Thứ Sáu, 22 tháng 7, 2016

Hội Bác ái gửi 3.500 bạn trẻ từ những hoàn cảnh khó khăn đến WYD16

Hội Bác ái gửi 3.500 bạn trẻ từ những hoàn cảnh khó khăn đến WYD16

Tổ chức Cứu trợ Giáo hội Thiếu thốn (Aid to the Church in Need) cho các bạn trẻ từ vùng Trung Á, Trung Đông một cơ hội đổi đời
21 tháng 7, 2016
WYD's international volunteers during the filming of the WYD official song's video clip.Pictures from the preparations to World Youth Day Krakow 2016. From WYD website (krakow2016.com)
ACN Photo
Khoảng 3,500 bạn trẻ từ 29 quốc gia khác nhau sẽ có thể tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới ở Krakow, Ba lan, từ 25-31 tháng 7, 2016, nhờ sự hỗ trợ của Tổ chức Bác ái Công giáo Quốc tế Cứu trợ Giáo hội Thiếu thốn (ACN).
Rất nhiều bạn trẻ từ những quốc gia gần Ba lan: “Các bạn trẻ từ Ukraina, Bosnia, Belarus, Bulgaria, Nga và Macedonia quá vui mừng trước cơ hội này được đến gặp trực tiếp với Đức Thánh Cha Phanxico tại Ba lan. Do các chi phí, hầu hết các bạn chưa bao giờ có cơ hội để tham dự. Vì lý do này, chúng tôi muốn năm nay có sự đặc biệt hơn giúp càng nhiều bạn trẻ có thể trải nghiệm trực tiếp sự gần gũi với Đức Thánh Cha Phanxico càng tốt, và với những bạn trẻ khác đến từ khắp nơi trên thế giới.” Đó là đánh giá của Magda Kaczmarek, một trong những người điều phối của ACN cho vùng Đông Âu.
Gặp gỡ Đức Thánh Cha và sống trải nghiệm với Giáo hội Hoàn vũ cũng có thể là một kinh nghiệm đổi đời cho những bạn trẻ từ nhiều cộng đồng Công giáo bé nhỏ thuộc vùng Trung Á, chẳng hạn Kazakhstan, Kyrgyzstan và Turkmenistan, những vùng này được biết chỉ có hơn 100 người Công giáo đang giữ đạo.
Tổ chức này cũng tạo cơ hội cho các bạn trẻ ở vùng Trung đông đến tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới 2016. Họ sẽ đại diện các Giáo hội đang đối mặt với sự đau khổ lớn ở các quốc gia như Iraq, Syria, Jordan và Palestine. Sự hiện diện của các bạn đó sẽ thể hiện cho niềm hy vọng của những thế kỷ sơ khai của Ki-tô giáo và đức tin anh dũng của lớp con cháu ngày nay của những Ki-tô hữu tiên khởi. ACN cũng gửi giới trẻ từ Sudan và Bangladesh đến Krakow, để đại diện cho hai quốc gia từng ngày đối mặt với tình trạng phân biệt đối xử và tấn công bạo lực.
Nhờ sự rộng rãi của những nhà hảo tâm, ACN sẽ có thể tạo ra một sự khác biệt khổng lồ trong đời sống của rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, sự trải nghiệm Ngày Giới trẻ Thế giới của họ không chỉ phụ thuộc và hỗ trợ tài chính — ACN cũng kêu gọi những nhà hảo tâm trên toàn thế giới cầu nguyện nhiệt tâm để sự kiện được thành công và tạo khả năng để các bạn trẻ từ các quốc gia và khu vực đang bị rối tung do xung đột bạo lực có thể lên đường đến Krakow và trở về an toàn.
Nói chung, ACN đang tài trợ cho 40 dự án khác nhau liên quan đến Ngày Giới trẻ Thế giới 2016, phần lớn trong số đó là gửi các bạn trẻ đến Ba lan. Tổng tiền tài trợ lên đến $600,000, và cũng có thể tổ chức các sự kiện khác diễn ra cùng lúc với Ngày Giới trẻ Thế giới ở một số quốc gia nào đó, chẳng hạn một sự kiện tầm mức quốc gia ở Cuba và những dân tộc Châu Mỹ La tinh khác. Ngày Giới trẻ Thế giới 2016 đang chờ đợi gần 1 triệu bạn trẻ  tham dự. Để biết thêm thông tin về hoạt động của ACN liên quan đến Ngày Giới trẻ Thế giới, xin nhấp vào here.
Tổ chức Cứu trợ Giáo hội Thiếu thốn là một tổ chức Bác ái Quốc tế dưới sự hướng dẫn của Tòa thánh, cung cấp sự hỗ trợ cho Giáo hội đau khổ và bị bách hại ở hơn 140 quốc gia. www.churchinneed.org (Mỹ); www.acnuk.org (Anh); www.aidtochurch.org (Úc); www.acnireland.org (Ireland); www.acn-aed-ca.org (Canada) www.acnmalta.org (Malta)

