Thứ Sáu, 31 tháng 3, 2017

Đức Hồng y Zenari nói “Ai không tin địa ngục hãy đến xem nó ở Syria,”

Đức Hồng y Zenari nói “Ai không tin địa ngục hãy đến xem nó ở Syria,”

Đức Khâm sứ ở Damascus lấy lại quyền sở hữu của Giáo xứ Thánh Maria delle Grazie alle Fornaci thuộc Roma
28 tháng Ba, 2017
Đức Hồng y Zenari nói “Ai không tin địa ngục hãy đến xem nó ở Syria,”
Foto: © Sana
Không thể nào miêu tả được nỗi đau của người dân Syria bằng từ ngữ của con người. Cách miêu tả hiệu quả nhất về đất nước miền Nam này như sau: “Ai không tin địa ngục, hãy bảo anh ta đến đó và anh ta sẽ biết được địa ngục là gì,” Đức Hồng y Mario Zenari nói, ngài là Khâm sứ tại Damascus, thứ Bảy trước ngài đã dâng Thánh lễ trong giáo xứ Thánh Maria delle Grazie alle Fornaci thuộc Roma, mà ngài đã lấy lại quyền sở hữu.
Trong bài giảng, Đức Hồng y chuyển ý của ngài sang những người tử đạo ở Syria: 400.000 người chết; hai triệu người bị thương, trong đó rất nhiều người bị mất đi một phần thân thể; khoảng 5 triệu người tị nạn sang các quốc gia ngoài Syria; trên sáu triệu người phải di tản trong nước; hơn 600.000 người bị vây hãm không thể tiếp cận được với cứu trợ nhân đạo. Hàng ngàn trẻ em chết dưới các trận dội bom: bị thương, bị mất đi một phần thân thể, bị xé nát thân xác và tâm hồn – một sự tàn sát thực sự và đúng nghĩa đối với trẻ thơ.”
Đức Hồng y Zenari nhấn mạnh rằng “Đức Thánh Cha liên tục giữ cập nhật với những gì đang xảy ra ở Syria, và ngài muốn đến thăm đất nước này, nhưng có quá nhiều nguy hiểm. “Ngài rất sẵn sàng đi, nhưng vấn đề là ngài không thể nếu không có một mức độ an ninh tối thiểu, cho chính ngài và cho mọi người, vì nếu Đức Thánh Cha đến Syria, ngài không thể ở trong Tòa Khâm sứ: ngài phải đi gặp mọi người, ngài phải gặp gỡ những đám đông,” Đức Hồng y  nói.
“Tôi không biết phải mô tả sự tàn bạo này như thế nào,” ngài tiếp tục. Và ngài đưa ra một cụm từ bắt chúng ta phải hình dung ý tưởng: “Ai không tin địa ngục, hãy bảo anh ta đến đó và anh ta sẽ biết được địa ngục là gì.”
Vì thế, ngài thỉnh cầu: “Công luận phải gây áp lực trên nhiều chính phủ, vì nguy cơ to lớn là, dần dần, những thảm kịch này sẽ bị lãng quên.”
[Nguồn: zenit]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 29/03/2017]



Thư của Đức Thánh Cha gửi Hội nghị Liên Hợp quốc đàm phán một văn kiện ràng buộc pháp lý nhằm cấm vũ khí nguyên tử, dẫn đến việc loại trừ toàn bộ

Thư của Đức Thánh Cha gửi Hội nghị Liên Hợp quốc đàm phán một văn kiện ràng buộc pháp lý nhằm cấm vũ khí nguyên tử, dẫn đến việc loại trừ toàn bộ

