Thứ Tư, 24 tháng 6, 2020

“Nhà nguyện Sistine thuộc thời kỳ Trung cổ” bị chôn vùi khoảng 1200 năm

“Nhà nguyện Sistine thuộc thời kỳ Trung cổ” bị chôn vùi khoảng 1200 năm

“Nhà nguyện Sistine thuộc thời kỳ Trung cổ” bị chôn vùi khoảng 1200 năm
Shutterstock

05 tháng Năm, 2017

Bị chôn vùi bởi một trận động đất vào thế kỷ thứ 9, Vương cung Thánh đường Santa Maria Antiqua đã được (tái) phát hiện bởi nhà khảo cổ học người Roma, Giacomo Boni, 117 năm trước.


Trải qua hơn một thiên niên kỷ dưới lòng đất, và sau hơn một thế kỷ khai quật, một trong những nơi kính thờ Mẹ Maria cổ xưa nhất được biết đến ở Roma đã mở cửa trở lại vào năm 2017. Nằm ngay trung tâm của Kinh thành muôn thuở bên cạnh Công trường La Mã, Vương cung Thánh đường Santa Maria Antiqua đã được (tái) phát hiện bởi nhà khảo cổ người Roma, Giacomo Boni, 117 năm trước trên sườn đồi Palatine.

Thật nghịch lý, đã bị chôn vùi khoảng 1.200 năm mang ý nghĩa giải thoát cho Vương cung Thánh đường này. Phần lớn di sản nghệ thuật của các thế kỷ thứ 7 và 8 đã hoàn toàn hoặc một phần bị thất lạc do các cuộc nổi dậy bài trừ tượng thánh, do đó, các bức bích họa vẫn còn được lưu giữ trong vương cung thánh đường ngày nay là một bằng chứng duy nhất cho nghệ thuật Kitô giáo từ kỷ nguyên sơ khai, quý hiếm không chỉ đối với Roma nhưng đối với toàn thế giới.

Đặc biệt đáng chú ý là một tấm bích họa Mẹ Maria được xem là bức ảnh cổ nhất của Đức Trinh Nữ Maria với Chúa Hài đồng Giêsu, theo kiến trúc sư Francesco Prosperetti, người giám sát các hiện vật khảo cổ ở Roma. Đây thực sự là ảnh thánh lâu đời nhất của Roma.

Nhưng một trong những điều thú vị nhất còn tồn tại của quần thể kiến trúc Santa Maria Antigua là chính quá khứ Byzantine của Roma. Sự đánh giá bằng những chữ khắc bằng tiếng Hy Lạp trên đá cẩm thạch và trên các bức tường của vương cung thánh đường, Roma là một thành phố song ngữ. Ngoài ra, phong cách Byzantine không thể phủ nhận của các ảnh tượng thánh của Santa Maria Antigua cho thấy sức ảnh hưởng của Đế quốc Đông La Mã không chỉ tiến đến bờ biển Ý tại Ravenna, mà tiến đến chính Đồi Palatine.

“Nhà nguyện Sistine thuộc thời kỳ Trung cổ” bị chôn vùi khoảng 1200 năm

“Nhà nguyện Sistine thuộc thời kỳ Trung cổ” bị chôn vùi khoảng 1200 năm

“Nhà nguyện Sistine thuộc thời kỳ Trung cổ” bị chôn vùi khoảng 1200 năm

“Nhà nguyện Sistine thuộc thời kỳ Trung cổ” bị chôn vùi khoảng 1200 năm

“Nhà nguyện Sistine thuộc thời kỳ Trung cổ” bị chôn vùi khoảng 1200 năm

“Nhà nguyện Sistine thuộc thời kỳ Trung cổ” bị chôn vùi khoảng 1200 năm

“Nhà nguyện Sistine thuộc thời kỳ Trung cổ” bị chôn vùi khoảng 1200 năm



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 21/6/2020]


Đức Thánh Cha Phanxico trên Twitter ngày 11-15/6/2020

Đức Thánh Cha Phanxico trên Twitter ngày 11-15/6/2020

Đức Thánh Cha Phanxico trên Twitter ngày 11-15/6/2020


11 tháng Sáu: Chúa Giêsu đón tiếp tội nhân và ăn uống với họ. Chuyện tương tự xảy ra với chúng ta, trong mỗi Thánh Lễ, trong mỗi nhà thờ: Chúa Giêsu rất hạnh phúc đón tiếp chúng ta tại bàn ăn của Người, nơi Người tặng ban chính mình Người cho chúng ta. #CorpusDomini

12 tháng Sáu: Nhiều trẻ em bị buộc phải làm những công việc không phù hợp với tuổi của các em, tước đoạt mất tuổi thơ và gây nguy hiểm cho sự phát triển toàn diện của các em. Tôi kêu gọi các cơ quan không tiếc những nỗ lực để bảo vệ trẻ vị thành niên. #NoChildLabourDay

12 tháng Sáu: Nếu chúng ta kín múc lòng thương xót, sự tha thứ, và lòng từ bi từ #Thánh Tâm Chúa Giêsu, thì tâm hồn chúng ta cũng sẽ dần dần trở nên kiên nhẫn hơn, và giàu thương xót hơn.

