Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxico Lễ Mình Máu Thánh Chúa

Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxico Lễ Mình Máu Thánh Chúa

‘Thánh Thể cho chúng ta một ký ức đầy lòng cảm tạ, vì Thánh Thể cho chúng ta thấy được rằng chúng ta là con cái của Thiên Chúa, những đứa con Ngài thương yêu và nuôi dưỡng’
18 tháng Sáu, 2017
Bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxico Lễ Mình Máu Thánh Chúa
Dưới đây là bản dịch của Vatican cung cấp bài giảng của Đức Thánh Cha Lễ trọng Mình Máu Thánh Chúa Ki-tô (“Corpus Christi”) tối nay trong quảng trường trước Vương Cung Thánh Đường Thánh Gio-an Lateran ở Roma:
***
Trong ngày Lễ Mình Máu Chúa hôm nay, ý nghĩ về ký ức tràn về. Môi-sê nói với dân chúng: “Anh em phải nhớ lại tất cả con đường mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh em, đã dẫn anh em đi [...]. thì […] lòng anh em đừng kiêu ngạo mà quên Đức Chúa Thiên Chúa của anh em, Người đã cho anh em ăn man-na trong hoang mạc” (Đnl 8:2, 14, 16). Chúa Giê-su nói với chúng ta: “Anh em hãy làm việc này để tưởng nhớ đến thầy” (1 Cr 11:24). “Tôi là bánh hằng sống, từ trời xuống” (Ga 6:51) là bí tích tưởng nhớ, nhắc chúng ta nhớ đến câu chuyện tình yêu của Thiên Chúa cho chúng ta theo một cách thật sự và hữu hình.
Hôm nay, với mỗi người chúng ta, lời của Thiên Chúa nói Hãy tưởng nhớ! Nhớ đến những công cuộc của Thiên Chúa đã dẫn dắt và làm tăng sức mạnh cho hành trình của dân Người qua hoang mạc; nhớ đến tất cả những gì Thiên Chúa đã làm cho chúng ta là nền tảng của lịch sử ơn cứu độ của riêng mỗi người. Tưởng nhớ là rất quan trọng cho đức tin, như nước cần cho cây. Một cây không thể sống và sinh hoa trái nếu không có nước. Đức tin cũng vậy, nếu nó không kín múc trọn vẹn từ ký ức về tất cả những gì Thiên Chúa đã làm cho chúng ta.
Hãy ghi nhớ. Sự ghi nhớ rất quan trọng, vì nó cho phép chúng ta cư ngụ trong tình yêu, trở nên quan tâm ân cần, không bao giờ quên Đấng yêu thương chúng ta và Đấng mà chúng ta được kêu gọi phải yêu mến Người. Tuy nhiên ngày nay, khả năng đơn giản này mà Thiên Chúa đã tặng ban cho chúng ta bị suy yếu rất nhiều. Giữa vô vàn những hành động điên cuồng, nhiều người và nhiều sự kiện dường như trôi qua như một cơn lốc. Chúng ta nhanh chóng chuyển sang trang mới, tìm kiếm tính mới lạ trong khi không thể giữ lại được những ký ức. Gạt bỏ những ký ức của chúng lại đàng sau và chỉ sống với hiện tại, hơn bao giờ hết chúng ta đang mạo hiểm trên bề mặt của mọi thứ, liên tục thay đổi, không đi sâu vào, không có cái nhìn rộng mở hơn nhắc nhở chúng ta nhớ ta là ai và chúng ta đang đi đâu. Theo cách như vậy, cuộc sống của chúng ta trôi qua trong sự phân mảnh, và tăm tối bên trong.
Nhưng ngày Đại Lễ hôm nay nhắc chúng ta rằng trong đời sống bị phân mảnh của chúng ta, Thiên Chúa đến gặp gỡ chúng ta với một “sự mong manh” yêu thương, đó là Phép thánh Thể. Trong Bánh của Sự sống, Thiên Chúa đến với chúng ta, biến thân mình thành một bữa tiệc khiêm hạ để yêu thương chữa lành cho ký ức của chúng ta, bị tổn thương bởi nhịp độ quay cuồng của cuộc sống. Phép Thánh Thể là sự tưởng nhớ tình yêu của Thiên Chúa. Ở đó, những đau khổ [của Đức Ki-tô] được tưởng nhớ” (II Kinh Chiều, bài ca tán tụng Magnificat) và chúng ta nhớ lại sự yêu thương của Thiên Chúa cho chúng ta, nó mang đến cho chúng ta sức mạnh và sự trợ giúp trên hành trình của chúng ta. Đây là lý do tại sao sự tưởng nhớ Phép Thánh Thể lưu ích cho chúng ta rất nhiều: đó không phải là một sự tưởng nhớ trừu tượng, lạnh lùng và hời hợt, nhưng là một sự tưởng nhớ sống động an ủi chúng ta bằng tình yêu của Thiên Chúa. Thánh Thể được tăng thêm hương vị bằng lời và công cuộc của Chúa Giê-su, hương vị của cuộc Thương khó của Người, hương thơm của Thần Khí của người. Khi chúng ta đón nhận Thánh Thể, tâm hồn chúng ta ngập tràn sự chắc chắn về tình yêu thương của Thiên Chúa. Khi nói đến đây, tôi đặc biệt nghĩ đến những thiếu nhi nam nữ, gần đây Rước Lễ Lần Đầu, và hôm nay cũng có mặt ở đây rất nhiều.
Thánh Thể cho chúng ta một ký ức đầy lòng cảm tạ, vì Thánh Thể cho chúng ta thấy được rằng chúng ta là con cái của Thiên Chúa, những đứa con Ngài thương yêu và nuôi dưỡng. Thánh Thể chó chúng ta một ký ức tự do, vì tình yêu và sự tha thứ của Chúa Giê-su chữa lành những vết thương của quá khứ, xoa dịu ký ức về những sai lạc chúng ta đã trải qua. Thánh Thể cho chúng ta một ký ức kiên nhẫn, vì giữa tất cả những bấn loạn chúng ta biết rằng Thần Khí của Chúa Giê-su vẫn ở trong chúng ta. Thánh Thể động viên chúng ta: thậm chí trên con đường gồ ghề nhất, chúng ta vẫn không cô đơn; Thiên Chúa không bao giờ quên chúng ta và bất cứ khi nào chúng ta quay trở lại với Người, Người liền phục hồi chúng ta bằng tình thương của Ngài.
Thánh Thể cũng nhắc chúng ta nhớ rằng chúng ta không phải là những con người bị cách ly, nhưng là một thân thể. Như dân chúng trong hoang mạc đi lấy bánh man-na từ trời rơi xuống và chia sẻ với các gia đình (x. Xh 16), thì Chúa Giê-su, Bánh từ Trời xuống, kêu gọi tất cả chúng ta cùng nhau đón nhận Ngài và chia sẻ Ngài với nhau. Thánh Thể không phải là một bí tích “cho tôi”; đó là một bí tích của nhiều người tạo thành một thân thể. Thánh Phao-lô nhắc chúng ta điều này: “Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể.” (1 Cr 10:17). Thánh Thể là bí tích của sự hiệp nhất. Bất cứ ai lãnh nhận Thánh Thể đều phải trở thành người xây dựng sự hiệp nhất, vì xây dựng tình hiệp nhất đã trở thành một phần “DNA thiêng liêng” của người đó. Nguyện xin Bánh hiệp nhất này chữa lành tham vọng của chúng ta muốn thống trị trên người khác, tích lũy một cách tham lam mọi thứ về cho bản thân, khích động sự bất hòa và chỉ trích. Nguyện xin Thánh Thể thức tỉnh trong chúng ta niềm vui của sự sống trong tình yêu, không có sự ganh đua, ganh ghét hay tin đồn hiểm độc.
Bây giờ, để trải nghiệm Phép Thánh Thể này, chúng ta hãy tôn thờ và tạ ơn Thiên Chúa vì sự vĩ đại của món quà này: sự tưởng nhớ sống động tình yêu của Ngài, làm cho chúng ta trở nên một thân thể và dẫn chúng ta đến tình hiệp nhất.
[Văn bản chính: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của Vatican cung cấp]