[Nguồn: https://zenit.org]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 22/07/2016]



Đức Thánh Cha cùng đồng hành với những người đến WYD ‘bằng phương tiện ảo’

Đức Thánh Cha cùng đồng hành với những người đến WYD ‘bằng phương tiện ảo’

Sáng kiến Lòng thương xót đem những trạm y tế lưu động đến các trại tị nạn, những vùng bị ảnh hưởng bởi thảm họa tự nhiên
21 tháng 7, 2016
krakow ba lan
Một chương trình dành cho những người không thể tham dự Ngày Giới trẻ Thế giới tuần tới mời gọi giới trẻ tham gia với Đức Thánh Cha bằng phương tiện ảo.
Avatar của Đức Phanxico tại Khuôn viên Misericordiae Ảo tại địa chỉ https://we4charity.com/en/vcm
“Thật tuyệt vời với cảm giác được nhìn thấy Đức Thánh Cha trong những môi trường Lòng thương xót ảo một chốc lát trước khi chúng ta có ngài ở Brzegi gần Wieliczka. Tôi tin rằng Đức Thánh Cha Phanxico cũng muốn ở cùng những người không thể đến được Krakow nên đã quyết định tham gia dự án ‘Misericordes’. Giữa những khách hành hương từ mọi châu lục,” Cha Bogdan Kordula nói, ngài là Giám đốc Cracow Caritas, chịu trách nhiệm chuẩn bị địa điểm để tổ chức nghi lễ chính của Ngày Giới trẻ Thế giới.
Để xuất hiện tại Khuôn viên Ảo Misericordiae bạn chỉ cần tham gia chiến dịch ‘Misericordes’ trên nền We4Charity.com –  bạn có thể chọn một trong số 32 avatar đại diện cho các khách hành hương. Chiến dịch được Caritas của Tổng Giáo phận Krakow tổ chức.
Dự án ‘Misericordes’ sẽ kéo dài đến 15 tháng 8 và những hiệu ứng của nó sẽ là trang bị cho nhà ‘Campus Misericordiae’ ở Brzegi và Trung tâm Caritas ‘Miếng bánh của Lòng thương xót’ đang được xây dựng ở đó và cũng có thể mua được những trạm y tế lưu động dùng để phục vụ cho những người ở những vùng khó khăn trên thế giới. Chúng sẽ xuất hiện, cùng với những trạm y tế khác, trong các trại tị nạn và những nơi bị thiên tai. Cho đến nay người ta biết rằng những trạm y tế lưu động, là dấu hiệu của lòng thương xót của những người tham dự trong chiến dịch We4Charity.com, sẽ đến Lebanon, Syria và Jordan.

[Nguồn: https://zenit.org]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 22/07/2016]



