Thứ Tư, 24 tháng 7, 2019

Ngoại trưởng Hoa Kỳ: Sự tự do tôn giáo đang là vấn đề đối với hàng tỷ người trên thế giới

Ngoại trưởng Hoa Kỳ: Sự tự do tôn giáo đang là vấn đề đối với hàng tỷ người trên thế giới
US State Department Photo

Ngoại trưởng Hoa Kỳ: Sự tự do tôn giáo đang là vấn đề đối với hàng tỷ người trên thế giới

‘Chúng ta ở đây vì mỗi người chúng ta tin rằng quyền tự do tôn giáo phải được duy trì, bảo vệ, và thăng tiến.’

19 tháng Bảy, 2019 00:10

Hội nghị Ministerial to Advance Religious Freedom (Thúc đẩy quyền Tự do Tôn giáo) — 16-18 tháng Bảy, 2019 tại Washington — thu hút một số lượng đông hơn sự kiện lần đầu của năm trước. Điều đó có vẻ không phải vì nó là đề mục chính của các bản tin nhưng cũng chẳng phải vì có nhiều sự quảng bá hơn, phòng khách sạn tốt hơn, thức ăn ngon hơn, hoặc một chuyến tham quan thú vị đến Disney World.

Theo Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thì “Sự phát triển đáng kinh ngạc đó chứng minh một vấn đề đơn giản. Nó chứng minh rằng sự tự do tôn giáo là vấn đề đối với hàng tỷ người trên khắp thế giới. Hãy nhìn xung quanh các bạn. Sự tự do tôn giáo không chỉ là vấn đề lo lắng của Ki-tô giáo, là vấn đề của Do Thái giáo, vấn đề của Hồi giáo, vấn đề của Phật giáo, vấn đề của Ấn giáo, hoặc là vấn đề đối với những người nghiên cứu khoa học nhân văn. Nó là vấn đề đáng quan tâm của tất cả chúng ta; nó là vấn đề của tất cả mọi người.”

Những nhận xét của ông Pompeo đưa ra trong bài diễn văn chính của ngày 18 tháng Bảy, trong đó ông lưu ý rằng một số người trong số những tham dự viên “đã từng bị bắt bớ vì niềm tin của mình, bị gạt ra ngoài xã hội, bị trục xuất ra khỏi nhà của mình. Nếu các bạn ở đây như là một người còn sống sót sau bách hại, tôi muốn các bạn biết rằng các bạn là những người bạn bè ngày hôm nay.

“Chúng ta ở đây vì mỗi người chúng ta tin rằng quyền tự do tôn giáo phải được duy trì, bảo vệ, và thăng tiến. Nhưng điều quan trọng là phải hiểu được niềm tin đó từ đâu đến.”

Trong một phần của Hội nghị, chính phủ Hoa Kỳ trình bày một số Báo cáo Quan ngại tới các phái đoàn quốc gia tham dự. Những Báo cáo Quan ngại này nêu rõ một số vấn đề cấp bách ảnh hưởng đến sự tự do tôn giáo trên thế giới và đặc biệt là những quốc gia nơi sự tự do tôn giáo đang bị đe dọa. Những quốc gia tham dự có cơ hội cùng tham gia vào những Báo cáo Quan ngại này để trình bày lo lắng chung của họ về những vấn đề then chốt. Quý vị có thể đọc nhiều báo cáo theo các đường dẫn dưới đây và xem những phái đoàn nào tham gia ủng hộ cho từng báo cáo.











Để biết thêm thông tin và danh sách cập nhật những bên ký kết, truy cập www.state.gov/religiousfreedom.

Ngoại trưởng Hoa Kỳ: Sự tự do tôn giáo đang là vấn đề đối với hàng tỷ người trên thế giới

Ngoại trưởng Michael R. Pompeo – Diễn văn chính tại Hội nghị Ministerial to Advance Religious Freedom

Cảm ơn. Xin chào (buổi sáng) mọi người. Thật tuyệt vời được ở đây với các bạn. Cảm ơn Đại sứ Brownback về những lời giới thiệu rất đẹp. Nhóm các bạn đã thực hiện được một công việc tuyệt vời trong sự kiện vô cùng đặc biệt này. Cảm ơn. Cảm ơn tất cả mọi người trong nhóm của các bạn.