[Nguồn: zenit]

[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 19/06/2017]




Những câu chuyện đàng sau tên các chuông trong Nhà Thờ Đức Bà

Những câu chuyện đàng sau tên các chuông trong Nhà Thờ Đức Bà

16 tháng Sáu, 2017
Những câu chuyện đàng sau tên các chuông trong Nhà Thờ Đức Bà
Église Notre-Dame-de-la-Plate et son carillon (Castres) © J.P. Carme

Không, chúng không có tên là "Quasimodo và Esmeralda"

Đã có rất nhiều chuyện kinh hoàng đã được viết gắn liền với tên gọi bình đẳng, tự do, và tình huynh đệ trong suốt Cách mạng Pháp. Mặc dù không ai nghi ngờ cuộc Cách mạng 1789 đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt thế giới, và từ đó một viễn cảnh mới nổi lên về những quyền nhân đạo và quyền căn bản (một số người chết ngay sau đó, trong máy chém). Chuyện ít người biết đến là những quả chuông của Nhà thờ Đức Bà đóng một vai trò thú vị nhưng khá buồn trong cuộc cách mạng. Các người cách mạng chiếm những chuông của nhà thờ, chỉ để lại một quả, nung chảy và đúc súng thần công, lưỡi lê và thêm máy chém. Mãi đến năm 2013 thì nhà thờ mới thay thế lại được toàn bộ các chuông. Những chuông mới này, giống như những chuông nguyên thủy, có tên, và được làm phép.



Emmanuel: Đây là quả chuông duy nhất thoát khỏi cuộc tấn công của cách mạng. Dĩ nhiên, không rõ là những người làm cách mạng quyết định để quả chuông lại vì tôn trọng, hay đơn giản vì họ không thể lấy nó ra khỏi tháp chuông, vì nó cân nặng 13 tấn. Những chuông này chịu trách nhiệm gõ điểm giờ trong ngày và những sự kiện quan trọng.