PHỎNG VẤN: WYD (Ngày Giới trẻ Thế giới) rất nhiều điều mới lạ

PHỎNG VẤN: WYD (Ngày Giới trẻ Thế giới) rất nhiều điều mới  lạ

Đức ông Miguel Delgado Galindo, Phó thư ký Hội đồng Tòa thánh về Giáo dân, nói về việc mừng Ngày Giới trẻ Thế giới ở Krakow
21 tháng 7, 2016
world youth day 2016
Giới trẻ khắp thế giới đang chuẩn bị cho buổi gặp gỡ vĩ đại đang chờ họ ở Ba lan. WYD sẽ được tổ chức ở Krakow từ 25-31 tháng 7, và sẽ có sự hiện diện của Đức Thánh  Cha Phanxico bắt đầu từ 28.
Để biết thêm về đại hội giới trẻ  này, ZENIT phỏng vấn Đức ông Miguel Delgado Galindo, Phó Thư ký Hội đồng Giáo hoàng về Giáo dân, ngài môi tả WYD vượt ra ngoài một sự kiện bình thường với khai mạc và bế mạc. WYD “không phải là một lâu đài pháo hoa, như được sử dụng trong nhiều lễ mừng thông thường, kết thúc vào giữa đêm với một màn pháo hoa tạm biệt rồi sau đó không để lại một dấu tích gì.”
****
ZENIT: Ngày Giới trẻ Thế giới là một sự kiện được lặp lại ba năm một lần, nhưng luôn có sự mới mẻ. Có những mong đợi gì cho lễ mừng sự kiện vĩ đại lần này ở Krakow?
Đức ông Delgado: Quả thật, WYD, được Thánh Gioan Phaolo II khởi sự năm 1985, đó cũng là năm Liên Hiệp Quốc công bố “Năm Quốc tế Giới trẻ,” luôn là một sự kiện đầy tính mới mẻ. Không WYD lặp lại giống như những lần trước đây; mỗi lần đều có một cái gì đó rất riêng, làm cho nó trở thành đặc biệt và không thể lặp lại. Nhiều năm đi qua, nhưng WYD vẫn tiếp tục đánh thức sự quan tâm của những thế hệ giới trẻ mới, vì luôn có những người sẵn sàng tham dự WYD. Và đây là một lý do để hy vọng cho Giáo hội và xã hội.
Những mong chờ thực sự rất tốt về mọi khía cạnh. Công việc rất căng thẳng trong suốt ba năm qua, trong việc chuẩn bị cho WYD ở Krakow. Cho đến hôm nay, gần 1 triệu người trên mọi châu lục đã đăng ký tham dự. Đây là con số kỷ lục trong lịch sử WYD. Con số này phải được thêm vào toàn bộ các bạn trẻ đến Krakow không đăng ký trước với sự kiện, và số này thì nhiều lắm.
ZENIT: Những điều gì được coi là thách thức lớn nhất?
Đức ông Delgado: Rất nhiều việc trong phần tổ chức cho sự kiện với Đức Thánh Cha đã làm xong, các phân khu giảng giáo lý cho giới trẻ bởi các Đức Giám mục, rồi những việc khác trong công tác hậu cần trong suốt những ngày WYD: chỗ ở, di chuyển, phân phối thức ăn v.v.. Tuy nhiên, thách thức chính của WYD là làm sao nó phải trở thành một sự kiện đích thực của ân sủng, để làm sao các bạn trẻ tham dự hòa chung với Giáo hội, cùng với Đức Thánh Cha, có được sự gặp gỡ riêng tư và thân tình với Chúa Giê-su là Đấng sẽ làm thay đổi cuộc sống của họ, làm cho họ có thể đặt ra được những mục tiêu cao đẹp cho đời sống Ki-tô hữu: hoán cải, tận hiến (cho đời sống linh mục, cho đời sống giáo dân, cho đời tận hiến), v.v..
ZENIT: Chủ điểm lần này  là “Phúc cho ai có  lòng thương xót, vì họ sẽ được xót thương.” Chúng ta đang trong Năm Lòng thương xót. Krakow được biết đến là kinh đô của Lòng Chúa Thương xót. WYD lần này sẽ làm gì để đánh dấu điều đó?
Đức ông Delgado: WYD Krakow 2016 là WYD của Năm thánh Lòng thương xót mà Giáo hội đang sống. Chủ điểm này xuất phát từ con tim của Đức Thánh Cha Phanxico và xuyên suốt triều đại của ngài. Đức Thánh Cha sẽ giúp các bạn trẻ suy tư sâu hơn về lòng thương xót; làm cho các bạn hiểu rõ hơn rằng chúng ta những người Công giáo tin vào một Thiên Chúa ở cạnh ta, Người yêu chúng ta như một người Cha nhân hậu và là người có trái tim của một người mẹ. Khám phá được điều này sẽ làm biến đổi đời sống một người. Rất đáng để đọcc  lại Thông điệp Đức Thánh Cha gửi giới trẻ (Message that Pope Francis sent to young people) trên toàn thế giới để chuẩn bị cho WYD năm nay. Đức Thánh Cha nói về sự gặp gỡ của ngài với Lòng Chúa thương xót: một ngày kia, khi ngài lên 17 tuổi, ngài vào Vương cung Thánh đường Thánh Giu-se ở quận Flores, ở Buenos Aires, nơi ngài sống cùng gia đình. Ngài gặp một vị linh mục trong tòa giải tội, vị linh mục đã khơi nguồn tự tin vô cùng đặc biệt trong ngài và cậu thanh niên Jorge Mario đã tiếp cận được với Chúa và mở lòng mình ra trong Bí tích Hòa giải. Đức Thánh Cha gợi lại lần gặp gỡ đó với lòng thương xót của Chúa đã làm thay đổi đời sống của ngài. Ngài đã rất chắc chắn rằng Thiên Chúa đang chờ đợi ngài.