Tôi cũng xin gửi lời chào mừng đặc biệt đến những người trong các bạn đã từng bị bắt bớ vì niềm tin của mình, bị gạt ra ngoài xã hội, bị trục xuất ra khỏi nhà của mình. Nếu các bạn ở đây như là một người còn sống sót sau bách hại, tôi muốn quý vị biết rằng hôm nay quý vị là những người bạn bè.

Và xin gửi đến tất cả những người tham dự khác – xã hội dân sự, các vụ của chính quyền, các nhà lãnh đạo tôn giáo, và những người khác – quý vị là những người bạn đó. Xin cảm ơn vì đã đến đây. Cảm ơn vì ủng hộ những cá nhân này.

Như tôi đã nói lúc khai mạc của hội nghị tuyệt vời này, tôi cũng muốn nhấn mạnh đến sự phát triển đáng kể số người tham dự từ năm đầu sang năm thứ hai. Tôi hy vọng chúng ta có thể giữ được nhịp độ đó. Có thêm hàng trăm người tham dự, và chúng tôi xin cảm ơn tất cả các bạn đã bớt thời gian trong những lịch làm việc vô cùng bận rộn của mình để tham dự. Đây là hội nghị về nhân quyền lớn nhất từng được tổ chức tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. (Vỗ tay.) Nó cũng là – với đất nước của chúng tôi bây giờ đã hơn 200 năm tuổi, nó là sự kiện lớn nhất từng được tổ chức bởi một Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Quả thật rất ấn tượng.

Sự phát triển đáng kinh ngạc đó chứng minh một vấn đề đơn giản. Nó chứng minh rằng sự tự do tôn giáo là vấn đề đối với hàng tỷ người trên khắp thế giới. Hãy nhìn xung quanh các bạn. Sự tự do tôn giáo không chỉ là vấn đề lo lắng của Ki-tô giáo, là vấn đề của Do Thái giáo, vấn đề của Hồi giáo, vấn đề của Phật giáo, vấn đề của Ấn giáo, hoặc là vấn đề đối với những người nghiên cứu khoa học nhân văn. Nó là vấn đề đáng quan tâm của tất cả chúng ta; nó là vấn đề của tất cả mọi người.

Và đúng như vậy – thật là một động lực rất lớn khi nhìn thấy quá nhiều đồng minh tham gia trong cuộc chiến và không riêng từ các chính phủ. Chúng ta cam kết và chúng ta được liên kết, và những tiếng nói của chúng ta đang ngày càng mạnh mẽ hơn. Và quả thật đây mới chỉ là bước khởi đầu.

Chúng ta ở đây vì mỗi người chúng ta tin rằng quyền tự do tôn giáo phải được duy trì, bảo vệ, và thăng tiến. Nhưng điều quan trọng là phải hiểu được niềm tin đó từ đâu đến.

Ở đất nước Hoa Kỳ này, Tuyên ngôn Độc lập của chúng tôi tuyên bố rất rõ ràng rằng một số quyền là bất biến. Có những quyền tự do mà toàn thể nhân loại, ở khắp mọi nơi, ở mọi thời đại đều được hưởng. Tự do tôn giáo là một trong những quyền đó. Hiến pháp của chúng tôi đặt nó vào trong tu chính án thứ nhất.

Và chỉ cách nơi các bạn đang ngồi đây một quãng đi bộ ngắn, tượng ngài Thomas Jefferson, vị Ngoại trưởng đầu tiên của chúng tôi, đứng cao 19 bộ (khoảng 5,8 m). Trên tường đài tưởng niệm của ông là một câu trích dẫn từ Đạo luật Virginia về Quyền Tự do Tôn giáo, điều mà chính ông đã giúp viết nên. Câu trích dẫn nói rằng, “Thiên Chúa Toàn Năng đã tạo dựng nên trí óc tự do … Không một người nào bị ép buộc phải thường xuyên hoặc ủng hộ bất kỳ việc thờ phụng hay thực hành tôn giáo nào, hay ngược lại phải chịu đau khổ vì những quan điểm hoặc niềm tin tôn giáo của mình.”

