Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Đức Thánh Cha Phanxico trên Twitter từ 15-29/8, 2018

Đức Thánh Cha Phanxico trên Twitter từ 15-29/8, 2018

Đức Thánh Cha Phanxico trên Twitter từ 15-29/8, 2018



16 tháng Tám: Đức tin được nuôi dưỡng bằng ký ức: không biết bao điều kỳ diệu Thiên Chúa đã làm cho chúng ta! Lòng quảng đại của Cha trên trời chúng ta thật vô bờ!

17 tháng Tám: Bằng cách bám chắc vào tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta sẽ làm thay đổi thế giới và biến đổi lịch sử.

18 tháng Tám: Tình yêu sẽ vượt qua mọi khó khăn. Tình yêu trao cho chúng ta sức mạnh để tiến bước.

19 tháng Tám: Thánh Thể, Chúa Giê-su Bánh Hằng Sống, là trái tim của Giáo hội và đổi mới nguồn mạch tình yêu trong chúng ta.

20 tháng Tám: Nguyện xin Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta ơn hoán cải và xức dầu tâm hồn cần có để thể hiện sự ăn năn thống hối trước những tội ác của nạn lạm dụng và kiên quyết dũng cảm chống lại chúng. http://w2.vatican.va/content/francesco/en/letters/2018/documents/papa-francesco_20180820_lettera-popolo-didio.html ….

21 tháng Tám: Hôm nay #Đại hội Gia đình Thế giới khai mạc ở Dublin. Chúng ta hãy cùng hiệp thông cầu nguyện với tất cả các gia đình trên toàn thế giới, đặc biệt với những gia đình đang khó khăn. @WMOF2018 @LaityFamilyLife

22 tháng Tám: Chúng ta phải bảo vệ #gia đình. Tương lai của chúng ta tùy thuộc vào nó.

23 tháng Tám: #Gia đình là cái nôi của sự sống và là trường học yêu thương và chấp nhận. Nó là một cửa sổ rộng mở đón mầu nhiệm của Thiên Chúa.

24 tháng Tám: #Gia đình là một hình ảnh biểu tượng của Thiên Chúa: là khế ước giữa một người nam và một người nữ tạo sinh sự sống và hiệp nhất.

25 tháng Tám: Thế giới chúng ta cần một cuộc cách mạng của tình yêu! Hãy để cho cuộc cách mạng đó bắt đầu từ chính anh chị em và gia đình của anh chị em!

26 tháng Tám: Cha khẩn xin Mẹ Đầy Ơn Phúc chuyển cầu để chữa lành cho các nạn nhân của nạn lạm dụng và củng cố cho mọi thành viên trong gia đình Ki-tô hữu của chúng ta sự quyết tâm không bao giờ cho phép những tình huống này tái diễn.

27 tháng Tám: Các hiền mẫu thân mến, hãy trở nên giống như Thánh Monica và đừng bao giờ buông xuôi. Hãy cầu nguyện liên lỷ cho các con của mình.

28 tháng Tám: Nếu Chúa ban cho anh chị em của cải dư đầy, đó là để anh chị em làm nhiều điều tốt lành cho người khác nhân danh của Người.

29 tháng Tám: Cầu nguyện là công việc thừa sai đầu tiên của mọi người Ki-tô hữu. Và nó cũng là cách hiệu quả nhất.




[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 16/8/2018]


TIẾP KIẾN CHUNG: Chuyến đi của Đức Thánh Cha đến Ireland

TIẾP KIẾN CHUNG: Chuyến đi của Đức Thánh Cha đến Ireland
© Vatican Media

TIẾP KIẾN CHUNG: Chuyến đi của Đức Thánh Cha đến Ireland

‘Giới trẻ và trẻ em phải nói chuyện với ông bà để đưa lịch sử tiến bước. Xin đừng bỏ rơi ông bà’

29 tháng Tám, 2018 13:11

Buổi Tiếp Kiến Chung sáng nay được tổ chức lúc 9:20 sáng trong Quảng trường Thánh Phê-rô, tại đây Đức Thánh Cha Phanxico gặp gỡ các nhóm khách hành hương và tín hữu từ khắp nơi trên thế giới.

Trong bài huấn từ bằng tiếng Ý, Đức Thánh Cha tập trung nói về chuyến Tông du của ngài đến Ireland vừa kết thúc, nhân dịp Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới lần thứ Chín (Trích đoạn Kinh Thánh Thánh Vịnh 128:1-6).

Sau phần tóm lược bài giáo lý của ngài bằng một số ngôn ngữ, Đức Thánh Cha gửi lời chào đặc biệt đến các nhóm tín hữu hiện diện.

Sau đó ngài đưa ra lời kêu gọi cho việc Chăm sóc Tạo vật nhân Ngày Thế giới Cầu nguyện, sẽ được tổ chức và thứ Bảy, 1 tháng Chín.

Buổi Tiếp Kiến Chung kết thúc với bài hát Kinh Lạy Cha và Phép Lành Tòa Thánh.

* * *

Bài giáo lý của Đức Thánh Cha

Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!

Cuối tuần vừa rồi cha có chuyến đi sang Ireland để tham dự Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới. Cha chắc chắn là anh chị em cũng có theo dõi trên truyền hình. Sự hiện diện của cha trước hết là để củng cố cho các gia đình Ki-tô hữu về ơn gọi và sứ mạng của họ. Hàng ngàn gia đình — vợ chồng, ông bà, con cái — tập trung ở Dublin, với đủ mọi ngôn ngữ, văn hóa và kinh nghiệm, là một dấu chỉ hùng hồn về ước mơ của Thiên Chúa cho toàn thể gia đình nhân loại. Và chúng ta biết ước mơ đó: ước mơ của Thiên Chúa là sự hiệp nhất, hòa hợp và bình an cho các gia đình và cho thế giới, hoa trái của lòng chung thủy, sự tha thứ và hòa giải, điều mà Người ban cho chúng ta qua Đức Ki-tô. Người kêu gọi các gia đình tham gia vào trong ước mơ này và biến thế giới thành một ngôi nhà nơi không ai bị cô đơn, không ai là thừa, không ai bị loại bỏ. Hãy suy nghĩ kỹ về điều này: điều Thiên Chúa muốn là không ai bị cô đơn, không ai là thừa, không ai bị loại bỏ. Vì vậy, chủ đề của Đại hội Thế giới lần này rất phù hợp. Nó được gọi là: “Tin mừng của gia đình, niềm vui cho thế giới.”

Cha vô cùng tri ân ngài Tổng thống Ireland, ngài Thủ tướng, các giới chức chính phủ, dân sự và tôn giáo, và rất nhiều người ở mọi cấp độ đã giúp chuẩn bị và tổ chức các sự kiện của Đại hội, và vô cùng cảm ơn các Đức Giám mục, các ngài đã phải làm việc rất nhiều. Phát biểu trước các giới chức trong Lâu đài Dublin, cha khẳng định rằng Giáo hội là gia đình của các gia đình, và cũng như một thân thể, Giáo hội làm cho cho các tế bào của mình duy trì vai trò không thể thiếu được của chúng trong sự phát triển một xã hội huynh đệ và đoàn kết.

“Những điểm sáng” thật sự và thích hợp trong những ngày này là các chứng tá của tình yêu đôi lứa của các cặp vợ chồng ở nhiều độ tuổi khác nhau. Những câu chuyện của họ nhắc chúng ta nhớ rằng tình yêu hôn nhân là một quà tặng đặc biệt của Thiên Chúa, được vun trồng mỗi ngày trong “giáo hội tại gia”, đó chính là gia đình. Thế giới đang rất cần một cuộc cách mạng của tình yêu, một cuộc cách mạng của lòng nhân hậu, để giải thoát chúng ta khỏi cái văn hóa tạm bợ hiện nay! Và cuộc cách mạng này bắt đầu ngay từ trung tâm của gia đình.

Trong Nhà thờ chính tòa tạm thời của Dublin cha gặp gỡ các đôi vợ chồng đã đoan hứa trong Giáo hội và nhiều đôi trong số đó là vợ chồng trẻ, và rất nhiều trẻ em. Sau đó cha gặp một số gia đình đang phải đối mặt với những thách đố và khó khăn. Nhờ các Tu huynh Dòng Capuchin, là những người luôn sát cánh với người nghèo, và với gia đình hội thánh rộng lớn, họ trải nghiệm được tình huynh đệ và sự hỗ trợ là hoa trái của đức ái.

Thời gian xúc động nhất trong chuyến viếng thăm của cha là đại lễ mừng cùng với các gia đình vào tối thứ Bảy ở Sân vận động Dublin, tiếp theo là Thánh Lễ Chúa nhật trong Công viên Phoenix. Trong đêm canh thức, mọi người nghe những chứng ngôn vô cùng cảm động của các gia đình đã chịu đau khổ vì chiến tranh, những gia đình đã được thay đổi hoàn toàn bởi sự tha thứ, những gia đình đã được giải thoát khỏi vòng xoáy của sự nghiệp ngập nhờ tình yêu, những gia đình biết cách sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng một cách khôn ngoan tốt lành và những gia đình dành thời gian ưu tiên cho nhau. Nổi bật lên là giá trị của sự giao tiếp giữa các thế hệ và vai trò đặc biệt của ông bà trong việc xoa dịu những mối dây quan hệ của gia đình và truyền lại gia tài của đức tin. Ngày nay — nói điều này ra cũng khó — nhưng dường như ông bà bị coi như chỉ làm phiền. Trong cái văn hóa loại bỏ này, ông bà “bị loại trừ,” họ bị gạt ra ngoài. Những ông bà là sự khôn ngoan; họ là ký ức của dân tộc, là ký ức của gia đình! Và ông bà phải truyền lại ký ức này cho cháu chắt. Giới trẻ và trẻ em phải nói chuyện với ông bà để đưa lịch sử bước tới. Xin đừng bỏ rơi ông bà. Xin đừng gạt bỏ ông bà. Ước mong rằng họ được gần gũi với con cháu của họ.

Vào sáng Chúa nhật, cha đi hành hương đến Đền Thánh Đức Maria của Knock, rất thân yêu với người dân Ireland. Tại đó, trong nhà nguyện xây ngay tại vị trí Đức Nữ Đồng Trinh hiện ra, cha đã phó dâng tất cả các gia đình cho sự chở che theo tình mẫu tử của Mẹ, đặc biệt là những gia đình của Ireland. Và dù chuyến đi của cha không có lịch đi thăm Bắc Ireland, cha đã gửi lời chào đặc biệt đến người dân ở đó và khuyến khích tiến trình hòa giải, ổn định, tình bạn và hợp tác đại kết.

