Thứ Năm, 19 tháng 1, 2017

TIẾP KIẾN CHUNG: Giô-na, Cậy Trông và Cầu Nguyện

TIẾP KIẾN CHUNG: Giô-na, Cậy Trông và Cầu Nguyện

‘Tuy nhiên, Thiên Chúa biết sự yếu đuối của chúng ta, Người biết rằng chúng ta nhớ đến Ngài để cầu xin trợ giúp, và với nụ cười bao dung của một người cha, ngài hồi đáp cho chúng ta một cách rộng rãi.’
18 tháng 1, 2017
TIẾP KIẾN CHUNG: Giô-na, Cậy Trông và Cầu Nguyện
© PHOTO.VA - Osservatore Romano
Dưới đây là bản dịch (tiếng Anh) bài huấn từ của Đức Thánh Cha Phanxico trong buổi Tiếp Kiến Chung trong Sảnh đường Phaolo VI:
__
GIẢNG HUẤN CỦA ĐỨC THÁNH CHA
Anh chị em thân mến, xin chào anh chị em.
Trong số những ngôn sứ của Israel, một nhân vật hơi khác thường nổi lên trong Kinh Thánh, một tiên tri tìm cách trốn tránh tiếng gọi của Thiên Chúa, từ chối đặt mình vào vị trí phục vụ cho chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Đó là tiên tri Gio-na, câu chuyện của ông được kể trong một sách nhỏ chỉ có bốn chương, một dạng của dụ ngôn cho một giáo huấn vĩ đại, đó là lòng thương xót của Thiên Chúa, Đấng luôn tha thứ.
Giô-na là một tiên tri “lữ hành,” và cũng là một tiên tri chạy trốn! Ông là một tiên tri lữ hành vì Thiên Chúa gửi ông “ra vùng ngoại vi,” của Ni-ni-vê, để rao giảng sự sám hối cho người dân của thành lớn ở đó. Tuy nhiên, với một người Israel như Giô-na, Ni-ni-vê đại diện cho một thực tại đầy đe dọa, kẻ thù đặt chính Giê-ru-sa-lem vào nguy hiểm, và vì thế là phá hủy, chắc chắn không được cứu. Vì vậy, khi Thiên Chúa gửi Gio-na đến rao giảng cho thành đó, tiên tri biết lòng nhân từ của Thiên Chúa và lòng muốn tha thứ của Người, đã tìm cách rút lui khỏi nhiệm vụ và chạy trốn.
Trong cuộc chạy trốn, tiên tri lại tiếp xúc với những người ngoại giáo, những thủy thủ của con tàu mà ông đang trên đó để chạy trốn Thiên Chúa và sứ vụ của ông. Và ông trốn thật xa, vì Ni-ni-vê nằm trong địa hạt của Iraq và ông trốn đến Tây ban nha. Ông chạy trốn trong sự đứng đắn. Quả thật, chính thái độ của những con người này, mà sau đó trở thành dân thành Ni-ni-vê, làm cho chúng ta ngày nay phải suy tư về sự cậy trông, được thể hiện bằng lời cầu nguyện trong những khi đối mặt với nguy hiểm và cái chết.
Quả thật, trong chuyến vượt biển, một trận bão kinh hoàng nổ ra và Giô-na bỏ xuống hầm tàu và đắm mình trong giấc ngủ. Ngược lại, những người thủy thủ thấy mình bị bơ vơ, “mỗi người kêu khóc lên vị thần của họ”: họ là những người ngoại giáo (Gn 1:5). Viên thuyền trưởng đánh thức Giô-na và nói với ông, “Sao lại ngủ thế này? Dậy! Kêu cầu thần của ông đi! May ra vị thần ấy sẽ nghĩ đến chúng ta và chúng ta khỏi mất mạng.” (Jn 1:6).