Từ đó các bạn có thể thấy, sự tự do tôn giáo đã khắc sâu trong bản chất của người Mỹ. Nhưng nó không phải là một ý tưởng độc quyền của người Mỹ. Sự thật là ngược lại. Bản Tuyên ngôn Toàn cầu về Nhân quyền của Liên hợp quốc khẳng định sự tự do tôn giáo hoặc niềm tin là một quyền phổ quát. Đã hơn hai thế kỷ đi qua kể từ khi Ngoại trưởng Jefferson vạch ra chính sách ngoại giao, nhưng tôi luôn đi theo con đường của ông. Ông nói rằng “Thiên Chúa Toàn Năng đã tạo dựng nên trí óc tự do.” Và mọi người trong khán phòng này đều hiểu và trân trọng điều đó.

Hôm nay, chúng ta đến với nhau để biến những niềm tin của mình thành hành động. Và không thể để mất thêm thời gian nữa. Một con số làm giật mình là 83 phần trăm dân số thế giới sống trong những quốc gia nơi mà sự tự do tôn giáo hoặc bị đe dọa hoặc bị chối bỏ hoàn toàn.

Có lẽ các bạn đã nghe những tin tức mới đây về các nhà lãnh đạo thuộc phái Tin lành Phúc âm Cuba đăng ký đến tham dự sự kiện này ở đây tại Washington nhưng không được cho phép. Cuối tuần trước, chính quyền Cuba đã ngăn cản họ không được lên máy bay đến Washington, D.C. để thể hiện quyền tự do tôn giáo của họ. Đúng là bản chất côn đồ, bất khoan dung của chính thể hiện tại ở Havana.

Trong nước Cộng hòa Hồi giáo Iran, các người lãnh đạo cấm những nhóm tôn giáo thiểu số không được sở hữu sách tôn giáo và họ bị từ chối không được tiếp cận với giáo dục.

Dĩ nhiên, Cuba không phải là đơn độc trong việc đàn áp. Vào Tháng Năm, Chính quyền Iran ngăn cấm các nhóm thiểu số tôn giáo không được làm việc tại các trung tâm chăm sóc trẻ em nơi có những đứa trẻ người Hồi giáo. Và như chúng ta đều biết rất rõ, việc đánh đòn và tống ngục là rất thường xuyên. Những người Iran nào dám đứng lên vì quyền tự do tôn giáo của họ, vì người anh em của họ, đều phải đối mặt với sự ngược đãi.

Tháng trước, thể chế này đã tống một ủy viên hội đồng vào tù vì lên tiếng kêu gọi một điều vô cùng đơn giản đó là phóng thích cho hai người Baha’is. Quả thật, chúng ta tự hào vì hôm nay ở đây với chúng ta có chị Dabrina Bet-Tamraz, là con gái của Mục sư Victor Bet-Tamraz. Ông Victor đã bị kết án tù 10 năm vào năm 2017 vì niềm tin của ông và gần đây đã kháng án.

Thật đáng buồn, những câu chuyện như vậy không chỉ giới hạn ở Iran. Ở Miến Điện, từng người trong các bạn đã có cơ hội được nghe về cách thức quân đội đối xử hung bạo và bách hại người Rohingya, nhóm thiểu số đông nhất theo Hồi giáo. Hôm Thứ Ba, Hoa Kỳ đã thông báo không cấp visa cho hai sĩ quan quân đội cao cấp nhất của Miến Điện và hai nhân vật quân đội cấp cao khác, những người đó đều có liên quan trong những sự tàn bạo này. Đó là lần đầu tiên một quốc gia thực hiện hành động công khai chống lại những nhà lãnh đạo cao cấp nhất của quân đội Miến Điện.

Nhắm mục tiêu vào người Rohingya chỉ là một phần trong cuộc chiến kéo dài nhiều thập kỷ của quân đội ở Miến Điện về các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo. Và các bạn có thể nhìn thấy điều đó qua sự trình bày của một người có mặt đây với chúng ta hôm nay, Mục sư Langjaw Gam Senge. Ông đã ngồi tù 15 tháng vì giúp đỡ các nhà báo đến thăm thực hiện công việc rất đơn giản là báo cáo sự thiệt hại gây ra bởi một vụ không kích vào một nhà thờ Công giáo ở Kachin. Xin chào mừng, Mục sư Senge.