Chuyến đi của cha đến Ireland, ngoài niềm vui lớn, thì cũng có sự đau đớn và cay đắng của những nỗi đau bị gây ra bởi những hình thức lạm dụng khác nhau trong đất nước đó, kể cả từ những thành viên của Giáo hội, và sự thật là trong quá khứ các giới chức Giáo hội đã không xử lý được những tội ác này theo cách thức phù hợp. Cuộc gặp gỡ với các nạn nhân đã để lại một nỗi đau rất sâu — có tám nạn nhân — và cha đã liên tục khẩn xin Chúa tha thứ cho những tội này, cho sự bê bối và cho sự phản bội đã gây ra. Các giám mục Ireland đã thực hiện một khóa thanh luyện và hòa giải với những người là nạn nhân của những vụ lạm dụng đó, và với sự trợ giúp của Chính quyền quốc gia, các ngài đã thiết lập một loạt những quy phạm nghiêm khắc để bảo đảm sự an toàn cho thiếu nhi và thanh thiếu niên. Và sau đó, trong buổi gặp gỡ với các giám mục, cha động viên các ngài trong nỗ lực chữa lành những vấp ngã trong quá khứ bằng sự trung thực và can đảm, cậy dựa vào lời hứa của Chúa và tin tưởng vào đức tin sâu sắc của dân tộc Ireland, để bắt đầu một mùa canh tân của Giáo hội ở Ireland. Đức tin vẫn sống động ở Ireland, có những con người với đức tin mạnh mẽ, một đức tin có nguồn cội vững vàng. Nhưng anh chị em chắc có biết một chút. Có ít ơn gọi linh mục. Làm sao mà đức tin này lại không trổ sinh hoa trái nhiều ở đây? Vì những vấn đề như vậy, những vụ bê bối, rất nhiều điều … Chúng ta phải cầu nguyện xin Chúa gửi đến cho Ireland những linh mục thánh thiện, gửi đến những ơn gọi mới. Và chúng ta cùng nhau đọc “Kinh Kính Mừng” dâng lên Đức Mẹ Knock. [Đọc Kinh Kính Mừng] Lạy Chúa Giê-su, xin gửi đến cho chúng con những linh mục thánh thiện.

Anh chị em thân mến, Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới ở Dublin là một kinh nghiệm ngôn sứ, và an ủi cho rất nhiều gia đình cam kết đi theo con đường hôn nhân và đời sống gia đình của Phúc âm; những gia đình làm môn đệ và thừa sai, là men của sự tốt lành, thánh thiện, công bằng và bình an. Chúng ta quên rất nhiều gia đình — quá nhiều! — những gia đình thúc đẩy gia đình, con cái của họ, với lòng thủy chung, đến với nhau để xin tha thứ khi có các vấn đề. Chúng ta quên họ vì đây là cái kiểu của báo chí ngày nay, họ chỉ đăng những tin như: “Ông ấy đã ly dị vợ … Bà ấy đã bỏ ông ta … và chia tay …” Nhưng xin mọi người, đây là một điều kinh khủng, đúng vậy. Tôi tôn trọng mọi người, chúng ta phải tôn trọng con người. Nhưng lý tưởng không phải là sự ly dị. Lý tưởng không phải là sự chia tay. Lý tưởng không phải là sự sụp đổ của gia đình. Lý tưởng là một gia đình hiệp nhất. Hãy tiến tới: đó mới là lý tưởng!

Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới tiếp theo sẽ được tổ chức ở Roma năm 2021. Chúng ta phó thác mọi gia đình dưới sự bảo trợ của Thánh gia Chúa Giê-su, Mẹ Maria và Thánh Giu-se, để trong các gia đình, trong các giáo xứ và các cộng đoàn họ có thể thật sự trở thành “niềm vui cho thế giới.”

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester ZENIT]


Lời kêu gọi của Đức Thánh Cha

Thứ Bảy 1 tháng Chín này sẽ là Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Sự Chăm sóc Tạo vật lần thứ Tư, và chúng ta sẽ kỷ niệm trong tình hiệp nhất với anh chị em Chính thống giáo và với sự tham gia của các Giáo hội và Cộng đoàn Ki-tô giáo khác. Trong sứ điệp năm nay, cha kêu gọi sự chú ý đến vấn đề nước, là một tài nguyên tốt lành quan trọng phải bảo vệ và phân chia cho mọi người. Cha rất vui vì có nhiều sáng kiến khác nhau của các Giáo hội, các Tu hội Sống Đời Thánh hiến và các tổ chức thuộc hội thánh đã chuẩn bị ở nhiều nơi. Cha mời gọi tất cả mọi người cùng hiệp thông cầu nguyện trong ngày thứ Bảy cho ngôi nhà chung của chúng ta, cho sự chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta.

[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Virginia M. Forrester ZENIT]


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 30/8/2018]


Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

Vị linh mục đầu bếp động viên vợ chồng hãy “thêm gia vị” cho đời sống hôn nhân bằng đức tin và sự hy sinh

Vị linh mục đầu bếp động viên vợ chồng hãy “thêm gia vị” cho đời sống hôn nhân bằng đức tin và sự hy sinh

27 tháng Tám, 2018
Vị linh mục đầu bếp động viên vợ chồng hãy “thêm gia vị” cho đời sống hôn nhân bằng đức tin và sự hy sinh

Cha Leo Patalinghug có một bài nói chuyện thật tâm huyết về những niềm vui và những thánh giá của đời sống hôn nhân tại Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới.

Ngày thứ ba của Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới ở Dublin, Ireland, vị linh mục đầu bếp, Cha Leo Patalinghug có một bài nói chuyện và thể hiện tài nấu ăn với chủ đề, “Thêm gia vị cho đời sống hôn nhân: làm thỏa mãn những đôi vợ chồng đói tình yêu chân thực.”

Cha Leo là “linh mục thành viên của một cộng đoàn đời sống tận hiến, Voluntas Dei. Cha là người sáng lập, chủ trì, và giám đốc của Plating Grace, một hội tông đồ quốc tế giúp củng cố các gia đình và mối quan hệ qua món quà một bữa ăn gia đình của Chúa.” Cha cũng rất nổi tiếng vì là người dẫn chương trình cho chương trình Savoring Our Faith trên đài EWTN, được phát triển sau lần chiến thắng đầy ấn tượng của cha trong cuộc thi nấu ăn, ‘Throw Down! with Bobby Flay.'”

Trong phần trình bày Cha Leo sử dụng nhiều phương pháp so sánh để giúp các đôi vợ chồng hiểu được những gì họ cần phải làm để có được hôn nhân đầy niềm vui.

Khi nấu ăn Cha Leo giải thích cách “chúng ta sẽ làm món tráng miệng đẹp mắt như thế nào, vì hôn nhân thì ngọt nào, nhưng tôi lại sẽ bỏ vào một ít bột tiêu cay, vì hôn nhân cũng khá cay đắng.” Cha động viên các cặp vợ chồng nỗ lực hết sức trong hôn nhân, tận hưởng những giây phút tốt đẹp và phải kiên trì trong những thời gian khó khăn nhất.

Ngoài ra, Cha Leo cảnh báo các đôi vợ chồng rằng “có một sức mạnh bên ngoài gọi là Ác Thần, ma quỷ, hắn thích làm nghịch lại với Thiên Chúa. Ma quỷ muốn lôi kéo anh chị em chia lìa nhau, đó là lý do tại sao anh chị em phải chiến đấu chống lại những sức mạnh đó và con đường để anh chị em lại gần nhau hơn là qua … bàn ăn.”

Cha tiếp tục nói rằng cha không chỉ nói về thức ăn vật chất, nhưng còn quan trọng hơn thế là thức ăn tinh thần. Cha Leo giải thích rằng nếu bạn không nuôi dưỡng cho vợ hoặc chồng của mình bằng thức ăn tinh thần, thì ma quỷ sẽ nuôi dưỡng vợ/chồng của mình, cũng giống như chuyện đã xảy ra với ông Ađam và bà Eva trong vườn địa đàng.

Một trong những chủ điểm chính của bài nói chuyện của cha là tính cần thiết của sự hy sinh cho nhau và tại sao hy sinh là một hình thức hoàn hảo của tình yêu, lấy sự hy sinh của Đức Ki-tô trên thập giá làm mẫu gương cao cả nhất.

Cha Leo động viên các cặp vợ chồng đang hiện diện hãy nhận biết vẻ đẹp của sự hy sinh trong hôn nhân và chung cuộc nó sẽ dẫn đưa họ đến sự thánh hóa lẫn cho nhau.

Cha Leo nói, “Tình yêu nằm ở cái nhìn đầu tiên, khi bạn nhìn thấy Chúa trong người khác, vì Thiên Chúa là tình yêu.”

Bất cứ khi nào có một đôi nam nữ đến xin chuẩn bị hôn nhân, Cha Leo luôn cố gắng làm cho họ hiểu rằng hôn nhân không đơn giản là sự hợp nhất của hai người, mà là một sự hợp nhất của ba người. Hôn nhân phải luôn luôn là sự hợp nhất giữa chồng, vợ và Thiên Chúa. Cha Leo giải thích rằng nếu không có nền tảng này, hôn nhân sẽ sụp đổ.

Giữa bài nói chuyện, Cha Leo cũng đưa ra một bình luận ngắn về sự khủng hoảng lạm dụng tình dục hiện tại, “Chúng ta đừng lừa gạt chính bản thân, chúng tôi [là những linh mục] cũng có khi chưa hoàn toàn cam kết nên thánh” và hy sinh. Đây là lý do Cha Leo cho biết tại sao cha phải làm mới lại lời thề linh mục của mình mỗi sáng và xin Chúa ơn vâng lời Người, lắng nghe sứ vụ của Người.

Bài trình bày của cha được đám đông thính giả đón nhận nồng nhiệt, và nhiều người tham dự được cơ hội nếm thử món tráng miệng của cha sau đó.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 29/8/2018]


Huấn từ của Đức Thánh Cha tại Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới

Huấn từ của Đức Thánh Cha tại Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới
Vatican Media Screenshot

Huấn từ của Đức Thánh Cha tại Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới

Gia đình là nhóm chiếm đại đa số trong Dân Chúa

25 tháng Tám, 2018 22:29

Dưới đây là huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico tại Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới ngày 25 tháng Tám, 2018, trong Sân Vận động Croke Park, Dublin.

******

Anh chị em thân mến, xin chào (buổi tối) anh chị em!

Cha rất cảm kích trước sự chào đón nồng hậu của anh chị em. Thật hạnh phúc cho cha được đến đây! Thật hạnh phúc khi được hân hoan kỷ niệm, vì sự kỷ niệm làm cho chúng ta trở nên nhân văn hơn và Ki-tô hữu hơn. Nó cũng giúp chúng ta chia sẻ niềm vui khi biết rằng Chúa Giê-su yêu thương chúng ta, Người đồng hành với chúng ta trên hành trình cuộc sống, và mỗi ngày Người đưa chúng ta lại gần với Người hơn.