ZENIT: Thánh Faustina và Thánh Gioan Phaolo II là bổn mạnh của những ngày này. Các vị là gương mẫu cho giới trẻ như thế nào?
Đức ông Delgado: Các thánh là những người bạn rất trung tín với chúng ta trên Thiên đàng. Họ cho chúng ta tình bạn và sự trung gian tới Thiên Chúa. Thánh Faustina Kowalska và Thánh Gioan Phaolo II, cả hai đều sống ở Krakow, là các tông đồ của Lòng Chúa thương xót, là một nguồn mà con người thời đại chúng ta – cũng như tất cả mọi thời đại trong lịch sử — đều rất cần. Các vị thánh này giúp chúng ta hiểu được những điều Đức Thánh Cha Phanxico đã nói: lòng thương xót là thuộc tính đầu tiên của Thiên Chúa: lòng thương xót là danh thánh của Thiên Chúa.
Trong nhật ký của Thánh Faustina, viết trong thập kỷ 30 của thế kỷ trước, vị nữ tu Ba lan này nhớ lại chân lý vĩ đại của đức tin: tình yêu thương xót của Thiên Chúa cho con người. Thực ra, sự sùng kính Lòng Chúa Thương xót chỉ là tín thác vào tình yêu vô biên của Thiên Chúa và thực hành những mối phúc thương xác.
Thánh Gioan Phaolo II, một người bạn tuyệt vời của các bạn trẻ, có lòng sùng kính vô biên với Lòng Chúa Thương xót. Ngài đã tôn phong chân phước cho Nữ tu Faustina năm 1993 và tôn phong hiển thánh năm 2000. Theo những mặc khải mà Thánh nữ có, Đức Giáo hoàng Wojtyla đã thiết lập ngày Lễ Lòng Chúa thương xót, rơi vào Chúa nhật đầu tiên sau Phục sinh.
Thánh Faustina sống trong bi kịch của cuộc Đại Chiến thứ nhất và Thánh Gioan Phaolo II là thảm kịch của cuộc Đại Chiến thứ hai. Cả hai đều hiểu được sự hiện hữu của những hệ tư tưởng tội ác đã đánh dấu vào lịch sử Châu Âu của thế kỷ 20. Tuy nhiên, lúc cuối đời, Thánh Gioan Phaolo II viết rằng tội ác có những giới hạn của nó: những điều tốt đẹp của Thiên Chúa và nhân loại luôn luôn mạnh hơn bất kỳ tội ác nào. Nói tắt lại, tội ác tìm thấy giới hạn của nó trong Lòng Chúa Thương xót.
ZENIT: WYD cụ thể hóa thông điệp hy vọng cho giới trẻ như thế nào?
Đức ông Delgado: WYD tự bạn thân đã là một dấu chỉ hy vọng cho Giáo hội và cho thế giới – một sự hy vọng đến với chúng ta qua đức tin và sự vui mừng của các bạn trẻ trên khắp năm châu. WYD dạy cho chúng ta rằng rất có thể tin vào Thiên Chúa và làm những chứng tá cho Lòng Chúa thương xót, mang niềm tin lại cho những ai đang xa rời Đức Ki-tô hay cho những người có thể chưa bao giờ nghe biết Chúa; hy vọng cho những ai sa ngã, yêu thương cho những ai đang cần cả về con người lẫn tinh thần, và vui mừng vì chúng ta là những đứa con rất yêu dấu của Thiên Chúa.
ZENIT: Giáo hội có thể làm cách nào để nhân rộng hoa trái mà những cuộc họp mặt như vầy đọng lại được trong giới trẻ và những giáo dân nhiệt thành?
Đức ông Delgado: Qua cách cho WYD một sự liên tục theo quãng thời gian, nó sẽ vượt ra ngoài một sự kiện bình thường với khai mạc và bế mạc. WYD “không phải là một lâu đài pháo hoa, như được sử dụng trong nhiều lễ mừng thông thường, kết thúc vào giữa đêm với một màn pháo hoa tạm biệt rồi sau đó không để lại một dấu tích gì. Rồi thời khắc đó sẽ bắt đầu đồng hành với mỗi người tham dự vào YD, giúp họ biết cụ thể hóa mọi việc trong đời sống qua kết quả họ nhận được trong những ngày đó, luôn giữ cách thể hiện cho thấy rằng người tông đồ giỏi nhất của giới trẻ là một bạn trẻ khác. Trọng trách này liên quan đến các giáo chức trong Giáo hội, các tu sĩ và tín hữu.

