Thứ Bảy, 20 tháng 8, 2016

Đức Giám mục Ý ví ‘Pokemon Go’ như Chủ nghĩa Đức quốc xã bành trướng

Đức Giám mục Ý ví ‘Pokemon Go’ như Chủ nghĩa Đức quốc xã bành trướng

Josephine McKenna
19 tháng 8, 2016

A man uses a mobile phone in front of an advertisement board bearing the image of "Pokemon Go" at an electronic shop in Tokyo on July 27, 2016. Photo courtesy of REUTERS/Kim Kyung-Hoon/File Photo*Editors: This photo may only be republished with RNS-POKEMON-BISHOP, originally transmitted on Aug. 18, 2016.
Một người đàn ông sử dụng điện thoại di động trước một bảng quảng cáo có ảnh "Pokemon Go" tại một cửa hàng điện tử ở Tokyo ngày 27 tháng 7, 2016. Photo courtesy of REUTERS/Kim Kyung-Hoon/File Photo *Editors: This photo may only be republished with RNS-POKEMON-BISHOP, originally transmitted on Aug. 18, 2016.
ROME (RNS) Một Giám mục người Ý đã đe dọa kiện ra tòa trò chơi “Pokemon Go,” mô tả trò chơi là “hiểm độc” và là một “hệ thống chuyên chế giống như Chủ nghĩa Đức quốc xã.”
Đức Giám mục Antonio Stagliano, giáo phận của ngài nằm ở trung tâm thành phố du lịch nghệ thuật Baroque là thành phố Noto ở Sicily, được nhiều tờ báo trích dẫn lời hôm thứ Năm (18 tháng 8) nói rằng ngài chuẩn bị ra tòa kiện bắt buộc trò chơi phải bị cấm “để duy trì tính ổn định của con người trong khu vực của ngài.”
Trò chơi cho phép người chơi bắt quái thú ảo bằng cách sử dụng bản đồ GPS trên điện thoại của họ, đã trở thành một hiện tượng toàn cầu từ ngày ra mắt 6 tháng 7. Nhưng nó đã gây ra rất nhiều tranh cãi và lo lắng ở trong nước Ý và những quốc gia khác.
Đức Giám mục Stagliano nói rằng trò chơi như “ma thuật và đáng báo động” vì nó đã làm “hàng ngàn hàng ngàn giới trẻ trở nên xa lánh thực tế” qua cách biến họ thành con nghiện săn lùng quái thú. Ngài nói ngài đã thảo luận vấn đề với hai luật sư và nhờ họ theo đuổi vụ kiện.
Vị giám mục thẳng tính này đã rất nổi tiếng ở Ý, đặc biệt vì đã trình diễn xuất sắc những bản nhạc rock hits của các ca sĩ nổi tiếng như Noemi và Marco Mengoni khi ngài dâng Lễ.
Tuần trước, một nhóm khách sạn thượng hạng ở vùng Tuscany của Ý đã đưa ra liệu pháp cho các vị khách triệu phú bị nghiện trò chơi Pokemon.
Salvatore Madonna, CEO của chuỗi khách sạn Soft Living Places, họ có những khách sạn 5 sao ở Forte dei Marmi, thành phố nghỉ mát thượng hạng ven biển, và Viareggio, nói rằng sự lệ thuộc của những người nghiện này “không có biên giới xã hội.”
“Chúng tôi thấy những nhà triệu phú, các Quốc vương Hồi giáo, các Tiểu vương Ả rập, vợ con của họ, các đầu sỏ chính trị Nga và các nhà công nghiệp Ý đi săn các sinh vật ảo trong hồ bơi, hay trong hành lang và sảnh tiếp tân,” Madonna nói.
(Josephine McKenna viết từ Vatican cho RNS)
Josephine McKenna có trên 30 năm kinh nghiệm về in ấn, phát thanh truyền hình và truyền thông tương tác. Hoạt động ở Roma, chị tường thuật về sự từ chức của Đức Giáo hoàng Benedict XVI và bầu Đức Thánh cha Phanxico và các lễ phong thánh của các vị tiền nhiệm. Hiện nay chị viết về mọi thông tin ở Vatican cho RNS.