‘Từ quan điểm này, chúng ta cần phải vượt qua được vũ khí nguyên tử ngăn chặn: cộng đồng quốc tế được kêu gọi để thông qua những chiến lược hướng tới việc thúc đẩy mục tiêu hòa bình và ổn định và tránh những bước tiếp cận ngắn hạn đối với các vấn đề xoay quanh an ninh quốc gia và quốc tế’
28 tháng Ba, 2017
Thư của Đức Thánh Cha gửi Hội nghị Liên Hợp quốc đàm phán một văn kiện ràng buộc pháp lý nhằm cấm vũ khí nguyên tử, dẫn đến việc loại trừ toàn bộ
Dưới đây là bản dịch của Vatican cung cấp lá thư của Đức Thánh Cha Phanxico gửi Hội nghị Liên Hợp quốc đàm phán một văn kiện ràng buộc pháp lý nhằm cấm vũ khí nguyên tử, hướng đến việc loại trừ hoàn toàn (27-31 tháng Ba, 2017). Lá thư được Vatican đăng tải sáng nay:
***
Kính gửi Bà Elayne Whyte Gómez
Chủ tịch Hội nghị Liên Hợp quốc
đàm phán một Văn kiện Ràng buộc Pháp lý
cấm Vũ khí Nguyên tử,
hướng đến việc loại trừ hoàn toàn