  • Marie: Rõ ràng, đây là tên để tôn vinh Mẹ Đồng trinh. Nó có dòng chữ khắc bằng tiếng Pháp “Je vous salue Marie,” và tiếng La-tinh “Via viatores quaerit,” (cũng được khắc trên các chuông khác), bên cạnh là ảnh Chúa Hài Đồng Giê-su bao quanh bằng các ngôi sao và một ảnh đúc nổi Ba Vua Tôn thờ. Quả chuông này cân nặng 6 ngàn kilo.

  • Gabriel: Trên quả chuông này, người ta đọc được câu đầu tiên của Kinh Truyền tin. Nó cũng thể hiện 40 đường tròn tượng trưng cho 40 ngày của Chúa Giê-su trong sa mạc, và 40 năm ông Môi-sê ở trên núi Si-nai.

  • Anne Genevieve: Tên này để tỏ sự tôn kính Thánh Anne, thân mẫu Mẹ Maria Đồng trinh, và Thánh Genevieve, Thánh bổn mạng của Paris. Trên quả chuông này chúng ta đọc được câu thứ hai của Kinh Truyền tin. Trên nó, chúng ta nhìn thấy ba vòng tròn tượng trưng Chúa Ba Ngôi và ba nhân đức đối thần.

  • Denis: Tên vinh danh Thánh Denis, vị tử đạo và là giám mục tiên khởi của Paris, chuông này có câu thứ ba của Kinh Truyền tin, “Này tôi là tôi tá Đức Chúa trời.” Có 7 vòng tròn tượng trưng cho bảy ơn Đức Chúa Thánh Thần, và bảy Bí tích.

  • Marcel: Thánh Marcel, vị giám mục thứ chín của Paris, nổi tiếng về sự phục vụ không mệt mỏi cho người nghèo và bệnh tật, sống ở thế kỷ thứ Năm. Quả chuông mang tên ngài để tôn vinh, trên nó cũng có khắc câu thứ tư của Kinh Truyền tin, “Tôi xin vâng như lời thánh Thiên Thần truyền.

  • Étienne: Quả chuông này nhắc lại nhà thờ chính tòa cũ của Paris, có trước khi xây dựng Nhà thờ Đức Bà, cung hiến cho Thánh Stê-pha-nô (tiếng Pháp là Étienne), vị tử đạo tiên khởi. Trên quả chuông này là câu thứ năm của Kinh Truyền tin, “Và Ngôi thứ Hai xuống thế làm người.”

  • Benoit-Joseph: Tên quả chuông này là để tôn vinh Đức Giáo hoàng nghỉ hưu Joseph Ratzinger, từ năm 2013 – năm Thánh Đức tin theo sắc lệnh của Đức Benedict XVI – cũng là năm kỷ niệm thứ 850 của Nhà thờ. Trên quả chuông này người ta đọc được câu thứ sáu của Kinh Truyền tin, “và ở cùng chúng con.”

  • Maurice: Maurice de Sully là tên của vị giám mục Paris người đặt viên đá đầu tiên năm 1163 xây dựng Thánh đường. Trên quả chuông này có câu “Lạy Thánh Mẫu Thiên Chúa, xin cầu cho chúng con.”

  • Jean Marie: Quả chuông thứ mười của Nhà thờ Đức Bà mang tên đức Hồng y Jean-Marie Lustiger, là vị giám mục của Paris từ năm 1981 đến 2005, và trên quả chuông này chúng ta đọc được câu thứ tám và câu cuối cùng của Kinh Truyền tin, “Đáng chịu lấy những sự Chúa Ki-tô đã hứa.”
Những quả chuông mới được thanh tẩy bằng nước thánh và sau đó được xức dầu phía bên trong và bên ngoài bằng dầu thánh. Sau đó là lời kinh cầu:
“Lạy Thiên Chúa, ngay từ thuở ban sơ tiếng của Người đã kêu gọi chúng con, mời gọi chúng con kết hiệp với Người, dạy chúng con những mầu nhiệm của sự sống của Người, dẫn dắt chúng con trên con đường ơn cứu độ. Bằng những chiếc kèn, ông Môi-sê đã hiệu triệu dân Israel tập trung thành dân của Người. Bây giờ Người hài lòng vì Giáo hội gióng lên những tiếng chuông để hiệu triệu dân Người trong lời cầu nguyện. Bằng phép lành này xin Người chấp nhận những quả chuông để phục vụ cho Người. Cầu xin tiếng kêu của chúng hướng tâm hồn của chúng con đến Người và thúc đẩy chúng con hân hoan tiến đến nhà thờ này, đến đó để trải nghiệm sự hiện hữu của Đức Ki-tô, lắng nghe tiếng nói của Người, dâng lên Người những lời kinh nguyện của chúng con, và trong cả niềm vui và nỗi buồn đều có sự đan xen lẫn nhau. Chúng con cầu xin nhờ Đức Ki-tô Chúa chúng con.” – Trích sách Các Phép.
Một video ngắn làm phép chuông Nhà thờ Đức Bà:



[Nguồn: aleteia]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 17/06/2017]