[Nguồn: religionnews]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 19/08/2016]



Tòa thánh tại Liên Hiệp quốc chủ trì sự kiện về Mẹ Teresa

Tòa thánh tại Liên Hiệp quốc chủ trì sự kiện về Mẹ Teresa

“Bảo đảm rằng tất cả mọi người như Mẹ Teresa đều được phép sống thực hành đức tin của họ và tạo ảnh hưởng trên thế giới theo con đường tích cực phải là ưu tiên hàng đầu cho tất cả các dân tộc”
19 tháng 8, 2016
Blessed Mother Teresa of Calcutta (1910 – 1997)
WIKIMEDIA COMMONS - Manfredo Ferrari
Ngày 4 tháng 9 tại Roma, Đức Thánh Cha Phanxico sẽ tuyên phong Mẹ Teresa là thánh. Để mừng sự kiện này, phái đoàn Quan sát viên Thường trực của Tòa thánh tại Liên Hiệp Quốc, cùng với Liên minh Bảo vệ Tự do, sẽ tổ chức một buổi triển lãm những câu nói, chứng tá, và công việc của Mẹ tại Trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York.
“‘Mẹ Teresa ở Liên Hiệp Quốc’ –  là câu nói của Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Pérez de Cuéllar năm 1985 giới thiệu vị nữ tu Công giáo trước bài diễn văn của Mẹ trước Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc. Hôm nay, chúng ta tưởng nhớ cuộc sống của Mẹ qua buổi triển lãm của người, trưng bày tại trung tâm của Liên Hiệp Quốc, để nhắc chúng ta nhớ đến sự thông thái của Mẹ, công việc kiệt xuất của Mẹ, và tình yêu tuyệt đối của Mẹ dành cho mọi người, người nghèo, người ốm đau, những trẻ em chưa ra đời, và người qua đời,” Giám đốc Điều hành Quốc tế ADF, Doug Napier nói.
“Mẹ Teresa là một luật sư chính trực cho tính thiêng liêng của sự sống và gia đình,” Napier nói thêm. “Có lúc Mẹ dùng từ ngữ để trình bày ý kiến của Mẹ, nhưng những hành động và tấm gương của Mẹ lên tiếng nói lớn hơn những lời nói của người. Mẹ làm việc trung tín và không ngừng. Với lòng hăng say này đã làm cho Mẹ trở thành một mẫu gương vĩ đại cho bất cứ ai làm việc với hoặc làm việc tai Liên hiệp quốc. Bảo đảm rằng tất cả mọi người như Mẹ Teresa đều được phép sống thực hành đức tin của họ và tạo ảnh hưởng trên thế giới theo con đường tích cực phải là ưu tiên hàng đầu cho tất cả các dân tộc.”
Cuộc triển lãm kéo dài 1 tuần sẽ lên cao trào với một buổi hội thảo, với rất đông những diễn giả quốc tế, trong đó có những người thân cận nhất với Mẹ. Họ sẽ tập trung vào những khía cạnh đời sống và công việc của Mẹ, chẳng hạn chăm sóc người nghèo nhất, bảo vệ hòa bình, và không bỏ một ai phía sau.