Tôi xin gửi lời chào thân ái đến bà, thưa Bà Chủ tịch, và tất cả các đại diện của nhiều quốc gia và những tổ chức quốc tế, và xã hội dân sự tham dự trong buổi Hội thảo này. Tôi mong muốn khuyến khích quý vị làm việc với sự quyết tâm để thúc đẩy những điều kiện cần thiết cho một thế giới không có vũ khí nguyên tử.
Ngày 25 tháng Chín 2015, trước Đại Hội đồng Liên Hợp quốc, tôi đã nhấn mạnh đến những điều trong Lời mở đầu của Hiến Chương Liên Hợp Quốc đặt ra như là những nền tảng của khung pháp lý quốc tế: hòa bình, giải pháp không dùng vũ lực cho những bất đồng và phát triển những mối quan hệ thân thiện giữa các quốc gia. Một nguyên tắc ứng xử và  luật pháp dựa trên việc đe dọa hủy diệt lẫn nhau – và có thể hủy diệt toàn thể nhân loại – đi nghịch lại với tinh thần của Liên Hợp quốc. Vì thế bản thân chúng ta phải cam kết cho một thế giới không có vũ khí nguyên tử, bằng cách áp dụng trọn vẹn Hiệp Ước Không Phổ Biến Vũ Khí Nguyên tử, cả trên văn bản và trên tinh thần (x. Diễn văn tại Đại Hội đồng Liên Hợp quốc, 25 tháng Chín 2015).
Nhưng tại sao lại đưa bản thân chúng ta vào mục tiêu khó khăn và xa xôi này trong bối cảnh quốc tế hiện tại mang đậm nét của một không khí xung đột bất ổn, nó vừa là nguyên nhân và là dấu chỉ của những khó khăn sẽ vấp phải khi tiến đến và thúc đẩy tiến trình giảm trừ nguyên tử và không phổ biến vũ khí nguyên tử?
Nếu chúng ta cân nhắc kỹ đến những đe dọa chính cho nền hòa bình và an ninh với nhiều chiều kích của chúng trong thế giới đa cực này của thế kỷ hai mươi mốt, chẳng hạn như chủ nghĩa khủng bố, những xung đột bất đối xứng, an ninh mạng, những vấn đề về môi trường, nghèo đói, không ít những nghi ngờ nổi lên liên quan đến tính không thích hợp của vũ khí hạt nhân ngăn chặn được chọn là cách trả lời hiệu quả cho những thách thức như vậy. Những lo lắng này thậm chí còn lớn hơn khi chúng ta cân nhắc đến các hậu quả thảm khốc liên quan đến con người và môi trường chắc chắn sẽ nối tiếp sau việc sử dụng những loại vũ khí nguyên tử, với những hậu quả tàn phá rộng lớn, toàn diện và không thể kìm hãm lại được, vượt thời gian và không gian. Những điều lo lắng tương tự cũng nổi lên khi nghiên cứu chất thải những nguồn nhiên liệu dành cho các vấn đề nguyên tử cho những mục tiêu quân sự, chúng đáng lẽ phải được dùng cho những ưu tiên giá trị như thúc đẩy hòa bình và phát triển con người toàn diện, cũng như cuộc chiến chống lại đói nghèo, và việc áp dụng Chương trình Hành động 2030 cho sự Phát triển Bền vững.
Chúng ta cũng cần phải tự vấn chúng ta liệu sự ổn định sẽ bền vững tới mức độ nào nếu được đặt trên sự sợ hãi, khi nó thực sự làm gia tăng lo sợ và xói mòn những mối quan hệ tin tưởng giữa các dân tộc.
Nền hòa bình và ổn định quốc tế không thể được đặt trên một ý thức sai lầm về an ninh, trên sự đe dọa hủy diệt lẫn nhau hay hủy diệt toàn bộ, hay đơn giản trên việc duy trì sự cân bằng về sức mạnh. Hòa bình phải được xây dựng trên sự công bằng, trên sự phát triển con người toàn diện, trên sự tôn trọng nhân quyền căn bản, trên việc bảo vệ tạo vật, trên sự cộng tác của tất cả mọi người trong đời sống cộng đồng, trên sự tin tưởng giữa các dân tộc, trên sự hỗ trợ cho những cơ quan hòa bình, trên sự tiếp cận được với giáo dục và y tế, trên sự đối thoại và sự đoàn kết. Từ quan điểm này, chúng ta cần phải vượt qua được vũ khí nguyên tử ngăn chặn: cộng đồng quốc tế được kêu gọi để thông qua những chiến lược hướng tới việc thúc đẩy mục tiêu hòa bình và ổn định và tránh những bước tiếp cận ngắn hạn đối với các vấn đề xoay quanh an ninh quốc gia và quốc tế.
Trong bối cảnh này, mục tiêu cuối cùng của việc loại trừ hoàn toàn các loại vũ khí nguyên tử trở nên vừa là một thách đố vừa là một mệnh lệnh đạo đức và nhân đạo. Một bước tiếp cận cụ thể phải thúc đẩy được sự phản ánh về một nguyên tắc xử thế vì hòa bình và an ninh đa phương và hợp tác, nó phải vượt ra ngoài nỗi sợ hãi và chủ nghĩa biệt lập đang chiếm ưu thế trong nhiều cuộc tranh luận ngày nay. Đạt được một thế giới không có vũ khí nguyên tử là một tiến trình dài, đặt nền tảng trên ý thức rằng “mọi sự đều có mối tương quan” trong cái nhìn của quan điểm sinh thái học nhân văn toàn diện (x. Tông huấn Laudato Si’ (Chúc tụng Chúa, 117, 138). Vận mệnh chung của nhân loại đòi hỏi việc củng cố vững mạnh sự đối thoại thực sự đồng thời xây dựng và củng cố những cơ chế của tự tin tưởng và hợp tác, có thể tạo ra được những điều kiện cho một thế giới không có vũ khí nguyên tử.
Sự tương thuộc và toàn cầu hóa càng lớn có nghĩa bất cứ sự đáp trả nào cho mối đe dọa của vũ khí nguyên tử phải mang tính chung nhất và có phối hợp, dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Sự tin tưởng này chỉ có thể được xây dựng qua đối thoại thực sự hướng đến thiện ích chung, chứ không để bảo vệ những ích lợi mờ ám hay riêng tư nào đó; một sự đối thoại như vậy, nếu có thể, phải bao gồm tất cả: các chính phủ có nguyên tử, những quốc gia không sở hữu vũ khí nguyên tử, các khu vực quân sự và tư nhân, những cộng đồng tôn giáo, các tổ chức dân sự, và các tổ chức quốc tế. Và trong nỗ lực này chúng ta phải tránh những hình thức buộc tội và phân cực lẫn nhau, chúng gây cản trở sự đối thoại hơn là khuyến khích nó. Nhân loại có khả năng làm việc cùng nhau để xây dựng ngôi nhà chung của chúng ta; chúng ta có sự tự do, có thông minh và khả năng để dẫn dắt và hướng dẫn công nghệ, đặt ra những giới hạn cho sức mạnh của chúng ta, và đưa tất cả những điều này vào việc phục vụ một hình thức tiến bộ khác: đó là sự tiến bộ con người, xã hội và toàn diện (x. nt., 13, 78, 112; Thông điệp gửi Phiên họp thứ 22 của Hội nghị các Bên về Hiệp Ước Khung về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp quốc (COP22), 10 tháng Mười Một 2016).
Hội nghị này nhắm mục đích đàm phán một Hiệp Ước được gợi cảm hứng bởi những tranh luận về nguyên tắc ứng xử và đạo đức. Nó là một bài rèn luyện lòng hy vọng và mong ước của tôi là nó cũng có thể đóng góp một bước quyết định trên con đường tiến đến một thế giới không có vũ khí nguyên tử. Cho dù đây là một mục tiêu vô cùng phức tạp và rất dài, nó vẫn không nằm ngoài tầm tay của chúng ta.
Thưa bà Chủ tịch, tôi thiết tha mong ước rằng những nỗ lực của Hội nghị này có thể có kết quả tốt và đưa ra một sự đóng góp để thúc đẩy một nguyên tắc ứng xử cho hòa bình và an ninh đa phương và hợp tác, điều mà nhân loại đang rất cần hôm nay.
Tôi khẩn cầu phúc lành của Đấng Toàn Năng trên tất cả những quý vị hiện diện trong buổi họp quan trọng này, và trên những công dân của các quốc gia mà quý vị đại diện.
Từ Vatican, 23 tháng Ba 2017
FRANCIS
[Văn bản chính: tiếng Anh]