Hành động của “những người ngoại đạo” này là hành động đúng đắn trong lúc đối mặt với cái chết, đối mặt với nguy hiểm, vì chỉ bằng cách đó thì con người mới trải nghiệm trọn vẹn tính mỏng giòn của họ và cần ơn cứu độ. Sự kinh hoàng trước cái chết theo bản năng đánh thức sự cần thiết cậy trông vào Thiên Chúa hằng sống. “May ra vị thần ấy nghĩ đến chúng ta và chúng ta khỏi mất mạng”: là những lời nói cậy trông trở thành lời cầu nguyện, mà lời van xin đầy thống khổ phát ra từ miệng của một con người đang đối mặt với sự nguy hiểm chết người trước mặt.
Chúng ta rất dễ dàng hướng về với Thiên Chúa trong những lúc nguy nan và xem như đó là một lời cầu nguyện đầy tính tư lợi, tức là, không hoàn hảo. Tuy nhiên, Thiên Chúa biết sự yếu đuối của chúng ta, Người biết rằng chúng ta nhớ đến Ngài để cầu xin trợ giúp, và với nụ cười bao dung của một người cha, ngài hồi đáp cho chúng ta một cách rộng rãi.
Khi Giô-na, hiểu rõ được những trách nhiệm của ông, bị quăng xuống dưới biển để cứu những người cùng đi trên thuyền, cơn bão đã lắng dịu. Cái chết cận kề đưa những con người ngoại giáo đó đến lời cầu xin và, bất chấp mọi thứ, bắt ngôn sứ sống ơn gọi trong sự phục vụ tha nhân, chấp nhận hy sinh bản thân vì tha nhân, và từ đó làm cho những người sống sót nhận ra được Thiên Chúa thật và ca khen Người. Những người thủy thủ, nạn nhân của nỗi sợ hãi, hướng về những vị thần của họ và cầu xin, bây giờ với sự kính sợ chân thành Thiên Chúa, nhận biết Thiên Chúa thật và dâng lên những sự hy sinh và thề hứa. Cậy trông, động lực xui khiến họ cầu nguyện để họ được sống, bây giờ được tỏ lộ sức mạnh nhiều hơn và tạo nên một thực tại vượt ra ngoài những gì họ mong đợi: họ không chỉ thoát khỏi cơn bão tố, nhưng họ mở lòng ra nhận biết Thiên Chúa thật và duy nhất của trời và đất.
Rồi sau đó, dân thành Ni-ni-vê, khi đứng trước viễn cảnh bị phá hủy, cũng cầu nguyện, được thúc giục bởi lòng cậy trông vào sự tha thứ của Thiên Chúa. Họ đã đền tội, khẩn cầu Thiên Chúa và sám hối trở về với Người, bắt đầu từ vua, giống như viên thuyền trưởng, lên tiếng nói với sự cậy trông rằng: “Biết đâu Thiên Chúa chẳng nghĩ lại, chẳng bỏ ý định giáng phạt, và nguôi cơn thịnh nộ, khiến chúng ta khỏi phải chết?” (Gn 3:9). Với họ cũng như vậy, cũng như những thủy thủ trong cơn bão tố, đã đối mặt với cái chết và được cứu thoát đã dẫn đưa họ đến với sự thật. Vì thế, dưới lòng thương xót của Thiên Chúa, và thậm chí còn nhiều hơn nữa dưới ánh sáng của Mầu Nhiệm Vượt Qua, cái chết có thể trở thành, như đối với Thánh Phanxico Assisi, “chị tử thần của chúng ta” và đại diện cho mỗi con người mỗi người trong chúng ta, cơ hội lạ lùng được biết sự cậy trông và gặp gỡ Thiên Chúa. Nguyện xin Thiên Chúa làm cho chúng ta hiểu được sự liên hệ giữa lời cầu nguyện và sự cậy trông. Lời cầu nguyện dẫn đưa chúng ta tiến bước với lòng cậy trông khi mọi việc trở nên u ám, cần phải có nhiều lời cầu nguyện hơn! Và sẽ có thêm nhiều cậy trong. Cảm ơn anh chị em.
