Thứ Tư, 11 tháng 11, 2020

'Người Kitô giáo và Ấn giáo: Khơi dậy sự tích cực và niềm hy vọng trong Đại dịch Covid-19 và xa hơn'

'Người Kitô giáo và Ấn giáo: Khơi dậy sự tích cực và niềm hy vọng trong Đại dịch Covid-19 và xa hơn'

Diwali Lamp - Pixabay

'Người Kitô giáo và Ấn giáo: Khơi dậy sự tích cực và niềm hy vọng trong Đại dịch Covid-19 và xa hơn'

Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn chúc mừng Lễ Diwali của người Ấn giáo

06 tháng Mười Một, 2020 14:27

STAFF REPORTER


Lễ Diwali được tất cả mọi người theo Ấn giáo mừng kính, và được gọi là Deepavali, hoặc là “hàng đèn dầu”. Ý nghĩa tượng trưng dựa theo thần thoại cổ đại, nó tượng trưng cho sự chiến thắng của sự thật trước những dối trá, ánh sáng trước bóng tối, sự sống trước cái chết, và cái thiện trước cái ác.

Chính lễ kỷ niệm kéo dài ba ngày, đánh dấu sự khởi đầu của một năm mới, hòa giải gia đình, đặc biệt là giữa các anh chị em, và thờ cúng Thần.

Năm nay, lễ sẽ được nhiều người theo Ấn giáo tổ chức vào ngày 14 tháng Mười Một năm 2020.

Thông điệp được ký bởi Đức Hồng y Miguel Ángel Ayuso Guixot, chủ tịch M.C.C.J., và Đức ông Indunil Kodithuwakku Janakaratne Kankanamalage, là thư ký, cũng được gửi bằng tiếng Hindi.


Dưới đây là toàn văn thông điệp:

Người Kitô giáo và Ấn giáo: Khơi dậy tính tích cực và niềm hy vọng trong đại dịch Covid-19 và xa hơn

Các bạn Hindu thân mến,

Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn xin gửi lời chào nồng ấm nhất và những lời chúc tốt đẹp nhất đến các bạn nhân dịp lễ Deepavali, mà năm nay các bạn tổ chức vào ngày 14 tháng Mười Một. Giữa những khó khăn của đại dịch Covid-19, ước mong rằng ngày lễ vô cùng ý nghĩa này sẽ xua tan mọi đám mây sợ hãi, lo âu và lo lắng, và lấp đầy tâm hồn và tâm trí các bạn bằng ánh sáng của tình bạn, lòng quảng đại và tình liên đới!

Với Thông điệp Deepavali năm nay, Hội đồng Giáo hoàng với nhiệm vụ thúc đẩy đối thoại và hợp tác liên tôn tiếp tục truyền thống quý báu của mình là gửi đến các bạn những lời chúc mừng lễ và một vài suy tư phản ánh mang tính thời đại. Đây là Thông điệp thứ hai mươi lăm trong những Thông điệp đó, nhằm công nhận, duy trì và trân quý những điều tốt đẹp có trong cả hai truyền thống tôn giáo và những gia sản thiêng liêng của chúng ta (xem Nostra Aetate, 2). Dù chỉ là một bước nhỏ theo hướng đánh giá cao và hợp tác giữa các tôn giáo, trong những năm qua, những Thông điệp này đã làm vững mạnh và thúc đẩy đối thoại và hòa hợp giữa Ấn giáo - Kitô giáo ở các cấp độ khác nhau. Chúng tôi sẵn sàng tiếp tục truyền thống cao quý này nhằm mục đích rèn luyện, bồi đắp và tiến xa hơn nữa những mối quan hệ tương hỗ giữa người Ấn giáo và Kitô giáo như một phương cách để cùng nhau làm việc vì lợi ích của chúng ta và vì lợi ích của toàn nhân loại.

Năm nay, trước sự bùng nổ của đại dịch Covid-19, chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn một số suy nghĩ về sự cần thiết phải khích lệ tinh thần lạc quan và hy vọng vào tương lai, ngay cả khi đối mặt với những trở ngại dường như không thể vượt qua, những thách thức về kinh tế xã hội, chính trị và tinh thần, và sự lo lắng, không chắc chắn và sợ hãi lan rộng.