Và ở Trung Quốc – ở Trung Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc ra lệnh kiểm soát đời sống của người dân Trung Quốc và linh hồn của họ. Các cán bộ của Trung Quốc thậm chí đã ngăn cản những quốc gia khác không đến tham dự cuộc họp này. Như vậy có phù hợp với việc bảo đảm “sự tự do niềm tin tôn giáo” được viết trong hiến pháp của Trung Quốc không? Nếu các bạn ở đây hôm nay và các bạn là một quốc gia không tuân theo sự áp đặt của Trung Quốc để đến đây, thì chúng tôi hoan nghênh các bạn và chúng tôi cảm ơn các bạn.

Và nếu các bạn đã khước từ tham dự với cùng một lý do, chúng tôi ghi nhận. Chúng tôi cũng hy vọng, chúng tôi cũng hy vọng rằng những người trong các bạn chọn không đến đây sẽ tái cân nhắc lại quyết định của mình trong lần tới và tìm được sự can đảm để đứng lên vì sự tự do mỗi ngày và mãi mãi.

Mọi người trong phòng này cũng đều biết rằng người tín hữu Trung Quốc cần sự hỗ trợ của chúng ta. Vào Tháng Chín năm ngoái, Chen Huixia, một thành viên của Pháp Luân công, đã bị kết án ba năm rưỡi tù chỉ đơn giản vì thực hành niềm tin của ông.

Vào tháng Năm năm 2018, các nhà chức trách đã bắt giữ ông Wang Yi, là mục sư của Giáo hội Early Rain Covenant, một giáo hội không đăng ký ở Thành Đô, vì công khai chỉ trích những sự kiểm soát của chính phủ đối với quyền tự do tôn giáo. Cho đến hôm nay ông vẫn còn phải ngồi tù.

Và Trung Quốc là quê hương của một trong những cuộc khủng hoảng nhân quyền tồi tệ nhất thời đại chúng ta. Nó thật sự là vết nhơ của thế kỷ.

Từ Tháng Tư năm 2017, Chính quyền Trung Quốc đã giam giữ trên một triệu người Trung Quốc theo Hồi giáo và những nhóm thiểu số khác trong các trại ở Tân Cương. Có mặt ở đây hôm nay với chúng ta là Jewher Ilham – một người phụ nữ dũng cảm – một người phụ nữ gan dạ đã chiến đấu cho sự phóng thích – cho sự phóng thích cha của cô. Ông nhận được bản án tù vô thời hạn vì những bài viết tâm huyết để bắc cầu nối cho khoảng trống giữa dân tộc Duy Ngô Nhĩ và người Hán Trung Quốc, một công việc thật cao cả.

Bà Bet-Tamraz, Mục sư Senge, Cô Ilham chỉ là ba người trong số rất nhiều người được mời hôm nay. Đây là những anh hùng đến với hội nghị này từ khắp nơi trên thế giới. Câu chuyện của họ là những phiên tòa đầy phẫn uất, là sự dũng cảm cao vời, và một niềm tin phi thường. Tôi xin mời tất cả những người đó đứng lên để chúng ta tán thưởng họ. (Vỗ tay.)

Tôi muốn từng người các bạn, và thật sự là tất cả chúng ta, biết rằng công việc của các bạn không hão huyền. Chúng ta có mặt ở đây hôm nay để ủng hộ cho mục tiêu bảo vệ và thúc đẩy tự do tôn giáo. Tôi vững tin – tôi tin chắc rằng cùng hợp sức với nhau chúng ta có thể thúc đẩy được vấn đề này. Thật vậy, chỉ cần nhìn đến những gì chúng ta đã hoàn tất được như là kết quả của hội nghị năm ngoái:

Trước hết, chúng tôi đã rót tiền vào những nơi chúng tôi hoạt động.

