Thứ Ba, 19 tháng 7, 2016

Ngành khảo cổ tìm ra ánh sáng mới về người Phi-li-tinh

Ngành khảo cổ tìm ra ánh sáng mới về người Phi-li-tinh

Một nghĩa trang cổ xưa đam chúng ta mặt đối mặt với người Phi-li-tinh.

THOMAS L. MCDONALD
13/07/2016
Photo copyright Leon Levy Expedition
Một thành viên của nhóm phân tích nhân chủng học, Rachel Kalisher, ghi chép tài liệu một bộ xương thuộc thế kỷ 10-9 trước Chúa Giáng sinh
– Ảnh bản quyền Leon Levy Expedition
Cuối cùng những quân địch của dân Israel cũng được tiết lộ.
Lần đầu tiên trong lịch sử, các nhà khảo cổ đã được mặt giáp mặt với người Phi-li-tinh trong một lần khai quật một nghĩa địa cổ đại ở Ashkelon, và những câu hỏi không có câu trả lời lâu nay cuối cùng đã được trả lời. Người Phi-li-tinh là ai? Họ chôn người chết như thế nào? Họ từ đâu đến? Những khám phá được thông báo tuần này đang làm thay đổi cái hiểu của chúng ta về tất cả những điều này. Nó là một loại thông tin sẽ dẫn đến việc phải viết lại những văn bản sách.
Năm nay đánh dấu đỉnh cao của nhóm Leon Levy Expedition, nhóm đã làm công việc đào bới tại thành phố cảng Ashkelon từ năm 1985, với sự tập trung vào khu nghĩa địa trong 3 năm qua. Sự công bố những khám phá của nhóm trùng khớp với dịp khánh thành triển lãm Ashkelon: Một Cái nhìn về quá khứ, 30 năm với Leon Levy Expedition tại Viện bảo tàng Khảo cổ Rockefeller ở Jerusalem. Rất nhiều vật tìm được ở Ashkelon và những khu vực khác đang được trưng bày, trong đó có một con bê bằng bạc niên đại thế kỷ 16 trước Chúa Giáng sinh.
Nghĩa địa 3.000 năm tuổi nằm ngay bên ngoài bức tường thành  Ashkelon, một trong 5 thành phố chính của Phi-li-tinh, và đại diện nghĩa địa đầu tiên chính xác của người Phi-li-tinh từng được khám phá. Một ứng cử viên duy nhất khác là một nghĩa địa ở Azor, tại biên giới của địa hạt của người Phi-li-tinh, và các ngôi mồ tại đồi Farah và Eitun. Nhưng những  nơi này nằm thuộc vùng giới hạn sự ảnh hưởng của người Phi-li-tinh, chứ không phải nằm sâu trong vùng trung tâm, và có câu chuyện rất khác.
Cho đến bây giờ, người ta cho rằng hỏa táng hoặc chôn trong quan tài hình người bằng gốm sứ kiểu Ai-cập là phổ biến cho hình thức chôn cất của người Phi-li-tinh. Ở Ashkelon, hơn 210 xác được tìm thấy trong 150 nơi chôn cất niên đại từ thế kỷ 11 đến 8 trước Chúa Giáng sinh hầu như tất cả đều năm trong các lỗ chôn hình bầu dục với những đồ mai táng. Chỉ có 4 trường hợp hỏa táng. Ngoài ra, có 4 mồ chôn bằng đá khối — tất cả được làm với những công cụ tinh xảo và dụng cụ xây hình vuông chứ không phải là những tảng đá vỡ hay đá — được tìm thấy tại vị trí này. Ngôi mộ đẹp nhất, được làm bằng những khối đá sa thạch, được tìm thấy cùng với cánh cửa bằng đá đã bị trật ra khỏi khớp, cả xác và đồ dùng đã bị những kẻ trộm đánh cắp từ rất lâu.