Trong bất kỳ ngày kỷ niệm gia đình nào đều cảm nhận được sự hiện diện của mọi người: cha, mẹ, ông bà, các cháu, chú cô bác, những anh em họ, những người không thể đến và những người sống quá xa. Hôm nay ở Dublin chúng ta tập trung ở đây cho một dịp kỷ niệm gia đình để tạ ơn Chúa vì biết chúng ta là ai: là một gia đình trong Đức Ki-tô, trải rộng ra trên toàn thế giới. Giáo hội là gia đình gồm những người con cái của Thiên Chúa. Một gia đình trong đó chúng ta mừng vui với ai vui mừng, và khóc với những ai sầu khổ hoặc cảm thấy bị bị gục ngã vì cuộc sống. Một gia đình trong đó chúng ta chăm sóc cho mọi người, vì Thiên Chúa Cha đã làm cho tất cả chúng ta trở nên con cái của Người trong Bí tích Rửa tội. Đó là lý do tại sao cha khuyến khích các cha mẹ nên đưa con đi rửa tội càng sớm càng tốt để chúng có thể trở nên một phần trong đại gia đình này của Thiên Chúa. Chúng ta cần phải mời mọi người đến dự bữa tiệc!

Các gia đình thân mến, chúng con là nhóm chiếm đại đa số trong Dân Chúa. Giáo hội trông sẽ như thế nào nếu không có các gia đình? Nó giúp chúng ta nhận ra được vẻ đẹp và tầm quan trọng của gia đình, với những góc sáng và tối mà cha đã viết trong Tông huấn Amoris Laetitia về niềm vui của tình yêu, và muốn chủ đề của Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới này là “Tin mừng của Gia đình, Niềm vui cho Thế giới”. Chúa muốn mọi gia đình trở thành dấu chỉ của niềm vui trong tình yêu của Người cho toàn thế giới. Điều này có nghĩa là gì? Tức là chúng ta, những người đã gặp gỡ được tình yêu cứu rỗi của Thiên Chúa, đang nỗ lực, bằng lời nói hoặc sự âm thầm, để bày tỏ nó qua những hành động tốt lành nhỏ bé trong cuộc sống hàng ngày và trong những thời khắc âm thầm của từng ngày.

Huấn từ của Đức Thánh Cha tại Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới

Đó là tất cả những gì cần cho sự nên thánh. Cha thích nói về những vị thánh “hàng xóm sát bên cạnh,” đó là tất cả những con người bình thường phản ánh lại sự hiện hữu của Thiên Chúa trong cuộc sống và lịch sử của thế giới chúng ta (x. Tông huấn Gaudete et Exsultate, 6-7). Ơn gọi yêu thương và nên thánh không phải là một điều dành riêng cho nhóm thiểu số những người có đặc quyền. Ngay cả lúc này, nếu chúng ta có đôi mắt nhìn, chúng ta có thể thấy sự nên thánh đó đang được sống ở chung quanh chúng ta. Nó âm thầm hiện hữu trong tâm hồn của tất cả các gia đình thể hiện sự yêu thương, sự tha thứ, và lòng thương xót khi họ nhìn thấy những người thiếu thốn, và làm nó trong âm thầm, không cần phải phô trương ồn ào. Tin mừng của gia đình thật sự là niềm vui cho thế giới, như vậy trong gia đình của chúng ta có thể luôn tìm thấy sự hiện diện của Chúa Giê-su, cư ngụ trong sự đơn sơ và khó nghèo như Người đã sống trong Gia đình Thánh ở Nazaret.

Chỉ có thể nhìn thấy toàn bộ vẻ đẹp và sự cuốn hút của hôn nhân và đời sống gia đình Ki-tô giáo nếu chúng được neo đậu trong tình yêu của Thiên Chúa, Đấng đã tạo dựng chúng ta theo hình ảnh của Người để chúng ta có thể dâng lên Ngài niềm vinh quang như là những biểu tượng của tình yêu và sự nên thánh cho thế gian. Thưa các bậc cha mẹ, ông bà, những người con và những người cháu: tất cả chúng ta được kêu gọi để tìm kiếm sự kiện toàn trong tình yêu ngay trong gia đình. Ơn sủng của Thiên Chúa sẽ giúp chúng ta sống mỗi ngày nên một trong tâm trí và trong tâm hồn. Ngay cả với những người con dâu và mẹ chồng! Không ai dám nói đây là điều dễ dàng. Nó cũng giống như việc pha trà: lấy nước đem đi đun sôi là dễ, nhưng một tách trà ngon cần phải có thời gian và sự kiên nhẫn; nó cần phải pha chế! Vì vậy từng ngày từng ngày Chúa Giê-su sưởi ấm chúng ta bằng tình yêu của Ngài và để nó thấm nhập vào hữu thể chúng ta. Từ kho tàng Thánh Tâm của Người, Người tặng ban cho chúng ta ơn sủng cần thiết để chữa lành những yếu đuối của chúng ta và mở rộng trí óc và tâm hồn chúng ta để lắng nghe, thấu hiểu và tha thứ cho nhau.

Chúng ta vừa nghe các chứng ngôn của Felicité, Isaac, và Ghislain, họ từ Burkina Faso đến. Họ kể cho chúng ta câu chuyện cảm động về sự tha thứ trong gia đình. Một nhà thơ nói rằng “sai phạm thuộc về con người, tha thứ thuộc về Thiên Chúa.” Và điều đó rất đúng: tha thứ là một món quà đặc biệt từ Thiên Chúa để chữa lành những đau khổ của chúng ta và đưa chúng ta lại gần nhau hơn và đến gần Người hơn. Những hành động tha thứ nhỏ bé và đơn sơ, được canh tân mỗi ngày, là nền tảng để xây dựng đời sống gia đình Ki-tô hữu vững chắc. Chúng buộc chúng ta phải vượt qua tính tự cao, sự xa lánh, và sự lúng túng, và xây dựng hòa bình. Đúng là cha muốn nói rằng trong gia đình chúng ta cần phải học ba từ ngữ: “xin lỗi,” “làm ơn” và “cảm ơn.” Khi xảy ra cãi nhau trong nhà, hãy nhớ rằng trước khi đi ngủ bạn hãy xin lỗi và nói rằng bạn rất tiếc về chuyện đó. Ngay cả khi cuộc cãi vã đó dụ dỗ bạn bước sang ngủ ở phòng khác, một mình và xa cách, thì hãy đến gõ cửa và nói: “Xin em/anh, cho anh/em vào nhé.” Và tất cả những gì cần có chỉ là một ánh mắt nhìn, một nụ hôn, một lời nói nhẹ nhàng … và mọi việc lại trở về như trước đó! Cha phải nói điều này vì khi gia đình thực hiện như vậy thì họ mới thoát qua được. Chẳng có một gia đình nào là hoàn hảo; nếu không có sự tha thứ, gia đình phát triển một cách èo uột và dần dần tan vỡ.

“Tha thứ” có nghĩa là “cho đi” một điều gì đó của chính bản thân bạn. Chúa Giê-su luôn luôn tha thứ cho chúng ta. Qua sức mạnh của sự tha thứ của Người, chúng ta cũng có thể tha thứ cho người khác, nếu chúng ta thực tâm muốn như vậy. Có phải là chúng ta vẫn cầu nguyện như vậy khi chúng ta đọc Kinh Lạy Cha? Con cái học cách tha thứ khi chúng nhìn thấy cha mẹ tha thứ cho nhau. Nếu chúng ta hiểu điều này, chúng ta mới hiểu rõ giá trị cao cả giáo huấn của Chúa Giê-su về sự chung thủy trong hôn nhân. Nó không phải là một nghĩa vụ pháp lý lạnh lùng, nhưng trên tất cả nó là một lời hứa mạnh mẽ của sự trung tín của Thiên Chúa đối với lời của Người và ơn sủng không bao giờ cạn của Người. Đức Ki-tô đã chết cho chúng ta, và vì vậy về phần chúng ta, chúng ta hãy tha thứ và hòa giải với nhau. Theo cách này, là những cá nhân và các gia đình, chúng ta có thể hiểu được chân lý trong lời nói của Thánh Phaolo rằng khi mọi sự qua đi thì “đức mến không bao giờ mất được” (1 Cr 13:8).

Cảm ơn Nisha và Ted, về chứng tá của chúng con đến từ Ấn độ, nơi chúng con đang dạy những đứa con của mình cách trở thành một gia đình thật sự. Chúng con đã giúp chúng ta hiểu rằng các mạng xã hội cũng không hẳn là một vấn đề cho các gia đình, nhưng lại có thể sử dụng để xây dựng một “mạng lưới (web)” của tình bạn, tình đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau. Các gia đình có thể kết nối qua internet và gặt hái những ích lợi từ nó. Các mạng xã hội có thể trở nên hữu ích nếu được sử dụng một cách điều độ và thận trọng. Chẳng hạn, tất cả anh chị em tập trung ở đây trong Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới này đã tạo thành một mạng lưới tinh thần, một mạng lưới của tình bạn; các mạng xã hội có thể giúp anh chị em duy trì sự kết nối này và mở rộng nó ra thậm chí với nhiều gia đình khác trên toàn thế giới. Nhưng điều quan trọng là những mạng xã hội này không bao giờ được trở thành một sự đe dọa cho mạng kết nối thật của những mối quan hệ giữa người với người bằng cách cầm tù chúng ta trong một thực tại ảo và cô lập chúng ta tách khỏi những mối quan hệ thật, những mối quan hệ thách đố chúng ta phát triển khả năng trọn vẹn của chúng ta trong tình hiệp nhất với người khác. Có thể câu chuyện của Ted và Nisha sẽ giúp mọi gia đình đặt câu hỏi rằng liệu họ có cần phải cắt bớt thời gian họ dành cho công nghệ, và dành nhiều thời gian quý giá hơn cho nhau và với Thiên Chúa.