[Nguồn: https://zenit.org/]



[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 22/07/2016]



Đức Thánh Cha sẽ gặp những người còn sống sót sau thảm họa diệt chủng Holocaust trong chuyến thăm Auschwitz

Đức Thánh Cha sẽ gặp những người còn sống sót sau thảm họa diệt chủng Holocaust trong chuyến thăm Auschwitz

Pope Francis in St. Peter's Square, Feb. 6, 2016. Credit: Alexey Gotovskiy/CNA.
Đức Thánh Cha Phanxico trong Quảng trường Thánh Phê-rô, 6 tháng 7, 2016. Ảnh: Alexey Gotovskiy/CNA.
Vatican City, 20 tháng 7, 2016 / 01:49 tối (CNA/EWTN News).- Sau những tin tức loan truyền lúc này lúc kia, Vatican đã xác nhận Đức Thánh Cha sẽ đến thăm 10 người sống sót sau thảm họa diệt chủng Holocaust trong chuyến thăm sắp tới của ngài đến Auschwitz trong thời gian ở Ba lan nhân dịp Ngày Giới trẻ Thế giới.
Sau khi đến Auschwitz và đi bộ qua vòm cổng chính, Đức Phanxico sẽ được xe chở đến Khu 11 (Block 11), tại đây ngài sẽ được Thủ tướng Ba lan, Beata Szydlo, cũng như 10 người sống sót đón tiếp.
Đức Thánh Cha “sẽ gặp riêng” từng người sống sót này, “người cuối cùng sẽ được tặng một cây nến,” Cha Federico Lombardi nói với các phóng viên hôm 20 tháng 7.
Ngài nói, một trong những người sống sót đã 101 tuổi và dẫn đầu một nhóm hành hương đến Krakow để tham dự WYD (Ngày Giới trẻ Thế giới).
Ngoài những người sống sót, Đức Phanxico cũng sẽ gặp 25 “Người công chính giữa các Dân tộc” trên khắp thế giới. Cụm từ này là một danh hiệu kính trọng được Nhà nước Israel phong tặng cho những người không phải gốc Do thái đã liều mạng sống trong cuộc diệt chủng Holocaust để cứu những người Do thái suốt thời gian hủy diệt của Đức Quốc xã.
Một mẫu gương trong số những người này là Oskar Schindler, một nhà tư bản công nghiệp Đức, là gián điệp, đảng viên Đảng Quốc xã và là vai chính trong bộ phim đoạt giải Oscar “Danh sách Schindler”, người ta ước tính ông đã cứu được khoảng 1.200 người Do thái trong cuộc diệt chủng Holocaust.
Cha Lombardi nói với các phóng viên trong cuộc họp báo ngày 20 tháng 7 về chuyến đi từ 27-31 tháng 7 của Đức Thánh Cha đến Ba lan, theo lịch trình ngài sẽ đến thăm Đền thờ Đức Bà Czestochowa thuộc lịch sử của Ba lan và Đền thờ Lòng Chúa thương xót của Krakow cùng với chuyến thăm của ngài đến Auschwitz và các sự kiện của WYD.
Trong phần bình luận với các phóng viên, Cha Lombardi khẳng định rằng Đức Thánh Cha Phanxico sẽ không đọc diễn văn tại Auschwitz, và ngài cũng không dâng Thánh lễ chung. Thay vì vậy, ngài sẽ dâng Lễ riêng, và ngồi thinh lặng trong trại hủy diệt, nơi ước tính có 1 triệu người đã mất mạng sống.
“Tại Auschwitz Đức Thánh Cha sẽ không nói bất cứ điều gì, nhưng sẽ có những giây phút thinh lặng đau đớn, thương xót, và nước mắt.”