[Nguồn: zenit]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 29/03/2017]



Đức Thánh Cha: ‘Chúa khóc khi chúng ta xa lánh tình yêu của Người’

Đức Thánh Cha: ‘Chúa khóc khi chúng ta xa lánh tình yêu của Người’

Đức Thánh Cha: ‘Chúa khóc khi chúng ta xa lánh tình yêu của Người’
Đức Thánh Cha Phanxico dâng Lễ sáng thứ Năm trong nhà nguyện Thánh Marta
30/03/2017 12:01
(Vatican Radio)  Cẩn thận đừng bước theo những sự hào nhoáng và những ngẫu thần sai lạc, vì chỉ Thiên Chúa yêu thương chúng ta và chờ đợi chúng ta như một người cha. Đó là thông điệp của Đức Thánh Cha Phanxico trong Thánh Lễ sáng thứ Năm tại nhà nguyện Thánh Marta.
Phân tích về Lá thư thứ nhất trong Sách Xuất hành, Đức Thánh Cha tập trung vào tình yêu của Thiên Chúa dành cho dân Người, chẳng màng đến sự bất trung của họ. Thậm chí ngày nay, ngài nói, thật tốt nếu chúng ta biết tự hỏi liệu chúng ta có xa lánh Thiên Chúa để đi theo những ngẫu thần và tính thế gian.
Đức Thánh Cha lấy ý từ Sách Xuất hành để suy tư về “những ướ mơ và những thất vọng của Thiên Chúa.” Ngài nói, con người là “ước mơ của Thiên Chúa. Ngài mơ về họ vì Ngài yêu họ.” Nhưng con người đã phản bội lại những giấc mơ của Thiên Chúa Cha và vì vậy Thiên Chúa “bắt đầu cảm thấy thất vọng,” bảo ông Môi-sê đi xuống núi từ nơi ông đã ra đi để đón nhận Lề Luật. Dân “không có kiên nhẫn để chờ đợi Thiên Chúa” thậm chí chỉ trong 40 ngày. Họ đã tự làm cho họ con bê bằng vàng và “họ đã quên Thiên Chúa Đấng đã giải thoát họ.”