[Nguồn: zenit]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 20/08/2016]


Logo chính thức của Lễ Phong thánh Mẹ Teresa được vẽ ở Mumbai

Logo chính thức của Lễ Phong thánh Mẹ Teresa được vẽ ở Mumbai

Nirmala Carvalho




Được vẽ bởi Karen nee D'Lima Vaswani, một người Công giáo thuộc giáo xứ Đức Mẹ Vinh Thắng ở Mahim. Chị chưa bao giờ được gặp Mẹ Teresa, nhưng đầy lòng khâm phục công việc của Mẹ. Nữ tu Prema, Bề trên dòng Thừa sai Bác ái, và cha Brian Kolodiejchuk, cáo thỉnh viên phong thánh, đã quyết định chọn logo để sử dụng chung toàn cầu, trong suốt thời gian vẽ và sau khi đã vẽ được logo, Karen tạ ơn và cầu nguyện với Chúa.
mẹ teresa
Mumbai (AsiaNews) - Một người thết kế đồ họa ở Mahim, một vùng lân cận của Mumbai đã tạo một logo chính thức cho lễ phong thánh Mẹ Teresa Calcutta, lễ sẽ diễn ra ở Vatican ngày 4 tháng 9 sắp tới.
KarenVaswani nee D'Lima là một người Công giáo Roma thuộc giáo xứ Đức Mẹ Vinh Thắng ở Mahim. Chị đã bắt đầu sự nghiệp là một nhà thiết kế đồ họa 21 năm trước, và ngoài công việc chuyên môn, chị dùng tài năng của mình để phục vụ nhiều giáo xứ trong thành phố, mọi sự là để “Vinh danh Chúa,” theo tinh thần của Mẹ Teresa.
"Tôi chưa bao giờ được gặp trực tiếp Mẹ Terea - chị nói với AsiaNews - nhưng tôi luôn luôn khâm phục công việc của Mẹ và tôi thường tham gia vào công việc bác ái, dùng kinh nghiệm chuyên môn của mình.”
Chị lập gia đình với Sindhi Ishwar Vaswani (Ishwar có nghĩa “Chúa”); họ có một đứa con gái tuổi thiếu niên tên Kimaya (tiếng Sanskrit có nghĩa "Thiên Chúa").
Nói với AsiaNews, Karen giải thích "Tổng giáo phận Calcutta liên lạc với tôi và yêu cầu tôi thiết kế một logo cho lễ phong thánh của Mẹ Teresa Calcutta. Nữ tu Prema, bề trên tổng quyền của Dòng Thừa sai Bác ái và cha Brian Kolodiejchuk, cáo thỉnh viên, rất thích nó, vì vậy hai vị quyết định chọn nó để sử dụng trên toàn thế giới. Tôi rất phấn khởi và đầy lòng tri ân vì việc đó.”
Karen mất ba ngày để tạo logo cho Mẹ Teresa. "Chủ đề của Vatican đưa ra – chị giải thích - là ''Người chuyển tải lòng nhân từ và tình yêu thương xót của Thiên Chúa.” Vì vậy tôi quyết định làm việc với hình ảnh truyền thống của Mẹ Teresa, trong đó Mẹ đang ẵm một em bé trong tay với lòng yêu thương trìu mến.”
"Tôi thích sử dụng hình thức đồ họa đơn giản và chỉ dùng hai màu, để tất cả mọi truyền thông ở mọi cấp độ đều có thể sử dụng nó dễ dàng,” chị nói thêm.
Karen tiết lộ rằng chị đã cầu nguyện trước, trong khi và sau khi hoàn thành công việc: “Trước hết, tôi tạ ơn Chúa vì trao cho tôi cơ hội; sau đó tôi cầu nguyện xin hồng ân và sự hướng dẫn cho tôi tạo ra một logo vừa đơn gian vừa có ý nghĩa mạnh mẽ, bản thân nó có thể nói lên tất cả.”

[Nguồn: asianews]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 20/08/2016]



Ghi chép đầy đủ phỏng vấn của Đức Hồng y Dziwisz với EWTN

Ghi chép đầy đủ phỏng vấn của Đức Hồng y Dziwisz với EWTN

(Gồm 5 phần - Phần 2)