Cha nhắc đến con đường hai Thánh tử đạo trong số những người bị giết chết trong trại: Thánh Maximillian Kolbe, ngài bị bỏ chết đói sau khi nhận thay vị trí cho một người đàn ông bị kết án tử, và Thánh Teresa Benedicta Thánh giá, còn có tên khác là Edith Stein.
“Thật thú vị,” cha phát ngôn viên nói, 29 tháng 7 đánh dấu ngày Đức Thánh Cha đến thăm Auschwitz, nhưng nó cũng là ngày “kết án tử của Thánh Kolbe; đó là kỷ niệm lần thứ 75 ngày ngài bị kết án tử.”
Sau khi cầu nguyện trong thinh lặng tại Khu 11, Đức Thánh Cha Phanxico sẽ ký vào Sổ Vinh danh trong trại, “và đây sẽ là những lời duy nhất chúng ta có được từ Đức Thánh Cha tại Auschwitz,” cha Lombardi, và giải thích thêm rằng chuyến thăm viếng sẽ kéo dài “một vài giờ.”
Cha Pawel Rytel-Andrianik, chủ tịch Hội đồng Giám mục Ba lan, nói với CNA rằng quyết định giữ thinh lặng của Đức Thánh Cha tại Auschwitz mang ý nghĩa rất sâu sắc.
“Trên thế giới có hai địa điểm song song. Địa điểm thứ nhất là Bức tường Than khóc (Wailing Wall) và địa điểm thứ hai là nơi than khóc. Bức tường Than khóc ở Jerusalem, và nơi than khóc ở Auschwitz-Birkenau trong trại tập trung của Đức Quốc xã,” ngài nói.
Quyết định của Đức Thánh Cha bỏ qua diễn văn “cho thấy rằng Đức Thánh Cha đã mang điều này trong tim ngài: khóc thương ở nơi có quá nhiều nạn nhân bị hành hình.”
Làm việc này “là rất quan trọng đối với dân tộc Do thái,” cũng như cho người Ba lan, rất nhiều người đã mất người thân trong gia đình trong trại, ngài nói, và lưu ý rằng chính một người ông của ngài cũng là tù nhân và đã trốn thoát, và Thủ tướng Ba lan cũng đã mất một vài người thân trong gia đình ở đó.
“Vì vậy cá nhân tôi cảm thấy có sự nối kết và riêng tôi rất cảm kích vì Đức Thánh Cha sẽ đến thăm trại tử thần.”
Nhắc lại sự im lặng của của Đức Thánh Cha, Cha Rytel-Andrianik nói rằn Đức Rabbi chủ của Ba lan, Michael Schudrich, “nói rằng đây là một điều rất tốt vì cũng giống như sau cái chết của những đứa con trai, Aaron (trong Kinh thánh) đã giữ thinh lặng.”
“Có một cụm từ trong Kinh thánh “vayidom Aharon” (sự thinh lặng của Aaron) như vậy là ông đã giữ thinh lặng. Và Đức Thánh Cha sẽ làm tương tự như vậy ở Auschwitz.”
Theo cha Lombardi, người ta mong chờ Đức Thánh Cha Phanxico sẽ “đọc một diễn văn demanding” trước giới trẻ trong ngày WYD Via Crucis mà ngài sẽ tham dự tối 29 tháng 7 sau khi đến thăm Auschwitz buổi sáng cùng ngày.
Ngài sẽ ở tại nhà của Đức Tổng Giám mục Krakow trong suốt chuyến thăm, xuất hiện mỗi tối trên ban công để chào khách hành hưỡng tụ tập bên dưới. Hành động này bắt chước giống như Thánh Gioan Phaolo II, người đã làm như vậy mỗi lần ngài về thăm khi làm giáo hoàng.