[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT]

Tiếng Ý
Xin gửi lời chào nồng hậu đến những anh chị em hành hương nói tiếng Ý. Cha xin chào đoàn hành hương của Dòng Nữ tu Augustine Tôi Tớ Chúa Giê-su và Mẹ Maria, các Tu sĩ Dòng Augustine và Hiệp hội Công chứng Công giáo, cùng đi theo đoàn có Đức Tổng Giám mục giáo phận Assisi, Đức ông Domenico Sorrentino. Cha xin gửi lời chúc đến tất cả anh chị em rằng chuyến hành hương về Thành Roma có thể khơi gợi cho mỗi người suy tư nhiều hơn về Lời Chúa để có thể từ đó nhận biết Chúa Giê-su Đấng Cứu Độ.
Cuối cùng, cha xin chào các bạn trẻ, anh chị em bệnh nhân và những đôi uyên ương mới. Hôm nay bắt đầu Tuần Cầu Nguyện cho Sự Hiệp Nhất Ki-tô Hữu, mà trong năm nay chúng ta đã suy tư về tình yêu của Đức Ki-tô, thúc đẩy chúng ta đến sự hòa giải. Các bạn trẻ thân mến, hãy cầu nguyện để mọi Ki-tô hữu có thể trở nên một gia đình; anh chị em bệnh nhân thân yêu, hãy dâng sự đau khổ của anh chị em để làm của lễ cho sự hiệp nhất của Giáo hội; và chúng con, những đôi tân hôn, hãy trải nghiệm tình yêu nhưng không như tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại.
[Văn bản gốc: tiếng Ý] [Bản dịch (tiếng Anh) của ZENIT]

[Nguồn: zenit]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 19/01/2017]



Đức Thánh Cha Phanxico Giải Quyết Các Vấn Đề Thế Giới Thế Nào

Đức Thánh Cha Phanxico Giải Quyết Các Vấn Đề Thế Giới Thế Nào
(YouTube)
16 tháng 1, 2017
Đức Thánh Cha Phanxico Giải Quyết Các Vấn Đề Thế Giới Thế Nào
Trong lần phỏng vấn của Register, ‘vị bộ trưởng ngoại giao’ của Vatican, Đức Tổng Giám Mục Phaolo Gallagher, nói về cách tiếp cận rất riêng biệt của Đức Thánh Cha đối với các vấn đề quốc tế.
Edward Pentin
Trong “cái nhìn tổng quát” thường niên của ngài trước ngoại giao đoàn thường trú tại Tòa Thánh hôm thứ Hai trước, Đức Thánh Cha Phanxico tái khẳng định một cách dứt khoát rằng người ta không thể “giết người nhân danh Chúa,” ngài nói thêm rằng thế giới đang “đối mặt với sự sát nhân điên rồ lạm dụng danh Thiên Chúa để gieo rắc cái chết, trong một cuộc chơi giành sự thống trị và quyền lực. Trong diễn từ trước đại diện của 182 quốc gia có mối quan hệ ngoại giao chặt chẽ với Tòa Thánh, ngài Phanxico nói “chủ nghĩa khủng bố theo trào lưu chính thống là hậu quả của một vực sâu nghèo nàn tinh thần, và thường cũng có mối quan hệ rất lớn đến sự nghèo nàn trong xã hội,” và nó “chỉ có thể bị đánh bại bằng sự đóng góp chung của các nhà lãnh đạo tôn giáo và tinh thần.”