Bộ Ngoại giao đã thành lập một Quỹ Tự do Tôn giáo Quốc tế – một quỹ với sự đóng góp của nhiều người cung cấp những hỗ trợ cấp thời cho các nạn nhân bị bắt bớ trên toàn thế giới. Nó đã phục vụ rất tốt, và kết quả của nó trên toàn thế giới đang nhân rộng. Tôi chỉ đưa ra một ví dụ, khi chúng ta đứng ở đây hôm nay thì nó đang hỗ trợ cho các nạn nhân ở Sri Lanka với những hóa đơn thanh toán viện phí sau các vụ tấn công ở đó ngày Chúa nhật Phục sinh vừa qua. Chúng tôi khuyến khích thêm nhiều quốc gia cùng chung sức và góp phần và đóng góp cho dự án quan trọng này để có thể làm được nhiều sự tốt lành trên khắp thế giới.

Từ năm 2017, Hoa Kỳ đã cung cấp trên $340 triệu cho các cộng đồng sắc tộc và tôn giáo dễ bị xúc phạm ở Iraq, đặc biệt là những cộng đồng mà ISIS đã nhắm là mục tiêu diệt chủng. Hội nghị của năm ngoái cũng đã giúp góp phần vào nỗ lực lớn đó. Hôm nay – ngày nay, những loại thiết bị nổ tự chế của ISIS để lại đã được dọn sạch. Trẻ em trở lại trường học. Những cuộc sống đang được cứu thoát, và nhiều nữa, nhiều hơn nữa.

Và hôm nay, tôi được vinh dự công bố rằng USAID đang cấp 27 triệu cho chương trình hỗ trợ nhân đạo mới này để giúp cho tiến trình này được liên tục. (Vỗ tay.)

Vấn đề là tiền. Chuyện đó đã quá rõ ràng. Đang cần phải có những nguồn lực. Nhưng ngoài tiền, chúng tôi đã hoạt động tích cực trên mặt trận đa phương, cùng với những bạn bè và đồng minh của chúng tôi. Một ví dụ điển hình, trong Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất họ đã tổ chức hội nghị miền đầu tiên vào tháng Hai để thúc đẩy sự khoan dung tôn giáo theo chương trình của họ. Nó bao gồm việc chống lại những bài viết và bài nói gây thù ghét và những hình thức kích động khác trong các sách báo.

Trong Đại Hội đồng gần đây nhất, các quốc gia trong Tổ chức các Quốc gia Châu Mỹ đã nhất trí đưa ra bản tuyên bố đầu tiên của họ, do Hoa Kỳ giới thiệu, khẳng định về quyền tự do tôn giáo trong bán cầu của chúng tôi.

Cùng với Vương quốc Anh, Hoa Kỳ đồng tổ chức một hội nghị có tính chất đột phá vào Tháng Mười Một vừa qua để đáp ứng những nhu cầu của các nhóm tôn giáo thiểu số dễ bị xúc phạm trong các khu vực xung đột.

Và một số chính phủ đã chỉ định đại sứ đặc biệt chịu trách nhiệm về việc thúc đẩy sự tự do tôn giáo trong đất nước của họ và trên khắp thế giới.

Và cuối cùng, tôi vinh dự đã dẫn đầu những sáng kiến của chúng tôi ở đây tại Bộ Ngoại giao.

Các bạn đã nghe lúc đầu tôi nói về những quyền bất biến. Gần đây tôi ủy nhiệm một nhóm được gọi là Ủy ban về Quyền Bất Biến để đưa ra những tranh luận nghiêm túc về nhân quyền vượt ra ngoài những ranh giới đảng phái và vượt ra ngoài biên giới các quốc gia.

Mục đích của ủy ban rất đơn giản. Chúng tôi không ra ngoài để khám phá những nguyên tắc mới, nhưng để truyền thụ lại kiến thức về nhân quyền của chúng tôi có trong những nguyên tắc thành lập của nước Mỹ, và quyền tự do tôn giáo chắc chắn có trong đó.

Năm 2019, Bộ Ngoại giao giới thiệu chương trình tập huấn bắt buộc về quyền tự do tôn giáo quốc tế cho mọi người trong các Văn phòng Ngoại giao của chúng tôi. Cho đến nay chúng tôi đã huấn luyện được gần 12.000 nhân viên về cách nhận biết sự phân biệt đối xử và bắt bớ tôn giáo và cách làm việc gần gũi với các nhà lãnh đạo tôn giáo trên khắp thế giới. Điều rất quan trọng là các nhà ngoại giao của chúng ta phải là những đại sứ về quyền tự do đầu tiên này.