Những nỗ lực của chúng ta để làm như vậy chắc chắn dựa trên niềm tin của chúng ta rằng Thượng Đế, Đấng đã tạo dựng nên chúng ta và nâng đỡ chúng ta, sẽ không bao giờ bỏ rơi chúng ta. Một lời động viên để trở nên lạc quan nghe có vẻ không thực tế đối với những người đã mất đi người thân yêu hoặc sinh kế, hoặc cả hai. Ngay cả niềm hy vọng và tính tích cực mạnh mẽ nhất cũng có thể biến tan trong những tình huống bi thảm do đại dịch hiện nay gây ra và những ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đối với cuộc sống hàng ngày, đối với nền kinh tế, sự chăm sóc sức khỏe, giáo dục và thực hành tôn giáo. Tuy nhiên, chính niềm tin tưởng vào sự quan phòng của Thượng Đế đã truyền cảm hứng để chúng ta luôn giữ lạc quan và làm việc để thắp lên niềm hy vọng giữa xã hội của chúng ta.

Trên thực tế, đại dịch đã mang đến một số thay đổi tích cực trong cách nghĩ và cách sống của chúng ta, cho dù có những đau khổ chưa từng có mà nó đã gây ra trên toàn thế giới và sự phong tỏa đã làm gián đoạn cuộc sống bình thường của chúng ta. Những kinh nghiệm về sự đau khổ và ý thức trách nhiệm với nhau đã mang lại cho cộng đồng chúng ta sự đoàn kết và lòng quan tâm, qua những hành động nhân ái và từ bi đối với người đau khổ và những người đang gặp khó khăn. Những tín hiệu của sự đoàn kết như vậy đã khiến chúng ta biết đánh giá sâu sắc hơn tầm quan trọng của việc chung sống, sự thật rằng chúng ta thuộc về nhau và chúng ta cần nhau vì hạnh phúc cho tất cả mọi người và cho ngôi nhà chung của chúng ta. Như Đức Giáo hoàng Phanxicô đã lưu ý, “ngày nay sự đoàn kết là con đường để hướng tới một thế giới hậu đại dịch, hướng tới việc chữa lành các căn bệnh thuộc mối tương quan cá nhân và xã hội của chúng ta”, và là “một cách để thoát khỏi khủng hoảng tốt hơn” (Tiếp kiến chung, ngày 2 tháng Chín Năm 2020).

Các truyền thống tôn giáo của chúng ta dạy chúng ta luôn giữ lạc quan và hy vọng ngay cả trong nghịch cảnh. Khi trân quý những truyền thống tôn giáo và giáo huấn đó, ước mong rằng chúng ta có thể cố gắng giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu này để truyền bá điều mà Đức Giáo hoàng Phanxicô thích thú khi gọi là “sự lây lan của hy vọng” (Thông điệp Urbi et Orbi, ngày 12 tháng Tư năm 2020) thông qua những cử chỉ quan tâm, trìu mến, tử tế , sự dịu dàng và lòng lòng trắc ẩn dễ lây lan hơn chính coronavirus.

Đặt nền tảng trên những truyền thống tôn giáo và những giáo huấn đó, các giá trị chung và cam kết của chúng ta đối với sự tốt đẹp cho nhân loại, ước mong chúng ta, là những người Kitô giáo và Ấn giáo, cùng với tất cả những người có thiện chí làm việc để xây dựng một nền văn hóa tích cực và hy vọng trong lòng xã hội của chúng ta, không chỉ trong những ngày khó khăn này mà còn cả tương lai đang ở trước chúng ta.

Chúng tôi xin chúc tất cả các bạn ngày Lễ Deepavali hạnh phúc!