Chúng ta đã nghe câu chuyện của Enass và Sarmaad nói về cách mà sự yêu thương và đức tin của gia đình có thể trở thành một nguồn sức mạnh và bình an ngay cả giữa những bạo lực và tàn phá do chiến tranh và bách hại gây ra. Câu chuyện của họ nhắc chúng ta nhớ đến những hoàn cảnh bi thảm của quá nhiều gia đình phải gánh chịu hàng ngày và bị buộc phải trốn chạy khỏi quê hương của họ để tìm sự an toàn và hòa bình. Nhưng họ cũng cho chúng ta thấy rằng bắt đầu từ gia đình, và nhờ vào sự đoàn kết được thể hiện nơi rất nhiều gia đình khác, mà cuộc sống có thể được tái xây dựng và hy vọng được tái sinh. Chúng ta nhìn thấy điều này trong video của Rammy và người anh là Meelad, nơi Rammy bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với sự động viên và giúp đỡ của rất nhiều gia đình Ki-tô hữu trên toàn thế giới dành cho gia đình họ, những người đã giúp họ có thể quay trở về làng của mình. Trong mọi xã hội, gia đình tạo ra sự bình an, vì họ dạy những nhân đức yêu thương, chấp nhận, và tha thứ là liều thuốc giải tốt nhất cho sự thù hận, thiên kiến, và trả thù đầu độc sự sống của các cá nhân và cộng đoàn.

Một linh mục người Ireland đã dạy chúng tôi rằng, “gia đình cùng cầu nguyện sẽ cùng thuận hòa với nhau” và chiếu tỏa sự bình an. Một gia đình như vậy có thể trở thành sự hỗ trợ cho những gia đình không sống trong bình an theo một cách đặc biệt. Sau cái chết của Cha Ganni, Enass, Sarmaad, và gia đình của họ đã chọn sự tha thứ và hòa giải để vượt qua lòng phẫn uất và thù hận. Dưới ánh sáng của thập giá, họ nhận thấy rằng điều ác chỉ có thể bị đánh bại bằng điều thiện, và sự thù hận chỉ có thể bị hạ gục bằng sự tha thứ. Và kỳ diệu thay, họ đã tìm thấy sự bình an trong tình yêu của Đức Ki-tô, một tình yêu đổi mới mọi sự. Tối hôm nay họ chia sẻ với chúng ta sự bình an đó.

Huấn từ của Đức Thánh Cha tại Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới

Tình yêu của Đức Ki-tô đổi mới mọi sự chính là điều làm cho hôn nhân và tình yêu vợ chồng trở nên hiện thực qua sự chung thủy, hợp nhất, hòa thuận, và mở lòng với sự sống. Đó là điều cha đã vui mừng viết lên trong chương bốn của Tông huấn Amoris Laetitia. Chúng ta nhìn thấy tình yêu này nơi Mary và Damian và gia đình mười đứa con của họ. Cảm ơn các con về chứng ngôn và chứng tá tình yêu và đức tin của chúng con! Chúng con đã cảm nghiệm được sức mạnh tình yêu của Chúa làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống và chúc phúc cho chúng con bằng niềm vui của một gia đình rất đẹp. Chúng con nói với tất cả chúng ta rằng chìa khóa cho đời sống gia đình của chúng con là sự chân thành. Từ câu chuyện của chúng con, chúng ta nhận ra thật quan trọng biết bao phải quay trở về với nguồn mạch của chân lý và tình yêu để có thể thay đổi đời sống của chúng ta: đó là Chúa Giê-su, Người đã bắt đầu sứ vụ công khai từ một tiệc cưới. Ở đó, tại Cana, Người đã biến nước thành một loại rượu mới và ngon để giữ cho buổi tiệc được tiếp tục nhộn nhịp. Và tình yêu vợ chồng cũng như vậy. Loại rượu mới bắt đầu lên men khi đính hôn, là thời gian cần thiết nhưng lướt qua nhanh, và trưởng thành lên trong suốt cuộc đời hôn nhân qua sự cho đi giữa hai người để làm cho vợ chồng có thể trở nên “một xác thịt” từ hai thân xác. Và để mở tâm hồn ra với tất cả những người thiếu thốn sự yêu thương, đặc biệt là những người cô đơn, những người bị bỏ rơi, những người cô thế và dễ bị xúc phạm thường xuyên bị gạt bỏ bởi văn hóa loại bỏ của chúng ta.

Gia đình ở khắp nơi đang đứng trước thách đố phải tiếp tục phát triển, tiếp tục tiến tới, giữa muôn vàn khó khăn và giới hạn, cũng như các thế hệ đi trước đã trải qua. Tất cả chúng ta đều là một phần trên một chuyến hỏa xa vĩ đại của các gia đình kéo dài từ khởi thủy. Gia đình của chúng ta trở thành một kho tàng của ký ức sống động, khi đến lượt những đứa con lại trở thành cha mẹ và ông bà. Chúng ta đón nhận bản sắc riêng, những giá trị, và đức tin của chúng ta từ họ. Chúng ta nhìn thấy điều này nơi Aldo và Marissa, họ đã kết hôn trên 50 năm. Cuộc hôn nhân của họ phải là một đài kỷ niệm cho tình yêu và sự chung thủy! Những đứa cháu của họ giữ cho họ luôn trẻ trung; căn nhà của họ luôn đầy ắp tiếng cười, niềm hạnh phúc, và múa hát. Tình yêu của họ cho nhau là một món quà từ Thiên Chúa, và nó là một quà tặng mà họ đang hân hoan để lại cho con cháu của họ.

Một xã hội không biết trân quý giá trị của ông bà sẽ là một xã hội không có tương lai. Một Giáo hội không quan tâm đến khế ước giữa các thế hệ sẽ dẫn đến hệ lụy là thiếu đi điều thật sự quan trọng, đó là tình yêu. Ông bà của chúng ta dạy cho chúng ta hiểu được ý nghĩa của tình yêu vợ chồng và của cha mẹ. Chính họ đã lớn lên trong một gia đình và trải nghiệm sự yêu thương của những người con trai và con gái, của anh chị em. Vì vậy họ là một kho tàng đầy ắp những kinh nghiệm và sự khôn ngoan cho thế hệ trẻ. Thật là một sai lầm lớn nếu không hỏi người cao tuổi về kinh nghiệm của họ, hoặc cho rằng nói chuyện với họ chỉ phí thời gian. Đến đây cha muốn cảm ơn Missy về những chứng ngôn của bà. Bà nói cho chúng ta biết rằng gia đình luôn là một nguồn mạch của sức mạnh và sự đoàn kết giữa những người lữ khách. Chứng tá của bà nhắc chúng ta rằng trong nhà của Chúa luôn có một chỗ ngồi tại bàn cho mọi người. Không ai bị loại trừ; sự yêu thương và chăm sóc của chúng ta phải vươn ra tới mọi người.

Bây giờ đã khuya và cha biết anh chị em đã thấm mệt! Nhưng cho phép cha nói một điều cuối cùng với tất cả anh chị em. Là gia đình, anh chị em là niềm hy vọng của Giáo hội và của thế giới! Thiên Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần, đã tạo dựng lên nhân loại theo hình ảnh của Người và chia sẻ tình yêu của Người, trở nên một gia đình gồm các gia đình, và cùng chung hưởng sự bình an mà chỉ mình Ngài có thể trao ban. Bằng chứng tá Tin mừng của anh chị em, anh chị em có thể giúp ước mơ của Thiên Chúa trở thành sự thật. Anh chị em có thể giúp lôi kéo tất cả những người con của Chúa xích lại gần nhau hơn để họ có thể lớn lên trong tình hiệp nhất và học cách sống hòa bình như một đại gia đình trên toàn thế giới. Vì lý do này, cha muốn gửi tặng mỗi người một quyển Tông huấn Amoris Laetitia (Niềm vui của Tình yêu), quyển sách cha viết như một bản đồ hướng dẫn để sống Tin mừng của gia đình một cách hân hoan. Nguyện xin Mẹ Maria, Nữ vương các Gia đình và Nữ vương Hòa bình, giúp anh chị em vững vàng trên hành trình của cuộc sống, của tình yêu, và của niềm hạnh phúc!

Và bây giờ, để kết thúc buổi tối của chúng ta hôm nay, chúng ta sẽ đọc kinh của Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới.

Đọc kinh và Phép lành

Tạm biệt anh chị em và chúc ngủ ngon! Hẹn gặp anh chị em ngày mai!


[01264-EN.01] [Văn bản chính: tiếng Ý]

© Libreria Editrice Vatican


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/8/2018]


Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

Khám phá những bí mật của Nguyện đường Sistine

Khám phá những bí mật của Nguyện đường Sistine

27 tháng Tám, 2018
Khám phá những bí mật của Nguyện đường Sistine
Shutterstock


Nhà sử học nghệ thuật Elizabeth Lev tiết lộ “những câu truyện chưa từng nghe” đằng sau một trong những tòa nhà nổi tiếng nhất trên thế giới.

Cùng tham gia với nhà sử học nghệ thuật và cây bút của Aleteia, Elizabeth Lev, trong buổi trình bày vô cùng cuốn hút trên TED Talk về một số câu truyện bí mật của nghệ thuật và lịch sử Nguyện đường Sistine của Vatican.

Điều tuyệt vời tiếp theo cho chuyến tham quan VIP dành riêng là bài thuyết trình được minh họa rất nhiều hình ảnh làm cho bạn cảm giác như đang thật sự ở đó … ngoại trừ không có đám đông thính giả.




[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 28/8/2018]


Diễn từ của Đức Thánh Cha trước các Giới chức Ireland, Ngoại Giao đoàn

Diễn từ của Đức Thánh Cha trước các Giới chức Ireland, Ngoại Giao đoàn
© Vatican Media

Diễn từ của Đức Thánh Cha trước các Giới chức Ireland, Ngoại Giao đoàn

‘Liên quan đến những người dễ bị xúc phạm nhất, tôi thừa nhận vụ bê bối nghiêm trọng ở Ireland do sự lạm dụng các thanh thiếu niên bởi các thành viên của Giáo hội có trách nhiệm bảo vệ và giáo dục lớp người trẻ đó’

25 tháng Tám, 2018 14:32

Dưới đây là văn bản Vatican cung cấp diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxico trước các giới chức Ireland và ngoại giao đoàn sáng nay tại Dublin:

***

Thưa ngài Thủ tướng,

Thưa các Thành viên Chính phủ và Ngoại giao đoàn,

Thưa quý vị,

Khởi đầu chuyến viếng thăm của tôi đến đất nước Ireland, tôi vô cùng cảm kích khi được mời đọc diễn từ trước toàn thể quý vị đại diện cho đời sống dân sự, văn hóa và tôn giáo của đất nước, cùng với các thành viên của ngoại giao đoàn và các vị khách. Tôi cũng rất xúc động trước sự chào đón thân tình mà tôi đón nhận từ ngài Tổng thống của Ireland, sự chào đón phản ánh truyền thống hiếu khách thân ái của người Ireland đã nổi tiếng khắp thế giới. Và tôi cũng vô cùng cảm kích trước sự hiện diện của một phái đoàn đến từ Bắc Ireland.