Và bây giờ chúng ta đến đây lần thứ hai, và đã đến thời điểm xây dựng công cuộc tốt đẹp này. Những người trong các bạn đang là nhân viên chính phủ có được cơ hội để có những bước đi quan trọng tiếp theo:

Tất cả chúng ta phải kiên quyết liên tục lên tiếng về những sự ngược đãi đối với quyền tự do tôn giáo. Đó là điều tối thiểu chúng ta có thể làm. Hôm nay, chúng ta có chín báo báo cáo quan ngại về những quốc gia và những vấn đề đã được chuẩn bị. Tôi mời từng người trong các bạn ký vào chúng trong tình đoàn kết.

Albania, Colombia, Ma-rốc, và Vatican sẽ tổ chức các hội nghị miền trong tương lai gần. Tôi thúc giục các bạn hãy tham dự.

Và chúng ta cũng cần phải thực hiện sự tiến bộ trong các thể chế đa phương. Nhờ những nỗ lực của Ba Lan, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 22 tháng Tám là ngày đặc biệt để nhớ đến những nạn nhân của sự bách hại tôn giáo. Xin cũng hãy kỷ niệm ngày đó trong đất nước của các bạn. (Vỗ tay)

Và tất cả chúng ta phải tiếp tục đưa vấn đề này ra tại Liên Hợp Quốc và trong các cơ quan khác để cho biết rằng tự do tôn giáo phải là ưu tiên hàng đầu của tổ chức đó.

Nhưng một mình các chính phủ không thể giải quyết vấn đề này một cách đúng đắn. Các quốc gia cần sự hỗ trợ của các nhóm xã hội dân sự. Các bạn trong các nhóm xã hội dân sự là những người chiến sĩ chân chính, thực sự vì tự do, và tôi cảm ơn các bạn vì điều đó.

Chúng ta hãy để khai thác nhiệt huyết của những con người này thuộc mọi tín ngưỡng để bảo vệ nó. Hãy nhìn vào cách thức của cuộc chiến chống buôn người đã trở thành ưu tiên nhân đạo lớn. Những nỗ lực nền tảng đã làm điều đó trở thành hiện thực. Và tôi tin rằng chúng tôi đang nhân rộng chúng.

Cuối cùng, hôm nay tôi rất tự hào công bố một nỗ lực mới với mục đích sẽ trợ giúp các mục tiêu của chúng ta. Chúng tôi sẽ xây dựng Liên minh Tự do Tôn giáo Quốc tế. Chúng tôi hy vọng rằng phương tiện mới này – cơ quan quốc tế đầu tiên dành cho chủ đề đặc biệt này – sẽ xây dựng những nỗ lực và đưa các quốc gia có cùng chí hướng hợp sức với nhau đương đầu với những thách thức về tự do tôn giáo quốc tế.

Nó sẽ cung cấp một không gian cho công cuộc mà chúng ta thực hiện ở đây để phát triển trong suốt cả năm. Và điều quan trọng là nó sẽ bảo vệ các quyền bất biến cho tất cả mọi con người tin – hoặc không tin – bất cứ điều gì họ chọn. Chúng tôi đang háo hức thảo luận về sáng kiến mới này với các bạn và làm việc với bạn để xây dựng nó.

Tôi xin kết thúc với lời cuối cùng cho biết lý do tại sao cá nhân tôi lại khai hỏa cho cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo.

Khi 18 tuổi, là thời gian rất lâu trước đây, tôi gia nhập Quân đội. Tôi tham gia nó một phần vì tôi biết các quyền tự do hiến pháp cơ bản của Mỹ quý giá như thế nào. Nhưng khi đó tôi chỉ là một đứa trẻ. Tôi đã không hiểu về chúng trọn vẹn như bây giờ. Nhưng có một ngọn lửa trong tôi nói rằng niềm xác tín của người Mỹ chúng tôi là đúng, là tốt, và là đúng đắn.

Và bây giờ, tôi có đặc quyền được phục vụ với tư cách là Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ thứ 70 và tôi có cơ hội bảo vệ các quyền tự do này mỗi ngày.