Trong bài diễn từ dài, dành riêng năm nay để nói về hòa bình và an ninh, Đức Thánh Cha cũng đề cập đến tất cả những điểm rắc rối của thế giới và nhắc lại nhiều Ki-tô hữu bị bách hại trên toàn thế giới. Ngài nhấn mạnh rằng hòa bình phải dựa trên sự công bình, ngài nói rằng “hòa bình là một ân ban, một thách thức và một cam kết,” nó chỉ có thể “có được dựa trên nền tảng của tầm nhìn của con người đủ khả năng thúc đẩy một sự phát triển toàn diện tôn trọng phẩm giá siêu việt của họ.” Ngồi bên trái của Đức Thánh Cha trong đại sảnh Sala Regia của Vatican là đức Tổng Giám mục Phaolo Gallagher, bộ trưởng ngoại giao của Tòa Thánh. Trong phần phỏng vấn qua email ngày 12 tháng Một với Register, Đức Tổng Giám mục Gallagher phản ánh về những điểm nổi bật trong bài diễn từ, con đường mà Đức Thánh Cha nghĩ có thể loại trừ được sự cấp tiến quá khích, và “tính rõ ràng” trong con đường ngoại giao của ngài đã giúp cho Tòa Thánh ở nước ngoài như thế nào. Vị Tổng Giám mục người Anh cũng nói đến những điểm quan ngại của một số người trước sự tiếp cận của Đức Thánh Cha trong các mối quan hệ quốc tế, đặc biệt với Nga và Trung Quốc, có thể chỉ mang tính thực dụng để trả giá cho sự tôn trọng những ích lợi của người Công giáo.
Đức Thánh Cha phân tích nhiều vấn đề trong bài diễn từ của ngài, nhưng đâu là những lĩnh vực quan trọng nhất đáng quan tâm đối với ngài trong thế giới ngày nay?
Tôi nghĩ điều quan tâm lớn nhất của Đức Thánh Cha là sự cần thiết của hòa bình. Chúng ta sống trong một thế giới mà bên ngoài có vẻ là hòa bình, nhưng người ta thường rất sợ hãi và sống trong lo sợ, lo lắng về tương lai của họ. Ngoài ra có rất nhiều những cuộc “xung đột vô nghĩa” tất cả cộng chung lại thành điều mà Đức Thánh Cha gọi là “một cuộc chiến thế giới chia nhỏ từng vùng.” Quả thật, Syria là thảm kịch lớn nhất. Nhưng còn rất nhiều vùng xung đột khác nằm trong mối quan tâm lớn của Đức Thánh Cha. Một trong những hậu quả của những xung đột này là con số người tị nạn khổng lồ trốn khỏi chiến tranh và tìm sự bảo vệ trong những quốc gia an toàn hơn. Đức Thánh Cha khuyến khích các giới chức dân sự không quên rằng người di cư cũng là những con người. Vì vậy, họ cần phải dùng sự khôn ngoan và có cái nhìn về lâu về dài, để không loại trừ những người đang đi tìm sự trợ giúp, đặc biệt những người đang thực sự cần sự bảo vệ, và không có những thành kiến trước thiện ích chung của công dân của đất nước họ.
Đương nhiên, một vấn đề đáng quan tâm khác là chủ nghĩa khủng bố xuất phát từ trào lưu chính thống, chủ nghĩa mà Đức Thánh Cha định nghĩa là một “sự sát nhân điên rồ lạm dụng danh Thiên Chúa để gieo rắc cái chết, trong một cuộc chơi giành sự thống trị và quyền lực.” Nguồn gốc của tất cả những tình hình thảm kịch ở đó là do điều mà Đức Thánh Cha Phanxico gọi là “cái nhìn thiển cận” về nhân vị mở đường cho sự lan rộng những bất công, bất bình đẳng xã hội và tham nhũng.
Bằng cách nào Tòa Thánh giúp giải quyết những cuộc xung đột và chấm dứt chủ nghĩa khủng bố do trào lưu chính thống ở một số nơi trên thế giới?
Bằng một từ, tôi nói đó là “đối thoại.” Đức Thánh Cha đã nói rất rõ trong bài diễn từ của ngài, khi ngài nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đối thoại ở mọi cấp độ: ngoại giao, liên tôn và đa văn hóa. Tôi nghĩ rằng Đức Thánh Cha, qua nhiều cử chỉ can đảm của ngài, đã cho chúng ta thấy rõ ràng rằng đối thoại không những là sự cần thiết nhất và hiệu quả nhất, nhưng còn phải là điều đầu tiên và trên hết, nó là khả thi! Trong quan điểm này, Đức Thánh Cha Phanxico nhấn mạnh đến vai trò tích cực của tôn giáo trong xã hội, và sự đóng góp của những hoạt động được khơi nguồn từ tôn giáo để theo đuổi những thiện ích chung qua giáo dục và hỗ trợ xã hội, đặc biệt trong các vấn đề nghèo đói cùng khổ và những vùng xung đột. Giáo dục là rất quan trọng trong việc ngăn ngừa cấp tiến cực đoan.