Những ngôi mộ nói lên điều gì

Điều này kể cho chúng ta một điều rất đặc biệt: người Phi-li-tinh về văn hóa không phải là dân Ca-na-an. Thực vậy, họ không giống như bất kỳ dân tộc nào trong vùng lân cận, và cách chôn cất của  họ cùng những yếu tố khác cho thấy rằng họ có lẽ có nguồn gốc trong vùng Aegean. Người Ca-na-an và Israel thời kỳ Đồ Đá có cách chôn cất nhiều tầng. Xác được để ở ngoài, thường trong một cái hòm bằng đá cắt, cho đến khi phân hủy còn lại bộ xương. Khoảng 1 năm sau khi chết, xương sẽ được di chuyển vào trong các hốc đá trong mồ hay trong cái tiểu, hay trong một vài cái hòm chạy dọc dưới ghế mồ để chừa chỗ trống cho một xác người khác.
Người Phi-li-tinh hoàn toàn không làm như vậy, và cách chôn cất một tầng như vầy là một khám phá khác thường trong vùng. Thậm chí khi một cái mộ được mở ra để đưa thêm một xác người mới vào, thì xác người cũ trong đó không hề bị đụng chạm. Điều này cho thấy một cách hiểu khác hoàn toàn về mối quan hệ giữa người sống và người chết và thái độ đối với xác người chết.
Một nét riêng khác là sự vắng mặt của những ngôi mộ trẻ em, để lại câu hỏi bỏ ngỏ là họ đã làm gì với xác các trẻ. Đặc biệt là, những cái chết có vẻ tự nhiên, không có tổn thương gợi ra cái chết vì bạo lực.
Mặc dù hầu hết mọi người đều được chôn không có vật dụng chôn kèm theo, cũng có nhiều thứ được tìm thấy tại khu vực làm tăng thêm phần hiểu biết của chúng tôi về người Phi-li-tinh. Những vật dụng chôn theo kể câu chuyện về những mối ràng buộc thương mại gần gũi của Philistia với Phoenicia và cảng thương mại của nó ở Tia và Xi-đôn. (“Bởi vì Ngày ấy đến tiêu diệt mọi người Phi-li-tinh, khiến cả Tia lẫn Xi-đôn không còn sót lại ai để tiếp cứu. Phải, ĐỨC CHÚA tiêu diệt người Phi-li-tinh, là cư dân đảo Cáp-to còn sót lại.,” Jeremiah 47:4) Những đồ vật thường thấy nhất là những cái ca uống nước Phoenic nhỏ có trang trí, cùng với những cái chén và vò đựng. Một cách bài trí cẩn thận gồm một vò đựng với một cái ca uống nhỏ để bên trong và một cái chén ở trên được tìm thấy  trong rất nhiều mộ.
Vũ khí và đồ trang sức cũng có trong các ngôi mộ, gồm nhẫn, vòng đeo tai, vòng đeo tay, vòng đeo cổ làm bằng đồng thau. Cacnelian — một loại đá nâu đỏ được coi là giá trị thấp hơn — được dùng để  làm các hột chuỗi, và các vỏ ốc được xâu xen lẫn trong một số đồ vật. Cũng có một số đồ bạc tinh xảo.Vũ khí ít thấy hơn, có một người đàn ông được chôn cùng với một ống tên và những mũi tên bằng đồng. Đồ trang sức hình bọ hung và các lá bùa cũng có trong một số ngôi mộ.
Tuy nhiên, những khám phá vĩ đại nhất có thể vẫn sẽ còn tiếp tục. Vì các nhà khảo cổ hiện nay có được những di tích rõ ràng thuộc người Phi-li-tinh, họ có thể thực hiện kiểm tra DNA để xác định xem những dân tộc này từ đâu tới, họ ăn gì, họ bị những chứng bệnh gì, và có thể là tại sao họ chết. Sách A-mốt 9:7 kể cho chúng ta biết “Chẳng phải Ta đã đưa Ít-ra-en lên khỏi đất Ai-cập, cũng như đưa người Phi-li-tinh khỏi Cáp-to và người A-ram khỏi xứ Kia đó sao?” Cáp-to được cho là dân Crete, và bây giờ những khám phá ở Ashkelon dường như khẳng định rằng họ thực sự đến từ Aegean, mang theo những nghề thủ công và xây dựng của riêng họ và hòa trộn nó với những gì họ tìm được ở Israel thế kỷ 12 trước Chúa Giáng sinh. Kiểm tra DNA cũng có thể mở khóa cho biết những xác đó có liên hệ gì với nhau và với dân tộc họ đã định cư.



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 15/07/2016]



18 thời khắc đặc biệt trong đời sống thường nhật khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa

18 thời khắc đặc biệt trong đời sống thường nhật khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa

"Thiên Chúa hoạt động trong sự khiêm nhường và im lặng; "trình diễn" không phải là phong cách của Người! - Đức Thánh Cha Phanxico
16/03/2015