Năm ngoái tại hội nghị này, tôi đã nói với mọi người rằng chúng tôi đang làm mọi cách để đưa Mục sư Brunson về nhà, người bị giam giữ một cách bất công ở Thổ Nhĩ Kỳ trong hơn hai năm. Năm nay, A-lê-lu-da, những lời cầu nguyện của chúng tôi đã được đáp lời, và hôm nay ông có mặt ở đây với chúng ta. Mục sư Brunson, ông đang ngồi ở đâu?

Sự giải cứu Mục sư Brunson đi đúng với những gì tôi suy nghĩ và là khoảnh khắc đáng nhớ nhất của tôi với tư cách là Ngoại trưởng. Năm ngoái, khi tôi thực hiện một trong những nhiệm vụ của tôi đến Bắc Triều Tiên, tôi đã đưa về Kim Dong-chul, Kim Hak-song và Tony Kim. Chúng tôi xuống máy bay ở đây vào khoảng 2:30 sáng tại căn cứ không quân Andrew. Tổng thống Trump đã ở đó, Phó Tổng thống cũng có mặt để chào đón họ. Đó là một trong những khoảnh khắc vui nhất của cuộc đời tôi. Khi ba người họ bước xuống cầu thang từ máy bay, họ vội đưa cho tôi một tờ giấy ghi chú nhỏ. Nó ở trên một tấm danh thiếp. Tôi nhét nó vào trong túi áo khoác của tôi.

Và khi về đến nhà, tôi đánh thức vợ tôi dậy – lúc đó là sáng sớm – và vợ tôi, Susan, và tôi cùng ngồi đọc tấm thẻ. Đó là Thánh vịnh 126: “Việc Chúa làm cho ta, ôi vĩ đại, ta thấy mình chan chứa một niềm vui.” Hôm nay tôi đã đóng khung nó và để trong văn phòng. Tôi làm điều đó vì nó nhắc tôi nhớ đến sức mạnh của đức tin ngay cả trong những thời gian thử thách lớn nhất.

Trên khắp thế giới có quá nhiều người đang mong mỏi có quyền được thờ phượng một cách tự do; không có sự sợ hãi; không có bắt bớ. Đức tin của họ giúp họ vượt qua được những thời gian thử thách này.

Tất cả các bạn đến đây vì các bạn hiểu rằng trách nhiệm của chúng ta là phải giúp đỡ họ. Tất cả chúng ta đều ở trong cuộc chiến đấu này. Các cạn có thể chắc chắn rằng Hoa Kỳ sẽ đứng ra bảo vệ quyền được Thiên Chúa ban cho, quyền bất biến của tất cả mọi người được tôn thờ như lựa chọn của họ.

Và tôi biết và tôi hy vọng rằng tất cả các bạn sẽ cùng đứng lên với chúng tôi.

Tôi mong rằng những người tốt lành ở khắp mọi nơi sẽ nhìn thấy rằng hoạt động của chúng ta đang bắt đầu.

Tôi cũng hy vọng rằng họ nhìn thấy được sự nhiệt huyết không ngừng tăng trên khắp thế giới để bảo vệ cho sự tự do tôn giáo.

Và khi họ nhìn thấy những điều đó – và khi họ nhìn thấy những điều đó, tôi chắc chắn rằng hội nghị tiếp theo thậm chí sẽ lớn hơn hội nghị này.

Cảm ơn tất cả các bạn đã đến tham dự.

Xin Chúa chúc lành cho công cuộc của các bạn, xin Chúa chúc lành cho nước Mỹ, và xin Chúa chúc lành cho tất cả các bạn. Cảm ơn các bạn.



[Nguồn: zenit]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 21/7/2019]


Lá thư viết tay thế kỷ thứ 3 cho cái nhìn sâu vào trong đời sống người Ki-tô hữu tiên khởi

Lá thư viết tay thế kỷ thứ 3 cho cái nhìn sâu vào trong đời sống người Ki-tô hữu tiên khởi

Lá thư viết tay thế kỷ thứ 3 cho cái nhìn sâu vào trong đời sống người Ki-tô hữu tiên khởi


20 tháng Bảy, 2019

Ngay cả một lá thư rất vắn tắt và đầy những lời hài hước vẫn có thể dạy chúng ta nhiều điều về thế giới cổ xưa.