Trong thông điệp của ngài, Đức Thánh Cha nói đến một số các thỏa thuận đã được ký hoặc thông qua. Quan hệ của Tòa Thánh với các chính phủ khác đang thể hiện ở mức độ nào qua những dấu hiệu cải thiện cụ thể, đặc biệt với những chính phủ có quan hệ ngoại giao chính thức với Tòa Thánh?
Con số những quốc gia đã thiết lập quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh, hoặc đã ký thỏa thuận với Toà Thánh, tiếp tục tăng, như được thấy qua con số của các đại sứ thường trực tại Roma. Đây là một tín hiệu quan tâm đầy khích lệ rằng Tòa Thánh được công nhận bởi nhiều quốc gia trên thế giới. Ngoài những quan hệ ngoại giao đã được thiết lập, có một “đại diện không thường trực” của Việt nam, và luôn có những liên lạc, thường là không chính thức, với nhiều quốc gia khác, qua đó chúng tôi thảo luận nhiều chủ đề, chủ yếu là liên quan đến sự hiện diện của Giáo hội Công giáo trong những địa hạt đó. Nó là một cuộc đối thoại liên tục và hầu như rất tích cực, điều đó rất hữu ích để gia tăng tìm hiểu, hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau.
Đâu là điểm mạnh của Đức Thánh Cha trong chính sách ngoại giao, vừa theo quan điểm của ngài và từ những phản ứng mà ngài nghe được trên khắp thế giới?
Trước hết, tôi nghĩ đó là sự mạch lạc trong cách đánh giá của ngài, khi ngài nói về những vấn đề của thế giới, và sự mạch lạc này có được từ đức tin của ngài vào Thiên Chúa. Đức Thánh Cha gọi tên đúng của sự việc. Ngài không lo lắng về hậu quả chính trị. Ngài quan tâm đến con người và nỗi khổ của họ. Rồi có chứng tá của riêng ngài. Ví dụ, trong vài năm qua, ngài không chỉ nói về việc thực hiện lòng hiếu khách đối với người tị nạn. Ngài khuyến khích người Công giáo trên khắp thế giới cùng làm như vậy, và khi ngài đến thăm đảo Lesbos, ngài đã đem về Vatican một số người tị nạn. Người ta rõ ràng nhận ra rằng lời nói và hành động của Đức Thánh Cha là thật và chân thành. Đó là điểm mạnh của ngài.
Một số người đã chỉ trích triều đại này về chính sách “bình thường hóa quan hệ” — quá thực dụng với cái giá của những người cảm thấy họ là nạn nhân của những chính thể độc tài và hung hãn (ví dụ người Ukraina và Công giáo Trung Quốc). Điều này có đúng không?
Tôi nghĩ nó không đúng một tí nào. Đây không phải là vấn đề của chủ nghĩa thực dụng liên quan đến việc bảo vệ cho một lý tưởng. Như tôi đã nói trước, Đức Thánh Cha tìm kiếm đối thoại ở mọi cấp độ, nhưng điều đó không có nghĩa là vì đối thoại ngài sẵn sàng từ bỏ sự thật, từ bỏ thiện ích cho người dân, hay cho Giáo hội. Trong ngoại giao, đối thoại là tất cả cùng tìm ra một con đường đi tới để những người đang chịu đau khổ không còn chịu khổ nữa. Và điều đó là có thể nếu không có sự thiên kiến giữa những người đối thoại và nếu chúng ta không quên rằng đối thoại cần phải có thời gian và sự kiên nhẫn, trong khi chúng ta thường mất kiên nhẫn và muốn nhìn thấy kết quả ngay lập tức.
Edward Pentin là phóng viên tại Roma của Register.

[Nguồn: ncregister]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 17/01/2017]