Cám dỗ bất trung với Thiên Chúa

Đức Thánh Cha nói, tiên tri Ba-rúc “có một cách diễn tả rất đúng về dân tộc này: ‘Các ngươi đã quên Đấng đã nuôi dưỡng các ngươi.’”
“Lãng quên Thiên Chúa Đấng đã tạo dựng nên chúng ta, Đấng đã nuôi dưỡng chúng ta, và đồng hành cùng chúng ta trong cuộc sống: đây là sự thất vọng của Thiên Chúa. Và rất nhiều lần trong Tin mừng Chúa Giê-su kể các dụ ngôn về người đàn ông xây dựng vườn nho, nhưng rồi thất bại, chỉ vì những người làm công muốn lấy vườn đó cho riêng họ. Trong tâm hồn của con người luôn luôn có sự thúc giục này! Nó không thỏa mãn với Thiên Chúa, với tình yêu tín trung. Tâm hồn con người luôn có khuynh hướng bất trung. Đây là một sự cám dỗ.”

Thiên Chúa “thất vọng” vì tính bất trung của dân Người bỏ đi theo các ngẫu thần

Vì thế, Thiên Chúa “qua các ngôn sứ đã quở trách dân tộc này,” là “dân tộc không chung thủy và không biết chờ đợi.” Họ quay đi khỏi Thiên Chúa và tìm kiếm một thần khác.
“Sự thất vọng của Thiên Chúa là tính bất trung của dân Người … và chúng ta là dân của Người. Chúng ta biết rất rõ những khuynh hướng của tâm hồn chúng ta, và hàng ngày chúng ta phải định hướng lại con đường để không dần dần trượt đến với những ngẫu thần, những sự hào nhoáng, tính thế gian, và bất trung. Tôi nghĩ thật tốt cho chúng ta hôm nay biết suy tư nghĩ đến Thiên Chúa bị thất vọng: ‘Xin nói cho con, lạy Chúa, Chúa có thất vọng về con không?’ Về một điều gì đó, đúng, chắc chắn. Nhưng hãy suy tư, và tự hỏi mình câu hỏi này.”

Hãy suy tư trong Mùa Chay xem chúng ta có xa cách với Thiên Chúa

Đức Thánh Cha Phanxico khẳng định, Thiên Chúa “có trái tim dịu dàng, trái tim của một người cha.” Ngài nhắc lại Chúa Giê-su đã khóc thương “cho Giê-ru-sa-lem.” Chúng ta hãy tự hỏi, ngài nói, liệu “Thiên Chúa có khóc cho tôi,” liệu “Người thất vọng vì tôi,” và liệu “tôi đã xa lánh mình khỏi Thiên Chúa.” Ngài lên tiếng hỏi lớn, “Tôi đi theo bao nhiêu ngẫu thần, làm tôi không thể thoát ra được, biến tôi trở thành một nô lệ? Sự sùng bái ngẫu thần trong lòng chúng ta … và Thiên Chúa khóc cho tôi.”
“Hôm nay chúng ta hãy suy tư về sự thất vọng của Thiên Chúa, Ngài đã tạo dựng nên chúng ta vì yêu, trong khi chúng ta lại đi tìm tình yêu, tìm hạnh phúc ở nơi khác chứ không phải trong tình yêu của Ngài. Chúng ta tự mình xa lánh Thiên Chúa Đấng đã nuôi dưỡng chúng ta. Đây là một suy tư cho Mùa Chay. Nó sẽ tốt cho chúng ta. Hãy làm bài kiểm tra lương tâm này mỗi ngày: ‘Lạy Chúa, Người có quá nhiều ước mơ cho con, con biết rằng con đã xa lánh Người, nhưng xin chỉ cho con biết nơi nào và cách thức để quay trở về …’ Sự ngạc nhiên sẽ cho thấy Ngài vẫn luôn chờ đợi chúng ta, như một người cha của đứa con hoang đàng nhìn thấy nó từ đàng xa, vì Ngài đang đứng chờ đợi nó.”
(Devin Sean Watkins)

[Nguồn: radiovaticana]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 31/03/2017]