Như quý vị cũng biết, lý do của chuyến viếng thăm của tôi là đến tham dự Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới, năm nay được tổ chức tại Dublin. Giáo hội quả thật là một gia đình giữa các gia đình, và ý thức được sự cần thiết phải hỗ trợ các gia đình trong những nỗ lực trung thành và hân hoan đáp lại ơn gọi Thiên Chúa trao phó cho họ trong xã hội. Đại hội không chỉ là một cơ hội cho các gia đình tái khẳng định cam kết của họ trong tình yêu thủy chung, hỗ trợ lẫn nhau và tôn trọng món quà sự sống của Thiên Chúa dưới mọi hình thức của nó, nhưng còn để chứng thực vai trò đặc biệt của gia đình trong việc giáo dục các thành viên của nó và sự phát triển một cấu trúc xã hội lành mạnh và hưng thịnh.

Tôi muốn nhìn thấy Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới như một chứng tá ngôn sứ cho gia tài phong phú của những giá trị luân lý và tinh thần mà mọi thế hệ phải có trách nhiệm vun đắp và bảo vệ. Chúng ta không cần là một tiên tri mới nhận thức được những khó khăn mà các gia đình đang phải đối mặt trong xã hội tiến bộ quá nhanh ngày nay, hoặc lo lắng trước những hệ lụy của những cuộc hôn nhân và đời sống gia đình bị tan vỡ để lại cho tương lai của các cộng đồng ở mọi cấp độ. Gia đình là lớp keo kết dính của xã hội; không thể xem hạnh phúc gia đình như là một điều ngẫu nhiên, nhưng nó phải được thăng tiến và bảo vệ bởi mọi cách thức phù hợp.

Chính gia đình là nơi từng người chúng ta chập chững những bước đi đầu tiên trong đời. Ở đó chúng ta học cách sống chung hài hòa; học cách kiềm chế những bản năng ích kỷ và hòa hợp với những sự khác biệt của chúng ta, và trên hết là học để biết cách phân định và tìm kiếm những giá trị mang lại ý nghĩa và sự trọn vẹn đích thực cho đời sống của chúng ta. Nếu chúng ta nói đến toàn thể thế giới như một gia đình chung, đó là vì chúng ta biết chân nhận những mối dây ràng buộc chung của con người và chúng ta ý thức được tiếng gọi tiến đến sự hiệp nhất và đoàn kết, đặc biệt đối với những anh em hèn mọn nhất của chúng ta. Tuy nhiên rất thường khi chúng ta cảm thấy bất lực trước những tội ác về lòng thù hận chủng tộc và sắc tộc liên tục xảy ra, những xung đột và bạo lực liên miên, sự coi thường nhân vị và nhân quyền căn bản, và khoảng cách ngày càng lớn giữa người giàu và người nghèo. Chúng ta đang rất cần phải tìm lại được ý thức là một gia đình thật sự của các dân tộc trong mọi góc cạnh của đời sống chính trị và xã hội! Và không bao giờ mất hy vọng hay lòng can đảm để kiên vững thực thi mệnh lệnh đạo đức để trở thành những người kiến tạo hòa bình, những người hòa giải và những người bảo vệ của nhau.

Ở đây trong đất nước Ireland, thách đố này có một sự cộng hưởng đặc biệt, đứng trước một cuộc xung đột kéo dài đã chia cách những anh chị em trong một gia đình. Hai mươi năm trước, cộng đồng quốc tế đã chú ý theo dõi các biến cố ở Bắc Ireland và nó dẫn đến việc ký kết Hiệp ước Thứ Sáu Tuần Thánh. Chính phủ Ireland, cùng hợp nhất với các nhà lãnh đạo chính trị, tôn giáo và dân sự của Bắc Ireland và Chính quyền nước Anh, cùng với sự hỗ trợ của các nhà lãnh đạo quốc tế khác, đã tạo nên một bối cảnh tạo động lực cho sự ổn định hòa bình đối với cuộc xung đột đã gây ra không biết bao đau đớn cho cả hai bên. Chúng ta hãy tạ ơn cho hai thập niên hòa bình theo sau hiệp ước lịch sử này, đồng thời bày tỏ sự hy vọng mạnh mẽ rằng tiến trình hòa bình sẽ vượt qua mọi trở ngại còn lại và giúp xây dựng một tương lai hòa hợp, hòa giải và tin tưởng lẫn nhau.

Tin mừng nhắc chúng ta nhớ rằng hòa bình thật sự là món quà của Thiên Chúa; nó tuôn đổ từ một tâm hồn được chữa lành và được hòa giải và trải rộng ra để ôm lấy toàn thế giới. Nhưng nó cũng đòi hỏi sự hoán cải về phía chúng ta, như là suối nguồn của những sức mạnh tinh thần cần có thể xây dựng một xã hội đoàn kết, công bình và phục vụ đích thực cho thiện ích chung. Nếu không có nền tảng tinh thần đó, lý tưởng về một gia đình gồm các dân tộc trên toàn cầu có nguy cơ trở thành một cách nói sáo rỗng tầm thường. Liệu chúng ta có thể nói rằng bản thân mục tiêu tạo ra sự thịnh vượng kinh tế sẽ dẫn đến một trật tự xã hội công bằng hơn không? Hay thật ra nó là sự phát triển của một “văn hóa loại bỏ” thuần duy vật làm cho chúng ta ngày càng trở nên thờ ơ trước người nghèo và trước những thành viên không có khả năng tự vệ của gia đình nhân loại, trong đó có những thai nhi, bị tước mất quyền được sống. Có lẽ những thách đố làm lương tâm chúng ta lo lắng nhất trong thời đại này là sự khủng hoảng di cư theo nhóm đông, và nó sẽ không giảm bớt, và cần phải có sự khôn ngoan để đưa ra giải pháp cho nó, một tầm nhìn sâu rộng và một sự quan tâm nhân đạo vượt trên những quyết định của chính trị.

Tôi biết rất rõ về hoàn cảnh của những anh chị em dễ bị xúc phạm nhất của chúng ta – tôi đặc biệt nghĩ đến những người phụ nữ trong quá khứ đã phải chịu đựng những hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Liên quan đến những người dễ bị xúc phạm nhất, tôi thừa nhận vụ bê bối nghiêm trọng ở Ireland do sự lạm dụng các thanh thiếu niên bởi các thành viên của Giáo hội có trách nhiệm bảo vệ và giáo dục lớp người trẻ đó. Sự thất bại của những giới chức thuộc hội thánh – các giám mục, các bề trên dòng, các linh mục và những người khác – trong việc xử lý thích đáng những tội ác ghê tởm này đã làm gia tăng sự oán hận, và để lại một sự đau đớn và xấu hổ cho cộng đoàn Công giáo. Cá nhân tôi xin chia sẻ những cảm nghĩ đó. Đấng tiền nhiệm của tôi, Đức Giáo hoàng Benedict, không đắn đo về từ ngữ khi thừa nhận tính nghiêm trọng của tình hình và đòi buộc rằng những biện pháp “theo tinh thần phúc âm, công bằng và hiệu quả” phải được áp dụng để trả lời lại cho sự phản bội lòng tin này (x. Tông thư gửi người Công giáo Ireland, 10). Những lời nói thẳng thắn và dứt khoát của ngài tiếp tục là một sự khích lệ cho những nỗ lực của giới lãnh đạo Giáo hội để cứu chữa những lỗi lầm trong quá khứ và phê chuẩn những quy phạm nghiêm khắc để bảo đảm rằng những lỗi lầm đó không tái diễn.

Quả thật mỗi trẻ em là một món quà quý giá của Thiên Chúa, phải được thương yêu, được khuyến khích để phát triển tài năng Chúa ban cho bé, và được hướng dẫn để trưởng thành về tinh thần và phát triển nhân cách. Giáo hội ở Ireland, trong quá khứ và hiện tại, đã và đang đóng một vai trò nổi bật trong việc thăng tiến môi trường hạnh phúc cho trẻ em. Niềm hy vọng của tôi là tính nghiêm trọng của những vụ bê bối lạm dụng, sự sa ngã của nhiều người đã được đưa ra ánh sáng, sẽ được dùng để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ thanh thiếu niên và những người lớn dễ bị xúc phạm về phía toàn xã hội nói chung. Về vấn đề này, tất cả chúng ta đều ý thức về tính cấp bách của nhu cầu cung cấp cho lớp người trẻ sự hướng dẫn khôn ngoan và những giá trị sâu thẳm trên hành trình tiến tới bước trưởng thành.

Các bạn thân mến,

Gần chín mươi năm trước, Tòa Thánh là một trong số những tổ chức quốc tế đầu tiên công nhận Nhà nước Ireland Tự do. Sáng kiến đó đã đưa ra tín hiệu khởi đầu cho nhiều năm hợp tác tích cực và hòa hợp, chỉ có một đám mây nhỏ ở phía chân trời. Sự nỗ lực và thiện chí mạnh mẽ gần đây ở cả hai phía đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phục hồi lại những mối quan hệ thân thiện đó vì lợi ích của tất cả.

Các dòng mạch lịch sử quay ngược trở lại hơn một ngàn năm trăm năm trước, khi thông điệp Ki-tô giáo, được rao giảng bởi đức giám mục Palladius và Thánh Patrick, đã tìm được quê hương ở Ireland và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống và văn hóa của Ireland. Nhiều “thánh nhân và các nhà thông thái” được soi dẫn đã rời bỏ các bờ biển quê hương và mang đức tin mới của họ đến các vùng đất khác. Cho đến ngày nay, những cái tên như Columba, Columbanus, Brigid, Gall, Killian, Brendan và nhiều tên khác nữa vẫn được sùng kính trên khắp Châu Âu và còn vượt xa hơn nữa. Đời sống đan viện trên đảo quốc này, như là một nguồn mạch của văn minh và sáng tạo nghệ thuật, đã viết lên một trang huy hoàng trong lịch sử của Ireland và của thế giới.

Ngày hôm nay cũng như trong quá khứ, những con người sống trong đất nước này phấn đấu làm giàu có đời sống của dân tộc bằng sự khôn ngoan của đức tin trao tặng. Ngay trong những giờ phút đen tối nhất của Ireland, họ đã tìm thấy trong đức tin một nguồn mạch của lòng can đảm và trách nhiệm cần thiết để trui rèn một tương lai tự do và phẩm giá, công bình và đoàn kết. Thông điệp Ki-tô giáo đã là một phần không thể thiếu trong kinh nghiệm đó và đã định hình cho ngôn ngữ, tư tưởng và văn hóa của dân tộc trên hòn đảo này.

Lời cầu nguyện của tôi cho đất nước Ireland là khi lắng nghe tính đa chiều của những tranh luận của chính trị và xã hội đương thời, sẽ không quên những thôi thúc mạnh mẽ của thông điệp Ki-tô giáo đã giúp cho dân tộc đứng vững trong quá khứ, và tiếp tục như vậy trong tương lai.

