Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

Giảng Huấn Kinh Truyền Tin: Sự Cần Thiết Hoán Cải để Theo Chúa Giê-su

Giảng Huấn Kinh Truyền Tin: Sự Cần Thiết Hoán Cải để Theo Chúa Giê-su

“Hoán cải không phải chỉ là thay đổi cách sống, nhưng cả thay đổi cách suy nghĩ”
22 tháng 1, 2017
Giảng Huấn Kinh Truyền Tin: Sự Cần Thiết Hoán Cải để Theo Chúa Giê-su
Angelus / PHOTO.VA - OSSERVATORE ROMANO
Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT bài giảng huấn của Đức Thánh Cha Phanxico hôm nay trước và sau Kinh Truyền Tin giữa trưa tập trung ở Quảng Trường Thánh Phê-rô.
* * *
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em!
Trang Tin mừng hôm nay (x. Mt 4:12-23) tường thuật lại lời giảng dạy của Chúa Giê-su ở Ga-li-lê. Ngài rời Na-za-rét, một ngôi làng nằm trên các ngọn đồi, và dừng chân ở Ca-phác-na-um, một trung tâm quan trọng trên bờ Biển Hồ, là nơi cư ngụ của rất đông người ngoại giáo, một nơi giao nhau giữa Địa Trung Hải và vùng Lưỡng hà. Sự lựa chọn này cho thấy những người đón nhận lời giảng dạy của Ngài không chỉ là những người đồng hương của Người, nhưng là tất cả những người cư ngụ khắp mọi nơi “Ga-li-lê của những người dân ngoại” (c. 15; x. Is 8:23): cứ gọi như vậy. Nhìn từ Giê-ru-sa-lem, vùng đất đó về địa lý nằm ở ngoại vi và là vùng ngoại giáo, cụ thể là tất cả những người không thuộc về dân tộc Israel. Những điều vĩ đại của lịch sử cứu độ chắc chắn không được mong chờ từ Ga-li-lê. Thay vì vậy, nó xuất phát từ đó “ánh sáng” đã bừng lên chiếu rọi, điều mà chúng ta đã suy tư trong các Chúa nhật vừa qua: ánh sáng của Đức Ki-tô. Ánh sáng tỏa ra từ vùng ngoại vi.
Thông điệp của Chúa Giê-su nhắc lại lời của Gioan Tẩy Giả, loan báo về “Nước Trời” (c. 17). Vương quốc này không hàm ý nói về sự thành lập một quyền lực chính trị mới, nhưng là sự kiện toàn của Giao Ước giữa Thiên Chúa và Dân Người, một giao ước khởi đầu một mùa an bình và công bằng. Mọi người được kêu gọi phải hoán cải, để củng cố lại Giao ước với Thiên Chúa, bằng cách biến đổi lại lối suy nghĩ và lối sống. Điều này rất quan trọng: hoán cải không chỉ là thay đổi lối sống, nhưng cả cách suy nghĩ của chúng ta. Đó là sự thay đổi tư tưởng. Nó không phải như thay đổi quần áo nhưng là thay đổi các thói quen! Điều làm Chúa Giê-su khác biệt với Gioan Tẩy Giả là phong cách và phương pháp. Chúa Giê-su chọn cách làm người rao giảng đi khắp nơi. Người không đứng đội người ta tới, nhưng đi để gặp gỡ họ. Chúa Giê-su luôn luôn di chuyển! Những nơi Ngài thực hiện sứ mạng đầu tiên là dọc theo Biển Hồ Ga-li-lê, để tiếp xúc với các đám đông, đặc biệt những ngư dân. Chúa Giê-su không chỉ loan báo Nước Chúa đang gần đến ở đó, nhưng còn đi tìm những người hỗ trợ cho sứ mạng cứu độ của Ngài. Cũng tại đây Ngài gặp hai cặp anh em: Si-mon và An-rê, Gia-cô-bê và Gio-an. Ngài gọi họ và nói: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá” (c. 19). Tiếng gọi đến với các ông ngay giữa mọi công việc thường ngày: Thiên Chúa tỏ lộ Người cho chúng ta không phải theo một cách phi thường hay giật gân, nhưng là trong đời sống thường ngày của chúng ta. Chúng ta phải tìm kiếm Thiên Chúa ở đó; và Người tỏ lộ ở đó, hãy để cho con tim chúng ta cảm nhận tình yêu của Người; và từ đó — bằng cuộc đối thoại này với Ngày trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta — tâm hồn chúng ta sẽ thay đổi. Thái độ đáp lại của bốn ngư phủ là dứt khoát và ngay lập tức: “Ngay lập tức họ bỏ chài lưới và đi theo Người” (c. 20). Thực ra, chúng ta đều biết rằng các ông trước đó đã là môn đệ của Gioan Tẩy Giả, và cũng biết rằng nhờ chứng tá của ông, họ đã bắt đầu tin Chúa Giê-su là Đấng Mê-xi-a (x. Ga 1:35-42).