Hồng y Miguel Ángel Ayuso Guixot, MCCJ

Chủ tịch

Đức ông Indunil Kodithuwakku Janakaratne Kankanamalage

Thư ký


[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 9/11/2020]


Người Hồi giáo ở Pháp bảo vệ nhà thờ Công giáo trước cuộc tấn công ở Nice

Người Hồi giáo ở Pháp bảo vệ nhà thờ Công giáo trước cuộc tấn công ở Nice

Người Hồi giáo ở Pháp bảo vệ nhà thờ Công giáo trước cuộc tấn công ở Nice

Fagairolles 34 | Wikipedia

John Burger

07/11/20

Nhà tổ chức cho biết hành động đó vừa là dấu chỉ của sự đoàn kết vừa là cách để chống lại thành kiến.

Để thể hiện tình đoàn kết với người Công giáo Pháp — nhưng cũng là một cách để chống lại thành kiến đối với cộng đồng của họ — một số người Hồi giáo ở Pháp đã bắt đầu đứng gác bên ngoài các nhà thờ Công giáo.

Một vụ tấn công kinh hoàng bên trong nhà thờ chính tòa Công giáo ở Nice gần đây đã làm cho Elyazid Benferhat, một người Hồi giáo sinh tại Pháp, tập hợp bạn bè và đứng canh bên ngoài nhà thờ Công giáo trong địa phương của họ trong các buổi Lễ Ngày lễ Các Thánh. Mẹ của Benferhat đến từ Algeria nhưng anh tự coi mình là “người Pháp hơn bất cứ điều gì”, đã vô cùng lo lắng trước các vụ tấn công do người Hồi giáo thực hiện nhằm vào công dân Pháp, bao gồm cả vụ chặt đầu ngày 29 tháng Mười đối với một giáo viên đã cho lớp học của mình xem những bức tranh biếm họa về Nhà tiên tri Muhammad.

Vụ tấn công ở Nice, khiến ba người thiệt mạng, là một giọt nước tràn ly.

Associated Press đưa tin, “Tự nhận mình là người yêu chuộng hòa bình và chủ nghĩa thực dụng, Benferhat và một người bạn đã tập hợp một nhóm thanh niên Hồi giáo đứng gác bên ngoài nhà thờ chính tòa của thành phố trong ngày lễ Các Thánh vào cuối tuần, để tượng trưng cho việc bảo vệ nó và thể hiện tình đoàn kết với những người Công giáo đi nhà thờ. Các giáo dân tại nhà thờ có từ thế kỷ 13 ở thị trấn Lodeve thuộc miền nam đã vô cùng xúc động. Cha xứ nói rằng hành động của họ đã mang lại cho ngài niềm hy vọng trong thời kỳ hỗn loạn”.

Anh nói rằng mỗi khi có một hành động bạo lực của những người Hồi giáo cực đoan ở Pháp, người Hồi giáo ở nước này lại một lần nữa bị kỳ thị, mặc dù “chúng tôi không liên quan gì đến việc đó”.

Benferhat nói: “Chúng tôi cần làm điều gì đó vượt xa hơn việc tỏ lòng tôn kính đối với các nạn nhân. Chúng tôi đã nói, ‘Chính chúng tôi sẽ bảo vệ các nhà thờ.’”

Benferhat và một người bạn đã tuyển các người tình nguyện trong số bạn bè của họ và tại câu lạc bộ bóng đá nơi anh ấy huấn luyện. Họ canh gác nhà thờ vào đêm trước Ngày Lễ Các Thánh và cả Thánh Lễ Chúa Nhật vào chính ngày lễ các Thánh. Anh cho biết họ đã phối hợp với cảnh sát địa phương, sau khi chính phủ Pháp hứa sẽ tăng cường an ninh tại các địa điểm tôn giáo dễ bị tấn công, theo AP.

“Thật là tốt, những thanh niên này là người chống lại bạo lực,” Cha Luis Iniguez, một linh mục của vương cung thánh đường, nói với hãng thông tấn.

Benferhat cho biết nhóm của anh đang cân nhắc sẽ tiếp tục thực hiện hành động này trong ngày Giáng sinh, nhưng họ sẽ phải đợi ít nhất đến ngày 1 tháng Mười Hai, vì tất cả các nơi thờ phượng ở Pháp một lần nữa phải đóng cửa do sự tái bùng phát coronavirus gần đây.


[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 9/11/2020]