Tôi thường xuyên nghe nói rằng, “Chúa đã bỏ rơi tôi, Chúa không lắng nghe tôi,” hay “Tôi chẳng biết Chúa ở đâu hết.” Cuộc sống chúng ta thường quá vội vã, bị cuốn vào những thói quen và hàng ngàn các hoạt động do thế giới ngày nay đòi hỏi. Những hoạt động như vậy có thể làm chúng ta đánh mất ý nghĩa cuộc sống và cuối cùng cảm thấy mất phương hướng, cô đơn.
Thiên Chúa, Đấng Tạo hóa của chúng ta, luôn hiện diện, cho dù chúng ta không cảm nhận thấy Người. Nếu chúng ta chú ý thêm một chú, và chúng ta dừng lại để suy nghĩ một lát, chúng ta có thể nhận ra rằng, quả thực, trong một bước chúng ta đi, trong mọi hoàn cảnh chúng ta sống, tốt hay xấu, đều có Thiên Chúa. Người hiện diện, mong mỏi rằng chúng ta nghe thấy tiếng Người và mừng vui khi chúng ta tìm thấy Người. Tôi nghĩ rất nhiều chúng ta có thể tin tưởng hơi sai lầm rằng chúng ta chỉ có thể tìm thấy Thiên Chúa trong những thời khắc vô cùng đặc biệt; những thời khắc chìm sâu vào cầu nguyện hay những phép lạ siêu nhiên. Và đúng là Thiên Chúa trong những thời khắc đó, nhưng Người cũng ở bên cạnh chúng ta trong mỗi bước chúng ta đi, chờ đợi chúng ta mở cửa và lắng nghe giọng nói của Người, sự chăm sóc của Người, lời dạy bảo của người và thậm chí cả sự hài hước của Người nữa. Ở đây chúng tôi xin trình bày 18 tình huống trong cuộc sống hàng ngày qua đó Thiên Chúa thể hiện sự hiện diện của Người với chúng ta.
Về phần thần, thầy sẽ ở lại cùng anh em cho đến ngày tận thế. (Mt 28:20)