Cùng với những suy tư này, tôi thành khẩn cầu xin ơn khôn ngoan, niềm vui và bình an đổ xuống trên quý vị, và trên toàn thể dân tộc Ireland thân yêu. Cảm ơn quý vị.

[Văn bản bài diễn từ soạn trước của Đức Thánh Cha do Vatican cung cấp]

© Libreria Editrice Vaticana


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 26/8/2018]

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018

Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha ở Knock, Ireland

Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha ở Knock, Ireland
Copyright - Vatican Media Knock

Kinh Truyền tin của Đức Thánh Cha ở Knock, Ireland

‘Cha xin Đức Mẹ Đầy Ơn Phúc cầu bầu chữa lành cho những nạn nhân và giúp cho mọi thành viên trong gia đình Ki-tô giáo của chúng ta quyết tâm không bao giờ cho phép những tình huống này xảy ra’


26 tháng Tám, 2018 13:17

Đức Thánh Cha Phanxico có bài huấn từ Kinh truyền Tin sáng nay, sau khi cầu nguyện trong thinh lặng trong Nhà nguyện Đức Mẹ hiện ra ở Knock, Ireland. Dưới đây là bản dịch huấn từ của ngài của Vatican, cùng với những lời Đức Thánh Cha nói ứng khẩu:

***

Anh chị em thân mến,

Cha cảm tạ Thiên Chúa về cơ hội này được đến viếng Đền Thờ quá thân thương với dân tộc Ireland, trong bối cảnh của Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới. Tôi cảm ơn Đức Tổng Giám mục Neary và Cha Giám đốc Gibbons về sự chào mừng nồng hậu của các ngài.

Trong Đền thờ Đức Mẹ Hiện ra, cha dâng lên nhờ sự chuyển cầu của Mẹ tất cả các gia đình trên thế giới, và đặc biệt những gia đình của anh chị em, những gia đình trong đất nước Ireland. Mẹ Maria của chúng ta biết rất rõ những niềm vui và những vất vả trong mỗi gia đình. Mẹ ôm giữ chúng trong Trái tim Vô nhiễm của Mẹ và mang chúng đến ngai tòa Con của Mẹ trong sự yêu thương.

Để kỷ niệm chuyến viếng thăm của Cha, Cha đã dâng tặng Đền thờ một cỗ tràng hạt mân côi bằng vàng. Cha biết tràng mân côi trong gia đình là quan trọng như thế nào trong đất nước này. Ai có thể nói được có bao nhiêu tâm hồn của những người cha, của những người mẹ và con cái, qua bao năm tháng đã tìm được sự an ủi và sức mạnh từ việc suy niệm sự thông phần của Đức Mẹ trong các mầu nhiệm vui, đau khổ và vinh quang trong sự sống của Đức Ki-tô!

Mẹ Maria của chúng ta cũng là Mẹ của Giáo hội, và hôm nay chúng ta ca khen dâng lên Mẹ hành trình của những người con trung thành của Chúa trên đất nước Ireland này. Chúng ta hãy cầu xin rằng các gia đình của chúng ta được kiên vững trong những nỗ lực tiến vào Nước của Đức Ki-tô và chăm sóc cho những người bé mọn nhất trong anh chị em của chúng ta. Giữa những bão tố và phong ba vùi dập thời đại của chúng ta, ước mong họ sẽ là bức tường thành của đức tin và những sự tốt lành, và bằng những truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc họ có thể chống lại tất cả những gì muốn đè bẹp phẩm giá của chúng ta là những người nam và nữ được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa và được kêu gọi để tiến lên vinh quang của cuộc sống vĩnh hằng.

Xin Mẹ Maria cũng thương xót đoái nhìn đến tất cả những thành viên đang chịu đau khổ trong gia đình của Con của Mẹ. Trong lời cầu nguyện của cha trước tượng Mẹ, cha đặc biệt dâng lên Đức Mẹ tất cả những nạn nhân của nạn lạm dụng dưới bất kỳ hình thức nào do những thành viên của Giáo hội Ireland gây ra. Không ai trong chúng ta không xúc động trước những câu chuyện của các thanh thiếu niên đã chịu đựng sự lạm dụng, đã bị cướp mất sự ngây thơ trong trắng và bị hằn lên những vết sẹo trong ký ức đau khổ. Việc này mở ra những thách đố đau thương cho chúng ta để buộc chúng ta phải kiên vững và dứt khoát trong việc theo đuổi sự thật và công bằng. Cha nài xin sự tha thứ của Chúa cho những tội này và sự xấu xa và phản bội của nhiều người khác trong gia đình của Thiên Chúa. Cha xin Mẹ đầy ơn phúc cầu bầu chữa lành cho những nạn nhân và giúp cho mọi thành viên trong gia đình Ki-tô giáo của chúng ta quyết tâm không bao giờ cho phép những tình huống này xảy ra, và xin Mẹ chuyển cầu cho tất cả chúng ta, để chúng ta luôn có thể tiến bước trong công bình để nỗ lực hết sức sửa chữa lại quá nhiều những bạo lực.

Chuyến hành hương của tôi đến Knock cho phép tôi gửi lời chào nồng ấm đến toàn thể người dân thân yêu của Bắc Ireland. Cho dù hành trình của tôi tham dự Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới không bao gồm chuyến thăm viếng miền Bắc, tôi xin gửi đến anh chị em tình cảm thân thương và lời cầu nguyện. Tôi khẩn xin Mẹ Maria giữ vững cho tất cả mọi thành viên của gia đình Ireland sự bền chí, như là những người anh chị em, trong công cuộc hòa giải. Với lòng tri ân về sự tiến bộ trong tinh thần đại kết, và sự phát triển nổi bật về tình thân hữu và hợp tác giữa các cộng đoàn Ki-tô giáo, Hồi giáo, Do thái giáo và anh chị em thuộc các tôn giáo khác: những người con của đất nước Ireland. Tôi nguyện xin rằng tất cả những người đi theo Đức Ki-tô sẽ hỗ trợ các nỗ lực không ngừng để bước tới tiến trình hòa bình và để xây dựng một xã hội hòa hợp và công bằng cho trẻ em hôm nay.

Bây giờ, với những ý chỉ này, và tất cả những ý chỉ còn ẩn chứa trong tâm hồn của chúng ta, chúng ta hãy hãy hướng về Mẹ Maria Đồng Trinh trong lời Kinh Truyền Tin.

[Văn bản chính: tiếng Ý]


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 27/8/2018]


PHỎNG VẤN Ở DUBLIN: Gia đình: có thể nói và làm chứng cho niềm vui!

PHỎNG VẤN Ở DUBLIN: Gia đình: có thể nói và làm chứng cho niềm vui!
Pixabay CC0 - Unsplash

PHỎNG VẤN Ở DUBLIN: Gia đình: có thể nói và làm chứng cho niềm vui!

Phiêu lưu trong tình yêu chân thực là niềm vui, vì vậy đừng trì hoãn lại thời gian kết hôn, chủ tịch tổ chức Vatican Foundation nhắc nhở


24 tháng Tám, 2018 08:04

Không chỉ là nói về niềm vui, nhưng làm chứng tá cho niềm vui là điều có thể!

Trong phỏng vấn tại Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới ở Dublin, ông Salvatore Martinez, chủ tịch của Vatican Foundation “Trung tâm Quốc tế Gia đình Nazaret,” nhấn mạnh rằng việc sống và loan truyền niềm vui của gia đình là điều có thể và rất cần thiết.

Tổ chức được thành lập ngày 15 tháng Mười, 2012 nhờ Đức Nguyên Giáo hoàng Benedict XVI, để hoàn thành giấc mơ của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II: xây dựng ở Nazaret “Ngôi nhà của giáo hoàng,” cho tất cả các gia đình trên thế giới. Sau này Đức Thánh Cha Phanxico phê chuẩn những quy chế mới, ngày 29 tháng Một, 2016. “Ngôi nhà” sau đó trở thành “Trung tâm Gia đình Nazaret,” một trung tâm với lòng hiếu khách và sự hăng hái mục vụ và tinh thần sẽ được trao phó cho Phong trào Hội thánh Rinnovamento nello Spirito Santo (Canh tân trong Thánh Thần).

Nhưng Tổ chức có trách vụ trải rộng hơn nhiều: thúc đẩy việc đào tạo tinh thần và xã hội cho các gia đình, và hỗ trợ thừa tác vụ gia đình trên toàn thế giới, đặc biệt ở vùng Đất Thánh và Trung Đông. Mặc dù tổ chức hoạt động độc lập, nhưng hoạt động phối hợp trọn vẹn với Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống và với phủ Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh.

Dưới đây là toàn văn phỏng vấn:

***

Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới 2018 ở Dublin công bố với mọi người rằng, như tiêu đề của nó nói ‘Tin mừng của gia đình là niềm vui cho thế giới.’ Nó là một thông điệp đi ngược lại với trào lưu văn hóa vây quanh chúng ta, một trào lưu cho rằng gia đình là một cái gì đó tạo ra giới hạn, là một trở ngại cho những khát khao của cá nhân và sự nghiệp … Làm sao có thể tự tin khi nói về Tin mừng của gia đình như một “niềm vui”?

Một định nghĩa của Chân phước Phaolo VI hiện lên trong đầu tôi, nói rằng niềm vui là một sự bí mật khổng lồ của đời sống người Ki-tô hữu. Và đối với một người có đức tin, niềm vui chắc chắn là kết quả của tình yêu. Kết quả đầu tiên của tình yêu là niềm vui. Với nhiều người, niềm vui là kết quả của sự giàu có, quyền lực, sự khoái lạc … Nhưng niềm vui đó chỉ tồn tại rất ngắn! Chúa Giê-su nói đến một niềm vui không bị mất đi, nó tồn tại mãi mãi.

Tất cả các tông thư và tông huấn của Đức Giáo hoàng Phanxico đều nói đến niềm vui. Và cũng thật ý nghĩa khi niềm vui được chọn làm nền tảng cho chủ đề của Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới lần thứ chín. Nói về niềm vui là có thể! Nhưng trên hết, làm chứng tá cho niềm vui là điều có thể. Gia đình Ki-tô hữu, dù có những khó khăn như anh vừa đề cập, vẫn có khả năng duy trì được niềm vui bất tận, chính vì nó đến từ sự gặp gỡ với một người, là Chúa Giê-su, được thể hiện qua chính những quan hệ trong tình yêu.

Với kinh nghiệm của con cái, của ông bà, kinh nghiệm bình thường của đời sống gia đình thường ngày, niềm vui được duy trì đó làm sửng sốt những người cho rằng nó làm kiệt sức. Thật là một phép lạ khi nó luôn luôn được canh tân vì nó là một món quà, niềm vui.