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 22/07/2016]


Tòa Thánh tại Liên Hiệp quốc: Nhân quyền là gì?

Tòa Thánh tại Liên Hiệp quốc: Nhân quyền là gì?

Đức Tổng Giám mục kêu gọi việc hiểu đúng cơ sở của các quyền và ý nghĩa của thuật ngữ
15 tháng 7, 2016
United Nations Headquarters in New York City
WIKIMEDIA COMMONS - Neptuul
Quan sát viên Thường trực của Tòa thánh tại Liên Hiệp quốc đã có bài phát biểu tuần này xoay quanh Tranh luận Chủ đề Cấp độ cao về Nhân quyền.
Tổng Giám mục Bernardino Auza khẳng định trong bài phát biểu rằng để nói về nhân quyền được hiệu quả và hữu ích, phải có một cái hiểu đúng về nhân quyền có từ đâu trước đã.
Hơn nữa, đức tổng giám mục nhắc nhở, “thuật ngữ ‘nhân quyền’ phải được áp dụng một cách nghiêm túc và khôn ngoan, để nó không trở thành một cách hiểu bao gồm tất cả, được mở rộng vô tận cho phù hợp với ý thích của thời đại.”
Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của ngài:
__
New York, 12-13 tháng 7, 2016
Thưa ngài Chủ tịch,
Ngay từ đầu, Liên Hiệp Quốc có một vai trò riêng độc nhất trong việc bảo vệ và thúc đẩy nhân quyền trên toàn thế giới. Khi chúng ta suy tư về tầm quan trọng của lần Kỷ niệm thứ 70 của Liên Hiệp Quốc và Kỷ niệm Lần thứ 50 Hiệp Ước Nhân quyền quốc tế, thật phù hợp khi chúng ta tập trung và khen ngợi bao nhiêu nỗ lực Liên Hiệp Quốc đã làm để soạn thảo và mở rộng luật quốc tế và lập nên những quy phạm nhân quyền quốc tế.
Những lý tưởng được đưa vào trong bản Hiến chương và thành lập Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế là một lời nhắc nhở mạnh mẽ và vĩnh viễn của lòng nhân ái và đoàn kết nhân loại được xuất phát từ đó. Ngày nay hơn bao giờ hết, chúng thể hiện một gia sản chung đòi hỏi sự tôn trọng và tuân thủ của thế giới. Nơi đâu nó tồn tại, sự tôn trọng nhân phẩm và nhân quyền là một thành tựu đạo đức phải liên tục được đón nhận với lòng tri ân, được củng cố vững chắc với sự bền bỉ và được xây dựng dựa trên những quyết định cụ thể mà các cá nhân, các xã hội và chính phủ đưa ra.
Thưa ngài Chủ tịch,
Sự tranh luận này đến trong một thời điểm rất lộn xộn khi nhân phẩm và nhân quyền bị từ chối, bị chà đạp và bị vi phạm bằng nhiều cách khác nhau trên toàn thế giới: dân thường trở thành mục tiêu trong chiến tranh và xung đột vũ trang; con người đang bị buôn bán làm nô lệ lao động, tình dục, hay bán nội tạng; những cộng đồng sắc tộc và tôn giáo thiểu số đang bị tách ra để bách hại và tiêu diệt; những người bị coi là không được mong chờ hay vô dụng đang bị loại bỏ theo cách nói của Đức Giáo hoàng Phanxico là “văn hóa loại trừ”; hàng trăm triệu người liều mạng sống để trốn chạy sự bách hại và nạn nghèo đó cùng cực; vô vàn các con người là nạn nhân của các hình thức phân biệt đối xử khác nhau.
Sự thật có quá nhiều người bị bỏ lại đàng sau hay chịu thua thiệt vì sự cố tình không tôn trọng nhân phẩm và nhân quyền của những người đó làm cho việc thảo luận này hôm nay trở nên quan trọng hơn bao giờ hết và cần phải có những hành động theo sau vô cùng khẩn thiết hơn bao giờ hết.