EDWARD PENTIN
27/07/2016
pope john paul II
– YouTube
Chỉ ít ngày trước khi Ngày Giới trẻ Thế giới khai mạc ở Krakow, Robert Rauhut thuộc EWTN Đức đã có buổi phỏng vấn mở rộng (for an extensive interview) với Đức Hồng y Stanislaw Dziwisz. Vị Tổng giám mục Krakow và là thư ký riêng phục vụ rất lâu cho Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II, ngài không chỉ chia sẻ những hy vọng và kỳ vọng về Ngày Giới trẻ Thế giới, nhưng cũng bình luận về những chủ điểm quan trọng khác trong đó gồm Di sản của Đức Gioan Phaolo II cho thế giới, Bí mật thứ Ba của Fatima việc dâng hiến nước Nga, tình bạn của ngài với Đức Joseph Ratzinger, và lòng yêu thương giới trẻ của Đức Gioan Phaolo, tương lai của Giáo hội và xã hội.
***


Nói về Lòng thương xót Chúa, nói đến việc thực hiện những việc  làm tốt đẹp cho anh em, và nói đến thánh Faustina, con muốn đề cập đến một khía cạnh khác được đan quyện một cách âm thầm với đời sống của Đức Gioan Phaolo II. Chúng ta biết năm tới là kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, đây là một ngày rất đặc biệt, và cũng được kết nối với một ngày đáng chú ý khác, 31 tháng 5, 1981. Chính cha, thưa Hồng y, đã ở đó, tại Quảng trường Thánh Phê-rô trong ngày đó, và đã chứng kiến chuyện xảy ra đầu tiên. Câu hỏi của con là: Sự liên hệ giữa ngài Gioan Phaolo II và Lần hiện ra ở Fatima như thế nào? Cha có thấy lời tiên báo vẫn còn tồn tại và đó là điều quan trọng cho Giáo hội, như ngài Benedict XVI có lần nhấn mạnh?
Đúng ngày đó, tôi không ở trong Quảng trường Thánh Phê-rô, nhưng tôi ở trên xe jeep với Đức Giáo hoàng khi viên đạn trúng vào ngài. Tôi đã đỡ ngài khi toàn bộ sức lực của ngài sụp xuống. Vì thế, tôi là nhân chứng trực tiếp của vụ tấn công. Tôi đã ở trong xe cứu thương với ngài. Khi ngài vẫn còn tỉnh, ngài cầu nguyện, ngài cầu nguyện thậm chí cho kẻ đã gây ra vụ tấn công. Cho dù ngài không biết kẻ tấn công là ai, ngài tha thứ cho người đó và dâng cơn đau của ngài thay cho Giáo hội và cho nhân loại. Đó là điều mọi người thường kể với nhau, nhưng nghĩ lại chuyện đó, ngài cũng cầu nguyện cho sự thánh thiêng của gia đình, vì một thị kiến đại diện cho tất cả các trẻ em bị phá thai dường như cũng đã xảy ra. Ngài liên kết sự đau đớn này với sự đau đớn của Đức Giê-su Ki-tô, qua đó Người đã cứu chuộc trần gian. Ngài luôn vững tin rằng mỗi sự đau khổ đều có mục đích của nó. Đau khổ là một bạn đồng hành đức tin của ngài suốt cuộc đời. Với ngài nó là một phần của những nỗ lực và hành động của bản thân, của sự tận hiến và nhận biết nó… Ngài biết về Fatima và những lời kinh từ rất lâu, nhưng ngài không quá chú ý sâu vào những bí mật của Fatima. Chỉ về sau, khi ở trong bệnh viện, khi ngài cảm thấy khá hơn, ngài bắt đầu ý thức – và có những người khác giúp ngài nhận ra – rằng vụ tấn công ngày 13 tháng 5 xảy ra đúng ngày kỷ niệm hiện ra ở Fatima. Sau đó, ngài yêu cầu muốn biết bí mật thứ ba của Fatima, lúc đó thì chưa ai biết. Khi