Chúng ta là những Ki-tô hữu hôm nay, có niềm vui loan báo và làm chứng nhân cho đức tin của chúng ta vì đã có sự loan báo ban đầu đó, vì đã có những con người khiêm nhường và dũng cảm đó dám đáp lại tiếng gọi của Chúa Giê-su một các quảng đại. Cộng đoàn các môn đệ đầu tiên của Đức Ki-tô được thành lập trên bờ Biển Hồ, trong một miền đất không ai nghĩ đến. Nguyện xin cho ý thức của những khởi đầu này gợi lên trong chúng ta lòng khát khao đem Lời Người, tình yêu và sự nhân hậu của Chúa Giê-su đến mọi bối cảnh, thậm chí ở những nơi khó khăn nhất và bị kháng cự nhiều nhất. Để mang Lời Người đến mọi vùng ngoại vi! Mọi vùng đất sống của con người đều là nơi để gieo hạt giống Tin mừng, để Lời trổ sinh hoa trái cứu độ.
Nguyện xin Mẹ Maria Đồng Trinh trợ giúp chúng ta, bằng sự can thiệp của tình mẫu tử của Mẹ, biết đáp lại tiếng gọi của Chúa Giê-su với sự vui mừng, và đặt chúng ta vào vị trí phục vụ Nước Chúa.
*************
Sau Kinh Truyền Tin
Anh chị em thân mến,
Chúng ta đang trong Tuần lễ Cầu cho Sự Hiệp Nhất Ki-tô hữu. Chủ đề năm nay lấy từ lời kêu gọi của Thánh Phao-lô, vạch ra cho chúng ta con đường đi. Và lời ngài nói: “Tình yêu Thiên Chúa thôi thúc chúng tôi hiệp nhất” (x. 2 Cr 5:14). Chúng ta sẽ kết thúc Tuần Cầu Nguyện vào thứ Tư tuần tới bằng Lễ Mừng trong Vương Cung Thánh Đường Thánh Phao-lô Ngoài Thành, trong đó có các anh chị em của các Giáo Hội và Cộng Đoàn Ki-tô khác hiện diện tại Roma tham dự. Tôi mời gọi anh chị em hãy kiên gan trong lời cầu nguyện, để lòng mong ước của Chúa Giê-su được thực hiện: “Để tất cả họ nên một” (Ga 17:21).
Trong những ngày qua, một trận động đất và tuyết lở nặng lại đặt những anh chị em của chúng ta ở vùng Trung Ý vào sự thử thách ác nghiệt, đặc biệt ở Abruzzo, Marches và Lazio. Bằng lời cầu nguyện và lòng yêu thương, cha rất gần gũi với những gia đình có các nạn nhân là những người thân yêu nhất của họ. Tôi động viên tất cả những ai cam kết với lòng quảng đại lớn trong những công việc giải cứu và hỗ trợ, cũng như các Giáo hội địa phương, những người đang hy sinh thời gian để làm dịu bớt những đau khổ và khó khăn. Xin cảm ơn anh chị em rất nhiều vì sự gần gũi này, vì công việc của anh chị em và sự giúp đỡ cụ thể mà anh chị em mang đến. Xin cảm ơn! Và tôi mời gọi anh chị em cùng hiệp thông cầu nguyện với Đức Mẹ của chúng ta cho các nạn nhân và cũng cho những người với lòng quảng đại lớn đang tham gia vào những công việc giải cứu.
[Đọc Kinh Kính Mừng]
Ở vùng Viễn Đông và nhiều nơi trên thế giới, hàng triệu người đang chuẩn bị đón mừng Năm Mới Âm Lịch vào ngày 28 tháng Một. Tôi xin gửi lời chào đến từng gia đình, với lời cầu chúc rằng mỗi gia đình trở thành một trường học trong đó mọi người học cách tôn trọng nhau, tiếp xúc và chăm sóc cho nhau bằng thái độ vị tha. Nguyện xin niềm vui yêu thương được nhân rộng trong các gia đình và từ đó lan tỏa ra toàn xã hội.
Tôi xin chào tất cả anh chị em, các tín hữu của Roma và những anh chị em hành hương từ nhiều quốc gia khác nhau, đặc biệt nhóm giới trẻ từ Panama và các sinh viên của Học viện “Diego Sanchez Institute of Talavera la Real (Tây Ban nha).
Tôi xin chào các thành viên của Liên Đoàn Công giáo các Nhà giáo, các Hiệu trưởng, các Nhà Giáo dục và các Nhà Đào tạo vừa kết thúc Đại hội Quốc gia lần thứ 25, và tôi xin chúc tất cả hoạt động công việc giáo dục đầy hiệu quả, kết hợp với gia đình — luôn kết hợp với gia đình!
Tôi xin chúc tất cả anh chị em một Chúa nhật tốt lành và đừng quên cầu nguyện cho tôi. Xin chúc bữa trưa ngon miệng và hẹn gặp lại!
[Văn bản gốc: tiếng Ý]  [bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT]

[Nguồn: zenit]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 23/01/2017]