13 tháng Sáu: “Hãy rộng tay cứu giúp người nghèo khó” (Hc 6:7). Sự thông thái ngàn xưa đã đề nghị những lời này như là quy tắc thiêng liêng để tiến bước trong đời sống. 

13 tháng Sáu: Chúng ta hãy xin ơn tiếp cận với mọi người như là anh chị em, không bao giờ xem bất kỳ ai như kẻ thù.

14 tháng Sáu: Chúa biết sự ghi nhớ của chúng ta yếu kém như thế nào, và Người đã làm một điều cao vời: Người để lại cho chúng ta một sự kỷ niệm. Người để lại cho chúng ta Bánh mà chính Người hiện diện trong đó, sống động và đích thực, với tất cả hương vị tình yêu của Người.

14 tháng Sáu: Chúa biết rằng sự dữ và tội lỗi không khẳng định chúng ta; chúng là những căn bệnh, những sự nhiễm trùng. Và Người đến để chữa lành chúng bằng Thánh Thể có chứa những kháng thể cho ký ức tiêu cực của chúng ta. Với Chúa Giêsu, chúng ta có thể trở nên miễn nhiễm với sự buồn bã.

14 tháng Sáu: Thiên Chúa ban tặng chính mình Ngài cho chúng ta trong sự đơn sơ của tấm bánh, mời gọi chúng ta không lãng phí cuộc đời để đuổi theo vô số những ảo ảnh mà chúng ta nghĩ rằng chúng ta không thể thiếu chúng, nhưng nó chỉ để lại cho chúng ta sự trống rỗng trong tâm hồn. Thánh Thể làm thỏa mãn cơn đói khát của cải vật chất của chúng ta và nhóm lên lòng khát khao phục vụ.

14 tháng Sáu: Trong Thánh Thể, Chúa Giêsu đến gần chúng ta. Chúng ta đừng quay mặt xa cách những người chung quanh chúng ta, là những người đói lương thực và phẩm giá, những người không có việc làm, và những người phải chiến đấu để tiến bước. Rất cần có sự gần gũi đích thực, cũng như các mối ràng buộc thật sự của tình liên đới. http://w2.vatican.va/content/francesco/en/homilies/2020/documents/papa-francesco_20200614_omelia-corpusdomini.html

14 tháng Sáu: Tôi kêu gọi các cơ quan quốc tế và những người có trách nhiệm chính trị và quân sự tìm kiếm con đường dẫn đến hòa bình ở #Libya. Tôi cầu nguyện cho hàng ngàn người di cư, người tị nạn và những người di tản trong nước, và kêu gọi cộng đồng quốc tế hãy ghi nhớ lời cam kết của họ.

14 tháng Sáu: Ngày Quốc tế Hiến máu là một cơ hội để khuyến khích xã hội có tình liên đới với những người đang cần giúp đỡ. Tôi xin bày tỏ sự cảm kích đối với tất cả những người thực hiện hành động đơn giản nhưng rất quan trọng này để giúp đỡ người khác. #WBDD2020

15 tháng Sáu: Đại dịch #Covid19 đã cho thấy rằng các xã hội của chúng ta không được tổ chức đủ tốt để có không gian cho người già, với sự tôn trọng phẩm giá và sự mong manh của họ. Khi người già không được chăm sóc thì không có tương lai cho người trẻ. #WEAAD2020

15 tháng Sáu: Nguyên tắc hiệp nhất của chúng ta là Chúa Thánh Thần là Đấng nhắc nhở chúng ta rằng trên hết mọi sự tất cả chúng ta đều là con cái được yêu thương của Chúa. Người đến với chúng ta, trong những khác biệt và khó khăn của chúng ta để nói với chúng ta rằng chúng ta có một Thiên Chúa, Chúa Giêsu, và Chúa Cha. Vì lý do này, chúng ta là anh chị em!




[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 16/6/2020]