ngài đã trở nên quen thuộc với bí mật đó, nó đã làm ngài đau khổ rất nhiều vì những lời của Mẹ Thiên Chúa nói với các trẻ ở Fatima đã không được thực hiện. Mẹ yêu cầu dâng hiến nước Nga cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội Mẹ Maria và Mẹ cổ vũ đọc kinh Mân côi cầu nguyện vì tội của nhân loại. Vì vậy Đức Thánh Cha đã quyết định thi hành trọn vẹn lời yêu cầu của Mẹ. Những vị Giáo hoàng trước đó có thể không nhận ra cơ hội và có thể đó cũng chưa phải là đúng thời điểm – nhưng Đức Gioan Phaolo đế ý thấy rằng đã đúng thời điểm để hoàn tất nó. Tuy nhiên, cũng không phải là dễ, vì Mẹ Thiên Chúa muốn Giáo hội phải nên một – trong đó là Đức Giáo hoàng và tất cả các giám mục – để dâng hiến nước Nga cho Trái tim Vô nhiễm Nguyên tội Mẹ Maria. Ngài quyết định như vậy và bắt tay thực hiện. Đức giám mục Fatima sau đó chuyển bức tượng gốc sang Roma, và tại đó Đức Giáo hoàng Gioan Phaolo II đã truyền phép cho bức tượng.
Sự kiện đã có sức đánh động khổng lồ. Tôi chỉ có thể kể lại những gì tôi nghe được từ các giám mục đến từ các quốc gia phương đông: việc truyền phép đó đã đánh dấu cho khởi đầu một tiến trình mà kết thúc là sự giải phóng của các quốc gia đó trước đây bị đàn áp bởi chủ nghĩa cộng sản và Mác-xít. Mẹ Thiên Chúa đưa ra yêu cầu với một lời hứa ban sự tự do và độc lập ngay lập tức. Từ đó anh có thể nghĩ đến phong trào Solicarnosc [Phong trào Liên kết] và mọi thay đổi chính trị, nhưng chúng ta cũng phải cân nhắc đến đặc điểm này. Đó là lời tiên báo của Thiên Chúa mà chúng ta phải cân nhắc. Chúng ta phải cân nhắc đến khía cạnh của Đức Maria Mẹ Thiên Chúa trong những thay đổi đã diễn ra với sự sụp đổ của chủ nghĩa Mác-xít và chủ nghĩa cộng sản trong những quốc gia không chỉ ở Châu Âu, nhưng trên cả thế giới. Sau sự kiện này, thế giới trở thành một nơi khác … Nó không chỉ là sự sụp đổ của Bức tường Berlin, nhưng còn là sự sụp đổ của Bức màn sắt cũng như hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-xít đã cắm rễ trong các trường đại học và hệ thống trên thế giới.
Con muốn nhấn mạnh đến hai khía cạnh mà cha vừa đề cập đến, thưa Đức Hồng y. Trải nghiệm của vụ tấn công đã dẫn Đức Gioan Phaolo II hiểu sâu hơn về sự hiện ra ở Fatima và cũng từ đó ngài nhận ra có sự liên quan bí mật đến ngài. Ngài Benedict XVI khẳng định giữ cùng quan điểm, nhưng còn thêm rằng còn nhiều hơn thế. Ngài có đề cập rằng có gì đó đang diễn ra trong thực tại ngày nay, và bí mật này không nên xem như sự hoàn tất lịch sử, nhưng nó có một ý nghĩa cho tình hình Giáo hội trong thế giới ngày nay.  Riêng cha có đồng quan điểm này không?
Tôi nghĩ sự giải phóng như vậy cho nhân loại vẫn còn giá trị và vẫn còn phải tiếp tục hoàn tất. Có lẽ không liên quan quá nhiều đến giải phóng chính trị, nhưng là giải phóng tinh thần (...) Những đe dọa vẫn còn tiếp tục. Vì thế sự giải phóng vẫn còn cần thiết. Nó sẽ đạt được nhờ vào lời cầu nguyện và sám hối, nhờ hoán cải và canh tân – đó là điều Mẹ Thiên Chúa yêu cầu. Vì vậy tất cả những điều này đang là và sẽ là một vấn đề quan trọng hiện nay, vì con người rất yếu đuối, nó vấp ngã, và đang tiếp tục cần sự hỗ trợ và giúp đỡ.