Làm sao chúng ta nói đến niềm vui, chẳng hạn nói cho những thanh thiếu niên nam nữ hôm nay, những đứa con của các đôi vợ chồng ly dị …?

Vẫn có thể nếu anh bám chắc vào lời của Chúa. Thánh Phaolo khen ngợi cộng đoàn vẫn duy trì được niềm vui ngay trong những phiền muộn khổ đau. Nếu niềm vui là một món quà mà bạn chỉ có thể đón nhận, thì bạn phải khẩn xin nó, phải tìm kiếm nó, phải bảo vệ nó. Những thế hệ trẻ phải biết kết nối kết quả của niềm vui với cầu nguyện. Cầu nguyện không chỉ là sự đối thoại với Thiên Chúa nhưng nó là một cơ hội để được tái sinh trong tình yêu. Niềm vui có thể được đón nhận! Chúng ta nhìn thấy những chứng tá mỗi ngày nơi những người đang đau khổ, những người bị bách hại vì công bình, nơi nhiều người di cư. Tôi may mắn được đi đây đi đó, nhìn thấy nhiều người họ nguyền rủa cả thế giới, thậm chí lớn tiếng, vì đơn giản là họ đánh mất niềm vui, niềm vui của Đức Ki-tô, niềm vui của sự tin tưởng!

Thật thú vị khi nhìn thấy niềm vui này tái sinh chính trong sự đau khổ, nó giống như vàng được luyện để trở nên tinh ròng. Nó là một điều gì đó ở trong tâm hồn và không thể tiêu diệt được. Chúa Giê-su nói: không ai có thể lấy mất niềm vui của chúng con. Niềm vui đến từ một sự gặp gỡ, như tôi đã nói trước đó, và khi sự gặp gỡ diễn ra, không thể để nó bị gặm nhấm, bị đè nặng, bị coi thường vì những thử thách trong cuộc sống. Chúng quả thật cho niềm vui một vị đắng; nhưng nó thật sự là một niềm vui bất tận, niềm vui lâu bền, kéo dài, và trở thành một dấu chỉ của “sự mâu thuẫn” rất lớn, đối với thế giới.


Ở nhiều đất nước gia đình vẫn mang một giá trị mạnh mẽ, nhưng trong bối cảnh xã hội, những chính sách về gia đình và xã hội chắc chắn không giúp giới trẻ ý muốn lập gia đình. Vì thế, những cuộc họp như vầy có thể (hoặc phải) trở thành một thông điệp cho các nhà chính trị?

Chắc chắn là như vậy. Chúng ta càng ngày càng kết hôn ít đi, trẻ em càng ngày càng ít hơn, và những người trẻ tuổi nhận ra được những dự án này về đời sống gia đình đã thực hiện như vậy ở một độ tuổi không còn là trẻ nữa. Trong bối cảnh này, đối với tôi thì thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxico đưa ra trong cuộc họp mặt gần đây với giới trẻ Ý, tại trường đua xe ngựa Circus Maximus ở Roma, ngày 11 tháng Tám là rất hữu ích. Một cô gái hỏi ngài nên làm gì khi tình yêu bắt đầu, có phải hoãn lại vì chưa có việc làm, chưa có nhà cửa … Và Đức Thánh Cha nói: khi tình yêu là chân thực, nó rất cấp bách, nó không thể chờ đợi, cần phải phiêu lưu với nó. Vì thế chúng ta cũng vậy, trước đây cũng là giới trẻ, nói rằng: nên phải phiêu lưu trong tình yêu, trải nghiệm niềm vui đến từ tình yêu.

Rồi dĩ nhiên, chúng ta cần phải có những chính sách thuận lợi dành cho giới trẻ, nhưng chúng ta đừng quên rằng gia đình có khả năng tự hỗ trợ cho chính bản thân, một chiều kích ‘tự cứu lấy mình’ còn sâu đậm hơn bề ngoài của nó. Vì vậy cần phải hỗ trợ tốt cho những thế hệ trẻ, phải nuôi dưỡng lý tưởng mạnh mẽ này về hôn nhân và từ đó động viên các bạn trẻ, thông qua và cùng với những chứng tá cụ thể, rằng có thể xây dựng một gia đình và cần phải làm điều đó, trên hết là đừng trì hoãn thời gian kết hôn.


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/8/2018]


Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới (WMOF) Ngày 1 — Tỏa sáng trong bóng đêm

Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới (WMOF) Ngày 1 — Tỏa sáng trong bóng đêm
ẢNH TRÊN: Ameera Ahmed đến Nigeria năm 2003 lúc cô 15 tuổi. Cô chia sẻ về những niềm vui và những nỗ lực trong cuộc sống của một người phụ nữ Công giáo trẻ độc thân ở Ireland ngày nay. ẢNH DƯỚI: (1) Isaac Withers từ Wales và đã tham dự Thượng Hội đồng về Giới trẻ ở Roma. (2) Méabh và Christopher gặp nhau tại Đại hội Thánh Thể lần thứ 50 tại Dublin, 2012. Sau một tình bạn nở hoa, từ chối một việc làm ở Hoa kỳ và vượt qua được những chướng ngại, họ đang lên kế hoạch kết hôn trong năm nay. (3) Pauline và Damien Deraney với đứa con trai 8 tháng tuổi, Samuel, sinh non và mới phát triển như một đứa bé 5 tháng tuổi. Họ chia sẻ việc họ cầu nguyện cho đứa con trai được sống đặt nền tảng trên mối quan hệ của họ và đức tin mạnh mẽ hơn trước đây. (Tất cả ảnh của Daniel Ibáñez/CNA)

22 tháng Tám, 2018


Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới (WMOF) Ngày 1 — Tỏa sáng trong bóng đêm

Giới trẻ với những hy vọng và ước mơ về hôn nhân và gia đình trong thiên niên kỷ thứ ba


Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới lần thứ 9 ở Dubin, Ireland cho thấy những tia sáng trong thời điểm có bóng đen trong Giáo hội.

37.000 người đã đăng ký tham dự Hội nghị Mục vụ, nơi diễn ra những buổi thảo luận giáo lý trọng tâm, và 82.000 vé tham dự Đại hội Gia đình ngày thứ Bảy, 25 tháng Tám tại Công viên Phoenix với Đức Thánh Cha đã được bán ra. Được tổ chức ba năm một lần, sự kiện quốc tế này tụ họp các gia đình trên toàn thế giới đến để kỷ niệm, cầu nguyện và suy tư về tầm quan trọng của hôn nhân và gia đình. Tông huấn Amoris Laetitia (“Niềm vui của tình yêu”) của Đức Thánh Cha Phanxico vang vọng bao phủ khắp chủ đề “Tin mừng của Gia đình: Niềm vui của Thế giới.”

65 cuộc hội thảo cho người lớn, thiếu niên và trẻ em sẽ được tổ chức trong ba ngày về vai trò của công nghệ, ảnh hưởng của sự xung khắc trong gia đình, xây dựng tính ổn định cho kinh tế, việc làm và môi trường, đức tin trong những khía cạnh thường nhật của đời sống gia đình, vai trò làm chủ của người phụ nữ và vai trò của giáo dục trong việc đưa các gia đình thoát nghèo. Khai mạc sự kiện là bốn chứng ngôn đưa ra sự động viên và hy vọng cho các gia đình đến từ 116 quốc gia, và Ireland.


Ameera Ahmed, 30 tuổi

Bạn từ đâu tới?

Tôi gốc từ Nigeria và chuyển đến Ireland năm 2003.

Lý do bạn đến tham dự WMOF?

Tại sao lại không? Đức Thánh Cha sẽ đến! Nó là một lễ hội rất đẹp của đức tin và gia đình. Đối với tôi nó còn hơn cả một cơ hội tuyệt đẹp để gặp gỡ người khác cùng chia sẻ niềm tin và ở một nơi an toàn, nơi tôi có thể cảm thấy thoải mái thể hiện đức tin mà không phải lo lắng rằng tôi có nên che giấu nó đi hoặc người khác có thể phán xét tôi. Chẳng hạn hôm nay tôi đeo một thánh giá, có thể ở nơi khác tôi không cảm thấy thoải mái khi đeo thánh giá vì tôi e rằng người ta có thể suy nghĩ rằng cô này là một Ki-tô hữu, hãy tránh xa cô ta ra. Nó là đại lễ, đại lễ của đức tin.

Đời sống đức tin của bạn ở Nigeria như thế nào so với ở Ireland?

Ở Nigeria thì rất dễ vì khi đó tôi còn nhỏ, lúc đó tôi mới 15 tuổi khi tôi rời quê hương nên nó cũng không phải là vấn đề lớn. Tôn giáo quả thật là một vấn đề rất lớn ở Nigeria do vậy thật không thoải mái nếu bạn nói bạn không tin vào Thiên Chúa, và nó hoàn toàn ngược lại ở đây. Đến đây, tôi nghĩ mình là người thẳng thắn nên ngay từ lúc đầu tôi thường xuyên đi lễ cũng là chuyện bình thường, nhưng tôi nhận thấy không phải tất cả mọi người đều làm vậy, đặc biệt những người dưới 40 tuổi. Rồi với thời gian trôi qua tôi để ý thấy mình bắt đầu che giấu những khía cạnh đức tin của mình. Nếu tôi đi tham dự một buổi diễn nguyện thánh ca thì tôi lại nói là tôi đi xem ca nhạc, không phải là ca nhạc trẻ, v.v.. Tôi nghĩ rằng sau Ngày Giới trẻ Thế giới ở Krakow và WMOF, tôi tìm lại được thêm lòng tự tin để nói về đức tin của tôi nhưng không phải theo cách nói thẳng vào mặt bạn vì tôi có sức mạnh và động lực từ việc tham dự những sự kiện như vầy và biết rằng có rất nhiều người, có thể là những người tôi gặp mỗi ngày và họ có những cái nhìn tiêu cực đối với Giáo hội. Đối với tôi đây là một điều rất tích cực. Đó là lý do tại sao tôi đến đây. Đó là lý do tại sao tôi luôn tham dự những sự kiện tôn giáo.


Isaac Withers, 22 tuổi

Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới (WMOF) Ngày 1 — Tỏa sáng trong bóng đêm

Là một thanh niên, bạn muốn chia sẻ thông điệp gì với những người tham dự WMOF?