Những quan tâm của người Công giáo trước lễ nhậm chức của Tổng thống Trump

Những quan tâm của người Công giáo trước lễ nhậm chức của Tổng thống Trump

Preparations for the inauguration of U.S. President Donald Trump on Friday January 20th in Washington D.C. - AFP
Những chuẩn bị cho lễ nhậm chức của Tổng thống Hoa kỳ Donald Trump hôm thứ Sáu 20 tháng Một tại thủ đô Washington D.C. - AFP
20/01/2017 15:18
(Vatican Radio) Thứ Sáu 20 tháng Một đánh dấu ngày Donald Trump tuyên thệ nhậm chức tổng thống thứ 45 của Hoa kỳ, theo sau một chiến dịch tranh cử gây nhiều chia rẽ rất  lớn trong dân tộc.
Ông Trump sẽ tham dự một nghi thức tại Nhà thờ Thánh Công hội Thánh Gioan gần Tòa Bạch Ốc và tuyên thệ nhậm chức trước khi đọc diễn văn nhậm chức trong Điện Capitol Hill.
Ông và phó tổng thống Mike Pence sau đó dẫn đầu đoàn diễu hành, dưới an ninh được thắt chặt, dọc theo Đại lộ Pennsylvania mà chắc chắn sẽ có những dòng đông đảo người dân ủng hộ và cả những người chống lại những quan điểm và chính sách của tân tổng thống.
Massimo Faggioli là một nhà sử học, một tác giả và giáo sư môn thần học tại Đại học Villanova của Hoa kỳ. Ông nói với Philippa Hitchen về những mong chờ của ông trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump và những chia rẽ đã đánh dấu trong Giáo hội Công Giáo trước ngày nhậm chức này.
Giáo sự Faggioli lưu ý rằng trong suốt chiến dịch tranh cử đa số các giám mục Hoa kỳ tập trung rất nhiều đến vấn đề phá thai mà ông mô tả là “vấn đề minh định duy nhất về chính trị Hoa kỳ từ một quan điểm tôn giáo.” Như vậy, ông nói, điều quan tâm chính của các giám mục “không phải về vấn đề tuyển chọn một tổng thống mới, nhưng về sự điều chỉnh trong tương lai của Tối Cao Pháp Viện. Vì thế những cam kết bổ nhiệm các chánh án chống phá thai của ông Trump nhận được sự đồng tình của đại đa số các giám mục Mỹ, những vị không chú ý đến phần còn lại đầy rắc rối của thông điệp của ông Trump.”
Faggioli lưu ý rằng Giáo hội Công giáo là Giáo hội lớn nhất và quan trọng nhất trong cả nước, nghĩa là nó tiến đến “mọi vĩ tuyến, mọi tiểu bang, mọi thành phần xã hội, mọi sắc tộc, mọi văn hóa, vì vậy nó có một trách nhiệm đặc biệt mà tôi nghĩ rằng nó đã không hoàn tất một cách trọn vẹn trong năm qua.”
Faggioli tin rằng Nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump sẽ không thể đoán trước được theo nhiều mức độ, tùy thuộc phần lớn vào chừng mực “hoặc ông ta sẽ là tổng thống thực sự” hay phó tổng thống Pence - một người trước đây là Công giáo “hiểu biết về nền tảng tôn giáo tốt hơn ông Trump rất nhiều” - sẽ đóng vai trò lớn. Một trong những nét đặc trưng thú vị của cuộc tranh cử, ông nói thêm, là “khả năng của ông Trump hoàn toàn phớt lờ mọi sự dàn xếp văn hóa và những người có trách nhiệm giữ gìn văn hóa, trong đó có các giám mục Công giáo.
Bình luận về những mối quan hệ với Vatican, ông Faggioli nói thường thường các giám mục địa phương có vai trò vẽ những đường biên và bảo vệ những vị trí Giáo hội, trong khi Vatican là “người diễn vai thực dụng.” Nhưng trong tình huống này, ông nói rằng Vatican có thể “phải diễn cả hai vai trò đối với Trump,” tôn trọng ông ta là một nguyên thủ đắc cử, và đồng thời, dựa trên trọng tâm chú ý của Đức Giáo hoàng về các vấn đề như di cư và tị nạn, Vatican “cũng sẽ phải diễn vai vẽ các đường biên như các giám mục Hoa kỳ từ trước đến nay phải miễn cưỡng làm.” Ông nói đến quan điểm thực dụng, chờ xem chuyện gì sẽ diễn ra mà các giám mục đã thể hiện trong hội nghị thường niên vừa rồi, ngược lại với những tuyên bố ồn ào tám năm trước sau lần trúng tuyển của Tổng thống Obama.
Được hỏi về những lĩnh vực hội tụ có thể có giữa giáo hoàng và tân tổng thống, Faggioli cho biết cả hai người quan tâm lo lắng đến “một kiểu toàn cầu hóa không có quy định và không tôn trọng những nhu cầu của lực lượng lao động quốc gia.”

[Nguồn: radiovaticana]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 22/01/2017]