Nói về sự kiện hiện ra ở Fatima, cha cũng nhấn mạnh đến vai trò của gia đình. Ngày nay, vấn đề phải hiểu hôn nhân và gia đình như thế nào đang được thảo luận rộng khắp trên thế giới và trong Giáo hội. Liệu thế giới và Giáo hội hôm nay đã hiểu đúng di sản trong lãnh vực này của Đức Gioan Phaolo II chưa, vì ngài là một chuyên gia? Hay vẫn còn nhiều điều cần phải được hiểu và học hỏi?
Đã là một linh mục và một giáo sư, Đức Gioan Phaolo II nhấn mạnh đến tầm quan trọng của chăm sóc mục vụ gia đình. Khi còn là giám mục ở đây, ở Krakow, ngài đã chú ý đến tình trạng phá thai liên tục dưới thể chế cộng sản. Những người cộng sản ngay lập tức giới thiệu chương trình phá thai, nhưng ngài không bao giờ chấp nhận. Thay vì vậy, ngài luôn dạy về tính thánh thiêng của sự sống – tính thánh thiêng của sự sống từ lúc bắt đầu cho đến lúc kết thúc theo tự nhiên. Rồi ngài về Roma, tại đây thì tình hình dường như cũng thế: chẳng có gì thay đổi về vấn đề gia đình và phá thai. Ngài nói: “Không được! Đây là điều quan trọng nhất trong đời sống của Giáo hội và xã hội. Nếu chúng ta phá bỏ gia đình là chúng ta phá bỏ nền tảng đời sống con người, chúng ta phá bỏ những giá trị của Giáo hội.” Điều này giải thích cho sự cam kết bảo vệ quyết liệt của ngài về gia đình, về sự sống, và nó cho thấy lý do tại sao ngài lại thành lập thánh bộ này [nghiên cứu về hôn nhân và gia đình]. Cho dù nó không thể giải quyết được vấn đề đã nói, nhưng nó là một sự khởi đầu cho khoa học và chăm sóc mục vụ để mang lại tính thánh thiêng và giá trị cho gia đình. Thông điệp còn cho biết nhiều hơn nữa: Sự sống con người là thiêng liêng và không ai được phép giết người, kể cả những người không có khả năng tự vệ và vô tội, những sinh linh không thể tự bảo vệ bản thân, nhưng là những sinh linh đã được thụ thai.
Thưa Hồng y, Đức Gioan Phaolo II hiểu từ “lòng ái quốc” là như thế nào, và sự liên hệ với quê hương của đức Thánh Cha có ý nghĩa gì với ngài? Chúng ta có thể học được gì từ ngài trong vấn đề này?
Ngài nhấn rất mạnh vào sự khác biệt giữa “chủ nghĩa quốc gia” và “lòng ái quốc”. Chủ nghĩa quốc gia thì tiêu cực. Ngược lại, lòng ái quốc có nhiều hàm ý tích cực; nó là một điều bạn cần phải phát triển. Lòng ái quốc đòi phải có khía cạnh tôn giáo trong đó. Ngài thực sự là một người yêu nước Ba lan. Ở Roma, ngài thường nói: “Cha ở đây với tư cách là một người Ba lan.” Ngài luôn thích văn hóa Ba lan, Giáo hội Ba lan, tôi cũng từ Giáo hội Ba lan, và người Ba lan. Ngài nhìn thấy những giá trị lớn. Vì vậy, ngài cố gắng thật nhiều. Ngài quen với văn hóa Châu Âu và những giá trị của nó. Ngài giữ ý kiến cho rằng cả tây và đông đã định hình cho Châu Âu ngày nay.
Hai lá phổi ...