Tôi chưa lập gia đình và tôi sinh trong một gia đình tuyệt vời, nhưng đối với tôi văn hóa của những mối quan hệ là điều tôi nghĩ tôi có thể nói. Tôi đã có mặt tại buổi họp trước Thượng hội đồng chuẩn bị cho Thượng Hội đồng về Giới trẻ ở Roma và Đức Thánh Cha Phanxico nói về một thế hệ mất phương hướng và cần một văn hóa gặp gỡ, và với tôi đó là những điều vô cùng mạnh mẽ và tôi đã làm rất nhiều nghiên cứu về nó kể từ đó. Trước đây tôi vẫn nghĩ thế hệ của tôi là bình thường, nhưng nếu anh nhìn đến khía cạnh công nghệ tác động đến con người, khía cạnh truyền thông xã hội ảnh hưởng đến tính tự phụ và trí não, cũng như vấn đề khiêu dâm, cách mà những người còn rất trẻ học về tình dục theo một con đường méo mó, mà đó cũng là kinh nghiệm của tôi trong một gia đình Công giáo tuyệt vời, một vấn đề cần phải khá riêng tư. Rất nhiều người ly dị hơn trước đây, và đó là tất cả những điều thay đổi đang diễn ra và tôi nghĩ chúng ta thật sự có một thế hệ người không được nhìn thấy những chứng tá của tình yêu và đã bị ảnh hưởng bởi những góc tiêu cực của cuộc cách mạng tình dục.

Vì vậy đó là trọng tâm mà tôi muốn nói — rằng lý tưởng về tình yêu hy sinh của Ki-tô giáo là điều mà người ta phải hướng tới chứ không phải một điều gì đó mà văn hóa cổ vũ và cũng chẳng phải là điều gì đó mà chúng ta thường nhìn thấy trong cuộc sống. Nhưng bây giờ tôi cho rằng nó đang là vấn đề hàng đầu vì chúng ta có một thế hệ lớn lên với nó và người ta đã cảm thấy đủ tự tin để nói về những điều này. Phải có một sự đối thoại.


Méabh Carlin, 26 và Christopher Gallen, 28 tuổi 

Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới (WMOF) Ngày 1 — Tỏa sáng trong bóng đêm

Bạn mong chờ điều gì cho Ireland và tất cả những người trẻ tuổi ở đây?

Méabh: Tôi vô cùng hy vọng và thành tâm cầu nguyện để tâm hồn của mọi người được tràn đầy ơn Thánh Thần và đặc biệt là giới trẻ. Chúng ta mới chỉ đan móc được một góc nhỏ trong toàn bộ tấm thảm theo chương trình kỳ diệu của Thiên Chúa. Cuối cùng sẽ là một tiếng gọi trong hành trình mà chúng ta đang bước đi, Đức Ki-tô là tất cả và phải đặt ngài vào trung tâm của hành trình, sống một đời sống cho Ngài, một đời sống tinh tuyền, và noi theo những giáo huấn của Giáo hội về những gì Thiên Chúa sắp đặt cho hôn nhân, nó là một hành trình tuyệt đẹp. Ngay cả những người bạn của chúng tôi, họ không theo những con đường truyền thống, nhưng họ phải chân nhận và nói về những hoa trái mà họ nhìn thấy từ sự bình an và niềm vui của chúng tôi mà chính họ không tìm được cho mình. Như Thánh Gioan Chrysostom nói, “tình yêu của vợ chồng là sức mạnh để gắn kết xã hội lại với nhau.” Chà, thật vinh dự được là sức mạnh đó để Thiên Chúa sử dụng. Thật sự là phấn khởi và đầy hy vọng.


Christopher: Giáo hội Công giáo ở Ireland và cách nó đang được truyền thông đẩy lên trong lúc này, bạn thấy thật sự cần những con người dấn bước tới và nói “Đúng,” Giáo hội Công giáo … đã có quá nhiều những sai lầm nhưng cũng có quá nhiều điều tốt lành đang diễn ra và người tà cần phải bước tới và nói chuyện với những con người tốt lành của Giáo hội Công giáo, và không phải mọi hy vọng đã bị đánh mất. Trung tâm điểm và cốt lõi của tất cả những gì Giáo hội Công giáo đại diện là vô cùng đẹp và tôi cho rằng sự kiện như WMOF thật sự làm mới lại và thắp lên ngọn lửa trong các gia đình của Ireland. Lạy Chúa, đây thật sự là thời gian để nhận biết đức tin và đào sâu đức tin của chúng tôi.


Pauline và Damien Deraney và Samuel (8 tháng tuổi)

Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới (WMOF) Ngày 1 — Tỏa sáng trong bóng đêm

Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới có tác động tới các bạn như thế nào?

Damien: Hôm nay chúng tôi nói lên chứng tá của chúng tôi và chúng tôi đã cho biết hôn nhân dẫn dắt chúng tôi trong cuộc sống như thế nào và có Sam, Sam chào đời sớm hơn ba tháng, vì vậy tôi thật sự hy vọng và cầu nguyện rằng những ơn lành từ sự kiện này sẽ đổ đầy tràn xuống mọi người. Tôi đã có mặt tại Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2000 và ơn lành từ sự kiện đó đến với tôi quá tuyệt vời, vì vậy tôi hy vọng rằng WMOF cũng đón nhận được cùng những ơn lành và ơn phúc xuống trên các gia đình trên toàn thế giới.

Các bạn sống đức tin và phát triển gia đình như thế nào ở Ireland?

Damien: Thời gian này ở Ireland thật khó mà có đức tin ở độ tuổi của tôi. Chúng tôi có một số những cuộc trưng cầu dân ý thú vị trong vài năm qua, nhưng tôi nghĩ rằng khi ở trong nhà thương với Sam đã giúp củng cố đức tin của chúng tôi vì chúng tôi thật sự hy vọng và cầu xin rằng cậu bé con sẽ sống để thoát ra khỏi phòng hồi sức (ICU), và Người đã làm. Tạ ơn Chúa.

Pauline: Tôi cho rằng nếu anh nghĩ đến việc đức tin, việc có đức tin trong đất nước này một cách chung chung, đúng là có thể không dễ dàng để anh ra đường và nói rằng tôi là một người Công giáo. Nhưng ở nhà thì chẳng có gì khó cả và đấy mới là điều quan trọng. Nếu chúng ta có thể sống đức tin ở nhà, thì rồi dần dần chúng ta có thể sống đức tin ở bên ngoài giữa mọi người. Riêng tôi thì tôi không sợ nói rằng tôi là người Công giáo và tôi rất tự hào về điều đó, ngay cả giữa tất cả những vụ bê bối kia, tôi nghĩ là anh phải luôn hướng mắt về Chúa Giê-su và điều đó sẽ giúp anh vượt qua.


[Nguồn: ncregister]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 24/8/2018]


Cựu ngôi sao bóng đá của Manchester United chia sẻ chứng ngôn hùng hồn tại WMOF

Cựu ngôi sao bóng đá của Manchester United chia sẻ chứng ngôn hùng hồn tại WMOF

24 tháng Tám, 2018
25_8: Cựu ngôi sao bóng đá của Manchester United chia sẻ chứng ngôn hùng hồn tại WMOF


Cha Philip Mulryne đã từ bỏ danh vọng và tiền bạc để trở thành một linh mục Công giáo.

Trong ngày thứ hai của Đại hội Gia đình Công giáo Thế giới tại Dublin, một trong những phiên thảo luận với chủ đề “Tôn vinh Gia đình và Thể thao,” và chủ tọa là Đức Giám mục Phaolo Tighe, Thư ký Hội đồng Tòa thánh về Văn hóa.

Trọng tâm của phiên thảo luận làm nổi bật sự hòa quyện thành công giữa đức tin và thể thao, và trong số những diễn giả có cựu ngôi sao bóng đá của đội Manchester United, Cha Philip Mulryne.

Cha Mulryne chơi bóng đá chuyên nghiệp từ năm 1996-2008, và trong thời gian đó cha rất thành công. Theo Cha Mulryne, khi cha “chuyển đến Manchester, tôi gạt đức tin của mình lại sau lưng và đắm chìm trong vật chất và danh vọng của trần gian này … và tôi đã bị lạc lối.” Cha đã sắm các loại xe sang và nhà cửa, Cha Mulryne nói, “và nghĩ rằng chúng sẽ làm tôi hạnh phúc.”

Trong suốt sự nghiệp bóng đá có những dấu hiệu đây đó bắt đầu lay động cha quay trở lại với sự thực hành đức tin Công giáo. Chẳng hạn, khi sang Châu Âu, một bạn trong đội mời cha đi Lễ và họ phải đi nhiều dặm đường mới tìm được một nhà thờ Công giáo. Đó là một sự hy sinh lớn tạo một dấu ấn sâu đậm cho cha. Những thời điểm thúc đẩy lúc này lúc khác bắt đầu tác động đến cha, đưa tâm hồn trở về với Chúa.

Và năm 2007 và 2008, Cha Mulryne bắt đầu nhận ra một lỗ hổng trong cuộc sống, nhận thấy rằng những thứ thuộc về vật chất này không lấp đầy được cho cha. Đồng thời, chị gái của cha bắt đầu gửi các sách Công giáo cho cha và động viên cha thực hành đức tin.

Năm 2009 Cha Mulryne quyết định về nhà, với ý định sẽ quay lại với thế giới bóng đá chuyên nghiệp sau. Tuy nhiên, chị gái của cha đã giúp cha một lần nữa tìm lại đức tin của mình. Cha Mulryne bắt đầu đi Lễ mỗi Chúa nhật và phát triển một đời sống cầu nguyện. Trong tất cả những điều đó, cha bắt đầu nhận ra rằng Thiên Chúa có lẽ đang gọi cha trở thành linh mục.

Và cha từ bỏ giấc mơ trở lại với bóng đá và bắt đầu các môn học cho thiên chức linh mục. Ban đầu cha dự định trở thành linh mục địa phận, nhưng sau lại chuyển sang Dòng Đa-minh của Ireland. Sau nhiều năm đào tạo, Cha Mulryne được truyền chức ngày 10 tháng Bảy, 2017.

Kết luận cho phiên thảo luận, Cha Mulryne đưa ra lời khuyên về cách hòa quyện giữa gia đình, đức tin và thể thao. Cha Mulryne nói, “Đối với tôi, đó là vấn đề có một đời sống quy củ và mọi việc phải theo quy củ. Và khi bạn có đời sống đức tin, gia đình và thể thao đi hài hòa với nhau … tính kiên vững sẽ từ đó giúp bạn sẵn sàng đối phó với bất kỳ khủng hoảng nào trong cuộc sống … nếu bạn chỉ nhắm duy nhất vào sự thành công và thể thao, thì cuộc sống của bạn sẽ vuột ra khỏi sự cân bằng.” Chìa khóa ở đây là giữ mọi việc đúng theo quy củ, để bảo đảm rằng những miếng bả của thế gian không biến bạn bị mê muội rồi bỏ bê đức tin hay gia đình.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 25/8/2018]