Sự nghiên cứu kỹ lưỡng một lá thư 1.700 năm tuổi đang khiến các chuyên gia đặt câu hỏi về quan niệm cho rằng người Ki-tô hữu tiên khởi là những người ẩn dật lập dị với rất ít vị trí trong xã hội. Bức thư, có niên đại khoảng năm 230 sau Công nguyên, là tài liệu Ki-tô giáo cổ xưa nhất được phát hiện ngoài các sách của Kinh thánh.

Bức thư được viết nguệch ngoạc bởi tay một người đàn ông tên Arrianus cho “người anh/em trai của anh ta là Paulus,” mặc dù không thể biết họ là anh em ruột hay anh em tinh thần. Các chuyên gia nghĩ rằng có khả năng “Paulus” là tên được đặt theo tên của Thánh Tông đồ Phao-lô, người đã đóng góp nhiều Thư cho Tân Ước.

Nội dung của lá thư có vẻ chưa hẳn là một lời chào, và có phần giống như một bản danh sách thực phẩm cần mua; tuy nhiên, ngay cả một cái nhìn thoáng qua như vậy vào cuộc sống hàng ngày của thế giới cổ đại cũng có nhiều điều để dạy chúng ta.

Caleb Parke từ Fox News nói với Sabine Huebner, giáo sư sử học cổ đại tại Đại học Basel ở Thụy Sĩ, là nơi lá thư được lưu giữ trong văn khố Heronius suốt 100 năm. Huebner miêu tả một số yếu tố xã hội quan trọng mà lá thư cho thấy:

“Lá thư có chứa những dấu chỉ cho thấy rằng trong tiền bán thế kỷ thứ ba, người Ki-tô hữu sống ở những vùng sâu vùng xa thuộc Ai-cập bên ngoài các thành, nơi họ giữ những vị trí lãnh đạo chính trị và trong cuộc sống hàng ngày thì họ không khác biệt lắm với môi trường người ngoại giáo.”

Bà Huebner gợi ý rằng việc sử dụng một cụm từ viết tắt, “Tôi cầu nguyện cho anh được bồi bổ ‘trong Chúa,’” được biết như là một nomen sacrum và là cụm từ riêng biệt của người Ki-tô hữu. Bà nói:

“Nó là một công thức riêng biệt của người Ki-tô hữu và rất quen thuộc với những văn bản viết tay của Tân Ước.”

Bà Huebner cũng lưu ý rằng tên “Paulus” là vô cùng hiếm trong kỷ nguyên này và nó là cách thực hành của người Ki-tô hữu đặt tên cho trẻ em theo tên các thánh từ thế kỷ thứ ba.


“Chào mừng, chúa tể của tôi, anh trai vô song của tôi Paulus. Tôi, Arrianus, chào anh, cầu xin mọi điều tốt đẹp cho cuộc sống của anh.

[Vì] Menibios sẽ đến với anh, tôi nghĩ cần phải chào anh cũng như cha của chúng ta. Bây giờ, tôi nhắc anh về gymnasiarchy, để chúng ta không gặp rắc rối ở đây. Vì Heracleides sẽ không thể chú ý đến điều đó: anh ta đã được nêu tên trong hội đồng thành. Vì vậy hãy tìm một cơ hội để anh mua hai [-] arouras.

“Nhưng cũng hãy gửi cho tôi sốt gan cá, bất cứ thứ gì mà anh nghĩ là tốt. Mẹ của chúng ta khỏe và gửi lời chào anh cũng như những người vợ và những đứa con đáng yêu nhất của anh, và các anh em và người của chúng ta. Gửi lời chào những người anh em của chúng ta [-]genes và Xydes. Tất cả mọi người đều chào anh.

“Tôi cầu nguyện cho anh được bồi bổ trong Chúa.”

[Ed.: gymnasiarchy là chức trưởng của phòng tập thể thao, mà trong thời gian Ai-cập dưới sự thống trị của Hy Lạp là trung tâm vừa để huấn luyện thể thao và cũng là nơi trao đổi buôn bán trong địa phương; aroura là một đơn vị đất đai]



[Nguồn: aleteia]

[Chuyển Việt ngữ: TRI KHOAN 21/7/2019]