Hai lá phổi, nhưng một cơ quan. Ngài đã nhấn mạnh phải có một cộng đồng Châu Âu, một cộng đồng tinh thần. Ngài luôn nhấn mạnh đến ý tưởng đó: Nếu có một cộng đồng (chung) tinh thần, thì Cộng đồng Châu Âu sẽ tồn tại và được duy trì. Nếu ngược lại tương lai Châu Âu sẽ không chắc. Một câu nói rất mạnh: “Nếu bạn cắt rễ, cây sẽ khô.” Đó là lý do tại sao ngài tiếp tục ủng hộ Cộng đồng Châu Âu. Anh thậm chí có thể gọi ngài là một trong những người cha đã xây dựng nên liên minh – dựa trên những giá trị. Không có những giá trị, không có văn hóa Ki-tô giáo mà Châu Âu đã dựa trên đó, thì cộng đồng khó có thể tồn tại. Vì thế chúng ta phải quay lại với những giá trị đó, với ý kiến tiên báo của ngài. Nếu chúng ta không làm như vậy, cộng đồng hiện đang không ổn định sẽ chịu đựng thêm nhiều vấn đề lớn hơn và một cuộc khủng hoảng.
Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolo II thường nói về Châu Âu. Ngài là một người sáng lập của Châu Âu, người cha của một ý tưởng rất sâu sắc về Châu Âu. Liệu những giới quyền lực của thế giới, những giới quyền lực của Châu Âu, thực sự hiểu được ý tưởng mà ngài đã nhìn thấy trước, và là điều ngài ước mơ?
Chúng ta quay lại vai trò của những tiên tri. Họ đưa ra những tiên báo nhưng không ai nghe họ. Chỉ sau khi họ chết, người ta mới bắt đầu chú ý đến những lời tiên báo của họ. Tôi nghĩ rằng Châu Âu đang quay trở lại với những tiên báo của Đức Gioan Phaolo II đã loan báo nhưng bị bỏ ngoài tai. Có thể ngài không được người ta lắng nghe lúc ngài còn sống, nhưng ngày nay người ta đang nhìn lại những gì ngài đã loan báo, người ta quay lại với “sự hiệp nhất tinh thần”, điều vô cùng cần thiết phải xây dựng. Đó là công việc của những người đương thời, của những người Châu Âu. Điều đó tùy thuộc vào những người trẻ hành hương đến Krakow, để mừng đức tin của họ ở đây, sự gần gũi của họ với Thiên Chúa, với Đức Ki-tô, và với cộng đồng văn hóa Ki-tô giáo.
Đức Gioan Phaolo II rất cởi mở với người Đức, cho dù ngài đã trải nghiệm Thế Chiến thứ Hai và do đó ngài cảm nhận được sự lao động cưỡng bức dưới thời bị chiếm đóng là như thế nào. Tuy nhiên ngài tiếp cận người Đức với một sự rất cởi mở của trái tim và tâm hồn. Thưa Hồng y, cha có thể nói thêm về chủ đề này?
Ngài không có một thành kiến nào cả. Ngài không có thành kiến nào liên quan đến người Đức. Còn gì nữa? Ngài biết văn hóa Đức, ngài biết giáo hội Đức. Ngài có các bạn bè ở đó. Ngài đánh giá rất cao khoa học của người Đức cũng như thần học và triết học của Đức. Ngài biết tất cả mọi điều đó. Ngài luôn thấy vai trò của Giáo hội trong xã hội Đức rất tích cực. Không nghi ngờ gì, Giáo hội Đức, giám mục đoàn là dẫn đầu. Nước Đức có ảnh hưởng lớn trên đời sống của toàn Giáo hội … Nó luôn luôn là như vậy trong lịch sử, và nó phải là như thế, nó vẫn như vậy. Nước Đức vẫn luôn xuất sắc về khoa học và đóng góp nhiều ý tưởng cho Châu Âu và cho Giáo hội Công giáo.


(Xin quý vị đọc tiếp phần 3 ngày mai ...)
[Nguồn:  ncregister]

[Chuyển ngữ:TRI KHOAN 29/07/2016]