1.  Khi tôi tỉnh giấc và ý nghĩ đầu tiên là về Thiên Chúa.
When I wake up and my first thought is for God.
Tôi mở mắt và nhận ra rằng cuộc sống của tôi là một ân sủng của tình yêu không bờ bến. Bất chấp những giây phút khó khăn.
2.  Khi tôi có thể chia sẻ những ân sủng.
When I can share my gifts.
Có những lúc tôi nhận ra những kỹ năng và ân sủng là dành cho riêng tôi, chẳng hạn có thể cho những lời khuyên tốt, sửa chữa cái gì đó, vẽ tranh cho con cái, ca hát, ngay cả những nụ cười … ân sủng làm cho tôi trở nên nhân vị duy nhất và không thể thay thế được, đúng như ý định của Thiên Chúa dành cho tôi.
3.  Khi sự tức giận chiếm trọn tôi, nhưng đột nhiên tôi có thể dừng lại và đánh giá phản ứng của tôi.
When anger overcomes me, but then suddenly I'm able to pause and assess my reaction.
Sự hiện hữu của suy tư này trong cuộc sống của tôi là một dấu chỉ cho biết có điều gì đó đánh động tôi. Rằng tôi không đơn thuần bốc đồng. Sự ý thức tiết lộ sự hiện diện của Chúa trong tôi.
4.  Khi tôi cảm thấy cô đơn, nhưng rồi một hình ảnh an ủi tôi (trước khi tôi rơi vào sự tuyệt vọng).
When I feel lonely, but then an image comforts me (before I slip into despair).
Rất nhiều lần trong những giây phút cô đơn và tuyệt vọng, quay sang thập giá của Đức Ki-tô làm cho những đau khổ và phiền muộn của tôi có ý nghĩa. Người đã gánh lấy chúng trước khi tôi chịu đựng chúng.
6.  Khi tôi có những giây phút cô độc và cầu nguyện.
When I have moments of solitude and prayer.
Ngày này sang ngày  khác có thể làm tôi không còn giờ để cầu nguyện. Nhưng những thời khắc đó, những giây phút đó, khi tôi có thể chọn để có thời gian cầu nguyện vào cuối ngày là sự an ủi cho tôi. Những giây phút nghỉ ngơi trong ngày bên Người, một giây phút dâng lời tạ ơn, tìm sự an ủi.
6.  Khi nỗi đau của người khác trở thành của tôi.
When the pain of others becomes my pain.
Nhìn thấy nỗi đau của những người khác. Những người tôi sẽ không bao giờ gặp, hay ở những nơi tôi có thể không bao giờ đến và bất chợt tôi cảm thấy dường như những nỗi đau đó là của tôi. Đó là dấu chỉ của Chúa trong tôi. “Ngươi hãy yêu anh em như chính bản thân mình.” (Mc 12)
7.  Khi tôi nhìn thấy những kỳ quan của công trình tạo dựng của Người.
When I see the wonders of his creation.
Chiêm ngắm những kỳ quan của tạo hóa làm tôi trở thành một chứng tá của trật tự đó. Tôi được nhắc nhở rằng thế giới tiếp tục theo một trật tự và không phải là tùy tiện.
8.  Khi tôi chứng kiến tình yêu các con tôi dành cho nhau.
When I witness the love that my children have for each other.
Một cái hôn ngây thơ của những đứa trẻ cho tôi thấy dấu chỉ của Thiên Chúa. Hãy dạy chúng biết yêu từ tuổi thơ.
9.  Khi tôi nhìn thấy niềm vui của những người đã dâng hiến cuộc đời cho Thiên Chúa.
When I see the joy of people who have dedicated their lives to God.
Tôi luôn luôn bị sửng sốt trước niềm vui của những người bạn của tôi trong đời sống tu trì. Khi chúng tôi nói chuyện, khi tôi nhìn thấy cách họ chào đón nhau. Cuộc sống của họ lóe lên một niềm vui đến từ một điều gì đó lớn lao hơn, một cộng đoàn bền vững, một sự hiệp nhất đặc biệt với Chúa.
10.  Những khuôn mặt bé nhỏ đầy sự nuối tiếc.
Their little faces full of regret.
Khi những đứa con của tôi chơi những trò tinh nghịch rồi chợt hiểu ra là chúng đã có hành động xấu. Tiếc nuối: quan trọng phải bắt đầu lại. Thiên Chúa ở đó để dạy tôi cách làm một người mẹ và hướng dẫn chúng có những hành vi tốt.
11.  Khi tôi giúp người khác.
When I help others.
Tình yêu là phải có cho đi và phục vụ. Bất cứ khi nào tôi giúp người khác, bạn bè hay người lạ, tim tôi rạo rực niềm vui và tôi thấy ý nghĩa của điều răn mới Chúa Giê-su để lại cho chúng ta: yêu Chúa trên hết mọi sự và yêu anh em như chính mình.
12.  Khi tôi nhớ về những người thân yêu không còn nữa.
When I remember my loved ones that are not longer here.
Nhớ về những người tôi yêu mà không còn nữa, như ông bà, chú bác, và bạn bè. Thiên Chúa luôn đến trong ý nghĩ của tôi với sự an ủi của Người và lời hứa rằng chúng tôi sẽ gặp lại nhau trong cuộc sống vĩnh hằng.
13.  Khi mừng hồng ân có được những người bạn tốt.
When celebrating the gift of having good friends.
Ân sủng tình bạn cho phép tôi chia sẽ với những người khác kinh nghiệm của tôi, những kỷ niệm, những ngày tốt đẹp và những ngày buồn. Tình bạn là một hồng ân tuyệt vời. “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình." (Gioan 15:13)
14.  Khi tôi ngạc nhiên vì sức mạnh sáng tạo lớn lao của con người.
When I am surprised by the immense creative powers of man.
Chứng kiến tất cả những thứ nhân loại đã có thể sáng tạo ra, những đỉnh cao của sức tưởng tượng chúng ta đã đạt tới, tiết lộ cho tôi thấy Đấng Tạo hóa đã thúc đẩy nhờ đó mà chúng ta đạt tới.
15.  Khi những đám mây nhắc tôi nhớ đến thiên đàng … Các bạn cũng nghĩ về điều đó chứ?
When the clouds remind me of heaven... Haven´t you thought about it, too?
Ngắm nhìn bầu trời và cảm nhận nỗi nhớ nhung vô biên, niềm vui này nhắc tôi nhớ rằng tôi được gọi để sống một đời sống bất diệt.
16.  Khi tôi tạ ơn vì có thể cảm nhận tình yêu trong tôi.
When I am thankful to be able to feel love in my heart.
Yêu chân thành làm tim tôi ngập tràn niềm vui và cho phép tôi cho đi bản thân. Ước muốn cho đi mọi thứ vì yêu. Yêu theo cách Chúa yêu tôi.
17.  Trong những giây phút khi tôi nhận ra tim tôi đau nhói vì tính phù du của cuộc đời.
In those moments when I realize my heart aches over the fleetingness of life.
Nhớ rằng cuộc đời này chỉ là tạm thời nhưng đích đến là cuộc sống vĩnh hằng. Đây là một ý thức tất cả chúng ta đều có. Nó là đánh dấu của Thiên Chúa chuển bị chúng ta vào cuộc sống muôn đời.
18.  Khi bất chợt tôi có ý tưởng nhưng tôi không biết chúng từ đâu đến.
When suddenly I have thoughts but I don't know where they came from.
Rất nhiều lần chúng ta có lời nói đúng đắn, giải pháp hay đột nhiên có cảm hứng nhưng chúng ta không biết  nó từ đâu đến. Tuy nhiên, nó luôn đến đúng lúc. Nó cho thấy rằng có ai đó bên cạnh tôi thì thầm với tôi và luôn chăm sóc tôi.

About Silvana Ramos


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 19/07/2016]