. Mặt khác, khi chúng ta chỉ nói đến quyền, thì chúng ta chỉ nghĩ đến những gì tùy thuộc vào chúng ta. Chúng ta cũng phải nghĩ về trách nhiệm của chúng ta đối với các thế hệ tương lai, và thế giới mà chúng ta muốn để lại cho con cái và những người trẻ của chúng ta.

Tôi hy vọng rằng Hội đồng Nghị viện này và Hội đồng Châu Âu sẽ có thể hoạch định, thúc đẩy và thực hiện, với sự quyết tâm, tất cả các sáng kiến cần thiết để xây dựng một thế giới lành mạnh hơn, công bằng hơn và bền vững hơn: “Từ bàn tay của Chúa, chúng ta đã nhận được một khu vườn, chúng ta không thể để lại một sa mạc cho con cháu chúng ta. [6]

Chúng tôi hành động với niềm hy vọng, lòng dũng cảm và ý chí, đưa ra những quyết định cụ thể. Không thể trì hoãn chúng đến ngày mai nếu mục đích của chúng là để bảo vệ ngôi nhà chung và phẩm giá của mỗi con người.

Viết từ Vatican, 23 tháng Chín, 2021

PHANXICÔ

______________________________________

[1] Diễn từ tại Hội đồng Châu Âu, Strasbourg, 25 tháng Mười Một, 2014.

[2] Tông huấn Tất cả là anh em (3 tháng Mười, 2020), 107 .

[3] sđd, 118.


[5] Thông huấn Laudato Si' (24 tháng Năm, 2015), 139 .




[Nguồn: vatican.va]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 30/9/2021]