Để thúc đẩy được việc tôn trọng nhân phẩm và nhân quyền, điều rất quan trọng là hiểu được nguồn gốc và cơ sở của nó. Cùng lúc có một tín hiệu lớn về sự tiến bộ đạo đức khi ngày nay hầu hết mọi người đều nói về nhân quyền và nhân phẩm, thì nhiều người cũng nói về nó nhưng không hiểu đúng đắn nguồn gốc nhân quyền và nhân phẩm có từ đâu. Nhân phẩm là một cách diễn đạt giá trị cốt lõi bên trong của từng con người bất kể sắc tộc, giới tính, bất kể tuổi tác già hay trẻ, mạnh mẽ hay yếu đuối, khỏe mạnh hay tàn tật, cần thiết hay không được chào đón, có khả năng lao động hay đã mất khả năng lao động, có ảnh hưởng hay tầm thường.
Nhân phẩm là tính vốn có của mỗi con người và mỗi sự sống con người, ngay từ giây phút thụ thai ban đầu. Nó không phải là một điều gì đó chúng ta đạt được khi chúng ta tiến đến một chiều kích thể lý, khả năng tinh thần hay độ tuổi nào đó, nó cũng không phải là một loại “đặc ân” có thể được công nhận hay tước mất bởi chính phủ, giống như một vấn đề thuộc chính sách. Hơn thế, nó là bản chất thực có của mỗi con người, là tiền lệ có trước khi có những đòi hỏi của nhà nước, nó phải luôn luôn được công nhận và bảo vệ bởi nhà nước.
Trong những năm gần đây, nhiều đòi hỏi về “quyền lạ thường” đã làm nổi lên sự lệch lạc nghiêm trọng ra ngoài giới hạn của con người, trong đó Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền và những hiệp định khác góp phần hình thành nên luật nhân quyền quốc tế đã ấn định. Nhân quyền chân thực là không thể chuyển nhượng và phải được tôn trọng và thăng tiến trên toàn thế giới. Tuy nhiên, cũng vì vậy mà thuật ngữ “nhân quyền” phải được áp dụng một cách nghiêm túc và thận trọng, vì sợ rằng nó trở thành một cách hiểu bao gồm tất cả, được mở rộng vô tận cho phù hợp với ý thích của thời đại. Một cách tiếp cận co giãn như vậy sẽ làm mất uy tín và ngầm phá hoại nhận thức đúng về nhân quyền. Việc thực thi có ý thức về nhân quyền quan trọng phải đưa đến việc thi hành trung thành những trách nhiệm liên quan. Sự tương quan này giữa quyền và trách nhiệm không chỉ áp dụng ở mức độ những cá nhân, nhưng nó cũng phải được thấm nhuần vào trong mối quan hệ dân sự, pháp lý và các cấp pháp luật đối với công dân và nhóm và tổ chức xã hội dân sự.
Thưa ngài Chủ tịch,
Trong bảy mươi năm qua, cấu trúc nhân quyền quốc tế đã phát triển về cơ bản, và cùng với nó, là công việc của Liên Hiệp quốc trong việc giữ gìn và bảo vệ nhân quyền và nhân phẩm của mọi người, đặc biệt những người nhỏ bé và dễ bị tổn thương nhất. Điều này rất xứng đáng được mừng.
Nhưng khi chúng ta mừng, chúng ta cũng phải ý thức rằng còn rất nhiều việc phải làm, vì những vi phạm về quyền cơ bản và không thể chuyển nhượng của con người và những sự phân biệt đối xử lan rộng đang gióng lên những tiếng kêu đòi hỏi sự trợ giúp và giải pháp tức thì, thậm chí khi chúng ta đang nói ở đây.
Khi xem xét lại tiến trình đã được thực hiện với sự hài  lòng, chúng ta phải tiếp tục thúc đẩy và củng cố một văn hóa biết tôn trọng nhân quyền và xây dựng những điều kiện cho các thế hệ tương lại tiếp nhận, bảo vệ, nuôi dưỡng và thực thi các quyền đó.
Xin cảm ơn ngài Chủ tịch.

[Nguồn: https://zenit.org]


[Chuyển ngữ: TRI KHOAN 16/07/2016]